intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Part 37 - Exchange Server - Email Address Policies

Chia sẻ: Bantoisg Bantoisg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

161
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các bài trước chúng ta đã biết cách tạo các User Mailbox trong Exchange Server Điểm hay của Exchange là khi tạo User Mailbox xong nó sẽ tạo một Account tương ứng cho User này trong Active Directory Users and Computers. Vì vậy với cùng một tài khoản Mailbox ta vừa có thể Check mail vừa có thể Login và Domain Tại Recipient Configuration bạn nhấp phải vào Mailbox gccom1 và chọn Properties chọn Tab Account sẽ thấy User logon name của User này là gccom1@gccom.net tài khoản này dùng trong việc Logon vào Domain (trong mạng nội bộ) Chọn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Part 37 - Exchange Server - Email Address Policies

  1. “Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học” CHIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT Part 37 - Exchange Server - Email Address Policies Trong các bài trước chúng ta đã biết cách tạo các User Mailbox trong Exchange Server Điểm hay của Exchange là khi tạo User Mailbox xong nó sẽ tạo một Account tương ứng cho User này trong Active Directory Users and Computers. Vì vậy với cùng một tài khoản Mailbox ta vừa có thể Check mail vừa có thể Login và Domain Tại Recipient Configuration bạn nhấp phải vào Mailbox gccom1 và chọn Properties chọn Tab Account sẽ thấy User logon name của User này là gccom1@gccom.net tài khoản này dùng trong việc Logon vào Domain (trong mạng nội bộ) Chọn tiếp Tab E-Mail Address ta thấy Email của User cũng là gccom1@gccom.net tuy nhiên tài khoản này dùng để gởi và nhận Mail với các người dùng trên Internet 1 of 17
  2. Như vậy người dùng sẽ tồn tại 2 User Account dùng để gởi Mail và Logon vào Domain trùng nhau. Vấn đề bảo mật sẽ trở nên lỏng lẽo và nhu cầu đặt ra là làm sao để Account Logon Domain hoàn toàn khác với Account Email Address. Như vậy nhiệm vụ của chúng ta là thay đổi Primary SMTP Address của các User khác với User Logon Domain một cách hoàn toàn tự động vì trong môi trường có hàng ngàn User thì việc chuyển đổi thông tin từng User là chuyện không tưởng. Trong thực tế công việc này sẽ được đề cập khi công ty chúng ta có nhu cầu thay đổi địa chỉ Email cho toàn bộ nhân viên vì một lý do nào đó (thay đổi tên công ty, sát nhập....) 2 of 17
  3. Trong bài này giả sử công ty tôi đã tồn tại domain gccom.net và sau một thời gian hoạt động có nhu cầu sát nhập với một công ty khác và chuyển đổi thành domain chung là kythuatvien.com Vì vậy tôi phải tạo một Domain mới trong Exchange bằng cách vào Organization Configuration chọn tiếp Hub Transport chọn Tab Accepted Domains Nhấp phải vào vùng trống chọn New Accepted Domain 3 of 17
  4. Nhập domain mới là kythuatvien.com vào Màn hình sau khi hoàn tất 4 of 17
  5. Tiếp tục chọn Tab E-mail Address Mặc định trong này có sẵn một Policy do Exchange tạo sẵn. Bạn có thể tạo các Policy mới nhưng trong bài này tôi sẽ không tạo mới mà Modify Default Policy bằng cách nhấp phải Default Policy chọn Edit Tại E-Mail Address chọn @gccom.net chọn tiếp Edit 5 of 17
  6. Chọn lựa chọn 2 First name.Last name và chọn tiếp domain kythuatvien.com trong E-mail Address domain Màn hình sau khi hoàn tất 6 of 17
  7. Tiếp tục chọn Immediatery trong cửa sổ Schedule Bậy giờ trở lại màn hình Recipient Configuration nhận thấy các Email Address đã được đổi sang domain kythuatvien.com Bây giờ tôi tạo thử một User Account mới với: First name: Nguyen Last name: Pham User logon name: gccom6 7 of 17
  8. Password: 123 Nhận thấy Exchange sẽ tự tạo Email mới cho User này theo cú pháp First name.Last name đã từng chọn ở trên Đến đây ta nhận xét như sau: User logon to Domain: gccom6@kythuatvien.com Email Address: nguyen.pham@kythuatvien.com 2 tài khoản này đã hoàn toàn khác nhau 8 of 17
  9. Bây giờ từ gccom6 tôi sẽ gởi một Email cho gccom1 với Subject là Mail 11 Tại Inbox của gccom1 nhấp phải vào Email gccom6 vừa gởi chọn Message Options 9 of 17
  10. Nhận thấy gccom1 chỉ biết được Email Address của gccom6 là nguyen.pham@khuatvien.com mà không thể biết được Account logon vào Domain là gccom6@kythuatvien.com 10 of 17
  11. Như vậy chúng ta đã hoàn tất việc đổi domain cho tất cả các User trong hệ thống. Tuy nhiên nếu hệ thống bạn tồn tại 2 domain trở lên và bạn muốn một số User sẽ sử dụng domain này và một số User sẽ sử dụng domain kia. Vấn đề này gặp rất nhiều trong thực tế giả sử công ty bạn có 2 chi nhánh một ở Tiền Giang & một ở Hồ Chí Minh và tại mỗi chi nhánh như thế chúng ta muốn các nhân viên trên một chi nhánh sẽ mang một domain tương ứng với chi nhánh đó Vì vậy ta sẽ ứng dụng Email Address Policies để chuyển đổi domain cho các User này và công việc chuyển đổi này cũng sẽ hoàn toàn tự động và đựa vào đặc trưng riêng của các User này (xem lại bài Recipient Configuration - Group) Trở lại phần Hub Transport chọn Tab Email Address Policies nhấp phải vào cùng trống chọn New E-Mail Address Policy 11 of 17
  12. Giả sử tôi muốn các User mang đặc tính State/Province là Tien Giang sẽ mang domain là gccom.net các User còn lại mang domain kythuatvien.com nên tại cửa sổ Introduction bạn nhập gccom.net Chọn lựa chọn Recipient is in a State or Province và nhấp vào link specified 12 of 17
  13. Nhập từ khóa Tien Giang vào Màn hình sau khi hoàn tất 13 of 17
  14. Tại cửa sổ E-Mail Address nhấp Add Chọn lựa chọn 2 First name.Last name và chọn tiếp domain gccom.net trong E-mail Address domain 14 of 17
  15. Màn hình sau khi hoàn tất Trong tab Email Address Policies sẽ xuất hiện thêm mục gccom.net 15 of 17
  16. Trở lại cửa sổ Recipient Configuration nhận thấy chỉ có gccom1, gccom2 mang thuộc tính State/Province là Tien Giang sẽ bị thay đổi domain thành gccom.net OK mình vừa trình bày xong phần Email Address Policies của Exchange Server 2007 trong 70-236 của MCSA. 16 of 17
  17. Công ty TNHH đầu tư phát triển tin học GC Com Chuyên trang kỹ thuật máy vi tính cho kỹ thuật viên tin học Điện thoại: (073) - 3.511.373 - 6.274.294 Website: http://www.gccom.net 17 of 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2