intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Outsider Art - Sáng tác nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

89
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Outsider Art là sáng tác nghệ thuật được tạo ra bởi những người bên ngoài dòng chính thống. Sự chú ý đến Outsider Art xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 khi các nghệ sỹ tiên phong phương Tây quay lưng lại với giá trị mỹ học truyền thống của nghệ thuật hàn lâm cổ điển,... Bài viết này có mục đích giới thiệu một vài nét khái quát về “Outsider Art”, Art Brut nguồn gốc của Outsider Art và một số nghệ sỹ Outsider Art tiêu biểu của thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Outsider Art - Sáng tác nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống

  1. Outsider Art ­ Sáng tác nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống  Bùi Thị Thanh Mai Outsider Art là sáng tác nghệ thuật được tạo ra bởi những người bên ngoài  dòng chính thống. Sự chú ý đến Outsider Art xuất hiện vào đầu thế kỷ 20  khi các nghệ  sỹ  tiên phong phương Tây quay lưng lại với giá trị  mỹ  học  truyền thống của nghệ thuật hàn lâm cổ điển, tìm kiếm nguồn cảm hứng   từ   tranh,   tượng   nguyên   thủy;   điêu   khắc   châu   Phi,   nghệ   thuật   phương   Đông huyền bí, tranh vẽ  của trẻ  em, thậm chí nghệ  thuật của những  người điên. Ở phương Tây, từ những năm 1940 Jean Dubuffet1 nỗ lực sưu  tầm   các   tác   phẩm   của   những   người   tự   học,   bệnh   nhân   tâm   thần,   kẻ  nghiện rượu, tù nhân và chỉ  ra giá trị  thẩm mỹ  nội tại của chúng. Tiếp  theo, nhiều nhà nghiên cứu của Pháp, Anh, Mỹ  xuất bản các công trình  nghiên cứu chuyên sâu về  Outsider Art từ khái niệm, lịch sử,  ảnh hưởng   Outsider Art đến sáng tác nghệ  thuật của một số  nghệ  sỹ  hiện đại. Sức   hấp dẫn của Outsider Art nằm  ở sự tinh khiết, nguyên sơ đứng bên ngoài  những đường lối vạch định theo các sử  gia nghệ  thuật. Ngày càng có  nhiều người quan tâm đến Outsider Art trên phương diện nghiên cứu tâm  lý học và nghệ  thuật. Tuy nhiên, Outsider Art cùng những vấn đề  liên   quan còn khá mới mẻ   ở  Việt Nam. Bài viết này có mục đích giới thiệu   một vài nét khái quát về “Outsider Art”, Art Brut nguồn gốc của Outsider   Art và một số nghệ sỹ Outsider Art tiêu biểu của thế giới.   Thuật ngữ “Outsider Art”  Thuật ngữ  “Outsider Art” được Roger Cardinal, nhà phê bình nghệ  thuật  người Anh đưa ra năm 1972 như một từ tiếng Anh tương đương với thuật  ngữ  “Art  Brut” trong tiếng Pháp do Jean Dubuffet  đặt ra, dùng  để  chỉ  những   tác   phẩm   nghệ   thuật   không   tuân   theo   khuôn   mẫu,   qui   tắc   của  phòng trưng bày, bảo tàng hay các trường phái nghệ  thuật. Trong tiếng   Anh, “Outsider” có nghĩa là người ngoài cuộc, người không thể cho nhập  bọn, người không cùng nghề  hay không có chuyên môn. Vì thế, một số  người cho rằng thuật ngữ “Outsider Art” (nghệ thuật bên ngoài) có lẽ  đã   dịch và chuyển nghĩa tốt hơn là “Raw Art” (nghệ thuật thô). Cho đến nay,  xuất hiện những tranh luận về  ranh giới giữa “Outssider Art”2 và các  thuật ngữ “Naive Art”3, “Visionary Art”4, “Folk Art”5. Nhìn chung, so với  các thuật ngữ  nói trên thì “Outsider Art” mang nghĩa rộng, dùng để  chỉ  những sáng tác nghệ  thuật bên ngoài dòng chính thống. Outsider Art bao  
  2. gồm tác phẩm của người tự học, kể cả sáng tác của người nghiện rượu,  người điên hay mắc bệnh tâm thần. Phần lớn nghệ  sỹ  Outsider là những   người chưa từng có mối liên hệ nào với học viện, dòng nghệ  thuật chính  thống hay các tổ  chức nghệ  thuật. Tuy nhiên, trong số  những nghệ  sỹ  được xếp vào Outsider Art cũng có người từng theo học ở Học viện nghệ  thuật, nhưng sau đó bị phát bệnh tâm thần và họ sáng tác nghệ thuật trong  nhà thương điên. Trong nhiều trường hợp, nghệ  thuật của họ  chỉ  được   chú ý hay phát hiện sau khi chết.  Nghiên cứu đầu tiên về Outsider Art Từ  giữa thế  kỷ  19, một số  bệnh viện  ở Châu Âu bắt đầu tiến hành sưu  tập tranh vẽ của những bệnh nhân tâm thần với mục đích nghiên cứu các   biểu hiện của người bệnh giúp cho công việc điều trị. Từ năm 1910, các  bộ sưu tập như vậy đã xuất hiện ở Cesare Lombroso (Turin), Marcel Réja   (Paris) và Hans Prinzhorn (Heidelberg). Ban đầu, các bộ sưu tập ra đời như  là một kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học về tâm thần học. Sự  quan tâm nghiên cứu đến những sáng tác của người điên hay mắc bệnh  tâm thần được bắt đầu từ Walter Morgenthaler6. Năm 1921, ông xuất bản   cuốn sách “Geisteskranker Ein als Konstler” viết về trường hợp của Adolf   Wolfli, một bênh nhân tâm thần người Thụy Sĩ. Đây là lần đầu tiên bệnh   nhân tâm thần được chú ý nghiên cứu từ khía cạnh sáng tác nghệ thuật.  Mồ  côi từ  năm lên 10, tuổi thơ  của Adolf Wolfli tràn ngập ký  ức về  sự  lạm dụng cả về thể xác và tình dục. Lớn lên ở  trại trẻ  mồ  côi, lao động  tại các nông trại, gia nhập quân đội, rồi bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ  em. Đến năm 1895, ông được đưa vào bệnh viện tâm thần Waldau Clinic  ở  Bern, Thụy Sĩ để  điều trị. Sau một thời gian  ở  bệnh viện, Wolfli bắt   đầu vẽ và vẽ  rất nhiều. Những hình ảnh do Wolfli vẽ ra trông phức tạp,  dữ dội và giàu tính trang trí. Trong thời gian ở bệnh viện tâm thần, ông đã   hoàn thành một cuốn sách dài nhiều tập với nhiều hình ảnh minh họa. Nội   dung truyện là sự  kết hợp các chi tiết trong cuộc sống riêng pha trộn với   những cuộc phiêu lưu tưởng tượng. Wolfli đã biến kỷ niệm buồn thời thơ  ấu thành một câu chuyện về  những chuyến du lịch kỳ  diệu. Trong cuốn  sách Wolfli đã thay đổi các chi tiết trong cuộc sống thực, chuyển cậu bé  Wolfli thành “Hiệp sỹ  Wolfli”, rồi trở  thành “Hoàng đế  Wolfli” và cuối  cùng là “Thánh Wolfli”. Trong những bài hát, thơ ca và tranh vẽ của mình,  ông tái tạo và đặt lại tên cho cả  thế  giới và vũ trụ. Sau khi Wolfli mất   năm 1930, những bức tranh của ông được trưng bày tại Bảo tàng Waldau   Clinic tại Bern, Thụy Sĩ. Sáng tác của Wolfli đã gợi được niềm cảm hứng 
  3. cho một số  nhà soạn nhạc, trong đó đáng chú ý là trường hợp nhà soạn  nhạc Đan Mạch Per Norgard, người đã sáng tác vở nhạc kịch về cuộc đời  của Wolfli với nhan đề “The Divine Circus”. Sau Walter Morgenthaler phải kể  đến nghiên cứu của Hans Prinzhorn7,  bác sỹ  tâm thần người Đức đồng thời còn là nhà nghiên cứu về  nghệ  thuật. Hans Prinzhorn từng nghiên cứu triết học và lịch sử  nghệ thuật tại   Đại học Vienna, một trong những trường đại học lớn của Châu Âu và lâu  đời nhất trong thế giới sử dụng tiếng Đức. Nhận học vị tiến sỹ vào năm   1908, sau đó Hans Prinzhorn tiếp tục học về y học và tâm thần học. Năm   1919, ông làm việc với tư cách là một trợ lý tại bệnh viện tâm thần thuộc  Đại học Heidelberg. Công việc của ông khi  ấy là phát triển bộ  sưu tập  nghệ   thuật   của   các   bệnh   nhân   tâm   thần   đã   được   tiến   hành   bởi   Emil  Kraepelin8. Khi ông rời khỏi công việc này năm 1951, bộ  sưu tập được  mở  rộng tới hơn 5000 tác phẩm của khoảng 450 trường hợp. Năm 1922,  ông xuất bản cuốn “Bildnerei der Geisteskranken” với những minh h ọa đa  dạng từ  bộ  sưu tập nói trên. Công trình chủ  yếu nghiên cứu đến sự  liên  quan giữa tâm thần học và nghệ thuật, bệnh tật và sự tự biểu hiện. Nó là  nỗ lực phân tích, nghiên cứu các bức vẽ của những bệnh tâm thần không  chỉ  đơn thuần  ở  khía cạnh tâm lý, mà còn về  mặt thẩm mỹ. Nghệ  thuật   của người tâm thần thường mang tính tự phát. Căn bệnh có thể cung cấp  cho bệnh nhân những ý tưởng và cách biểu hiện khác thường. Một số  người đặc biệt nhạy cảm với thế  giới xung quanh và những bức vẽ  của  họ  có thể  chỉ  ra những điều chúng ta không nhận thấy trước đó. Trong  cuốn sách, Prinzhorn trình bày tác phẩm của mười “nghệ  sỹ  bậc thầy bị  chứng tâm thần phân liệt”. Ông chỉ  ra sáng tạo nghệ  thuật của các bệnh  nhân như một sự thôi thúc để giao tiếp, biểu lộ trí tưởng tượng, cảm xúc  và   phản   ứng.   Mỗi   nghệ   sỹ   Outsider   Art   trong   nghiên   cứu   của   Hans   Prinzhorn có  nguyên nhân phát bệnh khác nhau và cách thể  hiện nghệ  thuật cũng khác nhau như trường hợp Karl Brendel, Peter Moog và August  Neter. Karl Brendel (1871 ­ 1925) đã bị  kết án 12 lần vì tội hành hung và  phá hoại tài sản. Trong hồ  sơ  về  bệnh tâm thần của Karl Brendel được   ghi chép từ  năm 1906, bác sỹ  điều trị  nhận thấy các triệu chứng về   ảo   tưởng. Karl Brendel tuyên bố rằng đã từng trải qua kinh nghiệm về sự hy   sinh thông qua cái chết và chính là hiện thân của Đức Chúa Giêsu. Karl  Brendel thích thể hiện đề tài về động vật và các ảo giác tôn giáo, đặc biệt  là hình tượng chúa. Đôi khi, nhân vật trong sáng tác của Brendel được mô  tả  như nhân vật lưỡng tính. Trong khi đó, Peter Moog (1871­1930) bị  rơi  
  4. vào chứng bệnh tâm thần phân liệt sau cái chết của vợ. Thoạt tiên ông  làm thơ sau đó chuyển sang vẽ tranh. Những bức vẽ về thánh và tôn giáo   của Peter Moog tương phản đáng ngạc nhiên với những bài thơ đầy ngôn  từ  khêu gợi sự  dâm dục của chính ông. Còn August Neter (1868 ­ 1933)  từng là người khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị  mắc chứng hoang tưởng và  luôn bị  những ám  ảnh lo lắng tấn công. Neter để  lại khoảng 10 000 bức   tranh như những bản vẽ kỹ thuật, có thể  do ông từng làm nghề  thợ  điện   trước khi mắc bệnh. Công trình của Hans Prinzhorn ra đời trong bối cảnh tâm thần học bắt đầu  tập trung nghiên cứu tâm lý các dân tộc cổ  xưa, trẻ  em, qui luật của   những giấc mơ và những biểu hiện của bệnh tâm thần. Các nghệ  sỹ tiên  phong như Ernst Ludwig Kirchner, Oskar Schlemmer, Alfred Kubin, André  Breton, Paul Klee, Max Ernst và Pablo Picasso từng tham khảo bộ sưu tập   tranh của bệnh viện Heidelberg. Các motif từ  di sản nghệ  thuật nguyên  thủy, tính hồn nhiên trong tranh vẽ của trẻ em, cảnh tượng kỳ lạ chỉ gặp   trong giấc mơ và thế giới vô thức... là những chủ đề chính của nghệ thuật   tạo   hình   đầu   thế   kỷ   20.   Với   thực   tế   ấy,   cuốn   sách   “Bildnerei   der  Geisteskranken” của Hans Prinzhorn lưu hành rộng rãi  ở  Châu Âu được   một số nghệ sỹ quan tâm nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm các phương   thức biểu đạt nghệ thuật mới.  Art Brut ­ Nguồn gốc của Outsider Art Ấn   tượng   bởi   công   trình   “Bildnerei   der   Geisteskranken”   của   Hans  Prinzhorn, Jean Dubuffet (1901­1985) bắt đầu bộ  sưu tập nghệ thuật của   những người tâm thần, tù nhân và đưa ra thuật ngữ “Art Brut” vào những  năm 1944, 1945. Là người chống lại văn hóa chính thống và nghệ  thuật  của bảo tàng, Jean Dubuffet được ví như kẻ nổi loạn luôn tìm kiếm tự do   cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà Jean Dubuffet được  xem là một  trong những nghệ sỹ đáng chú ý của thế kỷ 20. Trong sự nghiệp sáng tác  từ  1942­1985, Dubuffet đã tạo dựng phong cách nghệ  thuật riêng xuất  phát từ những nghiên cứu nghệ thuật của trẻ em và bệnh nhân tâm thần.  Thuật ngữ  “Art Brut” được kết hợp bởi từ  “Art” và “Brut”. Trong tiếng   Pháp  “Brut”   có   nghĩa  “sống”,  “mộc”,  “thô”,   “nguyên”.  Từ   đó  Art  Brut   mang   nghĩa   “nghệ   thuật   thô”,   “nghệ   thuật   sống”   hay   “nghệ   thuật   nguyên”, chỉ sự sáng tạo theo hình thức trực tiếp, tạo lập hình ảnh từ não  lên trang giấy, hay tấm toan và được Dubuffet ví như  nguyên liệu chưa   qua quá trình chế  biến, vẫn giữ  được sự  tươi nguyên. Những tác phẩm  
  5. thuộc thể  loại Art Brut là sự  sáng tạo vô thức dựa trên cảm hứng từ  thế  giới tinh thần, không dựa trên truyền thống hoặc kỹ thuật. Nó không theo  phong cách hay xu hướng nghệ  thuật nào mà là sự  tự  phát và thậm chí   không được thực hiện với mục đích làm “nghệ  thuật.” Art Brut là những  sáng tạo thuần khiết, ra đời từ  sự  cô đơn, từ  thúc đẩy của thế  giới vô  thức, nơi không bị can thiệp bởi những lo lắng về sự ca ngợi, hay những   tung hô xã giao thường thấy trong các cuộc thi. Theo Dubuffet, sự thật còn  quý giá hơn sản phẩm của những chuyên gia. Do đấy, ông đã chú trọng  sưu tầm và viết nghiên cứu về  “Art Brut”. Dubuffet cho rằng, dòng nghệ  thuật chính thống của các bảo tàng, học viện đã mất đi sức mạnh và   nguồn nghệ thuật tinh khiết này.  Tác giả của Art Brut chủ yếu là người có những trải nghiệm bất thường   trong cuộc sống hoặc trạng thái cùng cực về  tinh thần như  người tâm  thần, người khuyết tật, hay tù nhân song có tiềm năng về  sáng tạo nghệ  thuật. Họ đến với hội họa và điêu khắc vì những thôi thúc mãnh liệt chứ  không vì mong muốn được công nhận. Nghệ thuật của họ là sự biểu hiện   những ham muốn  ẩn và mâu thuẫn bên trong nội tại. Nó không hướng  ngoại mà hướng nội. Nó xuất hiện từ  trí tưởng tượng và những  ẩn  ức   của bệnh nhân tâm thần hay người điên, phá vỡ những nỗ lực có ý thức và   bác bỏ  quan niệm bất di bất dịch hay sự chủ định về  nghệ  thuật. Có thể  ví những tranh vẽ  thuộc thể  loại này như  một chuyến đi thám hiểm vào  thế  giới nội tâm. Theo Dubuffet, các tác phẩm Art Brut có một ngôn ngữ  tạo hình độc đáo ví như  nguồn nguyên liệu thô của nghệ  thuật. Đối với  một số người, những tác phẩm này thật đáng ngạc nhiên và ngưỡng mộ,  nhưng cũng thật kỳ lạ.  Năm 1948, Dubuffet thành lập Hiệp hội Art Brut. Thành viên của Hiệp hội  bao gồm André Breton9, Michel Tapié10 và André Malraux11. Đến năm  1960, bộ sưu tập của Dubuffet có hơn 5000 tác phẩm. Song song với sưu   tập, Dubuffet còn sáng tác những tác phẩm dựa trên cảm hứng từ Art Brut.  Từ năm 1942, ông vẽ một loạt tranh về con người và quang cảnh Paris có   hình thức thể  hiện gần gũi với lối tạo hình của mỹ  thuật nguyên thủy.  Sau đó chịu ảnh hưởng từ triển lãm hội họa của Jean Fautrier ở Paris năm   1945, Dubuffet nhận thấy ý nghĩa của nghệ  thuật nằm  ở  sự  biểu hiện  trực tiếp chiều sâu bên trong mỗi cá nhân. Nhiều tác phẩm của Dubuffet   lấy cảm hứng từ  Art Brut như  “Ban nhạc Jazz” (1945), “Michel Tapié   soleil” (1946), “La Métafisyx” (1950), “Gare Montparnasse Porte des Lilas”  (1961)... Đặc điểm chung hội họa của Dubuffet là lối vẽ biểu cảm và tạo 
  6. chất phong phú. Trong khi đi tìm chất liệu nhằm tạo ra hiệu quả thị giác   mới lạ, Dubuffet còn sử  dụng cả  chất liệu hắc ín, rơm, than và cát. Một   số  người cho rằng nhân vật trong tranh Dubuffet thật thô kệch và gớm   ghiếc, song nhiều người lại đề  cao nghệ  thuật của ông. Xét  ở  góc độ  nghệ  thuật tạo hình, tranh của Dubuffet là bản hòa tấu của màu sắc và  chất cảm. Trong từng mảng màu, nét bút có sự  chuyển đổi tinh tế  của   một tài nghệ  bậc thầy. Chất gồ  ghề  đắp nổi lại tạo được  ấn tượng và  cách vẽ  trẻ  thơ  lại thu được kết quả  mỹ  mãn. Dubuffet cũng đưa phong  cách nghệ thuật của mình vào những tác phẩm điêu khắc ngoài trời. Song  song với hội họa và điêu khắc, Dubuffet vẽ  nhiều tranh minh họa sách,  truyện, cũng như  viết sách trình bày quan niệm của ông về  nghệ  thuật.  Những nghiên cứu về Art Brut giúp Dubuffet có cái nhìn cởi mở trong sáng   tác nghệ  thuật, đồng thời nhận thức được sự  gò bó, hạn chế  của nghệ  thuật  chính  thống. Dubuffet  còn  thử   nghiệm sáng  tác   âm  nhạc và  làm  nhiều bản ghi âm với họa sỹ   Đan Mạch Asger Jorn, một trong những  thành  viên  sáng  lập  của  phong  trào   tiền  phong  COBRA12.  Năm  1978,  Dubuffet hợp tác với Jasun Martz nhà soạn nhạc Mỹ  để  thu âm các tác  phẩm cho album nhạc giao hưởng “The Piilory”.  Dubuffet   cùng   với   những   người   bạn   của   mình   đã   nỗ   lực   xây   dựng   “Compagnie de l’Art Brut”, một bộ sưu tập lớn gồm hàng ngàn tác phẩm   nghệ  thuật từ  nhiều nguồn gốc, đa số  tác phẩm là của trẻ  em và người   điên. Mục đích của bộ  sưu tập là để  lưu giữ  những nguyên liệu nghệ  thuật “thô” như những tư liệu. Sau đó, ông muốn tặng lại bộ sưu tập Art   Brut cho nước Pháp nhưng các nhà chức trách đã từ  chối. Đồng thời, ông  cũng bị cản trở khi cố gắng trao bộ sưu tập cho những người bạn  ở Mỹ.   Cuối cùng, năm 1972 bộ sưu tập đã tìm được ngôi nhà trưng bày cho mình  ở Beaulieu Chateau tại Lausanne, Thụy Sĩ. Bởi những khó khăn trong việc   xác định ranh giới nghệ thuật Art Brut, nên Dubuffet còn đưa ra thuật ngữ  “Fresh Invention” tạm dịch là “sáng tác tươi mới”. Nhưng hầu hết các nhà  phê bình nghệ thuật vẫn ưa thích dùng thuật ngữ “Outsider Art” với hàm ý  chỉ  những sáng tác bên lề nghệ thuật, nằm ngoài dòng chính thống. Kể  từ  sau Dubuffet, Châu Âu và Bắc Mỹ  trở  thành nơi tập trung nghiên  cứu về  Outsider Art. Công việc này không chỉ  được thúc đẩy bởi những  người nghiên cứu nghệ thuật mà còn cả các giám tuyển và nhà buôn tranh.  Outsider Art ngày càng được các nhà sưu tập hiện đại đánh giá cao, thậm  chí còn được treo trong bảo tàng chính thống. Năm 2008, Đại học Sydney  thành   lập   trung   tâm   Self­Taught   and   Outsider   Art   Research   Collection  
  7. (STOARC)13. Các bộ  sưu tập Outsider Art nổi tiếng thế giới của Stuart   Purves và Peter Fay đã được trưng bày và nghiên cứu tại STOARC. Trung  tâm bao gồm phòng trưng bày và thư viện lưu trữ các tài liệu nghiên cứu   về  Outsider Art. Đây là trung tâm quốc tế  duy nhất cho việc nghiên cứu   nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống của Úc và quốc tế. Hoạt động của  trung tâm   đã thu hút các học giả  quan tâm  đến lĩnh vực Outsider  Art.  Không chỉ lưu giữ tác phẩm và tài liệu về Outsider Art, trung tâm còn tiến   hành thu thập, triển lãm các tác phẩm của hinh thức nghệ thuật này, đặc  biệt tập trung vào những nghệ  sỹ  có những sáng tác độc đáo chưa được  biết   đến.   STOARC   do   giáo   sư   Colin   Rhodes   của   Đại   học   Luân   Đôn,  người rất quan tâm nghiên cứu về  Outsider Art phụ  trách. Những nghiên  cứu   của   Colin   tập   trung   trong   công   trình   “Outsider   Art:   Spontaneous   Alternatives” (Nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống: Giải pháp tự phát)   xuất bản năm 2000. Trong cuốn sách này, Colin Rhodes không chỉ  nghiên  cứu lịch sử Outsider Art mà còn chỉ ra một số nghệ sỹ hiện đại đã sáng tác  dựa trên cảm hứng từ Outsider Art như thế nào.  Cho   đến  nay,   đã  có  nhiều  công   trình  nghiên  cứu  về  Outsider  Art  như  “Beast   của   Karin in   the   Mirror:   The   Life   of   Outsider   Artist   Antonio   Ligabue” Kavelin Jones (1997), “Beyond Reason: Art and Psychosis Works  From the Prinzhorn Collection” của Bettina Brand­Claussen (1998), “Self­ Taught   Outsider   Art   Brut:   Masterpieces   from   the   Robert   M.   Greenberg  Collection” của Lyle Rexer (1998), “Outsider Art of the South” của Kathy   Moses “Raw Vision Magazine: Outsider Art, Art Brut, Contemporary Folk  (1999), của Thierry de Duve (2001), “Art Brut: The Origins of Outsider  Art” của Lucienne Peiry (2006)... Nhìn chung, các nghiên cứu về Outsider  Art” Art có ba loại: thứ nhất, trình bày về lịch sử Outsider Art và các nghệ  sỹ  Outsider Art nổi tiếng; thứ  hai, nghiên cứu về  đặc trưng và yếu tố  thẩm   mỹ   của   Outsider   Art,   thứ   ba   là   nghiên   cứu   về   sự   gần   gũi   giữa  Outsider Art và nghệ  thuật hiện đại. Điều này cho thấy sự  hấp dẫn của  những sáng tác bên ngoài dòng nghệ thuật chính thống cũng như mối quan   tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật về loại nghệ thuật này. Một số nghệ sỹ Outsider Art  Richard Dadd, người Anh (1817 ­ 1886) Ngay từ nhỏ, năng khiếu về hội họa của Richard đã được bộc lộ. Khi 20  tuổi ông theo học  ở Viện Hàn lâm Nghệ  thuật Hoàng gia. Vào năm 1842,   Dadd đã được chọn để  đi cùng với Sir Thomas Phillips, cựu thị  trưởng  
  8. Newport trong một chuyến thám hiểm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Syria và  Ai Cập. Trong khi đi du lịch trên sông Nile bằng thuyền, Dadd trải qua sự  thay đổi tính cách mạnh mẽ, trở nên ảo tưởng và ngày càng tin rằng mình  chịu những  ảnh hưởng của vị  thần Ai Cập Osiris14. Khi trở về vào mùa  xuân năm 1843, ông được chẩn đoán là có vấn đề  về  tâm thần và được   gửi về quê để điều trị. Do căn bệnh tâm thần mà Dadd tin rằng cha mình   là quỷ dữ  cải trang. Dadd đã đâm chết cha mình rồi chạy trốn đến Pháp.  Trên đường tới Paris, Dadd suýt giết một khách du lịch, nhưng đã bị cảnh   sát khống chế và bắt giữ. Dadd thú nhận đã giết chết cha mình và bị buộc  quay trở về  nước Anh để  điều trị  bệnh tâm thần tại nhà thương điên. Ở  đây, Dadd được các bác sỹ  chăm sóc và khuyến khích ông tiếp tục công  việc vẽ tranh.  Nhiều bức vẽ  đặc sắc của Dadd được tạo ra trong giai đoạn này, bao   gồm cả  bức tranh nổi tiếng nhất của ông là “The Fairy Feller’s Master­ Stroke” (1855­1864). Đây là câu chuyện cổ  tích bằng tranh của Dadd lấy  cảm hứng từ  bài hát cùng tên của ban nhạc Queen (Anh). Tạo hình của   tranh rất gần gũi với nghệ  thuật của Hieronymus Bosh15. Bên cạnh đó,   Dadd còn sáng tác bộ tranh gồm 33 bản vẽ màu nước, minh họa các cảm  xúc buồn, đau khổ, tình yêu, ghen tuông, sự điên rồ và kẻ giết người. Hầu   hết những tác phẩm của ông được thực hiện trên kích cỡ nhỏ với lối diễn  tả chi tiết. Sau 20 năm ở Bethlem, Dadd đã được chuyển đến nhà thương   điên dành cho bệnh nhân phạm tội hình sự ở Broadmoor. Tại đây ông tiếp   tục vẽ tranh cho đến khi qua đời năm 1886 vì căn bệnh phổi.  Henry Darger, người Mỹ (1892­1973) Henry Darger sinh năm 1892. Sau khi cha mẹ mất, ông được đưa đến sống   tại một viện cứu tế. Tại đây, ông phải làm việc nặng nhọc, bị  hành hạ  hàng ngày. Một năm trước khi viện cứu tế  bị  điều tra về  tình trạng làm  dụng và vi phạm quyền trẻ  em, Darger đã trốn thoát ra ngoài. Ông tìm  được công việc gác cổng tại một bệnh viện thuộc Chicago Không bạn bè, không người thân thích, Darger sử  dụng thời gian rỗi vào  việc sáng tác những câu chuyện thần thoại và vẽ tranh minh họa về cuộc   chiến giữa các quốc gia trên hành tinh rất lớn và không tên. Cuộc xung đột  xảy ra do các Glandelinians, những người hành hạ  trẻ  em nô lệ. Những   anh hùng trong câu chuyện của Darger là bảy chị em Vivian và công chúa  Abbiennian. Đôi khi nhân vật trong tác phẩm của ông được miêu tả  như  những người lưỡng tính đã chiến đấu và cuối cùng chiến thắng thế  lực  
  9. xấu xa. Hỗ  trợ cho các trận chiến của họ  là đội quân Thiên chúa giáo và   động vật giống như con rồng. Các trận đánh được Darger mô tả với nhiều  sự  kiện sống động như: bão, các vụ  nổ, sự  xuất hiện của quỷ  và rồng...  Darger vẽ minh họa và tô màu hàng trăm lá cờ của các quốc gia lâm chiến.  Ông dường như  không hài lòng với khả  năng vẽ  hình của mình nên đã  tham khảo các hình  ảnh từ  báo, sách, truyện tranh và tạp chí. Là người   chưa bao giờ  tham quan bảo tàng, nhưng Darger lại có mối liên hệ  chặt   chẽ  với văn hóa đại chúng qua các minh họa phong phú trên báo và tạp  chí. Đề tài trong sáng tác của Darger được rút ra từ các sự kiện trong sách  báo trộn lẫn với những câu chuyện kinh thánh. Sáng tác của Henry Darger   trở thành một trong những ví dụ tiêu biểu về Outside Art. Bảo tàng Nghệ  thuật dân gian Mỹ  đã tôn vinh Henry Darger là một trong những nghệ  sỹ  bên ngoài dòng chính thống quan trọng của thế kỷ XX.  Nek Chand, người Ấn Độ (sinh năm 1924)  Nek Chand là một nghệ  sỹ  tự học nổi tiếng với công trình vườn đá rộng   tới mười tám mẫu ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ. Đặc biệt đam mê với   chất liệu đá, trong thời gian rảnh rỗi Nek thu thập đá rồi bí mật tạo ra   những tác phẩm điêu khắc trang trí cho một khu đất nằm ở phía Bắc của  thành phố. Ngoài các loại đá tự nhiên Nek Chand còn thu thập vật liệu từ  các ngôi làng bị  phá hủy trong quá trình phát triển đô thị  của Chandigarh  để  làm các tác phẩm điêu khắc. Ngoài Kamla, vợ  Nek và một vài người   bạn đáng tin cậy, không ai được biết những gì Nek đang làm. Ngày qua  ngày, ông làm việc vào ban đêm dưới ánh sáng tạo ra từ những chiếc lốp   xe cháy vì sợ  rằng các quan chức địa phương sẽ  phát hiện và ngăn cấm.  Không giống như  các thành phố  khác của  Ấn Độ, Chandigarh đã được  hoạch định cẩn thận và chỉ  được xây dựng khi có phép, nhưng dần dần  vườn tượng với gần hai nghìn tác phẩm điêu khắc kích cỡ khác nhau đã bị  khám phá. Và Nek lo lắng trước nguy cơ khu vườn sẽ bị phá bỏ. Theo một   số  tài liệu cho biết, Nek đã mời Sharma, kiến trúc sư  trưởng của thành  phố  đến thăm khu vườn đá năm 1969. Thoạt tiên, Sharma từ chối do quá  bận rộn nhưng sau sự  kiên trì của Nek, ông đồng ý đến tham quan khu  vườn. Ngưỡng mộ  trước công việc Nek đã làm, Sharma quyết tâm giúp  để khu vườn đá và công lao của Nek được công nhận. Năm 1972, lời hứa   của Sharma trở  thành hiện thực. Tuy nhiên, theo sách hướng dẫn du lịch   do thành phố Chandigarh xuất bản thì câu chuyện được kể khác đi. Theo   đó, khu vườn được phát hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu về  bệnh  sốt rét của chính phủ. Sau đó, khu vườn được khuyến cáo cần lưu giữ và  
  10. bảo quản trong hình thức hiện tại của nó, không nên có bất kỳ  sự  can   thiệp của các kiến trúc sư hay nhà quy hoạch thành phố.  Sáng   tạo   của   Nek   nhận   được   sự   ủng   hộ   của   những   người   dân  Chandigarh. Năm 1976, khu vườn đá chính thức được khánh thành, chịu sự  quản lý của chính quyền. Nek được thành phố trả lương để tiếp tục sáng   tác các tác phẩm điêu khắc cho khu vườn đá. Dự án của Nek có thể xem là  một trong những chương trình tái chế  vật liệu phế  thải lớn nhất  ở châu  Á. Ngoài những sáng tạo xi măng và bê tông, ông cũng tạo nên số  lượng   lớn động vật và búp bê từ vải, quần áo cũ. Bên cạnh chất thải đô thị, Nek  còn sử  dụng các vật liệu tự  nhiên. Chẳng hạn, ông đã tạo ra những tác  phẩm điêu khắc từ  rễ  của cây, xây dựng thác nước từ  sự  kết hợp hàng   ngàn hòn đá lớn nhỏ khác nhau. Mọi người gọi công trình của Nek Chand  là “The Garden Rock” có nghĩa là “vườn đá”. Tuy nhiên, Nek Chand đã  phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng, đó là ước mơ không phải một   khu vườn đá lạnh, là những lời thơ  của Nek với đá. Khi khu vườn với   những tác phẩm điêu khắc độc đáo trở nên nổi tiếng và được nhiều người  biết đến, nghệ thuật của Nek bắt đầu nhận được sự chú ý. Sau một cuộc   triển lãm tổ  chức tại Paris năm 1980, Nek Chand đã được trao Grande  Médaille  de Vermeil. Tiếp  đó, Ann Lewin, Giám đốc Bảo tàng trẻ  em  Washington DC đã mời Nek Chand xây dựng một khu vườn cho bảo tàng.  Chính phủ Ấn Độ trao tặng ông danh hiệu Padam Shri vào năm 1984, một  năm sau khi tác phẩm điêu khắc trong khu vườn đá trở  thành hình minh  họa trên tem bưu chính của Ấn Độ.  Kỹ  thuật ghép mảnh đã giúp Nek tạo nên khu vườn đá với những bức   tượng ngộ  nghĩnh, nhiều màu sắc. Chai lọ, gạch vỡ  và đá tự  nhiên là   những thành phần chính được Nek sử  dụng để  tạo ra một thế  giới độc   đáo. Nek nhìn thấy trong đá và vật liệu phế thải những nhân vật của mình  như kẻ vương giả, người bình thường và các động vật. Bên cạnh đó, Nek   còn thiết kế các con đường, thác nước, sân, cổng vòm khiến khu vườn đá  trở thành một mê cung phức tạp. Từ một nhà điêu khắc tự học, một nghệ  sỹ Outsider, Nek đã trở thành một kiến trúc sư có tầm nhìn bao quát mang   tính quy mô. Có ý kiến cho rằng mặc dù Nek không bao giờ  biết đến cá  nhân Le Corbusier, nhưng ông đã quan sát các phương pháp xây dựng của  Le Corbusier chặt chẽ, đặc biệt là sử dụng trí tưởng tượng của ông về bê  tông. Một trong những tính năng của những tòa nhà được Le Corbusier   thiết kế  trong thành phố  Chandigarh là những đường cong chảy của bê  tông, xây dựng bằng khuôn ván phức tạp để giữ các vật liệu lỏng. Nek đã  
  11. phát triển kỹ  thuật của Corbusier trong khu vườn đá bằng cách sử  dụng  một khuôn ván lớn được thiết kế  từ  thùng dầu phế  thải để  sản xuất bê  tông tạo nên các kết cấu bề  mặt khác nhau. Thông qua khu vườn đá kỳ  diệu của Nek, người ta nhận thấy  ảnh hưởng của một trong những kiến  trúc sư  vĩ đại nhất của thế  kỷ  XX đến một nghệ  sỹ  Outsider Art đương   đại.  Nghiên cứu về Outsider Art, một mặt góp phần giới thiệu những sáng tác  của các nghệ  sỹ  bên ngoài dòng nghệ  thuật chính thống. Mặt khác, nó  cũng là sự cố gắng chính thức hóa Outsider Art. Những sáng tác của hình   thức nghệ  thuật này không chỉ  hấp dẫn bởi vẻ  đẹp kỳ  dị, bí  ẩn, nguyên  sơ mà còn trở thành các trường hợp nghiên cứu hấp dẫn trong lịch sử tâm  thần học và nghệ thuật.                                    BTTM.2011 Chú thích: 1. Jean Dubuffet (1901­1985) là họa sỹ và điêu khắc gia Pháp. 2. Outsider Art là khái niệm mang nghĩa rộng, chỉ sáng tác của những người tự học, bệnh nhân tâm thần,  người nghiện rượu, tù nhân...  3. Naive Art: phong cách nghệ thuật hồn nhiên, ngây thơ. 4. Visionary Art là nghệ thuật thể hiện những điều thần bí, dự báo, chứa đựng tính siêu hình và thường   khai thác chủ đề về cái chết, cái tôi, hình ảnh nguyên mẫu thần thoại hay các biểu tượng..  5. Folk Art chỉ  nghệ  thuật của những người dân địa phương tự  học theo lối truyền nghề. Folk Art   ngược lại với nghệ thuật bác học. 6. Walter Morgentaler (1882 ­ 1965) là bác sĩ của bệnh viện Waldau, Thụy Sĩ. 7. Hans Prinzhorn (1886 ­ 1933) là một nhà nghiên cứu nghệ  thuật, đồng thời là bác sỹ  tâm thần người  Đức. 8. Emil Kraepelin (1856 ­ 1926) là một bác sỹ tâm thần người Đức. Ông đã đúc kết những qui luật tiến   triển lâm sàng của nhiều bệnh tâm thần và phân loại các bệnh tâm thần thành những đơn thể riêng biệt,  tạo điều kiện nghiên cứu dễ  dàng các bệnh tâm thần về  các mặt bệnh nguyên, bệnh sinh, tiên lượng,  điều trị v.v...  9. André Breton (1896 ­ 1966) nhà văn và nhà thơ người Pháp.  10. Michel Tapié (1909 ­ 1987) là nhà phê bình và sưu tập nghệ thuật người Pháp.  11. André Malraux (1901­1976), nhà hoạt động, chính trị gia người Pháp.  12. COBRA là một phong trào tiền phong hoạt động  ở  châu Âu từ  1949 đến 1951. Tên gọi này do  Christian Dotremont đặt ra vào năm 1948. Chữ COBRA viết tắt từ các chữ cái đầu tiên tên các thành phố  của các thành viên trong nhóm: Copenhagen (Co), Brussels (Br), Amsterdam (A). Được thành lập bởi  Karel Appel (họa sỹ, điêu khắc gia Hà Lan), Constant (họa sỹ  Hà Lan), Corneille (họa sỹ  Hà Lan),  Christian Dotremont (nhà thơ, họa sỹ Bỉ) và Asger Jorn (họa sỹ, điêu khắc gia Đan Mạch). Phương pháp  
  12. làm việc của nhóm COBRA mang tính tự phát và thử nghiệm, lấy cảm hứng từ các bức vẽ của trẻ em,   từ hình thức nghệ thuật nguyên thủy và từ công việc của Paul Klee và Joan Miró. Tuy chỉ tồn tại trong   vài năm nhưng đã tổ  chức các Cobra định kỳ, một loạt hoạt động hợp tác giữa thành viên và hai triển   lãm quy mô lớn được tổ  chức tại Bảo tàng Stedelijk  ở  Amsterdam (1949) và Palais des Beaux­Arts  ở  Liège (1951).  13. STOARC được thành lập vào năm 2008 với sự đóng góp của Stuart Purvis và Peter Fay: Stuart Purvis   với bộ sưu tập tranh vẽ trên giấy của những nghệ sỹ đã từng tham gia dự án nghệ thuật ở Melbourne và  Peter Fay với những tác phẩm điêu khắc của Jose dos Santos, nghệ sỹ Outsider Art người Bồ Đào Nha.   Jose dos Santos, sống trong ngôi làng nhỏ của Arega. Ông không biết đọc hay viết và hoàn toàn là một   nghệ  sỹ tự  học. Tuy nhiên, trong những năm cuối của cuộc đời mình ông đã sáng tác những tác phẩm  điêu khắc tuyệt vời.  14. Osiris là vị thần cai quản thế giới bên kia, đồng thời còn là vị thần bảo vệ sự sống, cây cỏ và cũng  là điều khiển việc dâng nước sông Nile. Các pharaoh Ai Cập thường mong được gặp Osiris sau khi chết  với niềm tin rằng Osiris giúp họ  hưởng sự  sống vĩnh cửu. Người Ai Cập tin rằng họ  sẽ  được Osiris   bảo trợ sau khi chết nếu thực hiện đầy đủ các nghi thức ma thuật.  15. Hyeronymus Bosh (1450­1516) là họa sỹ người Hà Lan, nổi tiếng với những tranh vẽ hư ảo, kỳ dị. 16. Ảnh trong bài sử dụng từ nguồn Internet. Tài liệu tham khảo: 1. Colin Rhodes (2000), Outsider Art: Spontaneous Alternatives (World of Art). Publisher:  Thames &  Hudson. 2. Dictionnaire Encyclopédique De La Peinture. 1994 Booking International Paris.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2