intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi tôm trong rừng ngập mặn ( rừng đước)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

147
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chuẩn bị ao nuôi: Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi tôm trong rừng ngập mặn ( rừng đước)

  1. Nuôi tôm trong rừng ngập mặn ( rừng đước) 1. Chuẩn bị ao nuôi: Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm. 2. Cải tạo ao nuôi. Tháo cạn đồng loạt các ao nuôi vào thời điểm con nước kém để phơi đáy ao bằng cách: - Hút cạn nước trong ao nuôi bằng máy bơm nước. - San bằng phẳng đáy ao, tu sửa, gia cố bờ ao, cống bọng.
  2. - Dùng với bột ( CaCO3 ) rải đều khắp ao, liều lượng 14 kg/100m2. - Tiếp tục phơi ao 2 ngày, sau đó rửa bỏ hết nước vôi và bắt đầu lấy nước vào, tiến hành xử lý nước ngay trong ao nuôi bằng Chlorine (30ppm). - Sau 4 ngày xử lý Chlorine bón DAP (1kg/1000m2) để gây màu nước. - Khi độ trong đạt được 40-50 cm thì có thể thả tôm post. 3. Chuẩn bị ao lắng. - Qúa trình cải tạo và chuẩn bị ao chứa được tiến hành tương tự như ở ao nuôi. - Qúa trình xử lý Chlorine ao chứa lần đầu cùng lúc với quá trình xử lý trong ao nuôi nhằm khống chế mầm bệnh ngay từ
  3. ban đầu không cho lây lan vào ao nuôi. 4. Quan trắc các chỉ tiêu thủy hóa hàng ngày. Độ trong: Độ trong thích hợp nhất trong ao nuôi là 30-40 cm. pH nước ao nuôi: Bón vôi một cách hợp lý mà pH ở đầu vụ nuôi có trị số rất lý tưởng (7,5-8,5) Oxy hòa tan: Tăng quạt nước, thay nước cải thiện môi trường để đảm bảo đủ lượng oxy hoà tan Nhiệt độ nước ao nuôi: Nhiệt độ dao động trong khoảng 29-32 C là tốt nhất. Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách thay đổi mực nước ao nuôi lên đạt độ cao thích hợp (1,0-1,2 m) Độ sâu mực nước: Mực nước trung bình dao động 85-95 cm. Vào những mưa to kéo dài thì mực nước lên đến 100-110 cm. Đo mực nuớc để có sự điều chỉnh thích hợp.
  4. 5. Quan trắc các chỉ tiêu thủy hóa định kỳ. Độ mặn: Độ mặn giảm làm tôm đóng rong và mềm vỏ. Giữ độ mặn 15-20 phần ngàn là lý tưởng nhất. Tảo: Theo nhiều tài liệu, tảo silic (làm cho nước có màu vàng nâu) là tảo có lợi cho tôm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2