intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ở nhà 1 mình - con an toàn, mẹ hết lo

Chia sẻ: Bambi Bambi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Dù có thương yêu và chăm sóc con chu đáo thế nào, bạn cũng không thể suốt ngày ‘kè kè’ bên con và chỉ bảo từng li, từng tí. Sẽ có lúc, bạn phải tập cho trẻ tự lập và ở nhà 1 mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ở nhà 1 mình - con an toàn, mẹ hết lo

  1. Trẻ cần được chuẩn bị đầy đủ kỹ năng khi ở nhà 1 mình. (Ảnh minh họa). Ở nhà 1 mình - con an toàn, mẹ hết lo - Dù có thương yêu và chăm sóc con chu đáo thế nào, bạn cũng không thể suốt ngày ‘kè kè’ bên con và chỉ bảo từng li, từng tí. Sẽ có lúc, bạn phải tập cho trẻ tự lập và ở nhà 1 mình. Ở nhà 1 mình giúp trẻ học được rất nhiều các kỹ năng tốt. Nếu bạn có việc cần đi ra ngoài mà không nhờ được ai chăm sóc trẻ, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải ở nhà một mình, bạn cần xem xét để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi để trẻ ở nhà 1 mình:
  2. Sẽ có lúc, bạn phải tập cho trẻ tự lập và ở nhà 1 mình. (Ảnh minh họa). - Hãy xem xét độ tuổi, tính cách, khả năng nhận thức cũng như trưởng thành của trẻ; liệu an ninh quanh khu vực nhà bạn có tốt hay không và hàng xóm nhà bạn có phải là người đáng tin cậy để gửi gắm con? Nếu con bạn là đứa trẻ hơi bốc đồng và nghịch ngợm, bạn không nên để trẻ ở nhà một mình cho đến khi con được 12 tuổi. - Trước khi rời đi, hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để trẻ có thể xoay sở khi không có cha mẹ bên cạnh. Cẩn thận hơn, bạn có thể viết những hướng dẫn của mình ra giấy rồi dán ở nơi trẻ dễ thấy nhất. - Hãy để lại số điện thoại di động của bạn và số điện thoại của người thân để trẻ có thể liên lạc trong trường hợp cần. Hướng dẫn trẻ cách quay hay bấm số điện thoại và cách ghi lại lời nhắn khi có người gọi đến. - Đưa một số các tình huống giả định để luyện tập trước cách trả lời cũng như ứng xử của trẻ. Bạn cần biết nếu có người lạ gõ cửa trẻ làm gì? Nếu ngửi thấy khói trẻ ứng biến
  3. ra sao?... lắng nghe cách con xử lý các tình huống sẽ giúp bạn có nhận định chắc chắn hơn về việc nên hay không cho trẻ ở nhà 1 mình. - Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi mắc sai lầm. Do đó động viên trẻ thật nhiều và hãy xem những sai sót như cách học hỏi thêm kinh nghiệm. - Thường xuyên nhắc nhở trẻ nguyên tắc: Nếu có lửa cháy con phải chạy ra khỏi nhà ngay. - Bạn cũng đừng quên gọi điện về nhà để trẻ thấy rằng mình luôn được cha mẹ quan tâm và yêu thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2