intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi ong mật không cần nguồn hoa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

144
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm nguồn hoa cho đàn ong lấy mật luôn là nỗi trăn trở của người nuôi ong. Tuy nhiên, có một nguồn khác không phải hoa nhưng vẫn cho mật chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong hành trình tìm nguồn hoa mới, vùng đất mới đáp ứng nhu cầu lấy mật cho bầy ong, , phó giám đốc Công ty ong mật và một mình đi khảo sát. Anh bất ngờ khi phát hiện cây keo đậu trên mảnh đất miền Trung, các giọt mật được cây tiết ra, đọng ở các cuống lá keo lai, keo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi ong mật không cần nguồn hoa

  1. Nuôi ong mật không cần nguồn hoa Tìm nguồn hoa cho đàn ong lấy mật luôn là nỗi trăn trở của người nuôi ong. Tuy nhiên, có một nguồn khác không phải hoa nhưng vẫn cho mật chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong hành trình tìm nguồn hoa mới, vùng đất mới đáp ứng nhu cầu lấy mật cho bầy ong, , phó giám đốc Công ty ong mật và một mình đi khảo sát. Anh bất ngờ khi phát hiện cây keo đậu trên mảnh đất miền Trung, các giọt mật được cây tiết ra, đọng ở các cuống lá keo lai, keo tai tượng thành giọt khá lớn, đủ để ong lấy mật - khác lạ với những gì mà anh biết trước đây ở vùng miền Đông Nam bộ và ĐBSCL, cuống lá keo chỉ tiết ra giọt mật nhỏ hơn giọt sương. Đây quả là nguồn mật mới cho nghề ong, anh Hoài phấn khởi. Ngay sau đó các đàn ong của Công ty Phương Nam được chuyển ra tiếp cận với môi trường khắc nghiệt trồng nhiều rừng keo suốt từ Quảng Trị đến Bình Định, Phú Yên. Nguồn mật nuôi ong công nghiệp coi như có thể đủ kéo dài lên 8 tháng. Trước đây, những vùng cây công nghiệp, cây ăn quả cho hoa có nhiều mật, phấn như cà phê, nhãn, chôm chôm... tuy phong phú nhưng nhanh hết mùa, chỉ đủ nuôi các đàn ong “no nê” trong vòng 3 tháng. Các trại nuôi sau đó phải mua nguồn mật rỉ và đường để “dưỡng đàn” khá tốn kém
  2. nên nghề nuôi ong chưa phát triển nhanh. Các nhà nuôi ong miền Nam phát hiện ra nguồn mật mới từ lá cao su và hoa điều đang mở rộng diện tích, ong mật tự kiếm ăn lên được 4 tháng/năm. Sau đó doanh nghiệp nuôi ong phát hiện ra thêm nguồn mật từ cây vải thiều. Đến mùa, các đơn vị chịu khó chuyển đàn ra đất Bắc, nhưng tất cả cũng chỉ đủ nuôi đàn trong 5 tháng. Do đặc điểm đất đai, người dân miền Trung lại làm ruộng nước hay lúa cạn ven các rừng keo, đàn ong lại thỏa thuê lấy thêm phấn từ cây lúa. Tính năng suất bình quân mỗi đàn cho 50 - 60 kg mật/năm, nguồn lợi tăng thêm đáng kể. Công ty Phương Nam xem như đã khắc thêm một dấu ấn cho nghề nuôi ong mật. Những tháng còn lại trong năm là mùa mưa, ong cần nơi trú ẩn, các đàn có thể được “dưỡng” bằng đủ loại hoa rừng, cỏ dại bản địa mà công ty đã khám phá. Giá ong mật xuất khẩu khoảng 2.200 USD/tấn, nếu biết khai thác, 1 ha rừng nguyên liệu keo mỗi năm có thể tạo ra 1 tấn mật ong. Cả nước hiện có khoảng 1,5 triệu ha rừng nguyên liệu, các chủ trồng rừng coi như đang sống trên đống vàng ròng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2