Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền
lượt xem 6
download
Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền Bình Định xưa vốn thuộc đất Việt Thường Thị. Năm Hồng Đức thứ nhất đời nhà Lê (Canh Thìn -1470), sau khi vua Lê Thánh Tông mở đất vào Chiêm Thành, đến núi Thạch Bi, chia đất này làm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên. Năm Nhâm Dần thứ 45 (Lê Hoàng Định thứ 5 -1602) phủ Hoài Nhơn đổi tên thành phủ Qui Nhơn. Năm Tân Mão (1771), 3 anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền
- Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền Bình Định xưa vốn thuộc đất Việt Thường Thị. Năm Hồng Đức thứ nhất đời nhà Lê (Canh Thìn -1470), sau khi vua Lê Thánh Tông mở đất vào Chiêm Thành, đến núi Thạch Bi, chia đất này làm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên. Năm Nhâm Dần thứ 45 (Lê Hoàng Định thứ 5 -1602) phủ Hoài Nhơn đổi tên thành phủ Qui Nhơn. Năm Tân Mão (1771), 3 anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh khởi nghĩạ Năm Quý Tỵ (1773), Nguyễn Nhạc đánh chiếm được Qui Nhơn. Ông xưng vương và đổi tên thành Chà Bàn cũ của Chiêm Thành là Hoàng Đế thành. Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn, đổi tên thành Bình Định. Năm 1802, sau khi chiếm lại cơ nghiệp từ tay Nhà Tây Sơn, Gia Long cho đổi Bình Định thành dinh, rồi thành trấn (1808). Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lại đổi trấn Bình Định thành tỉnh. Danh xưng Bình Định tỉnh bắt đầu từ đó. Cũng như nhiều vùng đất khác của Việt Nam, Bình Định từng trải qua bao cuộc binh đao khói lửa, những cuộc nội chiến, ngoại xâm. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi của Lê Chiêu Tông. Đất nước lâm vào cảnh “nhị triều Mạc -Trịnh”. Nghe theo lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng chạy vào phía Nam, thực hiện cuộc mở đất, thu phục nhân tâm, chiêu mộ hiền tài, nuôi chí báo thù. Trong suốt 45 năm (từ 1627 đến 1672), cuộc “tương tàn” giữa 2 họ Mạc - Trịnh đã đẩy người dân vô tội vào chốn điêu linh. Hết cuộc chiến Mạc - Trịnh, lại đến Trịnh -Nguyễn phân tranh. Dân tình vì thế càng khốn khổ, đau thương. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi chống lại triều đình. Song, những cuộc khởi nghĩa đó cuối cùng cũng đều thất bạị Không ít lãnh tụ, tướng lĩnh bị truy lùng, trả thù. Nhiều anh hùng, nghĩa sĩ phải lui về ở ẩn, hoặc lang bạt kỳ hồ vào vùng đất phía Nam. Đất Qui Nhơn trở thành nơi qui tụ anh hùng tứ chiếng và cả
- hạng “lục lâm thảo khấu”. Thời buổi loạn lạc nhiễu nhương, võ thuật như mưa gặp hạn. Phong trào học võ hình thành và phát triển khắp nơi. Học võ để tự vệ, phòng thân, học võ để chờ thời đầu quân khởi nghĩa và kể cả học võ để… đi ăn cướp. Bấy giờ, võ như một thứ “giấy thông hành” để vào đời, để lập thân, lập nghiệp. Trong khi đó, sau khi lật đổ nhà Minh, triều đình Mãn Thanh tiến hành cuộc thanh trừng các tổ chức, hội đoàn thuộc phong trào “Phản Thanh, phục Minh”. Cùng với các thương nhân Hoa kiều, nhiều nghĩa sĩ của hội đoàn trên đã chạy sang Việt Nam và không ít người trong số họ đã chọn Qui Nhơn làm quê hương thứ hai của mình. Tất nhiên, trong quá trình mưu sinh, họ cũng “gieo mầm” những tinh tuý của võ thuật Trung Hoa trên vùng đất mới Qui Nhơn. Như vậy, bên cạnh các nền võ thuật “thiên di” từ đàng ngoài vào, Qui Nhơn - đàng trong còn tiếp thu, giao hoà với những tinh hoa của nền võ thuật Champa, võ của các bộ tộc người Thượng và nền võ thuật Trung Hoa. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ thứ XVII, trên vùng đất Qui Nhơn phủ đã xuất hiện những tay anh hùng hào kiệt, võ nghệ cao cường như: Quảng Phú, Linh Vương, Chàng Lía, cha Hồ, chú Nhẫn, Trần Đức Hoà, Nguyễn Hữu Tiến và một số thủ lĩnh của bộ tộc người Hơrê, Bana… Không ít người trong số họ chính là “quân sư” hoặc là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa của nông dân. Giai đoạn giữa thế kỷ XVIII đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của võ Bình Định. Đó là sự xuất hiện của “Tây Sơn tam kiệt”, gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Nhưng, trước hết cần phải nhắc đến tên tuổi của các danh sư: Trương Văn Hiến (còn gọi là Giáo Hiến) và Đinh Văn Nhưng (còn gọi là Ông Chảng). Đây chính là những người thầy đã truyền thụ tinh thần, ý chí cùng những tinh hoa võ thuật cho 3 anh em nhà Tây Sơn. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân, ba anh em Tây Sơn mỗi người mỗi vẻ đã đóng góp, xây dựng nên một nền võ học Tây Sơn độc đáo, lợi hại. Trong đó, nổi bật hơn cả là vai trò của người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ - Quang Trung. Ông là người đã đề ra phương pháp luyện quân, luyện binh, luyện võ với những bí quyết tuyệt diệu. Nhiều lúc chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được tuyển, quân lính Tây
- Sơn đã nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu cơ bản về võ thuật, về cách sử dụng binh khí… Vì vậy, quân đội Tây Sơn của Nguyễn Huệ - Quang Trung là một đội quân dũng mãnh, bách chiến, bách thắng. Bên cạnh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, triều đại Tây Sơn còn sản sinh nhiều võ tướng, võ nhân kiệt xuất như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết, Võ Đình Tú, Bùi Thị Nhạn, Ngô Văn Sở, Phạm Cần Chính, Nguyễn Văn Lộc, Trần Kim Hùng, Đặng Xuân Phong…v.v… Năm 1802, sau khi thôn tính toàn bộ đất đai, cơ nghiệp của nhà Tây Sơn, Gia Long và triều đình nhà Nguyễn thực hiện cuộc trả thù tàn khốc đối với dòng họ, con cháu nhà Tây Sơn và những võ tướng, văn thần, kể cả những người từng phục vụ cho triều đại Tây Sơn. Riêng đối với nền võ học Tây Sơn, nhà Nguyễn một mặt cấm dạy, cấm học cấm truyền bá, cấm lưu hành những tư liệu, sách vở về võ Tây Sơn. Đồng thời, triều đình nhà Nguyễn còn tìm cách truy lùng,tiêu diệt những võ sư, võ sĩ danh tiếng dưới thời Tây Sơn. Mặc dù vậy song người dân Bình Định vẫn tìm cách âm thầm lưu giữ những lời thiệu, thế võ của cha ông để võ Tây Sơn - Bình Định không bị thất truyền và mai một. Dưới triều đại nhà Nguyễn, dù không hưng thịnh như thời Tây Sơn nhưng võ Bình Định vẫn âm ỉ cháỵ Một số võ sư, võ sĩ và kể cả những võ tướng người Bình Định phục vụ nhà Nguyễn vẫn không quên cội nguồn MIỀN ĐẤT VÕ. Tiêu biểu trong số này là những võ tướng, võ nhân: Lê Đại Cang, Trần Thị Quyền, Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Võ Văn Trừ, ông Mười, ông Tạo Sĩ, ông Trung Quân… Năm 1858, Pháp xâm lược nước ta. Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, nhân dân Bình Định đã nhất tề đứng lên chống lại sự xâm lăng của chúng. Cùng với nhân dân, nhiều võ sư, võ sĩ Bình Định đã tham gia các những cuộc khởi nghĩa, những phong trào như Cần Vương kháng Pháp, phong trào cự sưu kháng thuế, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du…Tiêu bi ểu trong số này là phong trào Cần Vương ở Bình Định do anh hùng Mai Xuân Thưởng lãnh đạo và phong trào cự sưu kháng thuế. Bên cạnh Mai Xuân Thưởng còn có các võ
- tướng, võ công khác như Đào Doãn Đích (còn gọi là Đào Doãn Địch), Võ Trứ…Đồng thời, Bình Định còn nổi tiếng với nhiều anh hùng, nghĩa sĩ như Tăng Bạt Hổ,Trần Diệu,Trần Tân, Nguyễn Hoá, Huỳnh Ngạc, Nguyễn Đáng, Võ Đạt...v.v… Ngoài ra, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình Định còn xuất hiện nhiều võ sư danh tiếng như Hồ Ngạnh (còn gọi là Hồ Nhu), Diệp Trường Phát, Hương Mục Ngạc, Hương Kiểm Mỹ (còn gọi là Đinh Hề), Hương Lễ Nghè, Hương Kiểm Lài, Hương Kiểm Sát, Bầu Đê, Chín Giác, Mười Đậu, Tám Cảng, Hai Tửu, Bảy Lụt, Dư Đành, Năm Nghĩa, Đoàn Phong, Đội Bốn, Đặng Đồng, Xã Nung, Lương Công Hoàng, Đoàn Ngọc Sang, Cai Kệnh, Dương Tại, Hà Trọng Sơn…v.v. Đặc biệt, thời chống Pháp, bên cạnh vũ khí, súng đạn, tầm vông, giáo, mác, võ học Bình Định đã đóng góp một phần đáng kể vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Nhiều võ sư đã tham gia huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ, tự vệ, dân quân những bài võ, những bài kiếm thuật… Thời gian 1954 - 1975, võ Bình Định không những không được phát triển mà còn bị kìm hãm. Nhiều loại võ ngoại nhập ồ ạt truyền vào miền Nam Việt Nam như: Teakwondo, Karate, Judo, Quyền Anh…và đủ thứ võ “tạp pí lù” khác. Năm 1972, sau “sự kiện” cuốn sách “Võ Bình Định chân truyền” của võ sư Diệp Bảo Sanh, giới võ lâm Bình Định đã đoàn kết, tập họp nhau lại. Lần đầu tiên, Hội Võ thuật Bình Định được thành lập. Mục đích của Hội là nhằm giữ gìn và khơi dậy truyền thống võ cổ truyền Bình Định. Từ năm 1975, bên cạnh các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh, bóng bàn… bộ môn võ thuật cũng được ngành TDTT Bình Định thành lập và tạo điều kiện để phát triển. Đồng thời, ngành TDTT tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, chấn hưng, phát triển nền võ thuật cổ truyền Tây Sơn - Bình Định. Võ cổ truyền Bình Định là một trong những môn mũi nhọn của Bình Định. Hàng trăm võ đường và CLB võ thuật ở khắp các địa phương trong tỉnh Bình Định được thành lập, trong đó có nhiều võ đường võ cổ
- truyền Bình Định thuộc những gia đình có truyền thống võ thuật. Suốt thời gian dài sau năm 1975, tại các Giải võ và Giải võ cổ truyền nói riêng, Bình Định hầu như không có đối thủ. Thậm chí, có những giải Bình Định chiếm tới 5/7 HCV trong số 7 hạng cân. Tiêu biểu trong số này là các võ sư, võ sĩ: Phan Thọ, Đặng Vĩnh Nghê, Hồ Sừng, Hồng Kim Nghi, Minh Tinh, Vũ Lê Cang, Đinh Văn Tuấn, Kim Sơn, Kim Đình, Kim Dũng, Hàm Hữu Nghĩa, Bửu Thắng, Hạnh Hoà, Đặng Hiếu Hiền, Kim Thanh, Nguyễn Thi Liên, Đinh Bình Nam, Hồ Đắc Sơn, Phan Trường Hận… Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu võ cổ truyền Tây Sơn - Bình Định cũng được ngành TDTT và một số võ sư quan tâm. Đặc biệt, bên cạnh việc xây dựng những võ đường, CLB võ ở tại địa phương, võ cổ truyền Bình Định còn được truyền bá, lan rộng khắp nơi trong nước và kể cả nước ngoài. Thông qua Liên đoàn Quốc tế Võ Việt Nam ở nước ngoài, võ cổ truyền Bình Định đã được nhiều võ sư, võ sĩ và nhân dân của nhiều quốc gia ưa thích tập luyện, như: Pháp, Thuỵ Sĩ, Algiêri, Mêhico, Italia… Ước tính, hiện ở các quốc gia này đã có hàng vạn người tham gia tập luyện võ cổ truyền Bình Định… Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền Đã bao đời nay, câu ca dao xưa luôn là niềm tự hào của người dân Bình Định. Giờ đây, cùng với những đổi mới vận hội nhân dân Bình Định đã và đang tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống mà cha ông để lại, xứng đáng với danh hiệu MIỀN ĐẤT VÕ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn