Ớt
lượt xem 4
download
Thời gian thất nghiệp, rất vô tình, anh luôn gặp phải những cơn mộng mị đến nghẹt thở. Đêm nay cũng vậy, đang ngủ đột nhiên anh bật khóc nức nở. Chị thức giấc rồi bật đèn, trông thấy anh đang úp mặt vào tường. Anh khóc ngon lành như một đứa trẻ. Chị ngồi xuống cạnh anh, ôm lấy bờ vai đang run lên từng chập theo tiếng khóc: “Anh! Có chuyện gì thế?”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ớt
- Ớt Thời gian thất nghiệp, rất vô tình, anh luôn gặp phải những cơn mộng mị đến nghẹt thở. Đêm nay cũng vậy, đang ngủ đột nhiên anh bật khóc nức nở. Chị thức giấc rồi bật đèn, trông thấy anh đang úp mặt vào tường. Anh khóc ngon lành như một đứa trẻ. Chị ngồi xuống cạnh anh, ôm lấy bờ vai đang run lên từng chập theo tiếng khóc: “Anh! Có chuyện gì thế?”. Lập tức, anh nắm lấy bàn tay chị, giọng ướt mèm: “Em không được rời xa anh, phải bên anh mãi mãi”. Rồi như bình tĩnh hơn, anh thủ thỉ: “Anh vừa nằm mơ, thấy mình đi làm về và không còn thấy em ở nhà...”. Chị nghe xong liền ôm anh vào lòng, dỗ dành bằng chất giọng ngọt mềm: “Em vẫn ở đây với anh mà, có đi đâu đâu!”. Ấy vậy mà chị đã không giữ được lời hứa của mình. Khi đó, anh và chị kết hôn đúng vừa tròn ba năm. *** Hôm đó là một ngày chủ nhật. Vừa kết thúc bữa ăn sáng xong thì chị bảo: “Anh à! Em rất thích ăn ớt, anh đi kiếm vài cây về trồng trong nhà giúp em đi”. Thường, anh vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của chị nhưng vẫn bảo: “Ngoài chợ có thiếu đâu. Em trồng làm gì cho mệt!”. Chị bảo: “Không. Em thích ăn ớt do tự tay mình trồng kia”. Anh vui vẻ lên đường. Có lần ra công viên, tình cờ anh trông thấy ở góc công viên có một cây ớt với những quả đỏ chi chít, mới nhìn không khác gì những bóng đèn nháy được mắc lên cây đào hay cây mai mỗi dịp tết đến. Anh liền chạy xe tới công
- viên. Và quả nhiên ở đó đang có những cây ớt con mọc lên. Anh chọn hai cây mập mạp nhất, cho vào một túi nilông rồi quay xe về. Anh háo hức tìm chị khoe chiến lợi phẩm. Phòng khách chị không ngồi. Phòng bếp cũng không có chị. Chỉ còn phòng ngủ. Anh rón rén mở cửa phòng ngủ nhưng phòng vắng tanh. Quái, không biết chị đi đâu? Anh liền quay ra, đợi trưa chị về. Nhưng khi anh vừa ra phòng khách liền trông thấy trên chiếc bàn uống nước có tờ giấy gấp tư được dằn dưới một chiếc cốc thủy tinh. Anh vội vàng cầm tờ giấy lên xem. “Chào anh! Em đi lần này không biết khi nào gặp lại”. Anh thấy bủn rủn hết cả chân tay. Giấc mơ ngày nào đã trở thành hiện thực. Lúc này, anh muốn khóc mà không làm sao khóc được. Hai mắt ráo hoảnh chăm chắm nhìn vào tờ giấy. Chỉ có ngực trái là đau thắt. Sực nhớ ra hai cây ớt, anh liền đi tới góc nhà cầm túi nilông lên, dự tính sẽ đập nát tất cả. Nhưng rồi anh khựng lại. Chị bảo “không biết khi nào gặp lại” chứ đâu phải sẽ không bao giờ gặp lại. Anh mà đập hai cây ớt này đi, mai mốt chị về lấy ớt đâu cho chị ăn. Nấu cá đồng mà không có ớt, tanh lắm! Anh hớn hở xuống bếp, cầm con dao đi ra trước nhà, lựa nơi có nhiều ánh sáng rồi bắt đầu dùng dao xới đất. Xới đất xong anh lại vào nhà lấy một ít kali để bón lót. Mấy ngày sau, chẳng hiểu sao cây bên trái lại héo rũ rồi chết. Anh dồn công sức vào cây ớt còn lại. Đó là một cây ớt chỉ thiên, vì lần đó ra công viên anh thấy quả của nó quay lên trời. Anh thầm mừng trong bụng. Chị thích ớt phải cay thì ớt chỉ thiên là lựa chọn số một!
- Nghe người ta mách nước, anh còn đi xin phân gà mục về bón cho cây vì như vậy quả ớt sẽ càng cay hơn. Thỉnh thoảng anh cũng tỉa bớt cành lá cho đỡ rậm. Hai tháng sau, cây ớt cho ra những bông hoa trắng li ti. Anh ngắm nhìn hoa không chán mắt, hồi hộp đợi chờ ngày cây ra quả. Đến tháng thứ ba thì những quả ớt bắt đầu chín đỏ. Từng quả ớt đâm thẳng lên trời, láng mướt. Anh sung sướng vừa ngắm nhìn những quả ớt đỏ rực vừa chờ đợi. Sự chờ đợi kéo dài từ mùa ớt này sang mùa ớt khác. Được mấy năm thì cây ớt mẹ khô quắt và chết. Khi đó đã có một lớp cây con kịp nhú lên do những trái ớt không người hái rụng xuống. Anh chọn ra một cây con mập mạp nhất để làm giống, còn lại thì cắt bỏ. Và cứ vậy, cây con này lớn lên, cho trái rồi thành cây mẹ... *** Một buổi sáng, có người đàn bà sang nhà chơi. Vừa bước vào cổng, trông thấy cây ớt chỉ thiên ở góc nhà, chị đã xuýt xoa: “Chà, nhà anh có cây ớt sai quá! Lát cho tui mấy quả về kho cá nha anh!”. Lúc đó, anh vội vàng chạy lại, miệng liến thoắng: “Không được. Không được. Để đó, mai mốt vợ tôi về, vợ tôi ăn. Vợ tôi thích ăn ớt lắm!”. Người hàng xóm liền quay gót ra về. Không thèm nhìn anh đang hí ha hí hửng bên cây ớt... *** Lại một buổi sáng, sau rất nhiều buổi sáng mà người đàn bà sang chơi, có thằng bé con chừng 6 tuổi thập thò ngoài cổng. Từ mấy năm nay, ông và nó - một già một trẻ nhưng cả hai vẫn là đôi bạn thân với nhau.
- Bởi vậy, khi nghe thằng bé cất giọng: “Ông ơi. Mở cửa cho cháu với”, ông nhanh chóng ra mở cổng. Thằng bé đi vào, trông thấy cây ớt trĩu quả, quả nào quả nấy đỏ rực, thích thú lại gần. “Hôm nay cây ớt có nhiều quả chín quá ông ạ! Tẹo nữa ông cho cháu xin mấy quả, cháu mang về cho bố với ông nhé!”. Ông lão vội vã chạy tới, hai tay vòng lấy cây ớt. “Không được. Không được. Để đó mai mốt về, bà ấy còn có ớt mà ăn”. Thằng bé thấy ông lạ quá, sợ hãi chạy về nhà. Sau lưng, ông lão vẫn chăm chắm nhìn cây ớt một cách say sưa... *** Đã cuối mùa ớt. Chỉ còn hai trái ớt cuối cùng sót lại trên cây. Bần thần, ông lão đưa một trái lên miệng cắn thử. Lập tức vị cay xộc lên tận óc khiến ông ho sặc sụa. Mồ hôi vã ra, ướt đằm cả khuôn mặt. Nước mắt cũng theo đó mà chảy tràn trên hai khóe mắt. Ông cứ gập người xuống và ho cho đến lúc kiệt sức và nằm gục xuống đất. Trước lúc nhắm mắt, ông trông thấy một quả ớt đỏ đã chín khô quắt, nhẹ nhàng rụng xuống... HỒ HUY SƠN Tôi xem cô ấy là một người đẹp. Trước tiên là thế. Tôi cũng nghĩ cô ấy chẳng biết đọc khỉ gì cả, vì cô ấy cứ cầm cuốn sách của tôi quạt phành phạch, rồi lấy ngón tay cái gãi gãi những trang sách nghe phèn phẹt, phát ứa gan.
- Thế mà cô ấy lại là người đọc cuốn đó đầu tiên, có để lại tin nhắn cho tôi, cụ thể là cô ấy thích văn và ghét cốt truyện (may, không phải cô ấy “thích chân thành, ghét giả dối”). Nhưng chắc cô ấy cũng chỉ là một người đọc sách mà tôi có quen biết, thế thôi, nếu như trong một đêm chẳng có gì để làm nữa, tôi nhắn tin hỏi cô ấy đang ngủ hay đang thức. Cô ấy nói đang thức, uống bia. Và hỏi tôi, bây giờ có nên uống tiếp không? Chắc cô ấy cũng chỉ là một người đọc sách mà tôi có quen biết, có nhắn tin trong một đêm chẳng có gì để làm, nếu như hôm sau tôi cũng uống bia, và chẳng biết nên nốc tiếp hay dừng lại, tôi nhớ đến cái tin nhắn hôm nọ và hỏi... Ngoài chuyện uống bia, chúng tôi có thêm chừng một chục chuyện nữa để nói với nhau trong những đêm cả hai chẳng có gì để làm, từ việc phải làm sao để cô bạn của chúng tôi được đi lấy chồng, đến chuyện mỗi người chúng tôi có nên có chồng, có vợ hay không? Rồi chúng tôi sẽ làm gì, nói gì với những thể loại chồng, vợ đó?... Cả chuyện cô ấy có tranh thủ lúc nhàn rỗi thu một vài bản nhạc và nhờ tôi nghe thử, tôi có viết một vài thứ linh tinh và nhờ cô ấy đọc, và thử bàn kế hoạch để chúng tôi có thể trở thành nhạc sĩ, nhà văn... (thay vì cứ chăm bẳm vào việc phải đi lấy ai đó, rồi hết đời). Và đúng ra, chúng tôi chỉ là những người quen biết có nhắn tin qua lại và nói chuyện chơi chơi hàng đêm nếu như tôi đường hoàng, thẳng thắn hỏi thăm sao bồ cô ấy đâu mà để cô ấy nói chuyện với tôi từ sáng sớm đến khuya, rồi đến sáng? Dạ thưa!
- Người đàn bà đang nằm kia mỗi sáng đã không để tôi lăn qua lộn lại mãi trên giường mà chẳng để làm gì, bằng cách nhắn tin bảo tôi: “up”. Cô gọi tôi “dậy”. Cô còn chỉ tôi vài chuyện chỉ có thể làm được trong buổi sáng, ví dụ như đánh răng mình thật là kỹ (mà không sợ mòn men răng), ăn thật là no (mà không sợ bụng bự), tắm nước thật là nóng (mà không sợ bỏng da)... Cô rủ tôi đi ra xa và chỉ cho tôi cái nhà tôi đó, thật ra nó hiền lành, xinh xắn lắm (chứ không phải là bốn cái tường bọc quanh mình hay một cục đen thui hiện hồn trước mình mỗi khuya đi làm về). Và những sáng như thế, tôi có thể hát một bài gì đó, đại loại như “trời xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa”... thay vì lẩm nhẩm mãi cái thứ... tình ơi tình à. Người đàn bà không nói năng gì kia đã có lúc làm tôi thấy cái điện thoại tôi đang dùng lúc đó thật không đơn giản là dụng cụ liên lạc, nó là cái máy đo xem tôi đang sống có ích hoặc vô ích như thế nào, bằng cách đọc lại tất cả những tin nhắn tôi đã gửi đi, báo cáo cụ thể từ những chuyện vặt vãnh như đang làm gì, ở đâu, ăn uống thế nào, gặp ai, nói chuyện gì... hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, đến cả những câu hỏi trọng đại mà tôi bất chợt hỏi mình, rằng tôi sẽ có tiềm năng trở thành một nhà văn chữ to không? Tôi sẽ đi đâu khác để sống, làm gì để sống đây hay đến hết đời cứ quẩn quanh trong mấy con đường, ngôi nhà, quán ăn này, cứ dùng mãi mớ xúc cảm cũ mèm, khung cảnh cũ mèm để làm thành chữ?... Người đàn bà không buồn nhìn tôi nữa kia đã từng làm tôi cả ngày loạn xị mỗi chuyện cô ấy đã khò nước muối chưa, uống C chưa, có cử nước đá không... vì chứng đau cổ họng kinh niên của cô. Và mỗi tối, thay vì thắc mắc khi nào giá vàng sẽ hạ, chứng khoán sẽ phục hồi, “hố tử thần” được lấp, “lô cốt” thôi được dựng
- (sau những bản tin thời sự trên tivi), thì tôi không thể không hỏi những câu phát ngượng khi cứ lặp lại, ở bên nhà, cô ấy có choàng khăn vào cổ chưa, đã tắt quạt chưa, có đóng cửa sổ chưa... Mà thật ra cô ấy đã chẳng quan tâm gì đến lời tôi nói cả. Cô ấy kệ cái cổ họng sưng tấy năm này qua tháng nọ ấy, kệ tôi với biết bao “nỗi niềm thành thị” có nhu cầu được tiêu hóa hàng ngày, cô ấy vẫn đi. “Đi như trym“ - cô ấy nói thế. Đi máy bay và đi trên những chuyến xe nối từ sân bay đến vùng lũ này, vùng thiếu đói nọ, rồi nhắn tin, kể cho tôi xe này mở nhạc vàng, xe kia mở nhạc đỏ, bên cạnh kia là những tay buôn lậu thuốc lá, giang hồ vùng biên giới, cả những ông tài xế luôn có sở thích dừng lại chơi gái dọc đường... Người đàn bà kia đã bơi qua vài kilômet vùng lũ để gặp mặt tôi với câu đầu tiên là “Ở Sài Gòn, bận đến nỗi chẳng có dịp đi bơi gì cả”. Cô ấy chỉ tôi cách để bơi qua đường dài mà không mỏi mệt bằng phương thức “hồn lìa khỏi xác”, tức là tập trung nghĩ làm sao để cái thùng mì cứu trợ đội trên đầu không bị ướt, thay vì lo cho cục thịt mấy chục ký đang ngâm mình trong nước kia... Tôi xin nhắc, vì người đàn bà ấy sẽ chẳng nhớ gì việc mình làm cả đâu, đến cái giấy chứng minh để ra sân bay về Sài Gòn mà cô ấy đã mấy lần bỏ lại trong khách sạn của mình... Dạ thưa! Không kể đến bao nhiêu là tiếc nuối, bao nhiêu là thèm muốn, hụt hẫng, hoang mang... để làm mấy chục cái truyện, vài chục bài thơ kiếm tiền qua cái thời sống khốn khó (mà tôi vẫn phải cố nặn ra nước mắt, nỗi buồn này) thì tôi từng định kiến người đàn bà ấy, đòi lại biết bao nhiêu cảm giác mà tôi đột nhiên mất hết, thay vào
- đó là những thứ tôi chẳng mong muốn gì, làm cho đời sống của tôi cứ thành âm âm u u. Đại loại, giống thằng cha thất tình, người ta bảo tôi vậy. Người đàn bà đang nằm ở kia đã bao lâu không gặp rồi, tôi chẳng nhớ. Tôi đã không biết cô ấy yêu ai, làm gì, ở đâu, lâu lắm rồi... Tôi không biết gì cả. Và tôi cũng chẳng muốn biết điều đó để làm gì... Lần kế cuối, cô ấy đã nói rằng cô ấy cần nói thật, để tôi khỏi đi quá xa, cô ấy sắp lấy anh kia (tức là anh bạn của bạn thân tôi) rồi. Lần cuối, cô ấy nói rằng cô ấy sẽ không nói chuyện với tôi nữa. Cô ấy không cho tôi lý do, vì cô ấy tự biết dù có nói gì thì cũng chỉ để ngụy biện cho cái sự không anh hùng của mình. Cô ấy không để ý, tôi cũng có khác gì đâu, tôi chẳng có lý do gì để cứ gọi cho một người đã kiên quyết từ chối mình. Tôi có nói gì thì cũng chỉ để ngụy biện cho cái sự lì lợm, ngang tàng, muốn gì cũng cho bằng được của mình thôi. Vậy coi như huề. Bốn chín gặp năm mươi. Mà cô ấy vẫn không chịu nói với tôi lời nào. Dạ thưa! Tôi không có thưa gửi đích danh ai, là vì mấy lời này tôi định viết cho tôi đọc (chứ điếu văn trong đám tang của cô ấy thì thể nào chẳng có bố, mẹ hay là chồng, con của cô ấy đọc). Tôi sợ, sau này, tôi thành ông già (hoặc nếu may, lúc đấy chỉ là sồn sồn) - bận rộn với cái gì đó chẳng rõ - tôi đã thực sự quên cô ấy, quên cái khoảng thời gian mà
- chúng tôi đã có, cũng như tôi từng quên những người yêu, người ghét, tin vui, tin buồn, chuyện hay, chuyện dở đã đến trong cuộc đời tôi... Giữa lúc nhìn ảnh của cô sau khói nhang nghi ngút, tôi sợ tâm hồn tôi lúc đó cũng chẳng khác gì tiếng kèn trống vô hồn xung quanh cô, tôi sợ đầu óc tôi có ráng nặn ra những hồi ức về cô để rơm rớm một dòng nước mắt tiễn cô cũng không có. Nếu không là nước mắt thì chúng tôi sẽ tiễn đưa nhau bằng cái gì? Chẳng lẽ chỉ có vài nén nhang, vòng hoa, tiền phúng điếu và mấy câu chuyện ký ức nhạt nhòa không đầu không đuôi bên ly trà nguội và tiếng hạt dưa lách tách?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ớt bảy màu - Tập 17
121 p | 132 | 17
-
Ớt đông lạnh
2 p | 101 | 9
-
Ớt bảy màu - Tập 14
0 p | 52 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 16
0 p | 78 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 15
0 p | 44 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 3
0 p | 70 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 12
0 p | 45 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 11
0 p | 56 | 6
-
Ớt bảy màu - Tập 10
0 p | 68 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 09
0 p | 45 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 06
0 p | 45 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 05
0 p | 54 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 04
0 p | 49 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 03
0 p | 42 | 5
-
Ớt đông lạnh
5 p | 102 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 2
0 p | 82 | 5
-
Ớt bảy màu - Tập 02
0 p | 61 | 4
-
Ớt bảy màu - Tập 4
0 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn