Olmec, Nền văn minh bí ẩn ở Trung Mỹ<br />
Olmec, nền văn minh nông nghiệp nổi lên ở vùng Trung Mỹ vào khoảng năm 1600 TCN,<br />
phát triển rực rở và bị bỏ hoang một cách đầy bí ẩn. Nó chỉ được người hiện đại biết đến<br />
vào năm 1862 bởi một nhà khảo cổ người Mexico - José Melgar y Serrano. [1]<br />
Phát triển và lụi tàn<br />
Nền văn minh Olmec phát tích ở khu vực trung tâm miền Nam Mexico từ khoảng 2500 TCN,<br />
phát triển vào khoảng từ 1600-1500 TCN, là nền văn minh đầu tiên ở Trung Mỹ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kim tự tháp của người Olmec<br />
Dấu hiệu quen thuộc của người Olmec là những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo và các bức<br />
tượng đúc khổng lồ.<br />
Thành phố San Lorenzo Tenochtitlan, trung tâm của nền văn hóa Olmec, nổi lên từ khoảng năm<br />
1400 TCN trên vùng đồng bằng phù sa trù phú dọc con sông Coatzacoalcos; tương tự như các<br />
nền văn minh cổ khác ở lưu vực sông Nile, Indus và Hoàng Hà.<br />
Vào khoảng những năm 900 TCN, San Lorenzo rơi vào cảnh suy tàn và La Venta được thay thế<br />
như một thủ đô mới, cho đến khi người Olmec bỏ rơi nó một cách lạ lùng vào khoảng năm 400<br />
TCN.<br />
Có giả thuyết cho rằng sự ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên, con sôngCoatzacoalcoskhô<br />
cạn và nạn đói xảy ra chính là nguyên nhân đưa người Olmec di cư hàng loạt và bỏ rơi lại các<br />
thành phố đang trong hồi phát triển rực rỡ.<br />
Ngày nay tại vùng Trung Mỹ, các kim tự tháp to lớn của người Olmec vẫn còn hiện hữu, nhiều<br />
đồ vật quý giá được tìm thấy ở La Venta cho biết họ từng sống trong sự giàu có.<br />
Hơn 170 di tích Olmec được tìm thấy trong khu vực, La Venta, Tabasco (38%); San Lorenzo<br />
Tenochtitlan, Veracruz (30%); Laguna de los Cerros, Veracruz (12%).<br />
Ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài khu vực trung tâm Chalcatzingo, đến tận vùng cao nguyên<br />
Mexico, Izapa, đến cả vùng bờ biển Thái Bình Dương gần Guatemala; hàng hóa Olmec đã được<br />
tìm thấy trên khắp Trung Mỹ trong thời gian này.<br />
Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy dấu vết nào thể hiện cấu trúc xã hội của<br />
nền văn minh Olmec. Mặc dù có giả thuyết đưa ra là dân Olmec sống tập trung trong các làng,<br />
còn các trung tâm như San Lorenzo và La Venta chỉ đóng vai trò tổ chức nghi lễ.<br />
Chữ viết và lịch của dân Olmec<br />
Các nhà nghiên cứu ghi nhận, Olmec là nền văn minh đầu tiên ở Nam Mỹ phát triển được hệ<br />
thống chữ viết, các chữ tượng hình được đào bới vào năm 2006 ởSan Lorenzocho thấy nó được<br />
chạm khắc vào khoảng năm 900 TCN. Tuy nhiên, đã có sự tranh cãi diễn ra giữa các nhà khoa<br />
học khi các biểu tượng được tìm thấy lại không đồng nhất với chữ viết của các nền văn minh<br />
khác ở Nam Mỹ và có giả thuyết đặt ra là các chữ tượng hình này còn có trước cả nền văn minh<br />
Maya. [2]<br />
Phiến đá cổ được cho là chứa văn bản của người Olmec, nó được khắc theo lối hàng ngan với 28<br />
biểu tượng khác nhau. Nó khác với hệ thống chữ viết của các nền văn minh khác ở Nam Mỹ, bố<br />
trí theo chiều dọc<br />
Ngoài chữ viết, lịch pháp của người Olmec cũng tương tự như của người Maya, khi họ sử dụng<br />
đến 3 loại lịch khác trong cuộc sống.<br />
- Thánh lịch hình thành từ sự kết hợp tuần hoàn của hai vòng, vòng thứ nhất có 13 số (từ 1 đến<br />
13), và vòng thứ hai gồm 20 tên gọi thần linh khác nhau. Do vậy, một năm theo thánh lịch<br />
Olmec có 260 ngày (13×20), mỗi ngày có tên gọi hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, khi phương<br />
Tây nói “thứ sáu ngày 23 tháng 9” thì cư dân Trung Mỹ cổ nói là ngày “3 Imix” (Imix: tên thần).<br />
Loại thánh lịch này ngày nay vẫn được nhiều cộng đồng bản địa châu Mỹ sử dụng.<br />
- Dương lịch. Một năm theo dương lịch cổ Trung Mỹ gồm 18 tháng, mỗi tháng dài 20 ngày, cộng<br />
với 5 ngày riêng biệt nữa, tổng cộng một năm có 365 ngày, gần đúng với Tây lịch ngày nay.<br />
Trong dương lịch Olmec, mỗi ngày trong tháng đều được gọi bằng tên của một vị thần hộ mệnh,<br />
hoàn toàn khác biệt với tên thần trong thánh lịch. Ví dụ, thánh lịch gọi thứ sáu ngày 23 tháng 9 là<br />
“3 Imix” thì dương lịch gọi là “15 Zac” (Zac: tên thần).<br />
- Loại lịch thứ ba hình thành từ sự kết hợp hai loại lịch trên, hình thành các vòng chu kỳ, mỗi<br />
vòng dài 52 năm. Ví dụ, thứ sáu ngày 23 tháng 9 là “3 Imix, 15 Zac” thì phải đến 52 năm sau<br />
mới gặp lại ngày này. [3]<br />
Các vị thần trong văn hóa tâm linh của người Olmec<br />
Các cuộc khảo cổ tìm thấy nhiều bức tượng thần của người Olmec như thần mưa, thần lửa, thần<br />
nông… hầu hết các cổ vật tìm thấy thể hiện một đời sống nông nghiệp từng phát triển rực rỡ tại<br />
Trung Mỹ.<br />
Vị thần trông nom và phát triển các loại cây trồng được tìm thấy nhiều nơi ở Mexico với nhiều<br />
hóa thân khác nhau.<br />
Tổng hợp từ Internet<br />
[1] http://news.nationalgeographic.com/news/2011/08/110801-three-cat-carving-felines-triad-<br />
olmec-mexico-science/<br />
[2] http://news.nationalgeographic.com/news/2006/09/060914-oldest-writing.html<br />
[3] Ths. Nguyễn Ngọc Thơ – Văn minh Olmec<br />