NƯỚC ĐỨC HƯỚNG TỚI<br />
NỀN KINH TẾ XANH<br />
I. Sự cần thiết phải tiến tới nền kinh tế xanh<br />
Những tiến bộ của thế kỷ 20 dù có lớn lao đến đâu, cũng không ngăn được thế kỷ<br />
21 đặt ra những thách thức với tầm vóc hết sức to lớn không thua kém gì so với thế kỷ<br />
trước. Khi dân số thế giới tăng lên và những nhu cầu, đòi hỏi của người dân không ngừng<br />
mở rộng, thì vấn đề duy trì sự tiến bộ tiếp theo của nền văn minh, đồng thời vẫn phải cải<br />
thiện chất lượng cuộc sống, càng trở nên cấp bách. Nổi bật nhất trong số những thách<br />
thức mà nhân loại phải ứng phó là làm sao đảm bảo được bản thân tương lai của mình.<br />
Trái đất là một hành tinh có những nguồn tài nguyên hữu hạn và dân số gia tăng hiện nay<br />
đang tiêu thụ với tốc độ vượt quá khả năng phục hồi của nó. Đã có rất nhiều cảnh báo đưa<br />
ra nhấn mạnh đến nhu cầu phải phát triển những nguồn năng lượng mới, đồng thời phòng<br />
ngừa hoặc chặn đứng tình trạng suy thoái môi trường. Công nghệ để đáp ứng cả 2 nhu<br />
cầu trên chính là công nghệ sạch (CNS), được định nghĩa là những công nghệ giúp sử<br />
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và không gây hại cho môi trường. CNS sẽ bao gồm<br />
các công nghệ năng lượng tái tạo (NLTT) như điện mặt trời, điện gió (phong điện), nhiên<br />
liệu sinh học..., công nghệ nâng cao hiệu năng, công nghệ lưu trữ năng lượng, ô tô điện,<br />
vật liệu nano, sinh học tổng hợp...<br />
CNS sẽ là đối thủ của cuộc cách mạng công nghiệp và mọi phát triển công nghệ<br />
lớn sẽ hình thành nên cuộc cách mạng công nghệ mới, một báo cáo của công ty phân tích<br />
tài chính Merrill Lynch nhận định. “Những cuộc cách mạng công nghệ như vậy chỉ xảy<br />
ra khoảng 50 năm một lần và có thể đem lại một "Kỷ nguyên vàng", dựa vào những năng<br />
lực biến đổi mạnh mẽ của công nghệ mới và nhân loại hiện đang chuẩn bị đón nhận một<br />
cuộc biến đổi lớn sắp đến”, nhà chiến lược về CNS, Steven Milunovich của Merrill<br />
Lynch nói. Kết quả sẽ là những cơ hội đầu tư lớn, dài hạn, mở ra vào giai đoạn bắt đầu từ<br />
2010-2011, khi tác động tiềm năng của những thay đổi này phát huy đầy đủ những thị<br />
trường và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay dịu bớt.<br />
Báo cáo cũng tiên đoán về một thế giới, trong đó năng lượng không cần phải bảo<br />
tồn, mà ngược lại, có thừa thãi để tiêu thụ cho những mục tiêu cần thiết, một thế giới,<br />
trong đó nền sản xuất điện không phải là những đơn khối tích hợp như hiện nay, mà được<br />
phi tập trung hóa ở những người sử dụng. Đó sẽ là một thế giới, trong đó ô tô chạy điện<br />
sẽ chiếm chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, những tấm pin mặt trời sẽ cấp điện<br />
cho nhà ở và trong đó, những khách sạn và công sở sẽ sử dụng "tủ tiện ích" để được cung<br />
cấp điện, nhiệt, nước nóng và làm mát tại chỗ nhờ nhiệt thải thu hồi. Đó sẽ là một thế<br />
giới, trong đó những "vi lưới điện" hoặc những cụm máy phát nhỏ tại chỗ phục vụ cho<br />
các tòa nhà, khu công nghiệp và các gia đình để giảm bớt gánh nặng cho các đường dây<br />
tải điện đang già cỗi.<br />
Thomas Friedman - nhà báo được tặng giải thưởng Pulitzer, là người phụ trách<br />
chuyên mục trên tờ New York Times và là tác giả 2 cuốn sách bán rất chạy trước đây,<br />
“Thế giới phẳng” và “Chiếc Lexus và cây ôliu” đã đưa ra trả lời qua cuốn sách mới nhất<br />
của ông “Thế giới nóng, phẳng, chật và vì sao chúng ta cần đến cuộc cách mạng xanh và<br />
vì sao cuộc cách mạng đó sẽ đổi mới nước Mỹ” (“Hot, Flat, and Crowded: Why We<br />
Need a Green Revolution-and How It Can Renew America”, New York, 2008):<br />
Cuộc cách mạng xanh giải quyết vấn đề làm thế nào chúng ta sản xuất ra điện<br />
năng được dồi dào, rẻ, sạch, đáng tin cậy và là đáp án cho những vấn nạn lớn mà chúng ta<br />
đang phải đối mặt trên thế giới ngày nay. 5 vấn nạn lớn đó đều có liên quan với nhau, bao<br />
gồm:<br />
(1) Nguồn cung ứng và nhu cầu của tài nguyên và năng lượng;<br />
(2) Sự độc tài về dầu mỏ;<br />
(3) Sự thay đổi của khí hậu;<br />
(4) Sự mất cân bằng sinh thái;<br />
(5) Sự cạn kiệt của năng lượng.<br />
Tất cả 5 vấn nạn ấy đều có chung một lời giải, đó là cần phải tiến tới sản xuất được<br />
điện năng dồi dào, rẻ, sạch, tin cậy. Việc tìm kiếm và khám phá ra những công nghệ để<br />
nhận được nguồn điện năng đó đang dẫn tới nền kỹ nghệ toàn cầu to lớn kế tiếp. Và quốc<br />
gia nào phát động một cuộc cách mạng đứng đầu nền kỹ nghệ đó sẽ trở thành một quốc<br />
gia có mức sống được cải thiện, niềm kính trọng của thế giới đối với quốc gia ấy sẽ được<br />
gia tăng, sự đổi mới của quốc gia ấy sẽ nhanh và tốt hơn, an ninh quốc gia ấy sẽ được gia<br />
tăng tốt hơn.<br />
Kể từ khi di n ra cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản hiện đại nổi lên,<br />
nền kinh tế thế giới luôn dựa vào hệ thống nhiên liệu bẩn. Hệ thống nhiên liệu bẩn có ba<br />
thành tố chính: thứ nhất là nhiên liệu hóa thạch bẩn, rẻ và dồi dào; thứ hai là việc sử dụng<br />
hoang phí nhiên liệu đó trong nhiều năm như thể chúng không bao giờ cạn kiệt; thứ ba là<br />
việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên khác - không khí, nước, đất, sông ngòi, rừng<br />
và hải sản - như thể chúng có trữ lượng vô hạn. Khi hệ thống này hoạt động, nó xem ra<br />
rất hiệu quả, đó là hệ thống đã gắn bó sâu sắc với cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể<br />
đi tiếp với hệ thống nhiên liệu bẩn đó nữa. Những hậu quả về năng lượng, khí hậu, đa<br />
dạng sinh học, địa chính trị và nghèo năng lượng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống<br />
của mọi cá nhân trên hành tinh này và cuối cùng sẽ đẩy chính sự sống trên Trái đất vào<br />
tình thế hiểm nghèo. Không may cho đến hiện tại, chúng ta chỉ tìm cách giải quyết những<br />
vấn đề mà từng thành tố của hệ thống nhiên liệu bẩn gây ra, mỗi lần lại phải xử lý một<br />
vấn đề thay vì thiết lập một hệ thống mới thay thế hệ thống cũ. Kết quả là khi chúng ta cố<br />
giải quyết một vấn đề thì lại gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một vấn đề khác.<br />
Chúng ta cần xây dựng hệ thống mới. Giờ đây, thách thức của từng quốc gia và<br />
của cả nền văn minh là phải xây dựng được một hệ thống năng lượng sạch để có thể làm<br />
được điều đã nói trên: cho phép những người bình thường có thể làm được những điều<br />
phi thường. Xây dựng hệ thống đó bao gồm tạo ra điện sạch, liên tục cải thiện hiệu suất<br />
sử dụng năng lượng và tài nguyên và tăng cường bảo vệ môi trường. Đây là thách thức<br />
lớn nhất của chúng ta vì chỉ với hệ thống đó, toàn bộ nền kinh tế thế giới mới có thể tăng<br />
trưởng, không chỉ chấm dứt được tình trạng làm trầm trọng hơn, mà đồng thời còn hạn<br />
chế được sự mất cân bằng cung cầu năng lượng, vai trò thống trị của dầu mỏ, biến đổi khí<br />
hậu, mất đa dạng sinh học và nghèo năng lượng.<br />
Hiện nay trên thế giới, người ta đã có những bước tiến rất quan trọng trong việc<br />
tạo ra năng lượng sạch từ các máy phong điện và pin mặt trời. Đi đầu trong công nghệ<br />
này là Hà Lan, sau đó lan sang Đức và Bỉ. Nay Anh quốc và hàng loạt nước Bắc Âu cũng<br />
đang hướng theo công nghệ này và các nhà máy điện chạy bằng nhiệt cũng như hạt nhân<br />
đã và đang bị phá bỏ, giúp cho đất nước họ an toàn với thiên tai như động đất, chiến tranh<br />
cũng như mọi rủi ro khác, lại giữ gìn sạch cho môi trường. Người ta tính toán nếu xây<br />
dựng 150 hay tổ hợp gồm 3500 tấm pin mặt trời thì sẽ được công suất bằng một nhà máy<br />
điện nguyên tử quy mô trung bình hiện nay, với giá thành rẻ hơn rất nhiều.<br />
Dưới các cột phong điện người ta vẫn có thể canh tác trồng trọt được hay làm<br />
đồng cỏ nuôi cừu hay bò, còn trên các bờ tường hay mái nhà họ lắp các pin mặt trời cung<br />
cấp cho các khu nhà thậm chí cho cả một khu phố, một thành phố.<br />
Tại Hà Lan, Chính phủ đã khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào công<br />
nghệ này và được mi n thuế nên nay cả nước sử dụng 60 nguồn năng lượng này mà họ<br />
gọi là năng lượng xanh. Trong những năm tới đây họ sẽ mở rộng năng lượng điện pin mặt<br />
trời để lấp chỗ cho 40 % số lượng điện còn lại. Mặc dù dưới lòng đất của quốc gia này rất<br />
dồi dào khí đốt và than nâu nhưng họ đã cấm khai thác than hơn 30 năm nay, còn Gas họ<br />
chỉ khai thác đủ dùng cho đốt sưởi và một phần xuất khẩu sang các nước Bắc Âu.<br />
II. Đức - phát triển NLTT để vươn tới nền kinh tế xanh<br />
Đức à một nước công nghiệp phát triển, tổng điện lượng sử dụng ở nước Đức rất<br />
cao, lên tới 639,1 tỷ MWh trong năm 2008. Về mức điện năng tiêu thụ tính trên đầu<br />
người, Đức chỉ đứng sau Mỹ và cùng thứ hạng các nước công nghiệp hàng đầu thế giới,<br />
vượt xa nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Nước Đức nằm trong số những<br />
nước đi tiên phong trong phát triển các công nghệ năng lượng, tự sản xuất và xuất khẩu<br />
thiết bị cho hầu hết các loại nhà máy điện và có vai trò chi phối thị trường quốc tế trong<br />
lĩnh vực này. Cơ cấu điện năng của Đức năm 2008 như sau: Nhiệt điện bằng than, khí<br />
chiếm hơn một nửa tổng sản lượng điện (56,6 ). Điện hạt nhân chiến gần ¼ (23,3%).<br />
Phong điện đạt 6,3%. Sản lượng điện được tạo ra từ các nguồn khác chiếm phần còn lại<br />
là 9,6 (trong đó điện mặt trời khoảng 1%).<br />
Với cơ cấu điện năng toàn diện như trên, Đức trở thành nhà cung cấp lớn công<br />
nghệ và thiết bị điện năng đa dạng, nhiều chủng loại cho nhiều nước trên thế giới. Riêng<br />
Việt Nam, trong nhiều năm qua, đã nhập nhiều thiết bị, công nghệ sản xuất điện từ CHLB<br />
Đức, trừ điện hạt nhân. Gần đây, Đức xuất khẩu sang nước ta nhiều thiết bị sử dụng năng<br />
lượng mặt trời, ngay trong năm 2009 đã triển khai dự án nhà máy phong điện “Made in<br />
Germany” ở Tuy Phong, Bình Thuận với công suất tổng cộng là 120 MW.<br />
Năm 2008, trong khi người dân Mỹ đang bàn cãi rằng liệu năng lượng tái tạo<br />
(NLTT) có là một huy n tưởng hay không, thì nước Đức đã sản xuất được 14,2% sản<br />
lượng điện từ các nguồn NLTT. Hiện Đức đã dẫn đầu trong cuộc chạy đua vươn tới<br />
những công nghệ sản xuất năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường- Đức<br />
có thể trở thành tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp mới, với sự khai thác và ứng<br />
dụng mạnh mẽ những nguồn điện năng sạch, rẻ và bền vững. Chính phủ và người dân ở<br />
Đức đã có vai trò rất lớn trong việc giúp những công ty, chẳng hạn như Enercon- nhà chế<br />
tạo máy phát phong điện lớn thứ 3 thế giới và Q-Cells- nhà chế tạo pin mặt trời (PMT)<br />
lớn nhất thế giới, những thành quả của các nhà máy này có nghĩa to lớn cho quốc gia và<br />
thế giới.<br />
Quy mô của ngành NLTT ở Đức sẽ lớn hơn công nghiệp chế tạo ô-tô<br />
Vào thời điểm, khi các quốc gia đã bắt đầu tích cực lắp đặt những trạm phong<br />
điện, thì tổng công suất các trạm phong điện ở Đức đã đạt 23.900 MW, trở thành nước có<br />
công suất phong điện tính theo đầu người lớn nhất thế giới. Đức cũng đã lắp đặt các tấm<br />
PMT trên khắp đất nước, với công suất tổng cộng lên tới 3.830 MW, trở thành nước dẫn<br />
đầu về điện mặt trời, cho dù là quốc gia có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều.<br />
Ngành NLTT hiện đã cung cấp khoảng 170.000 việc làm cho nền kinh tế Đức.<br />
Một số nhà phân tích dự báo tới năm 2020, CNS thậm chí sẽ là một ngành còn lớn hơn,<br />
xét ở phạm vi toàn cầu, đó sẽ là một ngành công nghiệp sánh ngang hoặc vượt ngành<br />
CNTT về tầm quan trọng lịch sử. Những sản phẩm hiện đã đủ sức để những cơ sở đã<br />
được lắp đặt những tấm PMT và những trạm phong điện tiếp tục tăng trưởng nhanh<br />
chóng, những tiến bộ công nghệ xem ra có khả năng sẽ giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình<br />
này.<br />
Ví dụ, hãng Wurth Solar ở Marbech hiện đang nghiên cứu những PMT màng<br />
mỏng có khả năng biến đổi hơn 12 nguồn ánh sáng mặt trời thu nhận thành điện, một<br />
công nghệ có thể chứng tỏ là sẽ d dàng hơn và rẻ hơn để chế tạo hàng loạt so với những<br />
PMT truyền thống. Các nhà nghiên cứu CNNN ở Viện Hệ thống mặt trời Fraunhofer đã<br />
sáng chế ra một loại PMT mới, tuy có hiệu năng thấp hơn nhiều, nhưng chỉ đơn giản là<br />
một lớp chấp nhận và nếu được kết hợp với một số hạt nano thì tạo ra dòng điện từ ánh<br />
sáng mặt trời.<br />
Thị trường trong nước có thể chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. EU đã đặt mục tiêu tới<br />
năm 2020 sẽ tăng sản lượng điện từ các nguồn tái tạo lên 20%. Bản thân điện mặt trời có<br />
lẽ chỉ 3-4 năm nữa sẽ có giá thực sự cạnh tranh với các dạng năng lượng khác. Theo nhà<br />
phân tích Piper Jaffray, khi điện mặt trời có đủ sức cạnh tranh với điện thông thường, thì<br />
“nhu cầu sẽ tăng lên vô hạn”.<br />
Những nguyên nhân khiến Đức quan tâm phát triển CNS<br />
Mặc dù nước Đức đã được công nghiệp hoá cao độ, nhưng 85 đất nước vẫn là<br />
rừng hoặc nông trại, người dân Đức từ lâu đã chăm lo đến môi trường. Sự dẫn đầu của<br />
đất nước về các công nghệ thân thiện sinh thái đã bắt nguồn từ những đạo luật cứng rắn<br />
đối với ô nhi m không khí và nước, được ban hành vào thập kỷ 70, đã khuyến khích phát<br />
triển những hệ thống xử lý tiên tiến và những giải pháp “cuối đường ống”, theo Klaus<br />
Rennings, nghiên cứu viên cao cấp về kinh tế học tài nguyên và quản l môi trường thuộc<br />
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu ở Mannhein.<br />
Gần đây hơn, một số người cho rằng sở dĩ ở Đức có sự gia tăng mối quan tâm<br />
nhiều đến môi trường là bắt nguồn từ sự kiện xảy ra ở Chernobyl, Ukraina, năm 1986.<br />
Thảm hoạ này đã có ảnh hưởng rộng lớn đến ý thức môi trường của người Đức. Tuy<br />
những ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp của sự cố Chernobyl gây ra cho châu Âu chỉ ở mức<br />
tối thiểu, nhưng đã làm nhiều người Đức cảm thấy môi trường không chỉ là một điều kiện<br />
nhất thời, mà có tầm quan trọng.<br />
Môi trường sạch đã không đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ: nhiều người Đức bắt đầu<br />
cảm nhận nếu cho phép môi trường tiếp tục suy thoái, thì có thể dẫn tới những hậu quả<br />
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và an toàn của bản thân họ. Ví dụ, cả những công ty<br />
lớn, chẳng hạn như Siemens và những liên đoàn ở Đức đều ủng hộ mạnh mẽ các biện<br />
pháp thúc đẩy NLTT và bảo tồn, theo Giáo sư Mauro Guillen ở Viện Quản lý Whanton.<br />
Đảng Xanh của Đức đã được hưởng lợi từ sự quan tâm gia tăng này và giành được sự<br />
ủng hộ của các cử tri. Giai đoạn 1998-2005, Đảng đã chia sẻ quyền lực ở cấp liên bang<br />
với Đảng Dân chủ Xã hội trong cái gọi là liên minh đỏ/xanh. Với mục tiêu mới của mình,<br />
Đảng Xanh đã thúc đẩy thông qua những thay đổi lớn tới các chính sách năng lượng và<br />
tái chế của Chính phủ. Họ đã vận động để thành lập một số biện pháp khuyến khích nhằm<br />
phát triển công nghiệp thân thiện môi trường và năng lượng thay thế. Ngày nay, nhiều<br />
công ty này đã trưởng thành. Một số nhà hoạch định chính sách của các nước đang<br />
nghiên cứu cách thức mà những chỉ thị của Chính phủ Đức được thi hành để tìm ra một<br />
số kinh nghiệm nhằm kích hoạt lĩnh vực CNS ở đất nước mình. “Nhiều công ty đã cam<br />
kết mạnh mẽ để phát triển các nguồn năng lượng thay thế”, Jerry Wind, Giáo sư về<br />
marketing ở Warton đồng tình. “Các công ty tiêu thụ năng lượng lớn khác cũng có cam<br />
kết tương tự. Chỉ riêng Berlin đã có hơn 30 viện nghiên cứu và 1000 công ty chuyên về<br />
sản xuất năng lượng thay thế hoặc CNS.<br />
Theo quan điểm của một số chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất khiến ngành NLTT<br />
ở Đức tăng trưởng nhanh như vậy là vì Chính phủ đã đưa ra những biện pháp kích thích<br />
tuy đơn giản nhưng hào phóng đối với các hãng sản xuất điện từ những nguồn tái tạo như<br />
năng lượng mặt trời và gió. Bằng cách yêu cầu các công ty điện mua điện của những nhà<br />
sản xuất trên với giá quy định, chính phủ đã đảm bảo lợi ích dài hạn cho việc sản xuất<br />
NLTT.<br />
Những yếu tố đem lại thành công cho NLTT ở Đức<br />
• Định giá sàn cho điện năng sản xuất từ nguồn tái tạo<br />
So với biện pháp kích thích bằng tín dụng thuế vốn quen thuộc hơn đối với các<br />
doanh nghiệp Mỹ, ưu điểm của cách tiếp cận này là tạo khả năng cho những nhà sản xuất<br />
điện tự do đặt kế hoạch phát triển kinh doanh cho một số năm. Không bị lệ thuộc vào sự<br />
lên xuống thất thường của giá nhiên liệu trên thị trường, cách tiếp cận của Chính phủ Đức<br />
đưa ra một giá sàn điện năng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất NLTT lập kế<br />
hoạch cho tương lai. Theo Guillen, điều này đặc biệt hữu ích cho trường hợp phong điện.<br />
Lý do là vì giá cố định đối với điện làm cho các nhà lập kế hoạch d dàng hạch toán lợi<br />
nhuận của nhà máy- một nhiệm vụ hầu như không thể làm được trong một thị trường có<br />
giá cả liên tục thay đổi. Cách tiếp cận này cũng đảm bảo những nhà phát triển các trạm<br />
phong điện là những công ty thực sự quan tâm phát triển điện- điều không phải lúc nào<br />
cũng di n ra ở Mỹ. Guille nhận xét: “Những cánh đồng gió ở Mỹ đã được bán cho những<br />
công ty không nhất thiết là ở ngành điện, mà là những công ty có lợi nhuận lớn”. Ông cho<br />
rằng trợ cấp bao giờ cũng bóp méo giá cả, nhưng cách tiếp cận tín dụng thuế còn làm cho<br />
giá cả bị bóp méo nhiều hơn.<br />
• Pháp luật<br />
Theo Rennings, nhà nghiên cứu kinh tế môi trường, pháp luật Đức cũng giúp<br />
ngành NLTT theo cách riêng của mình. Ông lập luận những quy định nghiêm khắc đối<br />
với mức độ ô nhi m đã khiến các công ty Đức phát triển những tri thức và công nghệ mà<br />
họ có thể bán cho những doanh nghiệp ở các nước khác, nơi cũng có những quy định chặt<br />
chẽ như vậy. Thoạt đầu, cả châu Âu đều học tập làm theo Đức và hiện nay Trung Quốc<br />
cũng đang học tập làm theo.<br />
• Thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ<br />
Lý do nữa khiến lĩnh vực CNS thành công ở Đức, theo các chuyên gia, là do nó<br />
đóng vai trò trong những thế mạnh truyền thống của nước này về kỹ thuật và công nghệ.<br />
Ví dụ, khác với CNTT, CNS phụ thuộc vào sự thông thạo truyền thống của Đức trong các<br />
lĩnh vực hoá học, vật lý và dụng cụ cơ khí chính xác.<br />
• Truyền thống tiết kiệm<br />
Thành công của Đức cũng có thể là do một thực tế rằng khẩu hiệu “tiết kiệm năng<br />
lượng nghĩa là tiết kiệm mọi thứ”- nhận được sự hưởng ứng cao cả dân Đức, vốn có<br />
truyền thống là hết sức tiết kiệm. Ví dụ, Guillen nêu rằng người Đức được khuyên là khi<br />
bị kẹt xe khoảng 1 phút trở lên thì nên tắt động cơ để tiết kiệm nhiên liệu. “Và họ đã thực<br />
sự làm như vậy, đúng là một điều mà những nơi khác khó hình dung được!” Guillen nói.<br />
thức tiết kiệm này là một bộ phận quan trọng trong sự hỗ trợ của công chúng đối<br />
với những biện pháp môi trường ở Đức. Các học giả nêu rằng ngay từ đầu thập kỷ 70,<br />
người Đức đã thấy những tiêu chuẩn khắt khe hơn đặt ra cho mức xả khói ôtô không phải<br />
là sự gia tăng chi phí, mà là một biện pháp tiết kiệm nhiên liệu. Họ cũng coi ô nhi m như<br />
một gánh nặng chung đè nặng lên đất đai, làm cho đất nước bị nhi m bẩn, chứ không có<br />
thái độ bàng quang, xem thường.<br />
các khía cạnh khác, ngành CNS xem ra cũng được nhờ vả một số điều trong thị<br />
trường mà nó lớn mạnh. Một trong những phẩm chất nổi bật nhất, đó là không có một sự<br />
ham mê cổ phiếu xung quanh nó. Mặc dù ít nhất 40 năm gần đây, người Đức đã cảm thấy<br />
lạc quan rằng bảo vệ môi trường, tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế là những mục<br />
tiêu không gì mâu thuẫn nhau, nhưng xem ra họ cũng cảm nhận được rằng đó là một sự<br />
nghiệp không tính theo tháng hoặc năm, giống như đôi khi cảm thấy trong thời gian bùng<br />
nổ Internet, mà phải cần đến vài thập kỷ. “Và đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh phải<br />
dần dần mới thành đạt”, theo lời cảnh báo của Jurgen Habichler, Giám đốc Công ty<br />
Moutain Cleantech, một công ty chuyên về đầu tư sinh thái. “Nó không phải là lĩnh vực<br />
mà phần lớn các nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm”. “CNS-đó là một thị trường hoàn toàn<br />
khác. Ta sẽ có quan hệ với những con người hoàn toàn khác, một hệ thống tư duy hoàn<br />
toàn khác, không như của những Google hay Microsoft”, ông nói.<br />
Thực tế là, cho dù CNS có nhiều hứa hẹn thế nào chăng nữa, thì phía trước còn<br />
nhiều khó khăn, cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Ví dụ, những vấn đề về hậu cần (logistics).<br />
Thật d khi những nhà lập pháp yêu cầu các công ty điện tiếp nhận điện năng được sản<br />
xuất ra, ví dụ như từ trạm phong điện, nhưng sẽ khó cho những kỹ sư để thiết kế các hệ<br />
thống điện có khả năng điều hoà được sự thăng dáng điện trong một phạm vi rộng ở điện<br />
năng được sản xuất từ các nguồn tái tạo.<br />
Ví dụ, các tuabin gió sản xuất được nhiều điện hơn khi trời gió to. Trong khi nhìn<br />
chung, năng lượng sạch chiếm khoảng 9% tổng sản lượng điện của Đức, nhưng tốc độ<br />
gió có thể thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như ở Tây Ban Nha, lượng điện sản xuất thay<br />
đổi từ 15-25% tổng sản lượng điện, tuỳ thuộc vào gió. Đối với công ty điện lực, điều này<br />
là cả vấn đề, vì không phải lúc nào cũng d dàng tắt nhà máy nhiệt điện sử dụng than đốt<br />
và sau đó một ngày lại phải khởi động lại, vì trời không có gió, Guillen nói. Một vấn đề<br />
nữa là những lo ngại về kinh tế. Thứ nhất, và trực tiếp nhất, đó là giá hydrocacbon đã<br />
giảm gần 2/3 từ mùa hè năm 2008. Thứ 2, một khi NLTT phụ thuộc vào sự trợ cấp của<br />
Chính phủ, nên ngành này d bị tổn hại khi có sự đảo lộn chính trị. Cách nào và khi nào<br />
ngành này phải thôi “bú” đang là nguyên nhân của cuộc tranh luận lâu nay của các nhà<br />
kinh tế học.<br />
Thu hút các công ty NLTT ở khắp thế giới<br />
Một nhân tố cũng đem lại thành công cho ngành NLTT của Đức là Chính phủ đã<br />
hết sức tìm cách thu hút các công ty NLTT ở khắp thế giới đến hoạt động tại Đức, bằng<br />
những khoản vốn ưu đãi và những hỗ trợ to lớn mà họ khó có thể từ chối. Một trong<br />
những công ty đó là Arise Technologies, một công ty chế tạo PMT của Canada. Đầu năm<br />
2008, công ty đã khánh thành một nhà máy đầu tiên tại Bischofswerda, một thị trấn nằm<br />
ở bang Saxory, cách Dresden 35 km. Với khuôn viên 100.000 foot vuông và 2 tòa nhà<br />
lớn, nhà máy sẽ thuê tuyển khoảng 150 công nhân và mỗi năm sẽ xuất xưởng đủ lượng<br />
PMT để cung cấp điện cho khoảng 600.000 hộ gia đình. Giá trị sản lượng hàng năm của<br />
nhà máy sẽ đạt 375 triệu USD nghĩa là cao gấp 3 lần giá trị trao đổi chứng khoán hiện<br />
nay của công ty tại Toronto. "Chúng tôi không thể xây dựng nhà máy này ở Canada",<br />
Mclellan, Phó Chủ tịch và là nhà công nghệ trưởng của Arise chia sẻ. "Đức là một môi<br />
trường kinh doanh tuyệt hảo, và chúng tôi không có điều gì phải lo lắng cả", ông nói.<br />
Arise không thể xây dựng nhà máy ở Canada, vì mức độ khuyến khích tài chính, những<br />
kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm về kỹ thuật, xây dựng cũng như nhận thức chung về<br />
tiềm năng tăng trưởng của NLTT không có được ở Canada. Nhưng những nhân tố như<br />
vậy lại có thừa thãi ở Đức. Quốc gia này đã trở thành nước đi đầu về NLTT, xét về công<br />
nghệ, nền chế tạo, doanh số và việc làm. Nếu đánh dấu các công ty NLTT trên bản đồ<br />
nước Đức, ta sẽ thấy có hàng trăm điểm. Đó là những công ty chuyên về PMT, tuabin<br />
gió, panen nhiệt mặt trời, nhiên liệu sinh học, công nghệ nhà máy sinh khối và địa nhiệt.<br />
Nước Đức và chính quyền bang Saxony, với sự giúp đỡ một phần của EU, đã tài<br />
trợ cho Arise 50 triệu Euro (80 triệu USD), gồm 25 triệu Euro trợ cấp để bù đắp vào chi<br />
phí xây dựng và lắp đặt 3 dây chuyền sản xuất và 22,5 triệu Euro tiền vay với tỷ giá ưu<br />
đãi để mua sắm thiết bị. Làm cách gì mà nước Đức đã biến công nghệ xanh thành một<br />
ngành công nghiệp hàng đầu của Đức? Ngành công nghiệp to lớn này có được là nhờ kết<br />
quả của các chính sách công nghiệp, chính trị và môi trường, được kết hợp hào hòa một<br />
cách thận trọng và thấu đáo.<br />
Phong điện-lĩnh vực tiên phong về NLTT ở Đức<br />
Phong điện đã là lĩnh vực đi tiên phong, bởi lẽ Đức là một đất nước có nhiều gió<br />
và những trạm phong điện có mặt ở khắp nơi đã sản xuất tới 7,5% sản lượng điện của cả<br />
nước trong năm 2007.<br />
Trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới<br />
Ngày 2/2/2005, Trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới Repower 5M của<br />
Đức, đặt tại Bang Schleswig Holstein, đã chính thức đi vào hoạt động. Với chiều cao<br />
120m, đường kính roto 126m, công suất 5.000 kW, Repower 5M có khả năng sản xuất 17<br />
GigaWatt điện/năm, cung cấp đủ lượng điện tiêu dùng cho 4.500 hộ gia đình 3 nhân<br />
khẩu. Việc khai trương trạm phát điện trên đã ghi nhận vị trí dẫn đầu thế giới của Đức<br />
trong ngành công nghiệp sản xuất điện nhờ sức gió và cho thấy triển vọng rất lớn của<br />
ngành này trong tương lai.<br />
Phát triển mạnh mẽ phong điện ở ngoài khơi<br />
Nguồn tài nguyên gió ở Đức được khai thác triệt để. dọc bờ biển phía Bắc, các<br />
loại tuabin gió xa bờ khổng lồ đã được xây dựng, có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW<br />
điện. Chính phủ Đức đã đề ra mục tiêu từ nay tới năm 2020 có thể sẽ đáp ứng 1/5 nhu cầu<br />
điện cả nước bằng nguồn phong điện. Trong kế hoạch của mình từ nay tới năm 2030, Bộ<br />
Môi trường Đức sẽ đầu tư trên 45 tỷ euro để phát triển ngành khai thác phong điện, nhằm<br />
cung cấp 15% nhu cầu tiêu thụ điện của Đức bằng nguồn điện này và tạo ra ít nhất 10.000<br />
việc làm mới.<br />
Từ tháng 8/2008, các tập đoàn điện lực ở Đức triển khai xây dựng một công viên<br />
điện gió ở ngoài khơi thuộc vùng biển nước này. Các chuyên gia dự báo sẽ có một cuộc<br />
chạy đua trên biển Bắc và biển Đông (Nord - und Ostsee).<br />
Từ khoảng 10 năm nay, Chính phủ và các doanh nghiệp Đức đã có chủ trương xây<br />
dựng các khu phong điện khổng lồ ở ngoài khơi. Tuy nhiên, cho đến trước tháng 8/2008,<br />
trên các vùng biển của Đức chưa xuất hiện một trạm nào. Nguyên nhân cho tình trạng<br />
này là khó khăn về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, khó khăn về việc xây dựng hệ thống cáp<br />
điện. Nhưng tháng 8/2008, trên vùng biển Bắc cách Borkum 45km đã hình thành khu<br />
phong điện ngoài khơi đầu tiên của Đức với tên gọi là Alpha Ventus. Tháng 10/2008, dự<br />
án Alpha Ventus bắt đầu phát điện. Hai nhà sản xuất Repower và Multibrid chịu trách<br />
nhiệm sản xuất các quạt gió. Theo người phát ngôn, mỗi quạt gió có trọng lượng khoảng<br />
1.000 tấn và cao khoảng 140m. Các quạt gió này đứng cách nhau 800 m theo dạng mạng<br />
lưới, do đó Alpha Ventus có diện tích 4 km2.<br />
Chủ đầu tư là các tập đoàn năng lượng E.ON, Vattenfall và EWE. Hiện các tập<br />
đoàn điện lực này không quan tâm đến năng lượng sinh thái trên đất liền, các doanh<br />
nghiệp này sản xuất điện chủ yếu từ than đá, than nâu và điện hạt nhân. Lãnh đạo các tập<br />
đoàn điện lực nói trên hy vọng sẽ kiếm được hàng tỷ USD thông qua các nhà máy phong<br />
điện ở ngoài khơi. Chính thức thì dự án Alpha Ventus chỉ được coi là một công trình<br />
nghiên cứu và người ta chưa quan tâm đến sự khai thác thương mại. Hơn nữa dự án này<br />
không phải là một dự án lớn, chỉ có 12 quạt gió với tổng công suất 60MW, đủ để cung<br />
cấp điện cho khoảng 60.000 hộ gia đình.<br />
Tuy vậy, dự án Alpha Ventus có thể gây nên một cuộc cách mạng trong ngành<br />
cung cấp điện lực ở Đức vì các chuyên gia đều cho rằng, sau khi “nổ phát súng” đầu tiên<br />
sẽ di n ra một cuộc chạy đua trên biển Bắc và biển Đông nước Đức.<br />
Theo dự báo của Chính phủ Đức thì đến năm 2020 các nhà máy điện gió ở ngoài<br />
khơi của Đức sẽ đạt tổng công suất 10.000MW - tương đương với lượng điện của 10 nhà<br />
máy điện hạt nhân. Nhờ gió biển, tỉ trọng điện sinh thái trong ngành công nghiệp điện của<br />
Đức từ 12% sẽ được tăng lên 20 . Điện gió tuyệt đối không gây hại đến khí hậu và sẽ<br />
giúp nước Đức ít bị phụ thuộc hơn vào việc nhập khẩu năng lượng.<br />
Hiện nay cơ quan hữu quan của Đức đã xác nhận 20 khu vực để xây dựng các<br />
công viên phong điện ngoài khơi biển Bắc và biển Đông. Phần lớn các dự án này còn ở<br />
giai đoạn quy hoạch nhưng trong số đó đã có một vài dự án có mức độ cụ thể hóa khá<br />
cao. Doanh nghiệp Bard Engineering đã phát triển dự án phong điện ngoài khơi đầu tiên<br />
của Đức phục vụ mục đích thương mại, ngoài ra doanh nghiệp này đã đăng k xây dựng<br />
tiếp 7 công viên phong điện nữa ở ngoài khơi biển Bắc. Nhà đầu tư tài chính cỡ lớn của<br />
Mỹ là Blackstone cũng đang thâm nhập thị trường xây dựng các công viên phong điện ở<br />
Đức và trước mắt sẵn sàng đầu tư khoảng 1 tỷ euro và sau vài năm có thể cung cấp điện<br />
cho khoảng 500.000 hộ gia đình.<br />
Các tập đoàn năng lượng lớn đều quan tâm đến thị trường phong điện ở ngoài khơi<br />
của Đức. Riêng Tập đoàn EBW dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng 260 hệ thống và sau<br />
đó tiếp tục lắp đặt 500 hệ thống nữa.<br />
Theo dự kiến thì tổng số tiền đầu tư của các tập đoàn điện lực ở Đức là nhiều tỷ euro để<br />
xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài khơi. Lý do cho sự bùng nổ nhà máy phong điện<br />
ngoài khơi là do sửa đổi Luật về NLTT (EEG) mới được thông qua gần đây. Luật EEG<br />
ghi rõ giá đối với điện sinh thái. Trước đây giá mua phong điện ở ngoài khơi là 9<br />
cent/kWgiờ, nay tăng lên là 15 cent. So với các trạm phong điện trên đất liền thì các trạm<br />
ngoài khơi có 2 lợi thế: Một là không ai trên bãi biển trông thấy chúng nên không sợ sự<br />
phản đối của dư luận và hai là do ngoài biển gió thổi mạnh thường xuyên nên khai thác<br />
được một lượng điện lớn hơn.<br />
Tuy nhiên, các nhà vận hành cũng đứng trước những thách thức cực lớn, ví dụ tại<br />
địa bàn Alpha Ventus ở biển Bắc độ sâu lên đến 30-40m, các quạt gió được lắp trên<br />
những trụ thép phải được cắm sâu dưới đáy biển, trong khi các công viên phong điện ở<br />
Scottland hay Đan Mạch thường có độ sâu thấp hơn. Chính vì độ sâu lớn như vậy, nên<br />
chi phí đầu tư xây dựng trạm phong điện Alpha Ventus lên đến 180 triệu euro, cao gấp 3<br />
lần so với các cơ sở tương tự trên đất liền. Đối với dự án Alpha Ventus, Chính phủ Đức<br />
quyết định chi 50 triệu euro phục vụ công tác nghiên cứu và Tập đoàn năng lượng E.ON<br />
chi 40 triệu euro để xây dựng mạng lưới điện. Để thực hiện được những mục tiêu do<br />
Chính phủ Đức đưa ra trong những năm tới cần đầu tư từ 20 đến 30 tỷ euro cho vùng<br />
biển Bắc và biển Đông.<br />
c ti 100% NLTT<br />
Nước Đức đã tạo ra 240.000 việc làm trong ngành NLTT, trong đó 140.000 được<br />
tạo ra từ năm 2001, Bộ trưởng Môi trường Đức, M.Machnig, cho biết. Các công nghệ<br />
NLTT hiện đã chiếm 4-5% GDP của Đức và ông Machnig hy vọng con số này sẽ tăng lên<br />
16 vào năm 2025. Năm 2007, NLTT đã sản xuất 17% sản lượng điện của Đức, vượt xa<br />
mục tiêu 12,5 đã đặt ra cho năm 2010. "Chúng tôi đang đưa những khoản đầu tư vào<br />
các thị trường này của tương lai", ông Machnig cho biết.<br />
Đức đang nỗ lực để trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới sử dụng 100%<br />
năng lượng tái tạo. Với nỗ lực hiện tại, Đức có thể đạt được mục tiêu này vào năm 2050.<br />
Là quốc gia có sẵn nguồn lực về kỹ thuật, vì thế, để chuyển sang nền kinh tế năng lượng<br />
xanh, vấn đề đối với Đức chỉ là ở ý chí chính trị và khung pháp lý. Chi phí cho chiến lược<br />
này là rất khả thi nếu so với những khoản chi khổng lồ mà nước Đức phải gánh chịu khi<br />
thất bại trong việc cắt giảm khí thải cacbon.<br />
Bộ Môi trường Đức đã công bố Bản lộ trình mới, phác thảo tiến trình thực hiện<br />
các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Dự kiến<br />
vào năm 2030, khi đạt được mục tiêu đề ra, sẽ có 800.000 đến 900.000 việc làm mới<br />
trong ngành công nghệ sạch. Bản Lộ trình đưa ra cách tiếp cận tổng hợp đi kèm với các<br />
biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng như phát triển các loại năng lượng<br />
tái tạo, chú trọng nhiều hơn đến nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh.<br />
Năm 2008, năng lượng tái tạo chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng của Đức,<br />
nhưng con số dự báo sẽ tăng lên 33 vào năm 2020, khi quốc gia này nhanh chóng vượt<br />
lên các nước châu Âu khác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.<br />
Theo bản kế hoạch này, nước Đức sẽ xây dựng mạng lưới "điện thông minh",<br />
giảm tiêu thụ năng lượng quốc gia khoảng 28 trong vòng 20 năm tới. Trong 20 năm tới,<br />
một "mạng lưới thông minh" kết nối với toàn bộ mạng lưới điện của châu Âu cũng sẽ<br />
được thiết lập. Bản lộ trình cũng ước tính, việc đưa ra các biện pháp sử dụng năng lượng<br />
hiệu quả hơn sẽ làm giảm tổng nhu cầu điện ở Đức khoảng 10% mỗi năm vào năm 2020.<br />
Xe hơi điện cũng sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng,<br />
dầu và giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính.Kế hoạch này hứa hẹn cắt giảm hàng tỷ<br />
USD mà Đức phải chi trả cho nhập khẩu năng lượng.<br />
Tới năm 2020, 30 năng lượng điện tiêu thụ ở Đức sẽ có nguồn gốc từ NLTT,<br />
trong đó phong điện đóng góp nhiều nhất (5 ), năng lượng sinh học đứng thứ 2 và tiếp<br />
theo là thủy điện. Theo ước tính, tới năm 2030 sẽ có tới 50% nguồn điện của Đức được<br />
lấy từ các nguồn tái tạo. Đức dự định sử dụng tất cả các nguồn tái tạo mà nước này có<br />
như sức gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và sinh khối như một sự kết hợp<br />
tối ưu. Thực tế, Đức đã trở thành trung tâm cải tiến công nghệ NLTT trong nhiều năm, là<br />
nơi các công nghệ quan trọng mới được phát triển.<br />
Không chỉ Chính phủ mà các công ty của Đức cũng đang tập trung nhiều nguồn<br />
lực hơn vào việc nghiên cứu và phát triển NLTT. Dự báo, năng lượng sinh học sẽ đóng<br />
vai trò quan trọng trong ngành năng lượng tương lai của quốc gia. Tất nhiên, điều lý<br />
tưởng nhất cho lĩnh vực này là đối với những khu vực có khả năng cung cấp nguồn năng<br />
lượng này một cách bền vững, không cạnh tranh với các cây trồng cung cấp lương thực.<br />
Năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong tất cả các<br />
nguồn năng lượng tái tạo và lần đầu tiên vượt qua thủy điện trong việc cung cấp nguồn<br />
năng lượng. Năm 2008, năng lượng sinh khối cung cấp khoảng 3,7 lượng tiêu thụ điện<br />
ở Đức, tăng so với mức 3,1 năm 2007, trong khi đóng góp của năng lượng gió năm<br />
2008 chỉ đạt 6,5 , tăng khoảng 0,1% so với mức 6,4% của năm 2007.<br />
Với rất nhiều các dự án nghiên cứu khoa học được khởi động, Đức đang được kỳ<br />
vọng có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế xanh đầu tiên của thế<br />
giới.<br />
Việc nước Đức trở thành một điểm đầu mối của NLTT có lẽ ít gây ra sự ngạc<br />
nhiên, bởi lẽ đây là một quốc gia nghèo tài nguyên. Nước Đức không có dầu mỏ và khí<br />
đốt, còn ngành than, một ngành đã phải trợ cấp rất nhiều, lại đang tụt dốc. Đất nước này<br />
đã có chính sách tạm ngừng phát triển điện hạt nhân. Bởi vậy, phát triển NLTT không chỉ<br />
là việc làm mà nước này cảm thấy có lợi, mà hơn thế nữa, họ còn thấy nó sẽ đảm bảo an<br />
ninh năng lượng trong tương lai, khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới cạn kiệt.<br />
Cần có một lý do nữa cao hơn. Nước Đức đang có vai trò vừa là nước mở đường, vừa là<br />
nước thúc đẩy xu hướng công nghiệp. Nước này muốn ngành NLTT của mình sẽ tiến<br />
bước tương tự như ngành chế tạo ô tô trước đây, nghĩa là tạo ra việc làm và sản phẩm<br />
xuất khẩu. "Chúng tôi đang bắt đầu một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba", ông<br />
Machnig cho biết, khi đề cập đến tiềm năng lớn mạnh của NLTT.<br />
Nước Đức đang sử dụng ảnh hưởng chính trị của mình để đảm bảo những lợi ích<br />
khả dĩ của cuộc Cách mạng xanh. Quốc gia này là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là<br />
nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vì có sức mạnh kinh tế nên quốc gia này có ảnh hưởng<br />
chính trị rất lớn đối với các nước làng giềng. 19 trong 27 quốc gia châu Âu coi Đức là<br />
bạn hàng thương mại chính, trong khi Pháp chỉ có 3 (Đức, Tây Ban Nha và Malta), còn<br />
Anh chỉ có một (Ailen). Bởi vậy, nếu Đức xây dựng công nghệ xanh, chẳng hạn tuabin<br />
gió và panen mặt trời thì những nước láng giềng thân cận chắc chắn là sẽ mua chúng.<br />
Nghĩa là sẽ có được những thứ mà các nhà chính trị và kinh tế mong muốn: việc làm, thu<br />
nhập từ xuất khẩu, thặng dư thương mại, ưu thế quốc tế.<br />
Còn một lý do nữa, là quốc gia có ảnh hưởng nhất của châu Âu, nên Đức có thể<br />
đảm bảo khá mạnh rằng NLTT sẽ là cỗ máy tăng trưởng của tương lai, bằng cách kiên trì<br />
theo đuổi các mục tiêu giảm khí thải cacbon toàn châu Âu. Tháng 2/2008 EU đã cam kết<br />
giảm bớt phát thải khí nhà kính ở mức 20 vào năm 2020 và cố gắng nâng mục tiêu này<br />
lên 30%. "Nếu chúng ta nghiêm túc quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu, thì ta phải<br />
giảm phát thải CO2 60-80% từ nay tới năm 2050", ông Machign nói. "Đây là sự thay đổi<br />
lớn nhất từ trước tới nay của nền công nghiệp. Điều này nghĩa là nước Đức phải giảm<br />
phát thải từ mức 10 tấn trên đầu người xuống 2-4 tấn". Để thực hiện việc đó, cần phải có<br />
nỗ lực to lớn, bao gồm NLTT, hệ thống buôn bán phát thải EU và trợ cấp để kích thích<br />
phát triển các công nghệ xanh, đảm bảo cho chúng một thị trường trong nhiều năm.<br />
Xử lý: Phùng Minh Lai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Going Green: Why Germany Has the Inside to Lead a New Industrial Revolution,<br />
4/2009<br />
2. “Hot, Flat, and Crowded: Why We Need a Green Revolution-and How It Can<br />
Renew America” , New York, 2008;<br />
3. World on cusp of cleantech revolution: Merrill Lynch, 12/2008.<br />