intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi con bằng sữa mẹ: Lợi ích kép

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên có nghĩa là trẻ được bú trực tiếp từ vú mẹ hoặc từ các bà mẹ khác hoặc sữa mẹ được vắt ra. Sữa mẹ được sản xuất từ vú trong những tháng cuối của thai kỳ. Sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có màu hơi vàng sánh đặc có nhiều protein, vitamin A và các thành phần miễn dịch. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ đào thải phân su, giảm mức độ vàng da, có yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi con bằng sữa mẹ: Lợi ích kép

  1. Nuôi con bằng sữa mẹ: Lợi ích kép Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên có nghĩa là trẻ được bú trực tiếp từ vú mẹ hoặc từ các bà mẹ khác hoặc sữa mẹ được vắt ra. Sữa mẹ được sản xuất từ vú trong những tháng cuối của thai kỳ. Sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có màu hơi vàng sánh đặc có nhiều protein, vitamin A và các thành phần miễn dịch. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ đào thải phân su, giảm mức độ vàng da, có yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp cho ruột trưởng thành phòng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác. Sau giai đoạn sữa non là sữa trưởng thành. Sữa này gồm sữa đầu bữa bú và sữa cuối bữa bú. Sữa đầu bữa có màu hơi xanh cung cấp nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa có màu hơi trắng vì chứa nhiều chất béo và cấp nhiều năng lượng. Sữa mẹ và sức khỏe của con Sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để trẻ tăng trưởng và phát triển, nhất là trong 6 tháng đầu đời do thành phần các chất trong sữa mẹ dễ tiêu hóa hấp thu, phù hợp với bộ máy tiêu hóa, chức năng đào thải của thận giúp cho quá trình tăng trưởng, hoàn thiện não bộ, võng mạc, mạch máu, phòng chống suy dinh dưỡng thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống ôxy hóa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng chống thừa cân, béo phì. Một số cơ chế về sinh vật học đã giải thích là do trẻ bú mẹ có thể tự điều chỉnh năng lượng đưa vào, kiểm soát được số lượng sữa trẻ cần để đáp ứng nhu cầu khi đói, thông thường khi trẻ bú no thì tự nhả vú ra. Trái lại, ở trẻ bú bình khó kiểm soát lượng sữa theo nhu cầu, trẻ thường kết thúc bữa ăn theo lượng định sẵn. Hơn nữa, nồng độ insulin máu ở trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ ăn sữa bò, giảm được sự tích mỡ. Sữa mẹ còn chứa nội tiết leptin, ghrelin, IGF-1 tham gia điều chỉnh ăn uống, cân bằng năng lượng bảo vệ cho trẻ không tăng cân quá mức nhất là trong hai năm đầu đời và
  2. giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... khi trưởng thành. Trẻ bú mẹ thường phát triển tốt nhận thức, trí thông minh hơn trẻ không được bú mẹ do thành phần axít béo không no nhiều nối đôi (DHA, ARA) có nhiều trong sữa mẹ Trẻ được bú mẹ thường phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Nuôi con bằng sữa mẹ và sức khỏe của mẹ Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh NCBSM không những có lợi cho sức khỏe của con mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ trước mắt và lâu dài. Cho con bú giảm được nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh; giúp cho mẹ và trẻ hình thành sự gắn bó tình cảm
  3. mẹ con, giảm sự lo âu, trầm cảm sau sinh; giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, loãng xương khi về già; bà mẹ cho con bú sẽ nhanh chóng hồi phục cân nặng, vóc dáng ban đầu; NCBSM là một trong những biện pháp tránh thai an toàn và đạt hiệu quả cao nhất là giai đoạn bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nuôi con bằng sữa mẹ với lợi ích cộng đồng Bảo vệ môi trường, không có rác thải; giảm chi phí kinh tế cho gia đình và ngân sách quốc gia. Sữa mẹ không mất tiền mua, không phải nhập khẩu hoặc sản xuất sữa hộp thay thế sữa mẹ; NCBSM bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm được chi phí về dịch vụ y tế. Các biện pháp tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ Mặc dù tính ưu việt của sữa mẹ và lợi ích của NCBSM đã được khẳng định nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện NCBSM còn hạn chế. Báo cáo của Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng cho thấy, hiện có khoảng 60-70% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ và chỉ có 19,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ trẻ bú chai có xu hướng tăng dần từ 12% (2002) lên 22% (2006). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM, trước hết phải kể đến tập tục của các bà mẹ sau đẻ thường cho trẻ uống nước đường, mật ong... trước bữa bú đầu tiên hoặc cho trẻ ăn bổ sung sớm từ 2-3 tháng tuổi. Điều đó đã làm giảm tiết sữa, cản trở trẻ bú mẹ và ảnh hưởng đến việc thực hiện NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, kiến thức thực hành của bà mẹ còn nhiều bất cập nhất là khi mẹ đi làm không về cho con bú, không vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ cho nên trẻ thường phải cai sữa sớm, khó tiếp tục bú mẹ kéo dài đến 2 năm. Một số yếu tố ảnh hưởng không kém phần quan trọng là cán bộ y tế thiếu sự hỗ trợ tư vấn, xây dựng niềm tin cho bà mẹ do thiếu thời gian hoặc kỹ năng tư vấn NCBSM còn hạn chế. Việc quảng cáo thái quá của một số công ty sữa có ảnh hưởng đến truyền thống NCBSM và niềm tin của bà mẹ... Trẻ bú mẹ có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy,
  4. viêm phổi, viêm tai...) và các bệnh dị ứng, chàm, hen suyễn do trong sữa mẹ có các globulin miễn dịch (IgA, IgG...), các yếu tố chống nhiễm khuẩn (lactoferrin, lysozym...), các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào) và các yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn có lợi lactobacillus (yếu tố bifidus, oligosaccharides...) Bú mẹ cũng làm giảm tử vong của trẻ em. Báo cáo toàn cầu (2003) về tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu với ăn bổ sung hợp lý thì hằng năm có thể giảm tử vong 13%. Đây là một biện pháp can thiệp giảm tử vong ở trẻ nhỏ có hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu phát hiện thấy bú mẹ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ trong năm đầu đời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2