intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi tốt nghiệp môn Tố tụng hình sự

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

369
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn thị tốt nghiệp môn Tố tụng hình sự nhằm trình bày các nội dung chính như: những vấn đề cần lưu ý khi làm bài kiểm tra, bài thi liên quan đến giai đoạn điều tra, truy tố. Bài giảng giúp ích cho các bạn chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp môn học tố tụng hình sự, chúc các bạn đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi tốt nghiệp môn Tố tụng hình sự

  1. ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
  2. I. Những vấn đề cần lưu ý khi làm bài kiểm tra, bài thi liên quan đến giai đoạn điều tra, truy tố
  3. 1.Các hoạt động luật sư cần thực hiện để tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo Trao đổi với khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu cần thiết để làm thủ tục tham gia bào chữa Đề xuất với cơ quan điều tra để được có mặt khi hỏi cung và một số hoạt động khác …
  4. 2. Nhận xét về các hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền Xem xét về thẩm quyền Điều kiện áp dụng Thời hạn Thủ tục áp dụng
  5. VD1: cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam khi mới ra quyết định khởi tố vụ án mà chưa ra quyết định khởi tố bị can là sai. VD2: cơ quan điều tra bắt khẩn cấp rồi ra lệnh tạm giam luôn (mà không tạm giữ) là sai.
  6. Khi nhận xét về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cần nhận xét cả điểm đúng lẫn điểm sai trên cơ sở dữ kiện đầu bài và phải lý giải dựa trên các quy định pháp luật.
  7. Những đề xuất của luật sư liên quan đến việc thay đổi biện pháp ngăn chặn: Thông thường, nếu thân chủ đang bị tạm giam, luật sư thường xem xét để đề nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cứ trú hay bảo lĩnh trên cơ sở tội danh, khung hình phạt có thể bị áp dụng, nhân thân …
  8. Nếu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là cần thiết thì phải xem xét về thủ tục áp dụng, đặc biệt là thời hạn để đề xuất việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.
  9. 3. Kỹ năng tham gia vào giai đoạn điều tra  Tham gia hỏi cung bị can  Tham gia các hoạt động điều tra khác  Cung cấp tài liệu đồ vật…  Đề xuất yêu cầu
  10. 4. Vấn đề trao đổi với bị can, bị cáo Nêu các nội dung cụ thể cần trao đổi dựa trên cơ sở dữ kiện đầu bài chứ không viết lại phần lý thuyết chung Các nội dung trao đổi phải gắn liền với diễn biến hành vi phạm tội đã nêu ở đề bài nhằm xác định rõ tội danh (phân biệt giữa các tội giáp danh), nhân thân …
  11. Chuẩn bị gặp bị can, bị cáo Trao đổi các vấn đề về chứng cứ và tố tụng Phải giải thích pháp luật cho bị cáo, lưu ý bị cáo thủ tục tại phiên toà Trao đổi làm rõ những tình tiết giảm nhẹ, những đặc điểm về nhân thân bị cáo Đưa ra lời khuyên về vấn đề bồi thường
  12. 5. Những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với toà án Những vấn đề luật sư cần trao đổi thường liên quan đến các vấn đề về tố tụng như việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra Trao đổi những vấn đề về chứng cứ của vụ án như: Đã đủ chứng cứ chưa Chứng cứ thiếu cần bổ sung như thế nào Cung cấp chứng cứ
  13. Trên cơ sở những nội dung cần trao đổi, luật sư đề xuất với toà án các vấn đề sau: • Thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ những vấn đề liên quan đến chứng cứ định tội, thiệt hại xảy ra …
  14. • Tách nhập vụ án • Giám định nguyên nhân chết, tỷ lệ thương tật … • Thu thập vật chứng
  15. Thay đổi người tiến hành tố tung nếu họ thuộc các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng (đặc biệt trong trường hợp bị can, bị cáo là ngưòi chưa thành niên) Triệu tập thêm người tham gia tố tụng có lợi cho việc bào chữa, bảo vệ cho thân chủ mà toà án bỏ sót …
  16. 6. Những điểm chính trong luận cứ bào chữa, bảo vệ Vạch phương hướng bào chữa, bảo vệ  Về hình sự  Về dân sự
  17. Cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra để bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài và các tình tiết bổ sung (nếu có) Phải đưa ra được các đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo vệ cho thân chủ.
  18. Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần: Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học (gồm 3 phần) Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất (phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho thân chủ)
  19. 7. Dự kiến kế hoạch xét hỏi tại phiên toà hoặc thực hiện việc xét hỏi tại phiên toà Khi gặp những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, học viên cần trả lời cụ thể chứ không trình bày lại phần lý thuyết chung (nêu cách đặt câu hỏi, ý nghĩa …) Nên trình bày những nội dung cụ thể cần làm rõ (nếu đề bài yêu cầu thì chỉ ra người cần hỏi) trên cơ sở dữ kiện đề bài. Học viên không nên đặt câu hỏi cụ thể dễ dẫn đến lan man, không làm rõ được vấn đề cần hỏi.
  20. Ví dụ: Hỏi để xác định hành vi của bị cáo phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Kế hoạch xét hỏi cần tập trung làm rõ: - Có hay không hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân - Trạng thái tinh thần của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội - Khoảng thời gian giữa hành vi phạm tội và hành vi trái pháp luật của nạn nhân … Các vấn đề cần làm rõ phải gắn liền với với dữ kiện đề bài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0