YOMEDIA
ADSENSE
PETCT trong chẩn đoán và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng
81
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết bước đầu nghiên cứu đánh giá giá trị của PET/CT trong chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư vòm mũi họng và đánh giá giá trị của PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PETCT trong chẩn đoán và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ MÔ PHỎNG<br />
LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƢ VÒM MŨI HỌNG<br />
Trần Hải Bình*; Nguyễn Danh Thanh**; Mai Trọng Khoa*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: bƣớc đầu đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và lập kế hoạch<br />
xạ trị trên bệnh nhân (BN) ung thƣ (UT) vòm mũi họng. Đối tượng và phương pháp: 20 BN UT<br />
vòm mũi họng đƣợc chẩn đoán xác định, có giải phẫu bệnh, chụp PET/CT chẩn đoán, xác định<br />
giai đoạn bệnh và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bƣớu,<br />
Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả:<br />
- SUV của khối u 1,8 ± 3,5 (2,9 - 19,2); hạch di căn 8,4 ± 4,2 (2,6 - 19,9). Phát hiện khối u<br />
nguyên phát tại vòm ở 2 BN di căn hạch cổ chƣa rõ nguyên phát. Thay đổi giai đoạn bệnh ở<br />
35% BN.<br />
- Thay đổi GTV-PET (> 25% thể tích) ở 16/20 BN (80%): tăng thể tích ở 20% BN và giảm<br />
3<br />
3<br />
thể tích 60% BN. GTV-PET nhỏ hơn GTV-CT: 92,3 ± 12,5 cm vs 128,4 ± 18,7 cm .<br />
Kết luận: PET/CT giúp xác định chính xác hơn giai đoạn bệnh UT vòm mũi họng. PET/CT<br />
ứng dụng mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, cho phép xác định chính xác thể tích xạ trị, tập trung tia<br />
xạ vào khối u, giảm biến chứng, hiệu quả điều trị cao và an toàn cho ngƣời bệnh.<br />
* Từ khóa: Ung thƣ vòm mũi họng; PET/CT; Xạ trị.<br />
<br />
The Value of PET/CT in Diagnosis and Simulation for Radiation<br />
Therapy in Nasopharyngeal Cancer Patients<br />
Summary<br />
Aims: To evaluate the value of PET/CT in diagnostic and staging of nasopharyngeal cancer<br />
(NPC). To study the value of PET/CT simulation in treatment planning for radiotherapy.<br />
Subjects: 20 patients with NPC (histophathology confirm) have been performed PET/CT for<br />
staging, simulation and then being treated with linear accelerator at the Nuclear Medicine and<br />
Oncology Center, Bachmai Hospital. Methods: Description, prospective. End-point study:<br />
Diagnostic value of PET/CT: diagnostic of primary tumor, staging, level of FDG intake (standard<br />
uptake volume, SUV) of tumor and metastatic lymph nodes. Value of PET/CT in radiation<br />
therapy planning: biology target volume (BTV) vs gross tumor volume (GTV).<br />
Result:<br />
- SUV of tumor was 11.8 ± 3.5 (2.9 - 19.2); lymph node was 8.4 ± 4.2 (2.6 -19.9). Detecting<br />
primary tumor in 2 patients firstly diagnosed with unknown primary carcinoma metastases in the<br />
neck. Changing stage in 35% of patients.<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Hải Bình (haibinh83@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/04/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/05/2015<br />
<br />
122<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
- Chang of GTV-PET (threshold is changing > 25% volume) in 16/20 patients (80%): an<br />
increase in 20% of patients and decrease in 60% of patients. Average GTV-PET volume was<br />
3<br />
3<br />
smaller than GTV-CT: 92.3 ± 12.5 cm vs 128.4 ± 18.7 cm .<br />
Conclusions: PET/CT scan helps diagnostic stage of diseases accurately, then giving the<br />
most appropriate treatment. PET/CT simulation for treatment planning of radiotherapy has some<br />
significant advantages: define accurate radiation volume, high dose focus in tumor while<br />
separate the normal surrounding tissue, limit the side effects of treatment and improve outcomes.<br />
* Key words: Nasopharyngeal cancer; PET/CT; Radiation therapy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thƣ vòm mũi họng là một trong<br />
những bệnh lý ác tính thƣờng gặp nhất<br />
trong số các UT vùng đầu mặt cổ. Bệnh<br />
gặp phổ biến ở các nƣớc vùng Nam và<br />
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chẩn<br />
đoán UT vòm dựa trên các triệu chứng<br />
lâm sàng, giải phẫu bệnh, CT, MRI và<br />
PET/CT. Kỹ thuật chụp PET/CT có độ<br />
nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao,<br />
cho phép chẩn đoán giai đoạn chính xác<br />
trƣớc khi điều trị, giúp tiên lƣợng bệnh<br />
cũng nhƣ quyết định phƣơng thức điều trị<br />
phù hợp. Phƣơng pháp điều trị cơ bản và<br />
có hiệu quả nhất trong UT vòm mũi họng<br />
là xạ trị. Sử dụng hình ảnh PET/CT mô<br />
phỏng để lập kế hoạch xạ trị giúp xác<br />
định thể tích xạ trị chính xác hơn CT mô<br />
phỏng, hƣớng các chùm tia vào vị trí khối<br />
u, hạn chế liều hấp thụ cho các cơ quan<br />
lành xung quanh, mang lại hiệu quả cao<br />
hơn trong điều trị. Tại các nƣớc phát triển<br />
trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật đã ứng dụng<br />
chụp PET/CT xác định giai đoạn bệnh<br />
trƣớc điều trị, sử dụng hình ảnh PET/CT<br />
để lập kế hoạch xạ trị. Nhiều nghiên cứu<br />
chứng minh tính hiệu quả cao của kỹ<br />
thuật này. Tại Việt Nam, cho đến nay<br />
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bƣớu,<br />
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên<br />
ứng dụng kỹ thuật PET/CT chẩn đoán và<br />
mô phỏng lập kế hoạch xạ trị cho BN UT<br />
vòm mũi họng. Chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này với mục tiêu:<br />
<br />
- Đánh giá giá trị của PET/CT trong<br />
chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh UT<br />
vòm mũi họng.<br />
- Đánh giá giá trị của PET/CT mô phỏng<br />
lập kế hoạch xạ trị UT vòm mũi họng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
20 BN đƣợc chẩn đoán xác định UT<br />
vòm mũi họng, có kết quả giải phẫu bệnh,<br />
đƣợc chụp PET/CT chẩn đoán, xác định<br />
giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị<br />
tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung<br />
bƣớu, Bệnh viện Bạch Mai.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả tiến cứu.<br />
* Quy trình nghiên cứu: BN vào viện:<br />
chẩn đoán xác định (sinh thiết chẩn đoán<br />
mô bệnh học) Đánh giá giai đoạn (lâm<br />
sàng, chẩn đoán hình ảnh, y học hạt<br />
nhân) Lựa chọn phƣơng pháp điều trị:<br />
xạ trị, có thể kết hợp hóa chất) Chụp<br />
PET/CT chẩn đoán, xác định giai đoạn và<br />
mô phỏng Lập kế hoạch xạ trị trên hình<br />
PET/CT mô phỏng Tiến hành điều trị<br />
Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị (lâm<br />
sàng, chẩn đoán hình ảnh, PET/CT).<br />
* Thiết bị kỹ thuật:<br />
- Máy PET/CT Biographe 6 của Siemens,<br />
thiết bị laser định vị mô phỏng.<br />
- Phần mềm lập kế hoạch xạ trị Prowess<br />
Panther.<br />
123<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
- Máy gia tốc tuyến tính LINAC Primus<br />
Siemens.<br />
* Quy trình chụp PET/CT:<br />
- Dƣợc chất phóng xạ: dung dịch 18FDG<br />
(2-fluoro-2-deoxy-D-glucose) với liều dùng<br />
0,15 - 0,20 mCi/kg cân nặng (7 - 12 mCi).<br />
- BN nhịn ăn trƣớc khi chụp PET/CT ít<br />
nhất 4 giờ.<br />
- BN đƣợc khám lâm sàng, đo cân<br />
nặng, chiều cao, mạch, huyết áp, nhiệt<br />
độ, đo đƣờng máu mao mạch.<br />
- Chụp PET/CT sau tiêm 45 - 60 phút:<br />
cố định đầu BN bằng mặt nạ mô phỏng.<br />
- Xử lý hình ảnh và phân tích kết quả:<br />
trên hình ảnh PET/CT xác định tổn<br />
thƣơng: số lƣợng, vị trí, kích thƣớc, mức<br />
độ hấp thu FDG (thông qua giá trị hấp thu<br />
FDG chuẩn - SUV: standard uptake<br />
value); thể tích khối u BTV trên hình<br />
PET/CT và thể tích GTV trên hình CT.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
15.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
?<br />
<br />
CT<br />
<br />
PET<br />
<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
Nam 14 (70%), nữ 6 (30%), nam gặp<br />
nhiều hơn nữ (2,3:1). Tuổi trung bình của<br />
nam 44,8 ± 13,5; của nữ 49,3 ± 14,9; trung<br />
bình của 2 giới: 46,1 ± 14,1. BN nhỏ tuổi<br />
nhất 15 và BN lớn nhất 79 tuổi, trong đó nhóm<br />
tuổi 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (55%).<br />
Kết quả này phù hợp với các tài liệu khác.<br />
2. Giá trị của PET/CT trong chẩn<br />
đoán và xác định giai đoạn bệnh.<br />
* Vị trí tổn thương u vòm nguyên phát:<br />
Trần vòm: 3 BN (15%); thành phải: 9<br />
BN (45%); thành trái: 7 BN (35%); tổn<br />
thƣơng lan rộng: 1 BN (5%).<br />
Thể mô bệnh học hay gặp là UT biểu<br />
mô không biệt hóa (85%), 15% là UT biểu<br />
mô vảy.<br />
124<br />
<br />
PET/CT<br />
Hình 1: PET/CT phát hiện u nguyên phát<br />
trên BN UT di căn hạch cổ chƣa rõ<br />
nguyên phát: trên hình ảnh PET/CT tổn<br />
thƣơng thành vòm trái nằm dƣới niêm<br />
mạc tăng hấp thu FDG mạnh.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
Bảng 1: Giá trị SUV của tổn thƣơng u vòm nguyên phát và hạch di căn.<br />
TỔN THƢƠNG<br />
<br />
SUV TRUNG BÌNH<br />
<br />
SUV min<br />
<br />
SUV max<br />
<br />
U<br />
<br />
11,8 ± 3,5<br />
<br />
2,9<br />
<br />
19,2<br />
<br />
Hạch di căn<br />
<br />
8,4 ± 4,2<br />
<br />
2,6<br />
<br />
19,9<br />
<br />
Mức độ hấp thu FDG (SUV trung bình) của u vòm là 11,8 ± 3,5; của hạch di căn là<br />
8,4 ± 4,2; giúp dễ dàng phát hiện các tổn thƣơng, tránh bỏ sót. Độ chênh lệch cao giữa<br />
u và tổ chức lành cho phép xác định rõ ranh giới giữa chúng, giúp ích cho việc vẽ các<br />
thể tích xạ trị trong điều trị.<br />
Bảng 2: Phân loại giai đoạn sau chụp PET/CT.<br />
GIAI ĐOẠN<br />
<br />
I<br />
<br />
IIA<br />
<br />
IIB<br />
<br />
III<br />
<br />
IVA<br />
<br />
Trƣớc PET/CT<br />
<br />
2 (10%)<br />
<br />
4 (20%)<br />
<br />
6 (30%)<br />
<br />
6 (30%)<br />
<br />
2 (10%)<br />
<br />
Sau PET/CT<br />
<br />
2 (10%)<br />
<br />
3 (15%)<br />
<br />
4 (20%)<br />
<br />
5 (25%)<br />
<br />
3 (15%)<br />
<br />
Sau chụp PET/CT: 7/20 BN (35%) có<br />
thay đổi giai đoạn bệnh; cụ thể: 1 BN giai<br />
đoạn IIA phát hiện thêm hạch di căn<br />
cùng bên chuyển giai đoạn IIB, 2 BN giai<br />
đoạn IIB phát hiện hạch di căn đối bên<br />
chuyển sang giai đoạn III, 1 BN giai đoạn<br />
III phát hiện tổn thƣơng lan rộng chuyển<br />
giai đoạn IVA, 2 BN giai đoạn III phát<br />
hiện hạch di căn hố thƣợng đòn chuyển<br />
giai đoạn sang IVB, 1 BN giai đoạn IIB<br />
phát hiện tổn thƣơng di căn xa vào<br />
xƣơng chuyển giai đoạn IVC. 2 BN đƣợc<br />
chẩn đoán là UT di căn hạch cổ chƣa rõ<br />
nguyên phát, sau khi chụp PET/CT đã<br />
phát hiện đƣợc khối u nguyên phát ở<br />
vùng vòm, khối u nằm dƣới niêm mạc, vì<br />
thế khi nội soi vòm mũi họng không xác<br />
định đƣợc. Nhờ khả năng phát hiện<br />
đƣợc độ xâm lấn lan rộng của u, hạch di<br />
căn, các tổn thƣơng xa nên giúp phân<br />
loại giai đoạn bệnh chính xác hơn. Thay<br />
<br />
IVB<br />
<br />
IVC<br />
<br />
2 (10%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
đổi giai đoạn của 35% BN trƣớc và sau<br />
chụp PET/CT, trong đó PET/CT phát<br />
hiện đƣợc các hạch di căn có ý nghĩa<br />
làm thay đổi giai đoạn bệnh ở 4 BN. Trên<br />
thế giới, có nhiều nghiên cứu chứng tỏ<br />
PET/CT có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ<br />
chính xác cao hơn so với các kỹ thuật<br />
chẩn đoán hình ảnh đơn thuần khác.<br />
Lang O, Schneider K, Breuning A sử<br />
dụng FDG-PET cho UT đầu mặt cổ có độ<br />
nhạy 86% và độ đặc hiệu 87% trong<br />
chẩn đoán xác định khối u nguyên phát,<br />
di căn hạch vùng và di căn xa [4]. Nghiên<br />
cứu khác trên 48 BN, Hannah và CS đƣa<br />
ra kết luận: FDG PET có độ nhạy 82%<br />
và độ đặc hiệu 94% khi phát hiện di căn<br />
hạch cổ, so sánh với độ nhạy 81% và độ<br />
đặc hiệu 81% của CT. Tuy nhiên, trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi chƣa đủ số<br />
lƣợng BN để xác định độ nhạy và độ đặc<br />
hiệu của PET/CT.<br />
125<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
3. Giá trị của PET/CT mô phỏng lập<br />
kế hoạch xạ trị.<br />
So sánh thể tích GTV-PET với GTVCT (ngƣỡng thay đổi ≥ 25% thể tích): sử<br />
dụng kỹ thuật PET/CT mô phỏng làm thay<br />
đổi 80% thể tích GTV (thể tích khối u thô),<br />
trong đó 20% làm tăng thể tích GTV và<br />
60% giảm thể tích GTV.<br />
Thể tích GTV-PET trung bình 92,3 ±<br />
12,5 cm3, trong khi GTV-CT trung bình<br />
128,4 ± 18,7 cm3. Paulino nghiên cứu<br />
trên 40 BN UT đầu mặt cổ, cho kết quả<br />
thay đổi thể tích GTV ở 93% số BN, trong<br />
đó GTV tăng ở 18% và giảm 75% [3], là<br />
vì PET/CT xác định chính xác rìa tổn<br />
thƣơng hơn CT. Thể tích GTV-CT trung<br />
bình 128,4 ± 18,7 cm3, trong khi thể tích<br />
<br />
GTV-PET trung bình 92,3 ± 12,5 cm3.<br />
Điều này có nghĩa là giảm thể tích xạ trị<br />
xuống, hạn chế liều xạ vào các tế bào<br />
lành xung quanh, giảm biến chứng.<br />
Z.Xiang nghiên cứu trên 17 BN lập kế<br />
hoạch xạ trị trên PET/CT cho kết quả:<br />
PET/CT đã thay đổi giai đoạn TNM ở 7<br />
BN (41%), thể tích BTV (PET/CT-GTV) và<br />
CT-GTV khác nhau (84,3 cm3 và 116,2<br />
cm3) có ý nghĩa thống kê [5]. Bên cạnh<br />
đó, PET/CT đặc biệt có giá trị trong việc<br />
phát hiện di căn hạch vùng mà trên CT<br />
khó phát hiện đƣợc hạch có kích thƣớc<br />
nhỏ. Điều này rất quan trọng làm thay đổi<br />
GTV, thay đổi liều xạ từ xạ dự phòng<br />
sang xạ điều trị, làm tăng khả năng kiểm<br />
soát tại vùng, nâng cao hiệu quả điều trị.<br />
<br />
Hình 2: PET/CT giúp xác định chính xác thể tích xạ trị BTV, từ đó xác định<br />
đƣợc thể tích CTV.<br />
126<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn