Nuôi cá tra sạch
lượt xem 25
download
Diện tích từ 500m2, mức nước sâu từ 1,5 – 2m, nhiệt độ trung bình dao động 26 – 30 độ C, độ phèn pH thích hợp 7 – 8, hàm lượng Oxy hòa tan 3mg/l. Nguồn nước cấp sạch và thể hiện các thông số môi trường dưới mức giới hạn cho phép: NH3 – N
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nuôi cá tra sạch
- tin Nuôi cá tra sạch Diện tích từ 500m2, mức nước sâu từ 1,5 – 2m, nhiệt độ trung bình dao động 26 – 30 độ C, độ phèn pH thích hợp 7 – 8, hàm lượng Oxy hòa tan > 3mg/l. Nguồn nước cấp sạch và thể hiện các thông số môi trường dưới mức giới hạn cho phép: NH3 – N < 1mg/l; Coliform < 10.000 MPN/100 ml; chì (kim loại nặng): 0,002 – 0,007 mg/l; cadmi: 0,80 – 1,80 Mg/l. Công tác cải tạo, xử lí được thực hiện như một ao cá thông thường. Cá giống đưa về cần tắm nước nuối 2 – 3% trong thời gian 3 – 5 phút. Mật độ thả đối với cá 10 – 12 cm(15 -17g/con) từ 20 – 30 con/m vuông. Về thức ăn nếu dùng thức ăn công nghiệp, 2 tháng đầu nên cho cá ăn loại thức ăn có hàm lượng từ 28 – 30%. Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng xuống 25%. Hai tháng cuối sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 22%. Đối với thức ăn tự chế biến có thể dùng công thức sau: cám gạo
- 40%; cá vụn, đầu, ruột cá: 59%; permix khoáng 1%, vitamin C 10mg/kg thức ăn hoặc công thức: cám gạo: 49%, bột cá: 50%, permix và vitamin C như công thức 1. Các nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn chất kết dính như bột mì… nấu chín, vo thành viên. Cho cá ăm hai lần sáng 8 giờ, chiều 1 giờ. Khẩu phần ăn đối với thức ăn công nghiệp là 2,2 – 2,5 %, đối với thức ăn chế biến 5 – 7% so với trọng lượng thân cá. Với thức ăn tự chế biến, các nguyên liệu cần được kiểm tra và bảo quản tốt, tránh ẩm, mốc. Sử dụng chế phẩm sinh học, kết hợp với việc sục khí đáy ao, hạn chế việc thay nước thường xuyên. Việc sục khí đáy được thực hiện từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau; định kì 4 – 7ngày dùng vôi nông nghiệp hoặc vôi Dolomite với lượng 1- 2kg/100m2 ao. Vôi được hòa vào muối và tạt đều khắp ao nuôi, chế độ thay nước được thực hiện 5 – 7 ngày/lần, sau khi thay nước, tiến hành bón chế phẩm sinh học ngay. Lượng nước thay từ 50 – 60%, men vi sinh có thể dùng như BRF2, EM, Deorei…Để nuôi cá thu được sản phẩm thịt trắng cần chú ý hạn chế sử dụng nguyên liệu thức ăn là rau xanh, chất kết dính là bột lá gòn, bắp, bí đỏ, cua đồng….nếu sử dụng các nguyên liệu này cần thiết phải qua
- giai đoạn ủ kín từ 2 – 3 ngày trước khi mang đi nấu chín. Nuôi cá tra sạch ngoài các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng giống, thì việc kiểm soát đầu vào các nguyên liệu làm thức ăn, bảo quản và các công đoạn tiền chế biến rất quan trọng. Men vi sinh hạn chế sự ô nhiễm và hạn chế sử dụng các loại thuốc, kháng sinh góp phần nâng cao phẩm chất và giá trị dinh dưỡng cho đối tượng cá này, sau 6 tháng nuôi. Hiện nay cá tra thịt trắng đang được giao dịch trên thị trường hàng hóa với giá từ 14.000 – 16.000đ/kg. Hi vọng rằng, những gì chúng tôi trình bày cùng quý bà con sẽ thông tin và trang bị thêm kỹ thuật và đối tượng nuôi góp phần đa dạng hóa vật nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất thủy sản nói riêng. ết bản tin NUÔI TÔM SÚ SẠCH – MÔ HÌNH THUỶ SẢN BỀN VỮNG Hiện nay, hầu hết các mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp mà chúng ta đang áp dụng ít nhiều đều có
- sự lạm dụng các loại hoá chất, thuốc men, chế phẩm sinh học… Với các mô hình nuôi tôm sú có sử dụng hệ thống quạt nước, có mật độ thả nuôi trên 40 con/m2, cỡ giống P.15 thì gần như 100% các công đoạn, từ cải tạo ao, xử lý ao, nuôi tạo màu nước, đến cho ăn và điều tiết các yếu tố môi trường… đều có sự hiện diện của hoá chất, chế phẩm… Chưa kể đến việc các ao nuôi ở vụ trước đã bị dịch bệnh, hoặc trong vùng dịch bệnh, rồi khoảng cách giữa các vụ nuôi… thì môi trường trong ao, nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề bởi các hoá chất và chế phẩm công nghiệp. Trên thực tế, việc sử dụng hoá chất và chế phẩm phục vụ ao nuôi ngày càng tăng về số lượng theo từng vụ nuôi, dẫn đến tình trạng “ lờn hoá chất, chế phẩm”. Vì, ngoài sự hấp thu tự nhiên vào nước, vào đất ao nuôi (môi trường nuôi), phần còn lại sẽ dược hấp thu vào đối tượng nuôi. Trải qua nhiều vụ nuôi, lượng hoá chất, chế phẩm tăng tỷ lệ thuận với số lần xử lý hàng ngày, hàng kỳ. Kết quả, sau thời gian dài khai thác, môi trường nuôi ngày một đặc quánh các chế phẩm sinh học cùng hoá chất. Và, lượng hoá chất được hấp thu vào con tôm sú gần như tương đương với lượng hoá
- chất trong môi trường nuôi của chúng. Như vậy, lấy đâu ra sản phẩm sạch cho tiêu dùng? Để phát triển các mô hình thuỷ sản theo hướng bền vững – an toàn, cần chủ động phòng tránh các loại dịch bệnh, bảo vệ môi trường nuôi để tạo ra nguồn sản phẩm sạch và thực sự an toàn cho con người và môi trường sống. Việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản cần: + Xây dựng thiết kế các ao nuôi hoàn chỉnh, gồm: Hố thoát cặn đặt giữa ao nuôi có đường kính từ 20 – 30m, sâu hơn đáy ao từ 0,2 -0,5m và có ống dẫn ra ngoài ao. Bố trí các ao cần cân nhắc, phân phối theo tỷ lệ, ao nuôi chiếm 60 -70%, khu ao lắng đọng chất thải chiếm 10%, hồ chứa nước hỗn hợp 5 -20%, hồ chứa nước đầu vào 15 – 20%. Nước đầu vào được bơm vào ao và giữ trong hệ thống. Riêng nguồn thải được dẫn ra ao xử lý thải, rồi dẫn qua ao lắng. (Chất thải từ ao nuôi tôm chia làm 2 loại cơ bản là chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng. Hai chất này là hai chất làm suy biến thuỷ vực vùng nuôi và môi trường quan hệ). Từ ao lắng, nước được đưa qua hồ chứa, chờ bơm lại vào ao nuôi.
- + Trong quy trình tuần hoàn này, nước được lưu thông trong hệ kín. Thả cá rô phi trong ao lắng nuôi luân canh tôm - cá nhằm tạo ra hệ thống vi sinh vật tự nhiên và các loài tảo hữu ích. Chúng sẽ tham gia trong quá trình lọc nước tự nhiên. Chỉ dùng Chlorine với nồng độ 30ppm xử lý đầu nước vào tại ao lắng và nước ra tại ao nuôi. Ngoài ra, không dùng thêm hoá chất hay các loại chế phẩm khác. Nước ao nuôi hầu như không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy, mầm bệnh cũng dược hạn chế tối đa. Như vậy, giữa việc sử dụng hệ thống tuần hoàn kín và việc sử dụng thuốc, hoá chất… bạn chọn cách nào cho sản xuất của chính gia đình mình?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Để cá tra nuôi luôn có thịt trắng
2 p | 430 | 104
-
Các biện pháp an toàn sinh học được khuyến khích trong nuôi cá tra
1 p | 209 | 63
-
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA
4 p | 207 | 48
-
Nhiều khuyến cáo cho người nuôi cá tra
4 p | 164 | 28
-
Quản lý môi trường nuôi cá tra trong lồng bè
3 p | 118 | 12
-
Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
8 p | 125 | 11
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
12 p | 97 | 11
-
Kinh nghiệm chọn cá Tra giống sạch bệnh
6 p | 99 | 7
-
Làm cách nào để thịt cá tra không bị vàng?
3 p | 92 | 7
-
Cách Nào Để Thịt Cá Tra Không Bị Vàng ?
3 p | 89 | 6
-
Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
4 p | 103 | 6
-
Đã Sản Xuất Được Cá Tra Sạch
4 p | 92 | 6
-
Kinh nghiệm để có đàn cá tra giống khỏe mạnh
7 p | 86 | 5
-
Trị bệnh cá bằng thuốc độc, môi trường bị hại
5 p | 93 | 5
-
Nuôi cá tra thịt trắng
5 p | 85 | 4
-
Cá tra sạch
5 p | 83 | 4
-
Nuôi cá tra, basa sạch trong bè
6 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn