intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Paul Cézanne (1839 -1906)

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

239
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạ sĩ người Pháp Paul Cézanne (1839 -1906) được coi là cha đẻ của hội hoạ hiện đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cây cọ nổi tiếng thế kỷ 20. Henri Matisse thừa nhận chịu ảnh hưởng lớn về cách sử dụng màu sắc của Cézanne, và Picasso cũng nhờ ông mà phát triển thành công trường phái lập thể. Tuy nhiên, lúc sinh thời, Cézanne không được giới phê bình chú ý và luôn phải chịu sự cô độc trong quá trình sáng tác cũng như trong cuộc sống. Bạn bè và gia đình xa lánh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Paul Cézanne (1839 -1906)

  1. Paul Cézanne (1839 -1906) Hoạ sĩ người Pháp Paul Cézanne (1839 -1906) được coi là cha đẻ của hội hoạ hiện đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cây cọ nổi tiếng thế kỷ 20. Henri Matisse thừa nhận chịu ảnh hưởng lớn về cách sử dụng màu sắc của Cézanne, và Picasso cũng nhờ ông mà phát triển thành công trường phái lập thể. Tuy nhiên, lúc sinh thời, Cézanne không được giới phê bình chú ý và luôn phải chịu sự cô độc trong quá trình sáng tác cũng như trong cuộc sống. Bạn bè và gia đình xa lánh bởi họ ác cảm với tính cách khác biệt nơi ông. Cézanne sinh ngày 19/1/1839, là con trai một chủ ngân hàng giàu có. Người đồng hành với ông thuở thiếu thời là Émile Zola, sau này trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng. Giống như bạn, Paul bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ rất sớm. Điều này làm bố ông vô cùng thất vọng. Năm 1862, sau hàng loạt những cuộc tranh cãi không đầu không cuối với gia đình, hoạ sĩ đã khăn gói lên đường sang Paris du học với chút vốn liếng ít ỏi gia đình dành cho.
  2. Thời kỳ đầu, Cézanne thường vẽ với tông màu tối và đường nét đậm, thể hiện tâm trạng, sự lãng mạn của những thế hệ trước. Nhưng dần dần, ông đã vẽ sát với hiện thực hơn, không quá coi trọng những nguyên tắc cơ bản về bố cục cũng như màu sắc. Ông tiếp cận phong cách ấn tượng qua cách thể hiện ánh sáng ngoài trời, chứ không bó gọn trong khung cảnh của phòng. Nhờ thế, những bức hoạ về trang trại và nông thôn hiện lên rất rực rỡ, trong sáng ở tác phẩm của ông. Khoảng thời gian từ 1874 đến 1877, trường phái ấn tượng không gặt hái thành công về mặt thương mại. Vì thế, hoạ sĩ rời bỏ Paris trở về quê nhà Aix – en - Provence năm 80 và không lâu sau, ông được thừa hưởng toàn bộ gia sản. Từ đó, ông trở nên độc lập về mặt tài chính, đồng thời cắt bỏ các mối quan hệ của mình để tập trung sáng tác. Tuy nhiên, ông gần như không bao giờ hài lòng với nỗ lực của mình. Các tác phẩm của Cézanne thường không hoàn chỉnh hoặc bị chính hoạ sĩ huỷ bỏ.
  3. Vincent Willem van Gogh Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ 10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt xếp thứ 9). Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng1. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức. Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu
  4. tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình. Người quan trọng nhất trong cuộc đời Van Gogh là em trai ông, Theo, người đã luôn lo lắng và hỗ trợ tài chính cho Van Gogh. Tình anh em giữa Vincent và Theo đã được ghi lại qua rất nhiều lá thư họ trao đổi kể từ tháng 8 năm 1872. Sức khỏe và phong cách sáng tác Van Gogh thường xuyên gặp phải các vấn đề về thần kinh, đặc biệt trong những năm cuối đời. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra trong việc tìm nguyên nhân thực sự cho chứng bệnh thần kinh của họa sĩ và tác động của nó lên các tác phẩm của ông. Người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác nhau cho triệu chứng bệnh của Van Gogh26, trong đó phải kể tới chứng tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và rối loạn chuyển hóa porphyrine cấp tính. Bất kì chứng bệnh nào trong số trên cũng có thể là thủ phạm dẫn tới sự suy nhược thần kinh của họa sĩ, tình trạng của ông còn bị làm trầm trọng thêm do ăn uống thiếu chất, lao lực, mất ngủ và nghiện rượu, nhất là rượu absinthe. Cũng có nhiều giả thuyết y học được đưa ra để giải thích việc Van Gogh ưa dùng màu vàng trong các bức tranh của ông. Một giả thuyết cho rằng việc này có thể xuất phát từ chứng nghiện absinthe của Van Gogh, trong loại rượu này có chứa
  5. một loại neurotoxin tên là thujone. Việc hấp thụ thujone với liều cao có thể dẫn tới chứng thấy sắc vàng (xanthopsia). Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu năm 1991 đã chỉ ra rằng những người nghiện absinthe sẽ phải trở nên gần như vô thức nếu hấp thụ đủ lượng thujone gây chứng thấy sắc vàng. Cũng có giả thuyết cho rằng bác sĩ Gachet có thể đã kê đơn cho Van Gogh dùng mao địa hoàng (digitalis) để chữa chứng động kinh của ông. Việc này được suy đoán từ những bức chân dung bác sĩ Gachet của Van Gogh, bên cạnh người mẫu thường có vài cây hoa mao địa hoàng. Người dùng mao địa hoàng với liều lớn có thể dẫn tới triệu chứng quan sát thấy những điểm màu vàng có quầng xung quanh (giống như trong bức Đêm đầy sao)27. Người ta còn đưa ra một giả thuyết cho thể trạng yếu của họa sĩ, đó là do ngộ độc chì. Các màu vẽ mà Van Gogh thường dùng đều có gốc chì, và một trong các triệu chứng của nhiễm độc chì đó là căng võng mạc dẫn tới thường xuyên nhìn thấy các quầng sáng, một đặc điểm thường thấy trong các tác phẩm cuối đời của họa sĩ. Di sản và đánh giá Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng và chỉ mới có một chút danh tiếng trong giới nghệ thuật châu Âu. Tuy vậy các sáng tác của ông về sau đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này, đặc biệt là các họa sĩ thuộc trường phái Dã thú (Fauvism) như Henri Matisse và các họa sĩ thuộc trường phải Biểu hiện Đức thuộc nhóm Die Brücke. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng trong nghệ thuật thập niên 1950 cũng bắt nguồn từ việc phát triển các ý tưởng sáng tác của Van Gogh. Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ 10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt xếp thứ 9). Các họa phẩm đắt giá
  6. Sau khi mất, tranh của Van Gogh rất được các bảo tàng nghệ thuật và nhà sưu tầm cá nhân ưa thích, đặc biệt là trong thập niên 1980 và 1990. Khi đó tác phẩm của Van Gogh liên tục phá kỉ lục thế giới về giá bán, có thể kể tới các bức như Chân dung Bác sĩ Gachet, Hoa diên vĩ, Chân dung tự họa, Hoa hướng dương, Cánh đồng lúa mỳ và cây trắc bá,… __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2