intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

126
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay rào cản kháng sinh trong nuôi cá xuất khẩu là vấn đề bức xúc của tất cả ai quan tâm đến xuất khẩu thủy sản như nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhất là người nuôi cá. Chúng tôi xin chia xẻ một số kinh nghiệm cho người nuôi khi thực hiện nuôi cá tra sạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch

  1. Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch Hiện nay rào cản kháng sinh trong nuôi cá xuất khẩu là vấn đề bức xúc của tất cả ai quan tâm đến xuất khẩu thủy sản như nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhất là người nuôi cá. Chúng tôi xin chia xẻ một số kinh nghiệm cho người nuôi khi thực hiện nuôi cá tra sạch. Cá là động vật máu lạnh, cơ thể rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và môi trường. Do đó người nuôi cá phải quan tâm đến yếu tố này, không thể lơ là được. Để thực hiện nuôi sạch, người nuôi cá phải nắm vững kỹ thuật nuôi và áp dụng biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp, luôn tâm niệm phòng bệnh là chính. Vào mùa nước đổ, chất lượng nước sông kém. Nước từ thượng nguồn về, đồng ruộng đổ ra, do đó khi lấy nước vào ao phải quan tâm nguồn nước. Vào những
  2. thời điểm trời âm u, mưa, bão, áp thấp, nguồn nước nhiễm bẩn. Ương, nuôi mật độ cao là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển như trùng bánh xe, sán ký sinh ở da, mang, tạo cơ hội cho nấm ký sinh và vi khuẩn bộc phát gây bệnh trên cá, nhất là cá giống. Cá thịt rất ít bệnh, ngoại trừ nước ao nuôi bị nhiễm bẩn. Người nuôi cá phải luôn quan sát đàn cá và màu nước ao nuôi để xử lý kịp thời. Nếu thấy cá yếu ăn, xem lại do nguyên nhân gì. Thức ăn, thời tiết, môi trường hay bị ngoại ký sinh. Nếu rơi vào trường hợp nào, thì xử lý theo trường hợp ấy, để chặn đứng tác nhân gây bệnh và ngăn chặn tác nhân thứ cấp kế tiếp. Các vi khuẩn gây bệnh trên cá nói chung là tác nhân thứ cấp hay tác nhân gây bệnh cơ hội. Chỉ có một số loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát. Bệnh thường do
  3. biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress cũng có thể gây chết cao. Bệnh có thể gây ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính. Hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá đều có những triệu chứng giống nhau. Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt ao có nhiều chất hữu cơ, vi khuẩn cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong cơ thể cá . Các giải pháp phòng bệnh tổng hợp Cải tạo tốt môi trường nuôi: Sau mỗi vụ ương, nuôi đều phải cải tạo bè, ao đúng theo kỹ thuật. Cần chọn giống tốt: Mua giống ở trại giống có uy tín. Sử dụng đàn cá bố mẹ tốt, đàn cá giống không nhiễm các mầm bệnh.
  4. Thả giống đúng mật độ, đúng kỹ thuật (Thả cá đều cỡ, lúc mát trời, tránh gây xốc cá như xốc nhiệt, xốc môi trường .....) Quản lý, chăm sóc tốt: a- Nâng thể trạng của động vật thủy sản: - Cần quan tâm đến công tác giống. Tránh trường hợp giống thoái hóa do cá bố mẹ già cỗ̉i, hiện tượng cận huyết. Cung cấp giống tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt. - Thả cá đúng mật độ. Mật độ thả cá phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, thời gian nuôi, hình thức nuôi, tay nghề, khả năng đầu tư. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh và sản lượng cá nuôi. - Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh. Cho ăn theo 4 đúng (chất lượng, số lượng, vị trí và thời gian) giúp cá khỏe, chóng lớn và hấp thu, chuyển hóa thức ăn tốt.
  5. - Khi thời tiết xấu, giao mùa, bổ sung Vitamine C, tỏi, sinh tố tỏi để giúp cá tăng cường sức đề kháng . -Tránh gây sốc cá. Lúc nhập giống, thiết kế ao, bè đúng kỹ thuật. Chọn vị trí đặt bè, vị trí ao. Quản lý môi trường tốt. Nguồn thức ăn tốt, không thay đổi mồi đột ngột.... - Sát trùng dụng cụ dùng trong nuôi thủy sản. Không dùng chung dụng cụ từ ao, bè này sang ao bè khác, tránh lây lan mầm bệnh. b- Quản lý tốt môi trường nuôi Quản lý các yếu tố môi trường nuôi thích hợp và ổn định; kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Nếu màu nước xanh, trong và độ trong khoảng 30 - 40cm là đạt yêu cầu. Nếu không, phải xử lý, theo từng bước sau: - Thay nước tầng đáy, có thể nối ống từ cống thoát xuống tới đáy. Xử lý môi trường, bón vôi CaCO3
  6. hoặc vôi Dolomite, jucazeolite hoặc supper-pac (vừa lắng tụ làm trong nước vừa khống chế tảo phát triển và hấp thu các khí độc). - Dùng hóa chất diệt tác nhân gây bệnh, khống chế mật số tảo phát triển quá mức, có thể sử dụng như sau: * Nếu nuôi cá bè, treo túi vôi, muối đầu bè :1- 2/kg/10m3 (vôi trộn trấu để không bị vón );hoặc treo, tạt thuốc ngừa ngoại ký sinh :Avaxide; formol,iodine... * Nếu nuôi ao, vào lúc mưa dầm, mùa nước đổ, nước rút (tháng 10-12dl cá thường bị sán ký sinh ở mang có thể sử dụng một trong các lọai hóa chất như Formol, Avaxide tạt buổi sáng. TCCA (TRICLOISOCIANURIC AXIT) tạt lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  7. * Vào lúc nắng gắt, mưa, bão, áp thấp, trời âm u, nước ao nhiễm bẩn, thường bị trùng bánh xe ký sinh. Có thể sử dụng BKC, Formol, Biogreencut, seeweed, tạt buổi sáng, theo liều lượng của nhà sản xuất. * Nếu lúc nhiệt độ giảm thấp, hoặc nguồn nước nhiễm bẩn, cá thường bị nấm ký sinh ở mang có thể dùng thuốc có gốc iode như Mizuphor, iodine- complex, sundine 37, sundine 57..... hoặc iodine nguyên liệu. Cách pha:100g iodine pha trong 1lít rượu, sử dụng cho ao 2000m2, độ sâu 3m). Các hóa chất trên tạt liên tục 3 ngày thì ngưng (nếu liều thấp). Liều cao, thì cách ngày tạt một lần, tạt 3 đợt. Sau đó cách ly 1-3 ngày (tùy loại hóa chất) dùng chế phẩm sinh học để cân bằng môi trường như Juca –Zeolite, Bio –DW (Viện công nghệ hóa sinh Hà Nôi). Tất cả những dấu hiệu bên ngoài xảy ra trên cá, đều giống nhau. Nhưng tác nhân gây bệnh khác nhau. Do
  8. đó ta phải xác định đúng tác nhân gây bệnh thì việc xử lý mới đạt hiệu quả , sẽ hạn chế và tiến đến không dùng kháng sinh. Kỹ sư Nguyễn Thị Phi Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2