intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phạm trù "Tâm" trong Phật giáo với đời sống đạo đức của người Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tâm" là một phạm trù cơ bản trong Phật giáo, nó góp phần quan trọng tạo nên giá trị văn hóa Phật giáo. Triết lý về chữ "Tâm" trong Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống đạo đức của con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại và cả tương lai. Bên cạnh những tác động tích cực, cái "Tâm" Phật giáo khi ảnh hưởng tới đời sống đạo đức của người Việt Nam cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần phải có những biện pháp thích hợp để giúp người dân tin và đi theo Phật giáo với một tinh thần đúng đắn không vi phạm pháp luật, gây mất ổn định xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phạm trù "Tâm" trong Phật giáo với đời sống đạo đức của người Việt Nam hiện nay

Ngô Thị Lan Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 65(03): 49 - 53<br /> <br /> PHẠM TRÙ "TÂM" TRONG PHẬT GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG<br /> ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> Ngô Thị Lan Anh*<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> "Tâm" là một phạm trù cơ bản trong Phật giáo, nó góp phần quan trọng tạo nên giá trị văn hóa<br /> Phật giáo. Triết lý về chữ "Tâm" trong Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc, đã ảnh hưởng không nhỏ tới<br /> đời sống đạo đức của con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại và cả tương lai.<br /> Bên cạnh những tác động tích cực, cái "Tâm" Phật giáo khi ảnh hưởng tới đời sống đạo đức của<br /> người Việt Nam cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần phải có những biện pháp thích hợp để<br /> giúp người dân tin và đi theo Phật giáo với một tinh thần đúng đắn không vi phạm pháp luật, gây<br /> mất ổn định xã hội.<br /> Từ khoá: Phật giáo, Phạm trù "Tâm", đạo đức, đời sống đạo đức.<br />  ĐẶT<br /> <br /> VẤN ĐỀ<br /> Phật giáo vào Việt Nam từ khoảng những<br /> năm đầu công nguyên và trở thành tôn giáo<br /> lớn nhất ở nước ta.<br /> Người Việt Nam tìm nhiều tới đạo Phật bởi<br /> nhiều lý do khác nhau, song có lẽ, lý do lớn<br /> nhất chính bởi đạo Phật là "Đạo Tâm". "Tâm"<br /> là cái cốt lõi nhất trong con người và trong<br /> mọi hành động của con người. Phật tổ từng<br /> dạy: "Phật là tâm, tâm là Phật". Chữ "Tâm"<br /> của Phật giáo có nội dung vô cùng phong phú.<br /> Nó đã tác động lớn tới mọi mặt đời sống tinh<br /> thần của con người ở nước ta hiện nay, đặc<br /> biệt là sự tác động tới đời sống đạo đức.<br /> Vị trí phạm trù "Tâm" của Phật giáo trong<br /> đời sống đạo đức người Việt Nam<br /> Ngay từ khi vào Việt Nam, để thích ứng với<br /> xã hội Việt Nam hiện nay, Phật giáo đã hấp<br /> thụ nhiều tư tưởng, triết lý, những quy phạm<br /> đạo đức khác nhau để không ngừng hoàn<br /> thiện quy phạm và giáo luật của mình.<br /> Phật giáo Việt Nam đã chú trọng nhiều tới đời<br /> sống hiện thực nơi trần thế, từng bước hướng<br /> con người tới việc tìm kiếm hạnh phúc thực<br /> sự trong cuộc sống hiện tại, chứ không phải<br /> chỉ là hạnh phúc bằng đền bù ở kiếp sau. Các<br /> giáo lý nhà Phật tập trung nhấn mạnh vào<br /> việc xây dựng một cuộc sống công bằng, bình<br /> đẳng và tốt đẹp, gắn kết giữa tín ngưỡng với<br /> cải thiện tình trạng xã hội hiện thực, góp phần<br /> cải thiện đời sống tinh thần của một bộ phận<br /> quần chúng, biến “ Phật pháp là đời sống, đời<br /> sống là Phật pháp”. Trong những nguyên lý<br /> <br /> <br /> Tel: 0913349907<br /> <br /> của nhà Phật, cái chi phối tới đạo đức con<br /> người Việt Nam chủ yếu qua các quan niệm<br /> về nghiệp, luân hồi, nhân- quả.<br /> Theo thuyết nhân- quả, mọi hoạt động của<br /> con người đều để lại một kết quả nhất định,<br /> trong đó nhân có trước quả và phụ thuộc vào<br /> nhân theo kiểu: gieo nhân lành gặt quả thiện<br /> hay "gieo gió gặt bão". Và tuỳ thuộc vào việc<br /> con người tạo ra nguyên nhân như thế nào thì<br /> họ sẽ lãnh nhận kết quả tương xứng, điều này<br /> nhà Phật gọi là nghiệp báo.<br /> Nghiệp theo Phật giáo có ba phần: Thân,<br /> Khẩu, Ý. Ý tức là "Tâm", là phần quan trọng<br /> nhất, nó quy định mọi hành vi đạo đức trong<br /> con người. Bởi đạo đức xuất phát từ nghiệp<br /> mà ra. Mà trong nghiệp, "Tâm" là cái chỉ đạo,<br /> chi phối hành vi đạo đức, lối sống của con<br /> người. Từ "Tâm" mình, con người sẽ tạo ra<br /> nghiệp thiện hay ác. [2]<br /> Do đó, khi Phật giáo vào Việt Nam, trong các<br /> quan niệm về nghiệp, luân hồi, nhân- quả thì<br /> phần ý (Tâm) trong nghiệp đã có ảnh hưởng sâu<br /> sắc tới đời sống đạo đức của người Việt Nam.<br /> Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là tổng hợp<br /> những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội<br /> mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành<br /> vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với<br /> lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã<br /> hội, trong mối quan hệ giữa con người với<br /> con người, giữa cá nhân với xã hội.<br /> Cái "Tâm" (ý) trong quan niệm của Phật giáo<br /> chính là một trong những yếu tố tác động lên<br /> đạo đức thông qua nhân- quả, luân hồi,<br /> nghiệp là rất lớn. Bởi, trong Phật giáo, mọi<br /> <br /> , Email:<br /> <br /> 49<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Ngô Thị Lan Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> hành động của con người: tốt, xấu, thiện, ác…<br /> đều ở "Tâm" mà ra.<br /> Cách hiểu về "Tâm" của nhà Phật được<br /> trình bày trong nhiều tác phẩm kinh điển<br /> của Phật giáo với nhiều cách hiểu khác<br /> nhau nhưng đều coi:<br /> "Tâm là chúa tể người ta<br /> Tâm mà có chính mới ra thân người."<br /> Phạm trù “Tâm” của Phật giáo khi vào Việt<br /> Nam đã hoà nhập vào đời sống tín ngưỡng<br /> của người Việt Nam, chi phối mọi hoạt động<br /> của quần chúng nhân dân. Với cách hiểu “Tâm”<br /> là tâm lực, là lòng chân thành, là sự ngay thẳng<br /> nó tồn tại trong tất cả người Việt Nam [3]. Ai<br /> cũng có thể tìm thấy cái “Tâm” trong bản thân<br /> mình và nếu thực hiện theo cái “Tâm” Đức<br /> Phật, chúng ta sẽ có Phật ở bên mình.<br /> Vì thế, "Tâm" đã trở thành một trong những yếu<br /> tố chiếm vị trí quan trọng đối với cá nhân mỗi<br /> con người trong quá trình sinh tồn. Chỉ có xuất<br /> phát từ "Tâm" hướng thiện, con người mới có<br /> thể thực hiện được những hành vi mang giá trị<br /> đạo đức đích thực. Theo Phật giáo:<br /> "Không làm các điều ác<br /> Thành tựu các hạnh lành<br /> Giữ tâm ý thanh tịnh<br /> Ấy lời Chư Phật dạy".<br /> ( Kinh Pháp Cú, 183 ) [4]<br /> Do thiện ác nằm ở "Tâm", nên theo Phật giáo<br /> tu "Tâm" mới là gốc của đạo đức. Cho nên, với<br /> bản thân mỗi người cần phải tu dưỡng, rèn<br /> luyện để có những nhận thức đúng đắn, có<br /> hành vi hướng thiện. Chính quá trình khổ công<br /> tu dưỡng, rèn luyện, đặc biệt là quá trình tu<br /> "Tâm", giữ cho cái “Tâm” luôn hướng thiện thì<br /> sẽ có thể cải tà thành chánh, chuyển ác thành<br /> thiện. Đây cũng là một trong những lý do lý<br /> giải vì sao đạo Phật lại đề cao chữ “Tâm”.<br /> Vai trò phạm trù "Tâm" của Phật giáo<br /> với đời sống đạo đức con người Việt<br /> Nam hiện nay.<br /> Trước khi Phật giáo vào Việt Nam thì ở Việt<br /> Nam đã có một nền tảng giá trị đạo đức tốt<br /> đẹp do chính người Việt xây dựng nên. Cùng<br /> với những ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Lão<br /> lên đời sống đạo đức, tinh thần của người<br /> Việt, quan niệm “Tâm” của Phật giáo đã góp<br /> phần đánh thức ở người Việt Nam những phẩm<br /> chất tốt đẹp, biết sống có ý nghĩa, sống không<br /> <br /> 65(03): 49 - 53<br /> <br /> chỉ vì bản thân mà hơn thế phải biết sống vì<br /> người khác, sống cho tập thể, cho gia đình và<br /> cho xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu ai<br /> hướng thiện, hướng tới cái "Tâm" bao la, bát<br /> ngát như biển cả, thì người đó sẽ tiến dần tới sự<br /> giải thoát, sớm trở thành Phật.<br /> Như vậy, cái “Tâm” Phật giáo đã chi phối<br /> không nhỏ tới các hành vi ứng xử của người<br /> Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình,<br /> cộng đồng, xã hội. Những tác động tích cực<br /> của nó tới đời sống tinh thần của người Việt<br /> Nam đã góp phần vào việc tạo dựng nên<br /> những nền tảng giá trị đạo đức tốt đẹp, hướng<br /> tới một xã hội an lạc và hạnh phúc.<br /> Nếu xét từ góc độ gia đình chúng ta thấy rõ,<br /> hầu hết người dân Việt Nam khi mang trong<br /> mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng đều có<br /> một trái tim biết yêu thương chính gia đình<br /> mình, những người thân yêu ruột thịt của<br /> mình. Nó chính là cơ sở cho sự nảy sinh, phát<br /> triển một tình yêu lớn hơn, đó là tình yêu quê<br /> hương, đất nước, yêu đồng loại, yêu tất thảy<br /> mọi thứ trên đời. Để có được thứ tình cảm đó,<br /> ở mỗi người, trong mỗi trái tim đều phải có<br /> một sự nhận thức chân chính, nó xuất phát từ<br /> chính cái “Tâm” của mỗi người.<br /> Chỉ có sự chân thành, thành kính, biết ơn<br /> công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ thì<br /> con cái mới có sự hiếu kính chăm sóc, phụng<br /> dưỡng cha mẹ mình hết lòng. Không ít tấm<br /> gương hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ<br /> đã được chuyển thể thành tác phẩm văn<br /> chương, được người đời ca tụng. Hình ảnh<br /> Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, nàng<br /> Kiều của Nguyễn Du... Kiều, vì muốn báo<br /> hiếu với cha, nàng đã từ bỏ mối tình với Kim<br /> Trọng để bán mình chuộc cha. Đấy chính là<br /> biểu hiện của đạo làm con đối với cha mẹ,<br /> người đã sinh thành ra ta.<br /> Trong cuộc sống hôm nay, trước sự tác động<br /> của nền kinh tế thị trường, song lòng hiếu thuận<br /> của con cái đối với cha mẹ vẫn không gì thay<br /> đổi. Con cái chăm sóc cha mẹ khi ốm, khi đau,<br /> sẻ chia với cha mẹ công việc gia đình, cùng<br /> chung lưng gánh vác những trọng trách lớn như<br /> dạy bảo các em, các cháu… để san sẻ bớt những<br /> lo toan, nhọc nhằn với cha mẹ.<br /> <br /> 50<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Ngô Thị Lan Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Mọi hành vi của con người đều phải từ “Tâm”<br /> mình ra, mới đạt kết quả tốt. Con cái đối với<br /> cha mẹ mà không xuất phát từ "Tâm", từ tấm<br /> lòng chân thành, thành kính của mình thì mọi<br /> hành động sẽ trở nên giả tạo, kệch cỡm và<br /> không bao giờ đem lại niềm vui, niềm hạnh<br /> phúc cho cha mẹ.<br /> Ngày lễ Vu Lan tháng 7 hàng năm được nhân<br /> dân Việt Nam tổ chức rầm rộ. Trong tiềm<br /> thức người Việt, những ngày này được coi là<br /> mùa báo hiếu. Con cái tổ chức ngày này để tỏ<br /> lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ, ông bà,<br /> tổ tiên. Những lễ vật họ dâng cúng chính là<br /> lòng thành của mỗi người con đối với gia<br /> đình, họ hàng của mình. Chính từ lời răn của<br /> Đức Phật mà con cái ngày một có trách nhiệm<br /> với cha mẹ mình hơn[1]. Ngoài trách nhiệm<br /> của con cái đối với cha mẹ, cha mẹ còn có<br /> nhiệm vụ nuôi nấng, giáo dục con cái trở<br /> thành người có ích cho xã hội. Cha mẹ phải là<br /> tấm gương để con cái noi theo. Theo Phật<br /> giáo, cha mẹ làm điều thiện, tu nhân tích đức,<br /> tránh làm điều ác, sống chan hoà, có tình, có<br /> nghĩa sẽ để lại phúc đức cho con cái. Ông cha<br /> ta vẫn nhắc nhau:<br /> - " Cây xanh thì lá cũng xanh<br /> Cha mẹ hiền lành để đức cho con."<br /> Để có thể làm được điều thiện, điều tốt thì cha<br /> mẹ cũng cần phải có được cái “Tâm”. Chỉ<br /> có những hành động từ cái “Tâm” thì cha<br /> mẹ mới hướng con cái mình tới những hành<br /> vi cư xử có đạo lý, phù hợp với các chuẩn<br /> mực đạo đức, biết quan tâm tới người khác,<br /> sống có tình, có nghĩa.<br /> Trong gia đình, mỗi người còn có những mối<br /> quan hệ ràng buộc với những người thân ruột<br /> thịt như anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, ông bà<br /> nội, ngoại... Tất cả những tình cảm, sự quan<br /> tâm đến nhau ấy đều phải xuất phát từ tấm<br /> lòng, từ cái “Tâm” mỗi người. Chỉ có xuất<br /> phát từ tấm lòng chân thành, từ cái “Tâm”<br /> trong sáng mới là sợi dây gắn kết những con<br /> người trong cùng một gia đình với nhau. Nó<br /> cũng là cơ sở, là nền tảng để xây dựng một<br /> gia đình văn hoá, hạnh phúc mà hiện nay<br /> chúng ta đang đặt ra cho mỗi gia đình Việt<br /> Nam. Không thể có một gia đình ấm no,<br /> <br /> 65(03): 49 - 53<br /> <br /> hạnh phúc nếu các thành viên trong gia đình<br /> sống với nhau giả dối, không biết chia sẻ<br /> khó khăn với nhau, sống ích kỷ, vụ lợi cá<br /> nhân, không tôn trọng nhau.<br /> Nếu xét trong mối quan hệ với cộng đồng, xã<br /> hội, mỗi cá nhân lại có vô vàn các nghĩa vụ,<br /> trách nhiệm khác nhau. Tất cả đều xoay<br /> quanh trục: Tốt- xấu, thiện-ác, hạnh phúc-đau<br /> khổ, vinh-nhục, lương tâm-vô lương tâm…<br /> Con người cần phải lựa chọn cho mình những<br /> hành vi cư xử sao cho hợp với đạo lý đó<br /> chính là đạo đức.<br /> Theo Phật giáo, con người muốn đạt được<br /> hạnh phúc thì phải biết sống từ bi, hỉ xả,<br /> biết dẹp bỏ những ham muốn nơi trần thế<br /> như tham, sân, si, vô minh, làm toàn điều<br /> thiện, không làm điều ác, yêu thương tất<br /> thảy mọi người và luôn đem những điều<br /> phúc đức cho mọi người. Đây cũng chính là<br /> cách để con người từ bỏ “Vọng Tâm” vươn<br /> tới “Chân Tâm” đạt thành "Phật tánh". Bởi<br /> chỉ khi nào con người biết sống nhân từ độ<br /> lượng, biết từ bỏ những cán dỗ thấp hèn nơi<br /> cá nhân mỗi con người trong trần thế,<br /> hướng tới cái “Tâm” thanh khiết tuyệt đối,<br /> tức “Chân Tâm” thì khi đó con người mới<br /> đắc đạo, mới trở thành Phật. Vì thế, Phật<br /> giáo mới luôn khẳng định ”Phật tại Tâm”.<br /> Người Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày<br /> luôn luôn hướng tới những hành vi sống tốt,<br /> sống thiện. Họ đối xử với nhau luôn trọng<br /> tình, trọng nghĩa bắt nguồn từ chính lòng<br /> mình. Xuất phát từ một nước nông nghiệp,<br /> hình ảnh làng quê đã ăn sâu trong tiềm thức<br /> người Việt Nam. Cuộc sống làng quê với<br /> những người dân chân chất, hiền lành luôn<br /> coi trọng nghĩa tình. Họ biết giúp đỡ nhau<br /> cùng làm nông nghiệp, chuyện đồng áng, mùa<br /> màng, tưới tiêu, giúp nhau khi trái nắng trở<br /> trời, đỡ đần nhau khi hoạn nạn khó khăn.<br /> Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường mở cửa,<br /> cơ hội làm giàu đã tác động đến từng cá nhân,<br /> tập thể và xã hội.Ở rất nhiều làng quê, mô<br /> hình trang trại được mở ra, người dân giúp đỡ<br /> nhau làm kinh tế để thoát nghèo, thoát khổ.<br /> Cái “Tâm” là điều cần thiết để chi phối mọi<br /> hành vi của con người. Nếu không xuất phát<br /> từ lòng mình, từ cái “Tâm” trong sáng con<br /> người sẽ đối xử với nhau thiếu tình người,<br /> <br /> 51<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Ngô Thị Lan Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> không thật tâm giúp đỡ nhau cùng vươn lên<br /> mà làm những điều giả dối, trái đạo lí. Không<br /> ít người vì ham lợi nhuận đã bán những đồ<br /> giả, kém chất lượng cho bà con nông dân như<br /> thuốc trừ sâu, phân bón, giống cây<br /> trồng…khiến bà con bị thiệt hại về kinh tế.<br /> Tất cả những hành vi gian lận, lừa đảo đó là<br /> biểu hiện của cái “Tâm” không trong sáng,<br /> thiếu tính thiện, thiếu tính người, bị sự mê mù<br /> của “Vọng Tâm” che lấp khiến cho con người<br /> trở nên xấu xa, tầm thường, thấp hèn. Chỉ khi<br /> nào, con người biết vượt qua cái “Vọng Tâm”<br /> lấy chữ ”thiện” làm đầu, dẹp bỏ mọi dục vọng<br /> thì khi ấy con người mới đem lại cho nhau<br /> những điều tốt lành.<br /> Sự thành thật, chân thành là điều cần thiết trong<br /> mọi mối quan hệ giữa con người với con người,<br /> giữa đồng loại với đồng loại. Nó là một trong<br /> những tiêu chí trong thang bậc đạo đức mà mỗi<br /> người cần thực hiện khi giao tiếp với nhau.<br /> Không có sự chân thành, con người sẽ đối xử<br /> với nhau một cách giả dối tạo nên một xã hội<br /> hỗn độn, thiện ác bất minh.<br /> Theo đức Phật, nếu mỗi cá nhân không làm<br /> mười bốn điều sau đây sẽ trở thành người<br /> có đạo đức tốt:<br /> Không làm bốn việc: trộm cắp, sát sinh, tà<br /> hạnh, nói dối.<br /> Không hành động vì bốn động cơ: tham,<br /> sân, si, sợ hãi.<br /> Không phung phí tài sản theo sáu cách: rượu<br /> chè, cờ bạc, đam mê nữ sắc, kết bạn với<br /> người xấu, la cà đình đám, kỹ viện; la cà<br /> đường phố phi thời.<br /> Để có thể xa lánh được mười bốn điều cần<br /> tránh này, mỗi cá nhân cần phải rèn luyện, tu<br /> <br /> 65(03): 49 - 53<br /> <br /> dưỡng khổ công để giữ cho cái “Tâm” luôn<br /> trong sáng, thanh tịnh.<br /> KẾT LUẬN<br /> Tóm lại, trong đời sống đạo đức của người<br /> dân Việt Nam luôn luôn chịu sự tác động, chi<br /> phối của Phật giáo, kể từ khi nó bắt đầu có<br /> mặt ở Việt Nam đến nay. Trong những ảnh<br /> hưởng đó, thì cái "Tâm" trong Phật giáo đã có<br /> sức lay động không nhỏ tới đời sống đạo đức<br /> người Việt Nam. Nó đã góp phần làm cho<br /> những thang bậc giá trị đạo đức của người<br /> Việt Nam trở nên sâu sắc hơn.<br /> Bên cạnh những tác động tích cực thì cái<br /> "Tâm" trong Phật giáo khi ảnh hưởng tới đời<br /> sống đạo đức của người Việt Nam cũng còn<br /> có một số hạn chế nhất định, cần phải có<br /> những biện pháp thích hợp để giúp người dân<br /> tin và đi theo Phật giáo với một tinh thần<br /> đúng đắn không vi phạm pháp luật, gây mất<br /> ổn định xã hội. Mặt khác, ta phải biến cái<br /> "Tâm" ấy hoà vào đời sống hằng ngày, tạo ra<br /> sức mạnh tinh thần thúc đẩy toàn dân tộc<br /> vươn lên trở thành một dân tộc vững mạnh,<br /> một quốc gia có tầm vóc trên thế giới.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Minh Chiếu (2008), Vu Lan, Chùa Long Sơn,<br /> Nha Trang<br /> [2] Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học<br /> Phật giáo Việt Nam, tập1, Nxb khoa học xã hội,<br /> Hà Nội<br /> [3] Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn<br /> hóa Phương Đông, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội<br /> [4] Kinh pháp cú (1993) (Người dịch: Thích Thiện<br /> Siêu), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam<br /> <br /> 52<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Ngô Thị Lan Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 65(03): 49 - 53<br /> <br /> THE IDEA SCOPE OF “TAM” IN BUDDISM RELIGION TOWARD<br /> MORAL LIFE OF THE VIETNAMESE TODAY<br /> Ngo Thi Lan Anh<br /> <br /> College of Education - Thai Nguyen University<br /> SUMMARY<br /> Thai Nguyen province has a population of relatively east, abundant labor force and qualified<br /> technical expertise is high. Besides the advantage in the labor source also poses challenges are not<br /> trivial in terms of a mountainous province slow economic growth.The rate of labor in agriculture,<br /> forestry and fisheries also large (65.08 %), low energy production workers. General trend is the<br /> shift towards increased rate of labor in industry, construction and services, reduced labor rate in<br /> agriculture, Forestry and Fisheries.Based on analysis and evaluation of labor employment, the<br /> authors offer solutions to the agency recommends policymakers regarding the above issues.<br /> Keywords: Sources of labour, using the labour, employment in Thai Nguyen province, Thai Nguyen.<br /> <br /> <br /> <br /> Tel: 0913349907<br /> <br /> , Email:<br /> <br /> 53<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0