intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pha sữa - điều không đơn giản

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách thức pha sữa Các loại sữa dành cho lứa tuổi này thông thường trong hộp đã có sẵn muỗng lường, một muỗng gạt pha với 30ml nước (hoặc 60ml đối với loại có muỗng lớn gấp đôi). Dùng nước sôi để ấm đổ vào bình tới số lượng cần thiết, Trẻ 10-12 tháng tuổi, ngoài 3 chén bột hoặc cháo đặc đủ chất và trái cây tươi các loại, lượng sữa cần dùng khoảng 600ml/ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pha sữa - điều không đơn giản

  1. Pha sữa - điều không đơn giản Cách thức pha sữa Các loại sữa dành cho lứa tuổi này thông thường trong hộp đã có sẵn muỗng lường, một muỗng gạt pha với 30ml nước (hoặc 60ml đối với loại có muỗng lớn gấp đôi). Dùng nước sôi để ấm đổ vào bình tới số lượng cần thiết, sau đó mới cho sữa vào và lắc đều, nhỏ vài giọt vào bàn tay, nếu thấy ấm là được. Có thể cho trẻ bú bình hoặc đổ ra ly, chén và cho uống bằng thìa, muỗng. Nếu không thể nuôi trẻ bằng những loại sữa thay thế sữa mẹ, mà chỉ có loại sữa đặc có đường hoặc những lít sữa bò tươi thì chúng ta cũng cần biết cách pha chế để giảm bớt một số nguy hại cho trẻ. - Sữa đặc có đường: dùng sữa pha theo tỷ lệ 1/5-1/6 (1 thể tích sữa pha với 4-5 thể tích nước). Sữa này đủ năng lượng nhưng thiếu chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng và dư thừa đường. Thường khuyên không nên dùng để nuôi trẻ, người bệnh bồi dưỡng sức khỏe và chống loãng xương. - Sữa bò tươi: phải được nấu chín trước khi dùng, để tiệt trùng và dễ tiêu hóa, có thể dùng cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi. Sữa bò chứa nhiều protein và muối khoáng, nên đối với trẻ nhỏ hơn cần được pha loãng: 2 phần sữa và 1 phần nước, thêm 1 muỗng cà phê đường trong 100ml sữa. Sữa pha loãng này thiếu béo. - Khi đong sữa không nên lắc hoặc gõ muỗng lường. Vì như vậy số lượng sữa có thể nhiều hơn lượng sữa quy định, trẻ có thể khó tiêu hoặc táo bón, hoặc nếu pha lượng sữa ít hơn quy định (pha loãng) thì trẻ sẽ không tăng cân.
  2. Lượng sữa cần dùng giúp trẻ tăng trọng tốt? Những ngày đầu chào đời, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thì lượng sữa ngoài cần dùng được tính như sau:  Ngày 1: 10ml x 6-7 lần. Sau đó tăng thêm 10ml/cữ/ngày.  1 tuần: 70ml x 6-7 lần/ngày.  Sau đó trẻ cần 150ml/kg/ngày. Trẻ sanh non, suy dinh dưỡng bào thai, cần số lượng sữa khoảng 180-200ml/kg/ngày để tăng trưởng bù, có thể bắt kịp cân nặng trẻ bình thường. Trẻ được nuôi bằng các loại sữa thay thế sữa mẹ thì không cần bổ sung gì thêm, vì các loại sữa này không những có chứa các chất dinh dưỡng mà còn chứa các vitamin và muối khoáng, cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ nếu được pha đúng cách và cho uống đủ số lượng. Các loại sữa tươi và sữa đặc có đường khó pha chế hơn, ít phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, cần sớm bổ sung sinh tố, khoáng chất cho trẻ.  Sau 4-6 tháng tuổi, ngoài lượng sữa, ta có thể cho trẻ tập ăn dặm, mỗi ngày ăn 1-2 lần từ ít rồi tăng dần với bột lỏng hoặc khoai, chuối,… tán nhuyễn.  Khi trẻ được 6-9 tháng, trẻ ăn 2 chén bột đặc đủ 4 nhóm: bột, béo, đạm, rau và trái cây tươi. Để đáp ứng nhu cầu của trẻ, lượng sữa cần dùng trong ngày khoảng 700-800ml/ngày.  Trẻ 10-12 tháng tuổi, ngoài 3 chén bột hoặc cháo đặc đủ chất và trái cây tươi các loại, lượng sữa cần dùng khoảng 600ml/ngày.
  3.  Trẻ > 1 tuổi có thể ăn 3-4 chén cháo đặc hoặc cơm xay, tán đủ chất và trái cây tươi. Lượng sữa khuyên dùng khoảng 500ml/ngày vừa cung cấp một phần năng lượng và một lượng Canxi đáng kể cho sự tăng trưởng của trẻ. Hãy kiên nhẫn… Có những trẻ bú sữa hay ói hoặc bú ít, ta có thể chia nhỏ lượng sữa ra nhiều lần, như vậy thời gian giữa hai cữ phải rút ngắn lại. Ví dụ: trẻ 6 tháng trở lên, cứ mỗi 3 giờ trẻ có thể uống được 180ml-200ml sữa, nếu trẻ chỉ bú được 120ml mỗi cữ thì cứ mỗi 2 giờ ta phải cho trẻ bú lại, thậm chí trẻ bú chỉ 60ml thì cứ mỗi 1 giờ bú một lần, miễn sao đảm bảo đủ tổng lượng sữa cần cho trẻ trong ngày. Không phải tất cả trẻ đều giống nhau, có trẻ rất háu ăn, háu uống, cũng có trẻ rất biếng ăn, uống sữa rất ít, có trẻ thích ăn hơn thích uống, có trẻ lại thích uống hơn thích ăn. Do đó, tùy từng trường hợp phải biết linh động. Nếu đến bữa trẻ ăn ít, mẹ chớ cố ép trẻ, vì điều đó sẽ gây nên tình trạng biếng ăn tâm lý. Đối với trường hợp này, mẹ có thể bù thêm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa ngay sau bữa ăn. Có những bà mẹ không còn sự hào hứng khi chế biến thức ăn cho trẻ, bởi lẽ, bỏ bao nhiêu công sức nấu những món ngon, món bổ cho con, nhưng con chỉ ăn vài ba muỗng, thế là chán nản, nên cứ đến bữa pha cho trẻ một bình sữa, trẻ ôm bú, hết bình nọ đến bình khác suốt ngày. Trẻ cũng lên cân đó, nhưng trẻ cũng mất dần phản xạ nhai và khó chấp nhận thức ăn khi trẻ đủ lớn đến tuổi tới trường. Ta chỉ nên bù sữa sau mỗi lần trẻ ăn ít, chứ
  4. không bao giờ thấy trẻ ăn ít quá mà đến bữa thay bằng những bình sữa để đỡ tốn công sức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2