intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập văn học 10 part 9

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

133
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có luc thăng trầm, nhưng xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao. - Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc đạt đến trình độ cao, chói sáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập văn học 10 part 9

  1. - Triều đ ại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có luc thăng trầm, nhưng xã hộ i Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển m ạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đ ổi lớn lao. - Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng h ải, thương nghiệp mở mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội ho ạ, âm nh ạc đạt đ ến trình độ cao, chói sáng. Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đ ề cao, việc họ c thịnh đạt. Các tao nhân mặc khách được trọng vọng. - Đó là những nguyên nhân tạo nên bước phát triển kỳ diệu của thơ Đường. II. Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đư ờng. 1. Nội dung - Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ , trăng, tuyết gió mây.... thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê hương đất nước (Lư Sơn bộc bố , Tuyệt cú...) - Cảm hứng nhân đạo: nói lên nỗ i khổ của nhân dân vì cơ hàn, vì chiến tranh loạn lạc, lòng khao khát hạnh phúc, hoà bình, ca ngợi tình vợ chồng, tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Qu ảng Lăng...) - Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn d ật ở chốn điền viên, lâm tuyền. Có nh ững vần thơ nói về sinh ho ạt thôn dã, đồng nội; thú vui cầm, k ỳ, thi tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là mộ t đề tài có nhiều tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rấ t phong phú và đa dạng, là một bức tranh rộng lớn xã h ội Trung Quốc thời Đường trong 300 năm. 2. Nghệ thuật a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường lu ật.
  2. b. Luậ t thơ: - Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng). - Bằng, trắc. - Niêm (dính). - Đối. - Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nh ất là Đường lu ật. + Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp. + Thơ bát cú: đề, th ực, luận, kết. c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm xúc, Thi trung hữu ho ạ. Thi trung hữu cầm. Coi trọng lời thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã...) ước lệ tượng trưng.... d. Tứ thơ: p hong phú, đa dạng, biến hoá, khơi gợi... Tóm lại, làm thơ Đường phải giỏi, phải có tay ngh ề cao và giàu tâm hồn thi sĩ . Họ c và cảm thụ thơ Đường phải hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Đường. Đẻ đ ất đẻ nước I. Một vài nét về tác phẩm 1. Quy mô Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có quy mô hoành tráng. Bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài tới 8503 câu thơ. Người Mường ở Ngh ĩ Lộ, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá còn truyền tụng "Đẻ đất đẻ nước". Các thầy mo (th ầy cúng) vẫn đọc "Đẻ đất đẻ nước" trong các tang lễ. 2. Tóm tắ t Thuở ấy, khi đất trời còn hỗn mang, bỗng "mưa d ầm mưa d ãi" nước ngập mênh mông, 50 ngày sau mới rút h ết. Tự nhiên
  3. mọ c lên một cây xanh có 90 cành, có mộ t cành cao trọc trời, biến thành ông Thu Tha, Bà Thu Thiên. Hai Thần truyền lệnh làm ra Đất, Trời và Vạn vật. Sau đó, nắng dữ dội suốt 12 năm liền, m ặt đất xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn suốt chín, mười ngày đêm; hạt mưa to bằng qu ả bưởi, nước lại ngập bao la. Bẩy tháng sau nước rút cạn, có mộ t cây si khổng lồ mọc lên tua tủa 1919 cành. Trời sai con Sâu Gang khoét ruỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗ i cành hoá ra một bản mường: ..."Mộ t cành đổ về đất Sạp Nên mường Sạp. Một cành đổ về đất Giạp Nên mường Giạp. Một cành ngã về đ ất Bi, đất Lỗ. Nên Mường Bi, Mường Lỗ..." Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng kì dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đã ăn hết 9 chõ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chõ xôi: "Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ Lớn cao hơn đụn chính, đụn mười. Tiếng cười như tiếng trống cái Tiếng nói như tiếng sấm vang Xương vai dài tám mươi lóng Xương sống dài b ẩy mươi gang..." Vua trời cho mười nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Hai cun cưõi ngựa bạc, vác ná đi sãn lợn rừng, gặp các nàng tiên
  4. "lưng ong, tóc mượt". Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ n ên chồng . Sau 12 năm 9 tháng, hai nàng tiên sinh được mộ t bầy con mà "Trống chim Tùng, mái chim tót là con út con yêu". Đôi chim trống mái sau "9 ngày, 9 đêm, 9 tháng" để ra 1919 chiếc trứng nở ra Thần Chớp, Th ần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, thú dữ... Đôi chim đẻ ra lứa thứ h ai "được một trứng đen đen bốn khúc - Trứng b ầu dục 4 khuôn - Mặt vuông mặt tròn chín cạnh -Rành rành mư ời hai quai"... Mụ Dạ Dần sai chim chiền chiện ấp, trứng n ở ra mộ t bầy con, mỗi đứa nói mộ t thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng K inh, tiếng Mọn, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Mèo… Trứng cũng nở ra anh em nhà lang: ông Dịt Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng.... Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mư ờng có từ đ ấy. Thần Cuộng Minh Vàng Rậm, nàng ả Sấm Trời "đúc 9 mặt trời, đúc được 12 m ặt trăng" làm chói chang trời đất. Họ nhà Ngao "thần nỏ" dùng cung tên bắn rụng h ết, chỉ để lại một m ặt trăng, một m ặt trời. Rồ i ông Thu Tha, bà Thu Thiên làm ra năm, tháng, ngày, đêm, bốn mùa cho người theo đó làm ăn sinh sống. Người Mường chưa có thủ lĩnh.Mường nước mời ông Dịt Dáng, rồi mời Lang Tá Cái ra "cầm binh cầm mường”. Cả hai đều b ất tài bị "ma đón đường, thuồng luồng xanh","rồng vàng ngăn ngõ". Mường nước ph ải đi mời Lang Cun Cần ra tiễu trừ ma qu ỷ, thú dữ. "Ma chạy từng bầy trố n vào trong núi Ma rồng sơ Lang Cun Cần trời Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần chặt
  5. Ma Trời, ma Đất cùng chạy nhanh nhanh"... Lang Cun Cần trở thành thủ lĩnh từ đó. Rùa Thần giúp lang dựng nhà cửa to đ ẹp. Tà Cắm Cọt (th ần lửa) cho Cun Cần lửa. Nàng tiên Mái Lúa (thần Trồng Trọ t) giúp lang nhiều hạt giống để sản xu ất. Lang Khấm Dậm bày cho cách ủ men chế rượu cần. Mụ La, mụ Húng, (thần chăn nuôi) dạy cho mường nước nuôi gia súc, gia cầm. Mường nước có trâu bò cày ruộ ng làm nương. Hai chương 17, 18 gồm 1263 câu thơ kể chuyện Lang Cun Cần lấy vợ. Lang lấy em gái nàng Vạ Hai Chiếng, bị làng bản coi khinh, bị vua Trời sai cun Sấm nàng Sét (thiên lôi) xuống trừng phạt, may mà thoát ch ết. Lang Cun Cần sai bỏ nàng Vạ Hai Chiếng vào rừng sâu. Lang sai người đem lễ vật đi khắp nơi tìm "gái đ ẹp con dòng". Cun Cần lấy được nhiều vợ: có vợ là con gái vua Trời, có vợ là thần tiên, có vợ là con gái mường nước. Lang Cun Cần có một bầy con: "Nàng Vậm Đầu Đất Đẻ được cun Tồ i, cái Sang Nàng Vậm Đầu Nước Đẻ ra cun Tàng, cái Lớn, Nàng Ả Sao, Ả Sáng, Ả Rạng nhà ông vua Trời Đẻ được Lang Cun Khượng Ả Gái nuôi trong mường Đẻ ra chàng Toóng Ín..." Con cái trưởng thành. Lang Cun Cần chia đất cho các con. Anh em bất hoà. Toóng Ín vu cho Lang Cun Khương làm giặc
  6. để âm mưu cướp đất của anh. Lang Cun Khương chạy lên vua Trời, nh ờ ông ngo ại che chở. Trời giáng hoạ, gây ra lũ lụt, ép anh em nhà Lang phải giết Toóng Ín. Từ đó, Lang Cun Khương trở nên một thủ lĩnh giàu có, đ ầy quyền uy. Tậm Tạch là tôi tớ của lang đã tìm đ ược cây Chu Đồng (cây thần) lấy được "bông thau, qu ả thiếc" mà trở nên giàu có. Anh em Lang Cun Khương lập mưu chuố c rượu cho Tậm Tạch say, lừa lấy được "bông thau, quả thiếc". Lang đưa cả mư ờng nước đi chặt cây Chu Đồng kéo về làm nhà chu.Tậm Tạch ph ản loại b ị lang giết ch ết. Rùa Thần lại giúp lang làm nhà chu "sáng cả mường, kinh kì kẻ ch ợ", "rạng trời rạng đ ất". Lang giết 10 voi ngà, 30 trâu mộng, 9 bò, 100 gà sao, nấu 1000 vò rượu, để ăn mừng. Lang Cun Cần ban thưởng cho các con nhiều vàng b ạc quý giá. Con củ a Tậm Tạch lại đốt nhà chu đ ể báo thù cho cha. Hắn lại b ị lang giết ch ết, máu h ắn hoá thành con Moong khổng lồ, tàn phá bản mường. Lang Cun Cần đưa tất cả mường nư ớc đi săn Moong, vô cùng nguy hiểm mới giết được. Moong được ăn thịt; người Lào, người Thái, người Tày, người Mường nhanh chân lấy được da Moong vằn vện mà họ c được cách thêu thùa, dệt vải rất đẹp. Người K inh đ ến sau lấy được thịt và m ỡ Moong, từ đấy biết nấu nhiều món ăn ngon.Người "Mường ngoài" (Hoà Bình) đến sau cùng, chẳng được thứ gì , chỉ nhìn thấy đống tro thui Moong, ch ẳng may, gió thổi tro bay dính vào môi, nên môi người "Mường ngoài" b ị đen là vì thế! Tai ho ạ còn nhiều. Chó ăn ph ải phổ i Moong mà thành chó điên. Chó điên bị giết, xác bị qu ẳng xuống sông, cá ăn ph ải b iến thành Cá điên. Cá điên b ị lang bắt giết, b ầy quạ ăn phải hoá ra Quạ điên. Mường nước săn nùng mãi, cuối cùng Lang Cun
  7. Khương b ắn trúng Qụa, cả b ày ho ảng sợ b ay trồn vào rừng sâu. Nhưng rồi hồn Toóng Ín lại biến thành Ma Ruộng đưa b ầy Rắn "m ỏ vàng, mỏ đỏ" đánh nhau với anh em Lang Cun Khương. Quân hai bên đánh nhau suốt đêm ngày, kịch chiến giữ a ruộng, quần nhau trên đồi gianh, đuổ i nhau trong rừng sến, hỗn chiến tại bến sông Rồng,... Toóng Ín thất thế phải chạy xuống thu ỷ p hủ của Long Vương ẩn náu và xin cầu viện. Long Vương biến Toóng Ín thành Ma May, Ma Lang. Hắn đưa binh m ã gồm thuồng luồng, ba ba, cá ngao... dâng nước làm lũ lụt, dìm chết được Lang Cun Tàng, Lang Cun Khương cùng mường nước nổi chiêng cồng đem giáo mác, cung nỏ, lưới... vây các ngả sông đón đánh. Giặc Ma May, Ma Lang bị đ ại bại, bỏ lại trên bãi chiến trường bao xác loài thu ỷ quái, làm thổ i cả b ản mường. Từ đó, mường nước yên vui, hoà bình thịnh vượng. Lang Cun Cần đã sống được trên vạn năm. Trẻ già, trai gái mường nước nô n ức sắm áo qu ần, lo kiệu lo ngai, rước vua về, "Đồng chì tam quan kẻ chợ" II. Giả ng văn: Đẻ nước 1. Xuấ t xứ Đoạn thơ này trích gần trọn chương "Đẻ nước" trong sử thi "Đẻ đ ất đẻ nước"; từ câu 268-334 theo sưu tầm củ a Hoàng Anh Nhân (Thanh Hoá) 2. Ý chủ đạo Đoạn thơ nói về trận đại hồng thu ỷ thời tiền sử - buổ i đầu khai thiên lập địa theo cách cảm nhận riêng của người Mường xa xưa. 3. Ông Pồng Pêu Là Thần Mưa theo cách gọ i của ngưòi Mường.
  8. Thiên tai kéo dài "Hạn 9 tháng biền biệt - nắng 12 năm xác đất" làm cho muôn loài đau khổ : "cây cau úa cả tàu - rừng vàu không mọ c măng", làm cho "chó mực, chó ngao lè lưỡi, rái cá phải ch ạy lên đồi"... Ông Pồng Pêu lúc đó đang ngồ i "đan chài" và "đan lưới" trong nhà, bình dị như con người lao động. Ông ngước nhìn khắp trời đ ất, rồi gọi gió, gọi "mưa cho mát lòng các loài thú hiền thú dữ, cây lau cây bái". Tức thì trời mưa to. Pồng Pêu là biểu tượng cho ý nguyện của muôn loài muôn vật và con người vì sự sống bắt diệt trên trái đ ất. 4. Cảnh trời mưa Mưa miêu tả dữ dội chẳng khác nào trận đại hồng thu ỷ trong Kinh thánh nói đến. Mây vàng mây đen đùn lên che kín cả bầu trời, gió ùn ùn thổi điên cuồng. Cun Sấm nàng Sét cùng ra oai: "Lanh lảnh cun Sấm xuống thét Lăm lăm nàng sét xuống đánh". Mưa kéo dài "mưa 9 đêm, mưa liền 9 ngày". Hạt mưa " to bằng hộ t cà" về sau "to bằng qu ả bưởi". Nước ngập mênh mông. Mưa để "rước nàng ngâu về trời" để "đưa chàng ngâu qua sông Ngân". Mưa "ngập cây", "ngập bụ i", mãi "bốn tháng nước rút - b ẩy tháng nước xuôi". Mưa đem đ ến sự sống cho đàn cua đá, đàn cá, đàn ba ba, đàn cá chuối, đàn nòng nọ c, đàn cá cơm. Sau khi "đẻ nước" trời "đẻ đất". Có đ ất, đất đang xơ xác, Có nước, nước ùn đục ngầu Đó vẫn là cảnh thiên địa xơ khai. Biện pháp lặp và liệt kê được nhà thơ dân gian xưa của tộc Mường, vận dụng tạo nên ấn tượng "đẻ nước". Thần mưa,
  9. thần Sấm, thần Sét, Chức nữ, Ngưu lang...được nói đến hồn nhiên đ ầy ý vị. Đoạn sử thi đ ã giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt qua cảm quan nghệ thuật “vạn vật hữu linh" củ a người Mường thời viễn cổ. Hoàng Hạc lâu Tống mạnh hạo nhiên chi Quảng Lăng Lý Bạ ch Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận. Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. Tại lầu Hoàng H ạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói, châu Dương xuôi dòng... Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo ch ỉ thấy dòng sông bên trời. Ngô Tất Tố dịch I. Tác giả và chủ đề Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường. Ông được người đời ca ngợi là "Thi tiên", để lại hơn mộ t nghìn bài thơ tuyệt tác. Là mộ t kiếm khách - thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thu ỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do... chứa chan trong những vần thơ lãng m ạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan kho ảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứ t bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường... "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tư", "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
  10. Nhiên chi Quảng Lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành"... là những bài thơ nổi tiếng của "Thi tiên" cho th ấy mộ t hồn th ơ tuyệt đẹp. II. Chủ đề Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" ghi lại mộ t kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Qu ảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. III. Phân tích 1. Cách đưa tiễn Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một th ắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đ ạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đ ây. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổ i tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch. Hai chữ "Cố nhân" (bạn cũ, ngư ời xưa) trong câu đ ầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu b ền về tình bạn đ ẹp giữ a hai nhà thơ. Đó là b ạn tao nhân mặc khách: "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu" (Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường) Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ "tây" chưa dịch được để nói lên hướng đi củ a bạn. Chữ "bạn" chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ "cố nhân". Trong thơ cổ , mỗi lần từ "cố nhân" xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người: "Dạng chu tầm thu ỷ tiện Nhân phỏng cố nhân cư" (Mạnh Hạo Nhiên)
  11. (Thu ật dòng đủng đỉnh thuyền bơi Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà) - "Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân" (câu 2330- "Truyện Kiều") Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đư ờng và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu - một trong nh ững đô thị đ ẹp nổ i tiếng thời Đường: "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" (Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng ) Chữ "há" có b ản phiên âm là "hạ", được Ngô Tất Tố d ịch thành "xuôi dòng", thật là sáng tạo. "Yên hoa" là mộ t thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đ ến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở ngư ời đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng ngh ìn d ặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô b ờ, một trời thương nhớ biệt ly củ a đôi b ạn tri âm. Có mộ t bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị: "Bạn từ lầu Hạc ra đi Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba" (Nhữ Thành) Có thể nói trong hai câu "Khai thừa", yếu tố tự sự ch ỉ là bề nổ i của câu chữ: nỗi niềm của mộ t tâm sự thầm kín m ới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi "thi hội tao nhân" cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao
  12. điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút "cận - viễn" là một thủ pháp trong hộ i ho ạ, ta thường b ắt gặp trong Đường thi, trong các bức ho ạ cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một ch ỉnh thể nghệ thu ật hoàn hảo. 2. Tình lưu luyến mến thương Hai câu cuố i là linh hồn của bài thơ, giãi bày nh ững tình cảm sâu sắc, đẹp đ ẽ, cảm động củ a Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, b ầu trời là hình ảnh củ a Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa... Cánh buồ m đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, m ờ d ần (viễn ảnh) rồ i m ất hút vào trời xanh, vào cuố i chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng "Thi tiên" với bao ái ngại, lưu luyến, nh ớ thương... như nh ững con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền củ a b ạn, mất hút d ần, mờ dần trên dòng sông Trư ờng Giang? "Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu h ạn củ a nó đồng nh ất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi ch ở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ m ất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đ ến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổ i tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ b ạn da diết.... Lí Bạch tả về cái buồn của sự li b iệt, nhưng vẫn giữ đ ược phong cách phóng khoáng khi
  13. ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên". (Trần Xuân Đề) "Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" (Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo ch ỉ thấy dòng sông bên trời). Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là "cô phàm viễn ảnh". Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ "duy kiến" - chỉ nhìn thấy. Ta đ ã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọ c lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v..v... Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế m à trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch "duy kiến" chiếc "cô phàm" củ a bạn, nhìn mãi cho đ ến lúc nó mất hút trong "b ầu trời xanh biết". Ch ỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn "duy kiến" ấy. Mặc dầu chưa dịch được hai chữ "cô" (cô phàm), "bích" (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đ ã lột tả được "điệu Đường", "hồn Đư ờng" củ a nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗ i buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý bạch. IV. Tổng kết 1. Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" là mộ t trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tu ỵêt của Lý Bạch. Vừa cụ th ể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗ i buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa - gần (cận - viễn), lấy ngo ại cảnh để biểu hiện nộ i tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc...
  14. đó là những yếu tố ngh ệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. 2. Bài thơ đ ã phản ánh mộ t tâm h ồn đẹp, một tình bạn đẹp củ a Lý Bạch, cũng là của nh ững tao nhân mặc khách đời Đường. 3. Ngô Tất Tố dịch giả bài thơ này đ ã tấm tắc khen: "Tất cả có 28 ch ữ, đủ cả chỗ ở, nơi đi, ngày đi, cảnh đi và tấm lòng quyến luyến bè bạn. Thật là kiệt tác". Thu hứng Đỗ Phủ Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu Sơn, Vu Giáp, khí tiêu sâm. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất h ệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. Cảm xúc mùa thu Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu h ắt, khí thu loà. Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc ch ặt mối tình nhà.
  15. Lạnh lùng giụ c kẻ tay dao thước, Thành Bạch, chày vang bóng ác tà. Nguyễn Công Trứ dịch I. Tác giả và "tung hứng" 1. "Giáo sư Phan Ngọc đ ã viết một công trình trên mộ t nghìn trang sách với nhan đề "Đỗ Phủ nhà thơ dân đen". "Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thự c lớn nhất đời Đường, được ngợi ca là "Thi thánh" đ ể lại khoảng 1400 bài thơ mang phong cách nghệ thu ật độc đáo. Thi hào dân tộc Nguyễn Du rất ngưỡng mộ Đỗ Phủ: "Thiên cổ văn chương, thiên cổ sư Bình sinh bội phụ c vị thường li" (Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗ i Dương) Câu thơ trên nghĩa là: Văn chương lưu truyền muôn đời, là bậc thầy muôn đời. Bình sinh ta khâm phụ c, chưa từng xa rời ông. Qua đó ta thấy Đỗ Phủ vô cùng vĩ đ ại. 2. Thơ Đường cũng nh ư thơ Đỗ Phủ nói về đề tài mùa thu vừa nhiều vừa hay. Bài thơ "Thu hứng" này n ằm trong chùm thơ 8 bài. Bản dịch của Nguyễn Công Trứ đ ã được lưu truyền gần hai thế kỷ nay, được xem là mộ t bản dịch xuất sắc. 3. Bố cục bài thơ - 4 câu đ ầu: Cảnh thu. - 4 câu sau: Tình thu (nỗi lòng nhà th ơ). 4. Chủ thể Nỗi lòng củ a thi nhân - kẻ tha hương trư ớc cảnh sắc trời thu. II. Phân tích
  16. 1. Cảnh thu "Ngọc lộ" móc ngọc, hình ảnh ẩn dụ nói về hạt móc long lanh như hạt ngọc. "Ngọc lộ " đã làm héo hon, đ iêu tàn cả một rừng phong bao la. Hình ảnh rừng phong gợi lên một vẻ thu, một sắc thu tiêu điều, buồn bã. Rừng phong là mộ t biểu tượng củ a mùa thu phương Bắc, là một thi liệu được nói đ ến nhiều trong thơ cổ, tuy mang tính ước lệ, nhưng rất gợi cảm thi vị: "Mãn mụ c giai tình sắc" (Tương âm dạ) (Đâu đâu mắt cũng th ấy sắc thu) - " Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" (Nhiếp khẩu đạo trung) (Giữa thu sương xuống trên rùng phong là đỏ) - Rừng thu từng biếc chen hồng" (Câu 1520 - Truyện Kiều) Núi Vu, kẽm Vu ở Qu ỳ Châu mịt mờ khí thu (khí tiêu sâm). Cũng là một nét thu hiu hắt buồn. Hai câu đ ầu, hình ảnh ẩn dụ và nhân hoá với 2 cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm). Đỗ Phủ đã làm hiện lên một không gian núi rừng mang một m àu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt. nguyễn Công Trứ đ ã thay vu Sơn, Vu Giáp bằng 2 chữ "ngàn non" cũng là một sự sáng tạo: "Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu h ắt, khí thu loà"
  17. "Kẽm" là khoảng không gian giữa 2 vách núi kề nhau. "Từ điển phổ thông tiếng Việt Văn Tân chủ b iên giải thích: "K ẽm là khe núi có sườn dốc đi được". Sách văn 10 giáo viên có gợi ý: "C âu thứ 3 tả riêng cảnh kẽm Vu, và câu thứ tư tả riêng cảnh núi vu. Căn cứ vào chữ "kẽm" như đã trình bày, chúng tôi không nghĩ phần "thực" bài thơ "Thu hứng" này là như th ế. - Câu 3, 4 vẽ tiếp cảnh thu bằng hai hình ảnh vừ a dữ dội vừa hoành tráng: Trên dòng sông thu, những đợt sóng cuồn cuộn vọ t lên, vỗ lên tận lưng trời. Kh ắp cử a ải, mây từng lớp từng lớp đùn lên, sa sầm giáp m ặt đất. Hình tượng thơ k ỳ vĩ, sóng và mây đ ối nhau, cái hư ớng về trời cao, cái sa xuống đ ất đ ể lại nhiều ấn tượng m ạnh m ẽ. Một bức tranh thu nói về dòng sông và con sóng, về cửa ải và mây, mang tầm vóc vũ trụ, hoành tráng. "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thương phong vân tiếp địa âm" (Lưng trời sóng rợn, lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải ra). Hai câu thơ này đã thể hiện sâu sắc những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai đo ạn cuối đời: "trầm uấ t và bi tráng". Tóm lại, phần đ ầu bài thơ, cảnh thu từ rừng phong đến Vu Sơn, Vu Giáp, từ dòng sông sóng vỗ , đến cửa ải mây đùn - tất cả đã gợi lên nỗi niềm, bao cảm xúc đố i với kẻ tha hương. 2. Nỗi lòng thi nhân Như ta đ ã biết, năm 759, Đỗ Phủ từ đời quan, dời nhà đ ến Tân Châu. Ông phải trải qua 7 năm trời lưu lạc (759-766). Chùm "Thu hứng" 8 bài được viết vào mùa thu năm 766, tại Qu ỳ Châu. Ngày thu đến, đối
  18. cảnh sinh tình, vừ a thương đời, vừa thương vợ con, thương mình gian truân, chìm nổ i. Phần 2 bài "Thu h ứng" này là nỗ i lòng u ẩn của tác giả. Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất chữ tình. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, màu thu này, ông ở Qu ỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ". Đã bao lần nhà thơ gử i gắm hi vọng được về quê bằng mộ t chiếc thuyền, những chiếc thuyền vẫn bị buộc ch ặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: "Cô chu nhật hệ cố viên tâm". Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú. Lời thơ đ ẫm lệ: "Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc ch ặt mối tình nhà" Trời thu phương Bắc càng về chiều càng rét, nhất là những ngư ời luống tuổ i, đang ốm đau và phải sống xa quê như Đỗ Phủ nh ững năm cuố i đời. Nghĩ đến chuyện may áo rét mà lòng thêm sầu thương. Hai chữ "dao thước" (đao xích) trong câu 7 tả ít mà gợi nhiều. Lúc hoàng hôn nơi thành cao Bạch Dế, tiếng chày đ ập vả dồn d ập vang lên (cấp mộ châm) nỗi lòng kẻ li hương càng thêm thổn thứ c. Tiếng vọng của âm thanh đời thường đã rung lên trong lòng nhà thơ bao cảm xúc bùi ngùi: "Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm" (" Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước, Thành Bạch chày vang bóng ác tà").
  19. Kim Thánh Thán nhà phê bình văn họ c kiệt xuất đ ời Thanh viết: "K ẻ không biết thì bảo "lưỡng khai" (nở hai lần) ấy là "tùng cúc" (tùng: khóm, bụi cúc, hoa cúc) đâu biết rằng "lưỡng khai" ấy đều là "tha nhật lệ" (nước mắt ngay sau). Kẻ không biết thì bảo "cô chu" (chiếc thuyền lẻ loi) hà tất phải "nhật lệ" ấy chỉ là "cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa). Trên ch ữ "lệ" đ ặt chữ "tha nh ật", tuyệt diệu! Ch ỉ có chính mình ở cảnh đó thì mới biết được. Câu 7 nói "xứ xứ " (nơi nơi) chính là tiên sinh "buộc lòng" (h ệ tâm) vào một nơi (nhất xứ). Bạch Đế Thành ở phía đông Qu ì Phủ ; đây là nói gần để chỉ xa vậy. Trong bụng ngh ĩ đến "dao thước" (đao xích) trong nhà mà trong tai thì chỉ n ghe th ấy tiếng "châm" thành Bạch Đế, khách xa nhà vì thế mà rất mực thê lương. Dưới "châm" mà h ạ chữ "thành cao" liền thấy được là tai xa nghe, m ắt xa trông nỗ i khổ củ a khách xa nhà vì đó mà rât mực thê lương" Tóm lại, n ỗi lòng nhớ quê được biểu hiện một cách rất tinh tế, sâu sắc, cảm động bằng nhiều thủ pháp ngh ệ thuật điêu luyện. Cảnh và tình, hiện tại và quá kh ứ, sự vật và con người, âm thanh và nỗi lòng, gần và xa.... các chi tiết nghệ thu ật đ ã đan chéo vào nhau, hoà nh ập vào nhau, đ ể lại nhiều dư ba, chấn động trong lòng người đọc trên mộ t nghìn năm nay, nh ất là đối với nh ững kẻ đã trải qua những năm dài li hương, n ếm trải nhiều cay đắng. III. Kết luận 1. Đỗ Ph ủ từ ng nói: "Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọ c chẳng kinh người ch ẳng ch ịu thôi" Đọc bài "Thu hứng" này, ta cảm nhận cái hay của áng thơ thất ngôn bát cú, mà mỗi câu, mỗi chữ đều mang cái "th ần" củ a nó, phô diễn cảnh và tình bằng
  20. nhiều hình tư ợng cảm động. Rừng phong phương Bắc trong khí thu m ờ, con thuyền lẻ loi vườn xưa với những hàng lệ của kẻ xa quê... làm ta thổn thức và nhớ m ãi. 2. Nỗi nhớ quê nhà, ước mơ được trở về vườn cũ, thăm ngôi nh à xưa nơi chôn rau cắt rốn.... không chỉ là tình cảm riêng, ước mơ riêng của Đỗ Phủ mà còn là tình cảm và ước mơ chung của hàng triệu con người trong lo ạn lạc chiến tranh, xưa và nay... Vì thế, "Thu hứng"chan chứa tình đời có giá trị nhân văn tuyệt đẹp. Hoàng lạc Lâu Thôi Hiệu Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du. Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Lầu Hoàng Hạc Hạc vàng ai cưỡi đi đâu, Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. Hạc vàng đi m ất từ xưa, N ghìn năm mây trắng bây giờ còn bay. Hán Dương sông tạnh cây bày. Bãi xa Anh Vũ xanh d ày cỏ non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2