intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô nhiễm không khí và sự cần thiết phải bổ sung kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác tại Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ô nhiễm không khí và sự cần thiết phải bổ sung kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác tại Việt Nam" đề cập đến kế toán xanh trong việc xác định giá thành sản phẩm sản xuất hoặc tính vào chi phí của doanh nghiệp nhằm đảm bảo có nguồn để làm trong lành bầu không khí sau sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô nhiễm không khí và sự cần thiết phải bổ sung kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác tại Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ô NHIỄM KHÔNG KH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BỔ SUNG KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thanh Nga Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: ngantt1409@gmail.com Tóm tắt Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đang bị ô nhiễm không khí nặng tại các tỉnh, thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm quá trình đô thị hóa, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và dân sinh, hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề… đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trƣờng không khí. Trong hoạt động sản xuất và khai thác, các doanh nghiệp hiện nay chƣa tính đến các chi phí bảo vệ môi trƣờng do doanh nghiệp thải ra không khí khi sản xuất hoặc khai thác khoáng sản. Dẫn đến các hệ lụy do ô nhiễm môi trƣờng gây ra nhƣ: số lƣợng ngƣời mắc bệnh về hô hấp, phổi tăng lên, chi phí khám chữa bệnh tăng. Do vậy, các doanh nghiệp này phải đề cập đến kế toán xanh trong việc xác định giá thành sản phẩm sản xuất hoặc tính vào chi phí của doanh nghiệp nhằm đảm bảo có nguồn để làm trong lành bầu không khí sau sản xuất. Từ khóa: Kế toán xanh; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp khai thác. Abstract From 2015 to present, Vietnam is suffering from heavy air pollution in major provinces and cities, especially Hanoi and Ho Chi Minh City. Socio-economic development activities, including the urbanization process, industrial production activities, transportation activities, construction and civil activities, agricultural production activities and craft villages... has been creating great pressure on the air environment. In production and exploitation activities, businesses currently do not consider the costs of environmental protection due to the businesses emitting into the air when producing or exploiting minerals. Leading to consequences caused by environmental pollution such as: the number of people with respiratory and lung diseases increases, and medical examination and treatment costs increase. Therefore, these businesses must mention green accounting in determining the cost of manufactured products or factoring them into the business's expenses to ensure there are resources to clean the atmosphere after production. Keywords: Green accounting; manufacturing enterprises; mining enterprise. 1. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam Các điều kiện tự nhiên, yếu tố khí hậu và thời tiết nhƣ chế độ bức xạ, chế độ hoàn lƣu gió mùa, nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm… đóng vai trò quan trọng, chi phối đến sự khuếch tán các chất trong môi trƣờng không khí. Tỷ lệ che phủ rừng tại các vùng, miền trong cả nƣớc, diện tích, tiêu chuẩn cây xanh đô thị cũng là một trong những yếu tố tác động đến chất lƣợng không khí ngoài trời. Hoạt động phát triển KT- XH, bao gồm quá trình đô thị hóa, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và dân sinh, hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề…đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trƣờng không khí. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam thấp, tuy nhiên sức ép đến môi trƣờng từ hoạt động phát triển kinh tế không hề nhỏ. Nguyên nhân do 60
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG công nghệ sản xuất của nƣớc ta còn chƣa hiện đại, hiệu suất sử dụng năng lƣợng, tài nguyên chƣa cao, hạ tầng đô thị chƣa đồng bộ với tốc độ phát triển đô thị, gia tăng các phƣơng tiện giao thông vận tải, nhiều phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ đã quá niên hạn, không đáp ứng quy định kiểm soát khí thải, đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp chƣa đƣợc chú trọng. Ngoài các sức ép môi trƣờng từ các lĩnh vực sản xuất, việc đốt ngoài trời, bao gồm cả rơm, rạ sau vụ mùa và rác thải không đúng quy định tại một số địa phƣơng; việc sử dụng than, củi để đun nấu, sinh hoạt cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí tại Việt Nam đƣợc xem xét, đánh giá tại ba khu vực chính (1) đô thị, (2) khu vực sản xuất công nghiệp, (3) làng nghề và nông thôn. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng không khí đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở tổng hợp chuỗi số liệu quan trắc từ năm 2016 đến 2021 của các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục của Trung ƣơng, địa phƣơng, kết quả quan trắc định kỳ từ Chƣơng trình quan trắc môi trƣờng quốc gia và các chƣơng trình quan trắc của địa phƣơng, so sánh với kết quả quan trắc giai đoạn trƣớc, giá trị của các thông số đƣợc so sánh, đối chiếu với các quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng quốc gia hiện hành về chất lƣợng không khí xung quanh. Chất lƣợng không khí tại các đô thị lớn và một số đô thị phát triển công nghiệp tiếp tục ghi nhận bị ô nhiễm ở một số thời điểm trong năm, trong đó ô nhiễm bụi vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Nồng độ các thông số bụi (PM2,5, PM10 và TSP) tại một số khu vực ở ngƣỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông, tuyến đƣờng chính hoặc khu vực xung quanh khu công nghiệp (KCN) ở các đô thị lớn. Các tác động của yếu tố khí hậu tạo nên quy luật diễn biến chất lƣợng không khí theo các mùa trong năm, thể hiện rất rõ ở khu vực miền Bắc, ô nhiễm bụi tập trung vào các tháng mùa đông, ít mƣa; mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực miền Nam cũng giảm rõ rệt vào các tháng mùa mƣa và cao hơn vào mùa khô. Tại các khu vực sản xuất công nghiệp, vấn đề nổi cộm hiện nay cũng là ô nhiễm bụi. Nồng độ TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các KCN vƣợt ngƣỡng quy định, thậm chí vƣợt nhiềulần giới hạn trung bình 24 giờ và trung bình năm của QCVN 05:2013/BTNMT. Giá trị nồng độ TSP, bụi PM10, bụi PM2,5 xung quanh các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc cao hơn so với tại miền Trung và miền Nam, do đặc điểm cơ cấu loại hình sản xuất, công nghệ, nhiên liệu, vị trí của các khu vực khác nhau. Các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng, miền, do sự phân bố của các loại hình sản xuất, giá trị nồng độ SO2 và NO2 xung quanh các KCN, khu vực sản xuất công nghiệp khá thấp, cơ bản không vƣợt ngƣỡng của QCVN 05-MT:2013/BTNMT; Bức tranh môi trƣờng không khí xung quanh các KCN cũng đƣợc cải thiện đáng kể vào các năm 2020, năm 2021. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào môi trƣờng không khí một lƣợng bụi lớn, đó là các ngành khai khoáng, nhiệt điện, xi măng. Tại khu vực làng nghề, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao, đặc biệt tại các làng nghề tái chế kim loại, nhựa, vật liệu xây dựng… Ở nhiều khu vực nông thôn, chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh duy trì mức tốt, rất nhiều vùng chƣa có dấu hiệu ô nhiễm (hàm lƣợng các thông số ô nhiễm hầu hết đạt QCVN 05:2013/BTNMT). Các vấn đề khác nhƣ sƣơng mù quang hóa, ô nhiễm không khí xuyên biên giới hay lắng 61
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đọng axit, ô nhiễm mùi đã có một số biểu hiện nhất định và ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng không khí ở Việt Nam. Tƣơng tự các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vấn đề sƣơng mù quang hóa ngày một biểu hiện rõ tại các đô thị lớn của Việt Nam nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời tăng chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của ngƣời nhà chăm sóc ngƣời ốm, tăng chi phí bảo dƣỡng công trình cũng nhƣ phục hồi hệ sinh thái. Có thể thấy, công nghiệp và xây dựng vẫn là ngành đóng góp lớn cho tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta. Ngành xây dựng đƣợc phục hồi, tăng trƣởng sau đại dịch thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng và là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Sự gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp và theo đó nhu cầu sử dụng năng lƣợng cũng tăng cao. Kết quả thống kê cho thấy mức tiêu thụ năng lƣợng của ngành công nghiệp chiếm 58% tổng mức tiêu thụ năng lƣợng của các ngành, kế tiếp là lĩnh vực giao thông vận tải chiếm 16,6%, thấp nhất là lĩnh vực nông, lâm và thủy sản chiếm 2%. Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia 2021 Biểu đồ 1.7. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo ngành (Nguồn: Niên giám Thống kê 2021) Gia tăng nhu cầu sử dụng năng lƣợng dẫn đến sự gia tăng phát thải các chất ô nhiễm vào môi trƣờng. Theo Niên giám Thống kê 2021, ƣớc tính tổng lƣợng phát thải do hoạt động năng lƣợng khoảng 289,9 triệu tấn CO2. Dự kiến sẽ tăng trong các năm tới do sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu trong đó có nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19. Trong khai thác khoáng sản, trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên, trữ lƣợng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp nhƣ dầu khí, than, bôxít, titan, apatit, đất hiếm, đá hoa trắng…, đa phần các loại khoáng sản còn lại có quy mô trữ lƣợng thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp 62
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với đầu tƣ quy mô lớn, hiện đại. Sản lƣợng khai thác tài nguyên quan trọng ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 đƣợc thể hiện nhƣ trong bảng sau: Bảng 1.2. Sản lƣợng khai thác một số loại tài nguyên quan trọng ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 TT Sản phẩm ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 1 Than sạch Nghìn tấn 41.664 42.384 47.158 44.598 48.308 2 Dầu thô khai Nghìn tấn 18.746 13.969 13.090 11.470 10.970 thác 3 Đá khai thác Nghìn m3 157,9 162,4 165,2 129,2 127,0 4 Quặng apatit Nghìn tấn 2.923,4 4.332,2 4.489,6 2.022,2 1.994,7 5 Gỗ xẻ Nghìn m3 4.526,0 5.098,7 5.239,7 5.435,2 5.471,1 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê) Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trƣờng năm 2021 của Chính Phủ, cả nƣớc hiện có trên 5.000 mỏ, điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau nằm phân bố rải rác tại nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc. Một số địa phƣơng có trữ lƣợng khoáng sản đa dạng về chủng loại đƣợc cấp phép khai thác nhƣ: Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Hải Phòng, Yên Bái… cũng theo Báo cáo, trên phạm vi cả nƣớc hiện có 4.020 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên, trữ lƣợng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp (nhƣ dầu khí, than, bôxit, titan, apatit, đất hiếm, đá hoa trắng…), phần lớn các loại khoáng sản còn lại có quy mô loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tƣ quy mô lớn, hiện đại. Đáng lƣu ý là tình khai thác khoáng sản trái phép tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng và xã hội. Bụi, khí độc hại, nƣớc thải… từ các khai trƣờng của các mỏ khoáng sản, bãi thải… là nguyên nhân phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm đối với môi trƣờng nói chung và môi trƣờng không khí nói riêng. Theo thống kê, nhóm ngành sản xuất công nghiệp cũng thải vào không khí một lƣợng khí thải điển hình. Cụ thể nhƣ sau: Nhóm ngành sản xuất Chất ô nhiễm đặc thù trong khí thải Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát điện Bụi, SO2, CO, NO2, VOC, muội khói đố nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt Nhóm ngành nhiệt điện Bụi, CO, H2S, SO2, và NOx Nhóm ngành sản xuất xi măng Bụi, NO2, SO2, CO Nhóm ngành sản xuất gang thép Bụi, rỉ sắt chứa các ôxit kim loại (FeO, MnO,Al2O3, SiO2, CaO, MgO); SO2 Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn cắt Bụi, Cl, SO2, formaldehyt, hydrocacbon, may, giặt tẩy, sấy NaOH, NaClO Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim Bụi, hơi kim loại nặng, CN-, HCl, SiO2, CO Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi kim loại dung môi hữu cơ, SO2, NO2 63
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nhóm ngành sản xuất Chất ô nhiễm đặc thù trong khí thải Nhóm ngành sản xuất hóa chất Bụi, H2S, NH3, hơi dung môi hữu cơ, hóa chất đặc thù, bụi, SO2, CO, NO2 Nhóm ngành khai thác dầu thô, khí CO, SO2, NOx, hydrocacbon Nhóm ngành khai thai sản xuất than và Bụi, SO2, NOx, CO khoáng sản ( Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp) 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả lấy số liệu thứ cấp của tổng cục môi trƣờng và niên giám thống kê năm 2021 để tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của việc thải khí thải vào không khí của các nhóm ngành sản xuất và khai thác. Từ đó, giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của khí thải của các ngành sản xuất và khai thác tới việc ô nhiễm môi trƣờng không khí. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Các chế độ kế toán hiện hành chƣa có các văn bản hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng… Hiện chƣa có nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán xanh vào Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ. Số lƣợng công trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề kế toán xanh cũng chƣa nhiều. Hầu hết nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đến những vấn đề liên quan đến kế toán xanh. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề kế toán xanh nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Ngoài ra, tác giả đã khảo sát nội dung môn kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tại một số trƣờng đại học chuyên ngành kế toán nhƣ kinh tế quốc dân, thƣơng mại, học viện tài chính, lao động xã hội, công đoàn. Tác giả thấy các giáo trình này chƣa đề cập đến chi phí ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất và khai thác. Nhƣ vậy, việc xác định kết quả tài chính của hoạt động sản xuất và hai thác còn chƣa bao gồm các chi phí gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Do đó, tác giả thấy rằng việc bổ sung kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác là vô cùng cần thiết. 3. Sự cần thiết có kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác tại Việt Nam. Kế toán xanh là một loại kế toán cố gắng đƣa yếu tố chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ có qua có lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu môi trƣờng, hƣớng đến sự phát triển bền vững. (Theo Wikipedia). Thuật ngữ kế toán xanh lần đầu tiên đƣợc sử dụng phổ biến bởi nhà kinh tế Peter Wood vào những năm 1980. Để dễ nắm bắt khái niệm hơn,có thể định nghĩa kế toán xanh nhƣ sau: Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung 64
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Theo S. Sudhamathi, S. Kaliyamoorthy (2014), kế toán xanh bao gồm 3 mục tiêu chính:  Xác định, thu thập, tính toán và phân tích vật liệu và các vật liệu liên quan đến năng lƣợng;  Báo cáo nội bộ và sử dụng thông tin về chi phí môi trƣờng;  Cung cấp thông tin liên quan đến chi phí khác trong quá trình ra quyết định, với mục đích đƣa ra các quyết định hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Một số nghiên cứu cho rằng, kế toán xanh đƣợc chia thành nhiều góc độ khác nhau, bao gồm 5 nội dung chính: Kế toán tài chính môi trƣờng; kế toán quản trị môi trƣờng; tài chính môi trƣờng; pháp luật về môi trƣờng; đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lƣợng chất thải gây hại đến môi trƣờng. Cùng với chiến lƣợc phát triển của Việt Nam là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trƣờng và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Nhà nƣớc đã quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng. Các nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới cho thấy, một số lợi ích của kế toán xanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: - Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của doanh nghiệp để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. - Việc áp dụng kế toán xanh sẽ giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện hơn để đo lƣờng quá trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các bên liên quan, giúp doanh nghiệp cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng, cổ đông, khách hàng… Việc đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế giúp doanh nghiệp tạo đƣợc lợi thế thƣơng mại, nâng cao uy tín trong cộng đồng nhờ phát triển hình ảnh ―xanh‖. - Áp dụng kế toán xanh giúp giảm giá thành sản xuất. Nếu thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ hạn chế đƣợc yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, năng lƣợng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm đƣợc giá thành sản xuất. - Việc thực hiện tốt kế toán xanh giúp nhà quản trị có thể đƣa ra những quyết định quan trọng nhƣ giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, đầu tƣ máy móc thiết bị để sản xuất tốt hơn, sạch hơn, đem lại những sản phẩm có chất lƣợng, dẫn đến làm giảm giá thành. Điều này giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn, giảm đƣợc các vấn đề về mặt pháp lý. 65
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Kế toán xanh còn giúp cải tiến hệ thống hạch toán hiện có nhờ vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán khoa học hơn và gắn kết đƣợc luồng thông tin của các hoạt động từ các bộ phận của doanh nghiệp. - Kế toán xanh giúp cung cấp cho kế toán lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà làm chính sách có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Từ đó, giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khỏe cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi doanh nghiệp. - Kế toán xanh góp phần tìm kiếm, cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trƣờng; hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên do con ngƣời tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trƣờng, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trƣờng sống. Việc tính toán chi phí môi trƣờng trong hoạt động sản xuất và khai thác của các doanh nghiệp là yếu tố cần thiết khi xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất và khai thác còn khó khăn trong việc xác định chi phí môi trƣờng. 4. Một số khó khăn khi thực hiện kế toán xanh trong hoạt động sản xuất, khai thác tại Việt Nam. Trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác hiện nay, tình trạng thải rác, khí bẩn vào môi trƣờng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh vì lợi nhuận, về giá cả hoặc có thể do trình độ hiểu biết về bảo vệ môi trƣờng còn ít... mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thải khí bẩn nhƣ ngành nhựa, gạch, ngành khai thác khoáng sản... đã không đề cập nhiều kế toán xanh trong việc ghi nhận phát sinh chi phí môi trƣờng trong quá trình sản xuất hoặc khai thác khoáng sản. Việc không ghi nhận chi phí môi trƣờng trong chi phí sản xuất, khai thác thƣờng do một số khó khăn sau: - Nhiều doanh nghiệp có xu hƣớng tránh né việc áp dụng kế toán xanh. Có thể do còn ít doanh nghiệp để ý đến việc khắc phục hậu quả về môi trƣờng không khí sau hoạt động sản xuất, khai thác. Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng còn kém, họ cho rằng khó có thể đo lƣờng mức độ độc hại về môi trƣờng của doanh nghiệp nên thƣờng né tránh chi phí này trong việc xác định kết quả kinh doanh. - Hiện nay, trên các tài khoản kế toán chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. - Các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính. 66
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ: Việc áp dụng kế toán xanh đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về kế toán và môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này còn thiếu hụt. 5. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng kế toán xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam Để đẩy mạnh ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam, những nội dung cần tập trung thực hiện gồm: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần quan tâm, chú trọng hơn đến việc áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp; Cần nghiên cứu, ban hành các văn bản hƣớng dẫn cách thức áp dụng kế toán xanh, có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam nên nghiên cứu, xây dựng và ban hành tài liệu hƣớng dẫn về kế toán xanh và nhấn mạnh đây là công cụ hữu hiệu quản lý hoạt động môi trƣờng của doanh nghiệp. Thứ hai, cần hoàn thiện xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Hệ thống báo cáo quản trị môi trƣờng sẽ cung cấp các thông tin về chi phí môi trƣờng cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ cho quá trình phân tích thông tin chi phí môi trƣờng, các nhà quản lý phải căn cứ vào hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Vì vậy, các doanh nghiệp cùng với các nhà nghiên cứu chính sách cần tập trung hoàn thiện xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Thứ ba, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế toán xanh, chú trọng nghiên cứu và áp dụng và coi kế toán xanh là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Thứ tư, phát huy sức mạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào việc áp dụng kế toán xanh để đạt đƣợc hiệu quả cao và theo hƣớng hội nhập quốc tế. Thứ năm, cần nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng kế toán xanh của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng kế toán xanh cho các doanh nghiệp. 6. Kết luận Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc sản xuất kinh doanh và khai thác khoáng sản là điều tất yếu. Hiện nay, nhà nƣớc đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển. Tuy nhiên, việc làm ảnh hƣởng không khí môi trƣờng ngày càng trầm trọng dẫn đến khí hậu ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bị nhiễm bẩn và thay đổi. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất và khai thác cần có chiến lƣợc lâu dài đƣa kế toán xanh vào chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp này có một khoản chi phí giúp cho nhà nƣớc cải tạo lại bầu không khí sau quá trình sản xuất, khai thác. Hoặc các doanh nghiệp có biện pháp xử lý ngay chất thải khí làm ô nhiễm môi trƣờng nhằm giữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triền theo hƣớng bền vững. 7. Tài liệu tham khảo 1. Bộ tài nguyên và môi trƣờng, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2021, môi trường không khí thực trạng và giải pháp, Hà Nội năm 2022 2. Luật bảo vệ môi trƣờng 67
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3. P. & Seifert, E.K. (2003), Green Accounting. London: Routledge. Hien, D.T.T. (2016), "Green accounting and Environmental accounting - Some modern perspectives", Journal of Accounting and Auditing, Vol. 4. 4. Farouk, S., Cherian, J. & Jacob, J. (2012), "Green Accoounting and Management for Sustainable Manufacturing in Developing countries", International Journal of Business and Management, Vol. 7 No. 20, pp. 36 - 43. 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2