intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

Chia sẻ: Vũ Minh Dương | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

574
lượt xem
203
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Noise (ồn) trong tiếng Anh có nguồn gốc Latinh là NOXIA, nghĩa là tổn thương hoặc đau đớn. Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

  1. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
  2. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỘI VỚI TIẾNG ỒN CỦA TAI NGƯỜI
  3. ĐỊNH NGHĨA TIẾNG ỒN  Noise (ồn) trong tiếng Anh có nguồn gốc Latinh là NOXIA, nghĩa là tổn thương hoặc đau đớn. Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi.
  4. Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng ồn. Như vậy, theo định nghĩa đó, khái niệm về tiếng ồn là có tính chất ước lệ.
  5. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Các nhà khoa học tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP HCM, kết luận: Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc và đều vượt mức cho phép.
  6.  Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn khoảng 0,2-04 dB nhưng từ năm đến năm 2009, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm trước đó cộng lại. Trong ba nguồn gây tiếng ồn chính: hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng- dịch vụ thì nguyên nhân của sự gia tăng mức độ ồn phần lớn đều do giao thông gây ra.
  7. Một báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết phân nửa đô thị ở châu Âu đang chịu đựng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không
  8. Theo EEA, trong số những thủ đô được đề cập trong báo cáo, Bratislava (Slovakia) là nơi ồn ào nhất với khoảng 55% người dân đang chịu đựng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Đứng sau Bratislava là Warsaw (Ba Lan) và Paris (Pháp). Vào đầu năm nay, EEA ước tính rằng khoảng 67 triệu người dân đô thị tại 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu đang đối mặt với những tiếng ồn trên mức 55 decibel.
  9.  Tiếng ồn khoảng 50 đềxiben sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và nghỉ ngơi.  Từ 70 đềxiben trở lên sẽ gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến công việc, thậm chí dẫn đến sự cố. Nếu làm việc lâu trong môi trường có tiếng ồn trên 70 đềxiben thì khả năng nghe sẽ bị tổn thương, đồng thời dẫn đến đau đầu, buồn nôn, huyết áp không ổn định, và nhịp tim tăng nhanh.  Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tiếng ồn có thể làm giảm khả năng mẫn cảm của mắt đối với ánh sáng. Khi tiếng ồn đạt đến 90 đềxiben thì tính mẫn cảm để phân biệt ánh sáng của mắt bắt đầu giảm.  Đến 95 đềxiben thì khoảng 2/3 số người nhìn mọi vật lờ mờ.  Khi tiếng ồn lên đến 115 đềxiben thì khả năng thích ứng ánh sáng nhãn cầu của mắt ở tất cả mọi người đều giảm.
  10. CÁC ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU CỦA ÂM THANH
  11. TẦN SỐ ÂM THANH  Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động nhất định của sóng âm. Bình thường, tai người cảm thụ được các âm thanh có tần số từ 16 − 20000 Hz. Trong đó, các âm có tần số < 300 Hz gọi là âm hạ tần, từ 300 − 1000 Hz gọi là âm trung tần, > 1000 Hz gọi là âm cao tần.  Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số của âm. Các âm trầm có tần số thấp. Các âm cao có tần số cao.
  12. Khả năng nghe các âm thanh cao, thấp khác nhau tùy thộc vào lứa tuổi ... Các tiếng ồn có tần số cao tác hại tới cơ quan phân tích thính giác mạnh hơn các tiếng ồn có tần số thấp. Tiếng nói bình thường của người ta ở trong khoảng tần số 64 − 13000 Hz. Quan trọng nhất là các âm có tần số từ 350 − 4000Hz.
  13. Với độ tăng tuyệt đối của các tần số âm mà lại phản ứng với sự tăng tương đối của các tần số âm. Khi tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm nghe đươc tăng lên 1 tông, trường hợp này được gọi là một octave tần số. Octave tần số là một dải của nhiều tần số âm mà giới hạn trên cao gấp đôi giới hạn dưới. Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở 8 octave là : 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000Hz.
  14. CƯỜNG ĐỘ ÂM THANH Mỗi âm thanh đều mang một năng lượng âm nhất định. Năng lượng này rất nhỏ và được đánh giá bởi biên độ dao động của sóng âm trên đường truyền âm. Đơn vị đo là : erg/cm2/s hoặc W/cm2. Trên thực tế, người ta ít dùng các đơn vị vật lý vì phức tạp, mà khả năng tiếp thu tiếng ồn còn phụ thuộc vào cảm giác của tai.
  15.  Thang độ ồn của tiếng động : ngưỡng nghe thấy của tai người bắt đầu từ âm thanh có năng lượng 10-9 erg/cm2/s. Nhưng cảm giác về độ ồn tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng âm lực. Khi âm lực tăng 10 lần, thì cảm giác ồn tăng 1 lần . Khi âm lực tăng 100 lần, thì cảm giác ồn tăng 2 lần, nghĩa là cảm giác về độ ồn tăng tỷ lệ thuận với lôgarít thập phân của sự tăng âm lực. Khi năng lượng âm đạt tới 104 erg/cm2/s, tai bắt đầu cảm thấy đau. Đối với âm thanh có tần số 1000Hz (tần số âm mà tai người nghe rõ nhất) từ ngưỡng nghe tới ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 10 lần, thì cường độ âm thanh nghe thấy tăng thêm 1 lần ... Từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 1013 lần, thì cường độ âm tăng thêm 13 lần. Mỗi bậc cường độ tăng được gọi là 1 Bel.
  16. Theo định luật Weber − Fechner, 1 dB tương ứng với sự thay đổi nhỏ nhất về độ ồn mà cảm giác nhận ra được. 110BeldBdeciBel=()
  17. Dưới đây là vài giá trị của áp âm  Tiếng tim đập : 10 dB  Nói thầm : 20 dB  Nói to : 70 dB  Cơ khí : 75 − 85 dB  Còi ô tô : 90 dB  Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB  Dệt : 98 − 100 dB  Máy cưa : 98 − 105 dB  Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB
  18. Để xác định một cách sát hợp hơn sức cảm thụ của thính giác với sự kết hợp khác nhau của tần số và cường độ âm thanh, người ta còn dùng đơn vị đo lường Phone. Phone tương đương với 1 dB ở tần số 100Hz. Các máy đo tiếng ồn hiện nay đều có khả năng đo mức vang của âm tính theo đơn vị deciBel A (dBA). Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức cường độ âm chung của các giải octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000Hz nhờ các kết cấu riêng của máy đo. Người ta gọi âm thanh đo theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng. Trị số dBA giúp đánh giá
  19. PHÂN LỌAI TIẾNG ỒN Theo tính chất vật lý của âm thanh: Có thể chia tiếng ồn thành những loại sau :  Tiếng ồn ổn định.  Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dB trong suốt thời gian có tiếng ồn.  Tiếng ồn không ổn định.  Mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt quá 5 dB. Có 3 loại tiếng ồn không ổn định :  +Tiếng ồn dao động.  +Tiếng ồn ngắt quãng.  +Tiếng ồn xung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2