intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển và tác động của chúng đến đa dạng sinh vật biển ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển kéo dài trên 3.260 km và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như dầu khí, du lịch, thủy sản… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu và lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển và tác động của chúng đến đa dạng sinh vật biển ở Việt Nam

  1. PLASTIC POLLUTION IN THE MARINE ENVIRONMENT AND ITS IMPACTS ON MARINE BIODIVERSITY IN VIETNAM Nguyen Thi Thanh Nhan Quang Binh University, Quang Binh province, Vietnam Email: thanhnhan1803@gmail.com Abstract Viet Nam is a coastal country that is a coastline stretching over 3,260km and more than 3,000 large and small islands. These were advantageous conditions that developed integrated marine economic in Viet Nam , namely oil and gas, tourism, aquaculture... However, the real status showed that those human needs and benefits have been depleting gradually marine resources and causing the marine environmental pollution seriously, especially plastic waste pollution. three remarkable characteristics of plastic waste were: (i) persist for longtime in marine environment, (ii) come from land and coastal regions, and (iii) have the large volume and increasing rapidly over time. This becomes a serious environmental problem because its physical impacts (plastic entanglement, plastic misuse) and its chemical impacts (additives in plastic , accumulation of microplastic and chemical toxics) on marine biodiversity.From then, four solutions suggested preventing and reducing the pollution of plastic waste in the marine environment. Keywords: plastic waste, marine environment, marine biodiversity 120
  2. Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TRONG MÔI TRƢỜNG BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH VẬT BIỂN Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Email: thanhnhan1803@gmail.com Tóm tắt Việt Nam là một quốc gia có bờ biển kéo dài trên 3.260 km và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như dầu khí, du lịch, thủy sản… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu và lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa. Trong môi trường biển, rác thải nhựa tồn tại lâu dài với nguồn phát sinh chủ yếu từ đất liền (hơn 80%) , đồng thời có khối lượng lớn và gia tăng nhanh theo thời gian. Điều này trở thành một thách thức lớn đối với môi trường khi tác động của nó về mặt vật lý (vướng nhựa, ăn nhầm nhựa) và hóa học (các chất phụ gia trong rác thải nhựa và vi nhựa tích lũy và sản sinh chất độc) đến đa dạng sinh học biển ngày càng trầm trọng. Trên cơ sở đó, bốn giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong môi trường biển đã được đề xuất. Từ khóa: rác thải nhựa, môi trường biển, đa dạng sinh học biển 121
  3. 1. Đặt vấn đề Nhựa là loại vật liệu có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các vật liệu truyền thống (gỗ, kim loại, thủy tinh,...) như nhẹ hơn, nguyên liệu rẻ, có khả năng chống ăn mòn và thấm nước cao, nhiệt độ nóng chảy thấp nên dễ tạo hình và chế tác sản phẩm dễ dàng hơn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm hạ. Năm 2015, ngành nhựa sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu tấn sản phẩm, dự báo hết năm 2019 sản lượng nhựa sản xuất đạt mức 8,9 triệu tấn. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam từ 3,8 kg/người năm 1990 lên 41 kg/người năm 2015 và tiếp tăng trong thời gian tới [4,5]. Đó chính là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp nhựa trở nên lớn mạnh với vô vàn sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nhựa thế giới với sản lượng từ 1,7 triệu tấn (1950) lên đến 348 triệu tấn (2017) [4] đã khiến môi trường toàn cầu và đặc biệt là các vùng biển trên thế giới phải gồng mình gánh chịu một lượng rác thải nhựa khổng lồ. Biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, kéo dài 3.260 kmvà đây là một vùng biển tấp nập bậc nhất thế giới với số lượng tàu bè lưu thông lớn. Hơn nữa, bờ biển Việt Nam với nhiều cửa sông cùng bãi biển có tính đa dạng sinh học cao và trữ lượng thủy sản lớn. Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động do con người đã gây ô nhiễm môi trường và các tác động đến hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nhựa và bọc nilong. Điều này trở thành một thách thức lớn đối với môi trường khi tác động của nó đến đa dạng sinh học biển và con người đang ngày càng trầm trọng. 2. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Các số liệu của bài viết dựa trên nội dung của các báo cáo, quyết định, các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, có liên quan đến rác thải nhựa, ngành nhựa, đa dạng sinh học ở Việt Nam. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu kế thừa từ những tài liệu trích dẫn để minh chứng nhằm tăng tính thuyết phục cho các luận điểm, luận cứ. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm của rác thải nhựa trong môi trƣờng biển 3.1.1. Tồn tại lâu trong môi trƣờng biển Do đặc điểm cấu trúc polimer nên nhựa có tính bền cơ học cao, chống thấm nước, dầu mỡ, oxy và các khí khác nên nhựa tồn tại lâu trong môi trường biển. Thông thường dưới tác động vật lý của môi trường, cấu trúc polimer của nhựa bị bị bẻ gãy sau một thời gian tiếp xúc với ánh sáng, nước,… Các mảnh rác thải nhựa lớn sẽ phân rã cơ học thành các mảnh nhựa nhỏ hơn có kích thước trên 5mm (macroplastic)), sau đó là các hạt vi nhựa có kích thước rất nhỏ dưới 5mm (microplastic)) và hoàn toàn không bị phân hủy hay chuyển đổi thành chất khác. Quá trình phân hủy này thường 122
  4. diễn ra rất lâu, từ hàng trăm năm thậm chí đến hàng nghìn năm đối với các sản phẩm nhựa thông thường. Chỉ có một số ít rác thải nhựa có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch truyền thống (dầu mỏ, khí đốt, than đá) hay sinh học từ tinh bột ngô, khoai, sắn,..) mới có khả năng phân hủy sinh học với thời gian tồn tại ngắn hơn. Bảng 1: Thời gian tồn tại của một số loại rác thải trong môi trƣờng biển Loại rác thải Thời gian tồn tại Loại rác thải Thời gian tồn tại Khăn giấy 2-4 tuần Túi nhựa 10-20 năm Tờ báo 6 tuần Chai nhựa 100 năm Thùng các - tông 2 tháng Đồ uống bằng nhựa 400 năm Lõi táo 2 tháng Dây câu đơn nhựa 600 năm Găng tay bông (cotton) 1-5 tháng Tã dùng một lần 50-100 năm Găng tay len 1 năm Hộp thiếc 50 năm Ván ép 1-3 năm Hộp nhôm 200 năm Gỗ có sơn 13 năm Chai lọ thủy tinh không xác định Nguồn: Phòng thí nghiệm Mote Marine, 1993 [14] 3.1.2. Nguồn gốc chủ yếu từ đất liền Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), con người thải ra 300 triệu tấn nhựa mỗi năm vào các bãi chôn lấp và môi trường tự nhiên. Đối với môi trường biển, hơn 80% rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền. Theo đó, các dòng sông mang rác thải nhựa từ sâu trong lục địa ra biển và trở thành nguồn chính gây ô nhiễm biển và đại dương. Dân số ở lưu vực các con sông đông đúc, các đô thị lớn phồn thịnh cùng hệ thống dịch vụ, du lịch đã khiến rác thải nhựa trở thành gánh nặng cho các con sông. Mười con sông ô nhiễm rác thải nhựa nhất thế giới lại chủ yếu ở châu Á và châu Phi gồm sông Ấn, sông Hằng, sông Amur, sông Mêkông, sông Châu Giang, sông Hải Hà, sông Hoàng Hà, sông Yên Tử, sông Nin và sông Niger. Với dân số 61.740.094 người sống trong diện tích lưu vực 771.941 km2 đã khiến sông Mêkông mang tải lượng rác thải nhựa vi mô lên đến 33.431 tấn đổ vào biển Đông (Christian Schmidt, 2017) [8]. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 4 với lượng phát thải vào đại dương mỗi năm khoảng 1,83 triệu tấn (Jambeck et al., 2015). Trên biển, các hoạt động kinh tế - xã hội và nhiều hoạt động khác vẫn chưa được quản lý chặt chẽ đã đưa ra môi trường khoảng 20% lượng rác thải nhựa. Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế sôi động bậc nhất thế giới, rác thải nhựa từ hàng vạn lượt chuyến tàu vận tải và tàu đánh cá của các nước sẽ thải ra một lượng lớn rác thải. Trong đó, việc mất hoặc thải bỏ các ngư cụ trong khai thác thủy hải sản là loại rác thải nhựa phổ biến trên biển [12]. 123
  5. 3.1.3. Trữ lƣợng lớn và gia tăng nhanh trong môi trƣờng biển Hiện nay, dân số Việt Nam đạt mốc 96.208.984 người (ngày 01/4/2019). Trong đó, dân cư chủ yếu tập trung ở vùng ven sông, ven biển và tiếp tục tăng nhanh sẽ gây áp lực lớn cho môi trường biển. Vào năm 2010, 192 các quốc gia có đường bờ với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Chết đã thải ra môi trường tổng cộng 275 triệu tấn nhựa và 8 triệu tấn rác thải nhựa trong số này đã đi vào môi trường biển. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines) trong số 10 quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới. Theo đó, mỗi năm Việt Nam thải ra 1,83 triệu tấn rác thải nhựa, khối lượng rác thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm [9]. Ngoài ra, gió, bão và các dòng hải lưu cũng mang theo một lượng lớn rác thải từ đại dương vào khiến trữ lượng rác thải trong biển Đông tăng lên. Số rác thải nhựa này phân bố khắp nơi trong môi trường biển, tập trung ở ba khu vực sau là đáy biển,trôi nổi trên mặt và gần bề mặt biển, các bãi biển. Lượng rác thải nhựa chủ yếu tập kết ở đáy biển chiếm hơn 90%. So với lượng rác thải nhựa trong môi trường biển, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ rác thải nhựa trôi nổi trên bề mặt hoặc gần bề mặt biển với khoảng 1%. Về rác thải trên các bãi biển, việc xả rác thải nhựa bừa bãi cùng với một lượng lớn trôi dạt từ đại dương vào bờ làm mật độ rác thải nhựa rất cao. Thực tế, nhìn bằng mắt thường bãi biển có thể rất sạch, tuy nhiên một lượng lớn nhựa kích thước rất nhỏ dưới 5mm (microplastic) vẫn còn tồn tại nơi đây. 3.2. Tác động của rác thải nhựa đến đa dạng sinh học biển Việt Nam Với đặc tính tồn tại lâu trong môi trường biển, rác thải nhựa đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các hệ sinh thái biển, ảnh hưởng trực tiếp tới giống loài, nguồn gen, sự sống của nhiều loài sinh vật khác nhau như sinh vật phù du, cá biển, rùa biển, chim biển,... Rác thải nhựa khắp nơi làm ô nhiễm nơi cư trú của sinh vật. Về tác động vật lý, nhiều loài sinh vật bị chết do vướng nhựa, đặc biệt là vướng vào các lưới đánh cá bị bỏ lại trong biển. Ngoài ra, việc nhầm lẫn rác thải nhựa là thức ăn cũng phổ biến với các loài sinh vật. Matthew S. Savoca (2014) đã tiến hành nhiều thí nghiệm cho thấy một số loài chim biển hoặc cá bị nhựa quyến rũ vì mùi hương. Đặc biệt là mùi có liên quan đến hợp chất dimethy sulfide (DMS). Chất này nổi tiếng dễ dàng hấp dẫn các loài chim vì mùi mà nó tỏa ra từ nhựa [12]. Sinh vật ăn nhựa lâu dần sẽ bị lấp đầy chỗ trống trong dạ dày và chết. Nghiên cứu của Rochman và nnk (2015) đã chỉ ra được 28% cá thể cá và 55% các loài sinh vật biển ở Indonesia có chứa các mảnh nhựa. Đây là những loại hải sản phổ biến được làm thực phẩm hàng ngày của người dân Indonesia [13]. Điều này cũng xảy ra tương tự với các loài sinh vật ở Việt Nam khi biển Đông của chúng ta là nơi chứa đựng rác thải gần như nhiều nhất thế giới với phần lớn lượng rác thải biển tập trung chủ yếu từ các nguồn thải ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Như đã đề cập ở trên, rác thải nhựa không những gây cản trở quá trình tiêu hóa của sinh vật mà còn mang theo những chất độc hại như PCBs, PAHs, .... vào trong cơ thể chúng gây ảnh hưởng về mặt hóa học. Các chất phụ gia trong rác thải nhựa có thể tác động tiêu cực hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật [6]. Chẳng hạn hoá chất Phthalates có nguy cơ dẫn đến biến đổi gen, thay đổi hành vi, tập tính của sinh vật. Hơn nữa, các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển chứa nhiều tác động 124
  6. tiềm tàng và nguy hiểm đến cơ thể sinh vật. Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ nguy hiểm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 90% các nhãn hiệu muối được lấy mẫu trên toàn cầu đã được tìm thấy có chứa vi nhựa với tỉ lệ vi nhựa cao đến từ muối có nguồn gốc châu Á [10]. Nghiên cứu này là một minh chứng chỉ ra rằng các sản phẩm từ biển đang bị ô nhiễm bởi vi nhựa. Bên cạnh đó, các hạt vi nhựa này được cho là một sự đe dọa nghiên trọng đến sinh vật phù du, cá nhỏ, chim, hàu và nhiều loài động vật thủy sinh khác do nhầm lẫn hạt vi nhựa là nguồn thức ăn. Từ đó các hạt vi nhựa hiện diện và di chuyển trong hệ sinh thái biển qua chuỗi và lưới thức ăn. Do đặc tính không tan và khó phân hủy nên hàng nghìn phân tử nhựa bị tích lũy lại trong cơ thể. Cuối cùng, các hạt vi nhựa theo đường thực phẩm đi thẳng vào dạ dày con người, di chuyển khắp cơ thể, tích lũy và sản sinh chất độc gây tổn hại đến sức khỏe. 3.3. Một số giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong môi trƣờng biển Hiện nay, có rất nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để tác động vào nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm nhựa, từ trước khi sản xuất cho đến sau khi trở thành chất thải nhằm kiểm soát rác thải nhựa trên biển. Để giảm thiểu và hạn chế phát sinh rác thải nhựa trong môi trường biển một số giải pháp sau đây được đề xuất: Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải nhựa. Mỗi người dân là một tế bào của xã hội do vậy sự chung tay góp sức của người dân chính là cội nguồn của một xã hội lành mạnh. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người để từ đó thay đổi ý thức, hành vi, thói quen về các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sản phẩm sử dụng một lần trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp cùng thay đổi và chung tay hành động bảo vệ môi trường dựa trên nguyến tắc 3R là giảm thiểu (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) nhằm hạn chế rác thải nhựa thải vào môi trường biển. Thứ hai, tăng cường quản lý sản xuất các sản phẩm nhựa và tiêu thụ nhựa. Năm 2015, ngành nhựa sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu tấn sản phẩm, dự báo hết năm 2019 sản lượng nhựa sản xuất đạt mức 8,9 triệu tấn. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam từ 3,8 kg/người năm 1990 lên 41 kg/người năm 2015 và tiếp tăng trong thời gian tới [4,5]. Do đó, Nhà nước cần ban hành các quyết định hoặc chỉ thị tăng cường công tác quản lý việc sử dụng và thải bỏ các bao bì dùng một lần khó phân hủy, thậm chí hạn chế cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất túi nilon khó phân hủy. Đồng thời, xây dựng các biện pháp kinh tế liên quan đến thuế hoặc phí xử phạt để hạn chế và giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Bên cạnh đó, ngành nhựa cần chuyển dịch dần từ sản xuất nhựa khó phân hủy sang các sản phẩm nhựa sinh học, thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam và thế giới. Thứ ba, thúc đẩy nghiên cứu các công nghệ vật liệu mới thay thế nhựa và các sáng kiến giảm thiểu, tái chế rác thải nhựa. Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế rác thải nhựa đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Thứ tư, hợp tác quốc tế để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ở Biển Đông. Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác khu vực, chia sẻ thông tin về ô nhiễm rác thải nhựa ở khu 125
  7. vực Biển Đông. Để thực hiện điều này, các quốc gia trong khu vực cần có kế hoạch hành động cùng với nguồn lực hậu thuẫn phù hợp để giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển đối với từng quốc gia. 4. Kết luận Hiện nay, biển Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi một trữ lượng rác thải nhựa lớn và gia tăng nhanh theo thời gian. Lượng rác thải nhựa này chủ yếu phát sinh từ đất liền và tồn tại rất lâu trong môi trường biển. Chính vì thế, rác thải nhựa tác động rất lớn đến đa dạng sinh vật biển, đe dọa và gây nguy hiểm cho các giống loài động vật thủy sinh, hệ sinh thái biển qua những ảnh hưởng vật lý (ăn nhầm nhựa, vướng nhựa) và ảnh hưởng hóa học (phát tán và tích lũy chất độc trong cơ thể). Do vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và tích cực áp dụng nguyên tắc 3R nhằm làm giảm lượng rác thải nhựa. Các cấp, ban, ngành cần xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa để bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Quyết định 06/VBHN-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển, Hà Nội. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội. [3] Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt, Hà Nội. [4] Công ty chứng khoán FPT (2017), Báo cáo ngành nhựa: Duy trì tích cực từ xu hướng giá nhiên liệu toàn cầu, Hà Nội. [5] Công ty chứng khoán FPT (2019), Báo cáo ngành nhựa: Giải quyết bài toán nguyên liệu, duy trì đà tăng trưởng, Hà Nội. [6] Hà Thanh Biên (2018), Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển, Tạp chí môi trường (chuyên đề III - 2018), Hà Nội. [7] Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009), Sinh vật và sinh thái biển (tập IV), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [8] Christian Schmidt, Tobias Krauth, and Stephan Wagner (2017), Export of Plastic Debris by Rivers into the Sea, Environmental Science & Technology. [9] Jenna R.Jamback et al. (2015), Plastic waste inputs from land ioto the ocean, Science , 347(6223):768-771. [10] Kim, Ji-Su. et al. (2018), Global Pattern of Microplastics (MPs) in Commercial Food-Grade Salts: Sea Salt as an Indicator of Seawater MP Pollution, Environmental Science & Technology. 126
  8. [11] Matthew S. Savoca and Gabrielle A. Nevitt (2014), Evidence that dimethyl sulfide facilitates a tritrophic mutualism between marine primary producers and top predators, PNAS March 18, 2014, Vol 111 (11) 4157-4161 [12] Ostle, C. et al. (2019), The rise in ocean plastics evidenced from a 60-year time series, Nature Commun.10, 1622. [13] Rochman CM, et al. (2015), Anthropogenic debris in seafood: Plastic debris and fibers from textiles in fish and bivalves sold for human consumption, Sci. Rep.5. [14] http://cmore.soest.hawaii.edu/cruises/super/biodegradation.htm, truy cập ngày 25/11/2019. 127
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2