Phần 3: Kỹ thuật nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm
lượt xem 85
download
Giới thiệu chung: Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm sú. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo, trong các trại sản xuất giống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phần 3: Kỹ thuật nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm
- Phần 3: Kỹ thuật nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm 1. Giới thiệu chung: Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm sú. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo, trong các trại sản xuất giống. Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu người ta đã tìm ra được hai loại tảo Silic (Baciliariophyta) để nuôi sinh khối và làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Chaetoceros sp và Skeletonema costatum là hai loại tảo dạng chuỗi, kích thước tế bào từ 4-6µm. Tế bào bề mặt có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, ở góc tế bào có các gai hoặc lông ngắn, chính các gai và lông này làm cho các ết bào tảo kết hợp nhau thành chuỗi (Skeletonema 20-50tb/ chuỗi. Chaetoceros 10-20tb/ chuỗi). Tảo khuê là một loài tảo phù du có trong các thủy vực nước lợ, nước mặn, có nồng độ muối từ 0-50‰. Các loài tảo trên rộng nhiệt thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 300C. Cường độ ánh
- sáng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo trong điều kiện nuôi, thời gian chiếu sáng trên 12 giờ thì sau khoảng 20 - 24h tảo sinh trưởng đạt mật độ 500.000 - 600.000tb/ml. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, chất lượng dinh dưỡng đầy đủ, sự phát triển của các loài Chaetoceros và Skeletonema làm cho nước có màu vàng xanh đến màu nâu. tảo nuôi sinh khối phát triển qua 4 pha. 1.1 Pha chậm: Đôi khi kéo dài do sự thích hợp với môi trường dinh dưỡng mới của tảo kém và tế bào có thể chết. 1.2 Pha tăng trưởng: Đặc trưng bởi sự phân chia tế bào liên tục theo công thức X x 2n (X là số tế bào tham gia sinh sản X ≥ 1 , n số lần sinh sản (n ≥ 1)) 1.3 Pha dừng Đặc trưng bởi sự cân bằng giữa sự sinh tăng trưởng của tế bào mới với tế bào kém bi chết đi.
- 1.4 Pha chết: Đây là kết quả của sự triệt tiêu hết chất dinh dưỡng đến mức không duy trì sự phát triển hoặc cũng có thể chết do chất thải trong quá trình sinh sống. Thảo khuê có thể sinh sản theo 2 cách: - Phân chia tế bào. - Hình thành bảo tử. 2. Kỹ thuật nuôi cấy: 2.1 Trang thiết bị: - Vợt các loại (vợt thu, vợt lọc) - Lưới thu - Dây thu Ø 21 hoặc 27 - Dây khí, đá bọt - Bể gây giữ giống (bình thủy tinh, hoặc hình tam giác) - Bể sinh khối (từ 1-3m3/bể) - Hóa chất các loại 2.2 Môi trường nuôi cấy
- Dùng môi trường Walne để cấy giữ và nuôi sinh khối tảo khuê Các dung dịch theo thứ tự sau: * Dung dịch 1 (tăng trưởng) 116gr (100 - KNO3 (hoặc NaNO3) gr) - EDTA 45,0 gr - H3BO3 33,6 gr - NaH2PO4.2H2O 20 gr - FeCL3 1,3gr - MnCL2.4H2O 0,36gr - Dung dịch 2 (khoáng vi 2,1gr lượng) -ZnCL2 1ml - CoCL2. 6H2O 2,0gr
- - Hòa tan trong 100ml nước ngọt * Dung dịch 3 (vitamin) - B1 200mg - B12 100mg - Hòa tan trong 100 ml nước ngọt * Dung dịch 4 (dung dịch tăng thêm) - KNO3 100gr - Hòa tan trong 1 lít nước ngọt * Dung dịch 5 (môi trường silicat) 20gr (hoặc 67ml) - Na2SiO3.5H2O - Hòa tan trong 1 lít nước ngọt
- Các môi trường trên khi dùng trong nuôi cấy thì dùng mỗi loại dung dịch (1,3,4,5) theo tỷ lệ 1/1000 (1ml dung dịch mỗi loại cho 1 lít nước). Khi dùng để nuôi sinh khối thì bón các dung dịch trên theo tỷ lệ 1/10.000. 2.3 Nguồn nước: Nguồn nước nuôi giữ và nuôi sinh khối tảo cần phải được xử lý (xem phần kỹ thuật xử lý nước) 2.4 Kỹ thuật thu giống, thuần giống, giữ giống: 2.4.2 Kỹ thuật thu giống: Giống được vớt ở những vùng ven bờ biển vào lúc triều cao, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 15-18µm, vớt theo hình số 8. Để có loài cần nuôi ta phải thu mẫu nhiều lần. Dưới kính hiển vi ta kiểm tra đu7ọc tảo Chaetoceros sp và Skeletonema có dạng chuỗi. 2.4.2 Thuần giống: Tảo vớt tự nhiên thường lẫn nhiều tạp mùn bả hữu cơ và động vật phù du. Do vậy ta phải phân lập tảo bằng lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn lượt qua nhiều lần và cuối cùng chỉ giữ lại phần nước có tảo trong đó.
- Có thể thực hiện việc thuần giống tảo theo 2 phương pháp sau: - Dùng ưu thế môi trường để thuần giống một cách tương đối. Nghĩa là trong điều kiện môi trường dinh dưỡng đưa vào phù hợp với sinh học phát triển của 2 giống tảo này sẽ giúp cho chúng ưu tiên phát triển hơn. Nên trải qua một thời gian 2 giống tảo này sẽ chiếm ưu thế để phát triển quần thể, chúng sẽ trở nên thuần chủng. - Dùng phương pháp phân lập để tách 2 giống tảo này ra để nuôi riêng với môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau nhiều lần phần lập chúng sẽ trở nên thuần chủng. - Khi tảo giống đã thuần chủng thì được nuôi giữ và đưa ra nuôi sinh khối. 2.4.3 Giữ giống: Để chủ động cung cấp tảo cho sản xuất, chúng ta cần phải có phương pháp lưu giữ tảo. Việc lưu giữ tảo được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo hoặc ở khu phân bố riêng cho vùng nuôi tảo hoặc trong trại sản xuất tôm giống. Giống được giữ trong bình thủy tinh hay bình tam giác và được nuôi trong môi trường Walne ở nồng độ muối từ 25-
- 30 ‰ . Thời gian nuôi tùy thuộc vào mật độ tảo đưa ra ban đầu và sự tăng trưởng của tảo nuôi. Thông thường thời gian nuôi giữ tảo từ 16-24h. Cách lưu giữ này có thể đảm bảo chất lượng tảo giống trước khi đưa vào nuôi sinh khối. 2.5 Kỹ thuật nuôi sinh khối: Trong các trại sản xuất tôm giống, người ta thường bắt đầu nuôi sinh khối tảo khi ấu trùng Nauplius (N) ở giai đoạn N3 hoặc N4. Việc nuôi sinh khối được tiến hành theo các bước sau: - Vệ sinh kỹ bể nuôi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước biển đã xử lý - Bơm nước biển đã xử lý vào bể - Cấp khí (24h/24h) - Cấp tảo giống (giống đang lưu giữ) đang ở pha tăng trưởng với mất độ 50.000 - 70.000tb/ml. - Cấp các muôi dinh dưỡng (bón phân) theo thứ tự các dung dịch đã pha sẵn (chú ý dung dịch 5 thường hay kết tủa với nước mặn vì vậy đối với dung dịch này ta cần phải pha
- thêm nước ngọt). Vào những ngày nắng nhẹ trời râm có thể tăng dung dịch 5 lên gấp nhiều lần. - Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ khoảng 500.000 - 600.000tb/ml hoặc bằng mắt thường ta thấy tảo có màu nâu đậm là có thể tiến hành thu sinh khối. * Cách thu: Dùng dây nhựa Æ 21 hoặc lớn hơn tùy theo dòng chảy, một đầu được buộc bằng túi lưới thu (kích thước mắt lưới 15 - 20µm ) đầu kia cho vào bể hút nhẹ, nước tảo sẽ chảy liên tục trong khoảng thời gian 15-30 phút, các tế bào tảo được giữ lại, sau đó tháo túi ra và chuyển sinh khối tảo này vào xô, cứ thế lại tiếp tục thu cho đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4-1/5 thì có thể kết thúc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
kỹ thuật nuôi baba
12 p | 198 | 48
-
Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
4 p | 222 | 46
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trùn quế: Phần 1 - Giới thiệu về trùn quế
7 p | 165 | 42
-
Hình thái, cấu tạo cơ thể động vật thân mềm
7 p | 339 | 34
-
Phát triển nuôi cá sặc rằn ở Cà Mau
2 p | 187 | 33
-
Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 3)
6 p | 131 | 23
-
Kỹ thuật chăn nuôi cừu Phan Rang Giống cừu
5 p | 153 | 23
-
Nuôi cá - lúa vụ 3: Hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở Nghệ An
5 p | 137 | 22
-
Phòng và trị các bệnh thường gặp của gia súc, gia cầm trong mùa lạnh
3 p | 175 | 17
-
Các kỹ thuật chăn nuôi cừu Phan Rang
10 p | 96 | 12
-
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 3)
7 p | 87 | 11
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá kèo - Duy Văn Quý
7 p | 41 | 8
-
Nghiên cứu ứng dụng hoàn chỉnh quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá tra nghệ
4 p | 125 | 7
-
Thiên nguyên ưu 9
2 p | 80 | 5
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Muồng Đưn
3 p | 70 | 5
-
BỆNH NẤM DA ở Cá
4 p | 62 | 3
-
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift
3 p | 49 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn