intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thái, cấu tạo cơ thể động vật thân mềm

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

338
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. Chúng có hai miếng da ngoài dính lại với nhau ở phần lưng và bao bọc cả phần thân mềm gọi là màng áo. Màng áo tiết ra hai mảnh vỏ bảo vệ bên ngoài cơ thể nên gọi là lớp hai vỏ (Bivalvia). Phần thân mềm gồm 3 phần: nang nội tạng, chân và màng áo. Đầu thoái hoá nên còn gọi là lớp không đầu (Acephala). Hai vỏ được dính với nhau nhờ bản lề mặt lưng. Giữa vỏ và bộ phận thân mềm có hai bó cơ ngang liên hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thái, cấu tạo cơ thể động vật thân mềm

  1. Hình thái, cấu tạo cơ thể động vật thân mềm - Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. Chúng có hai miếng da ngoài dính lại với nhau ở phần lưng và bao bọc cả phần thân mềm gọi là màng áo. Màng áo tiết ra hai mảnh vỏ bảo vệ bên ngoài cơ thể nên gọi là lớp hai vỏ (Bivalvia). Phần thân mềm gồm 3 phần: nang nội tạng, chân và màng áo. Đầu thoái hoá nên còn gọi là lớp không đầu (Acephala). Hai vỏ được dính với nhau nhờ bản lề mặt lưng. Giữa vỏ và bộ phận thân mềm có hai bó cơ ngang liên hệ để điều tiết sự đóng mở vở gọi là cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau. Giữa màng áo và khoang nội tạng có một khoảng trống gọi là xoang màng áo. Trong xong màng áo có mang dạng hình tấm, nên gọi là mang tấm (Lamelli branchia). Chân ở mặt bụng của bộ phận thân mềm, thường dẹp hai bên dạng lưỡi rìu, nên còn gọi là lớp chân rìu (Pelecypoda). - Hệ thống tiêu hoá bao gồm có mang, xúc biện, miệng, thực quản, dạ dày, manh nang tiêu hoá, sợi keo, ruột... phần lớn nằm trong khối nội tạng, nếu đem cắt bỏ lớp bọc ngoài chúng ta sẽ nhìn thấy rõ... ở lớp hai mảnh vỏ không có túi
  2. xoang miệng, phiến hàm, lưỡi sừng và tuyến nước bọt. Quá trình bắt mồi tiêu hoá của hai mảnh vỏ có 3 đặc điểm: + Không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng lại có khả năng chọn lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước + Mang là cơ quan chọn lọc thức ăn, xúc biện có tác dụng chọn lọc và vận chuyển thức ăn, miệng và thực quản chỉ có tác dụng vận chuyển, manh nang chọn lọc thức ăn là cơ quan lọc cuối cùng + Dạ dày, ruột, sợi keo, mộc dạ dày giúp đỡ sự tiêu hoá ngoại tế bào. Manh nang tiêu hoá, thực bào có tác dụng tiêu hoá nội tế bào. Trực tràng và hậu môn dùng để thải bã thức ăn còn lại. - Hệ hô hấp: động vật hai vỏ hô hấp chủ yếu bằng mang, ngoài ra chúng còn có thể tiến hành trao đổi khí nhờ mặt ngoài cơ thể vì vậy có nhiều huyết quản phân bố ở màng áo khiến cho máu không phải qua mang mà trực tiếp chảy vào tâm nhĩ. Cấu tạo mang: mang nằm trong xoang mang, gồm các đôi lá mang đối xứng nhau bao gồm đôi lá mang trong và lá mang ngoài. Mỗi lá mang gồm hai tấm mang, trên
  3. mỗi tấm mang có nhiều sợi mang, trên sợi mang có các loại tiêm mao. - Hệ tuần hoàn: Hệ thống tuần hoàn của hai mảnh vỏ là một hệ thống mở, do các bộ phận tim, xoang bao tim, tim phụ (có hoặc không), huyết quản và huyết dịch tạo thành. Tim nằm trong xoang bao tim gồm một tâm thất và hai tâm nhĩ. Tâm thất thường bị trực tràng xuyên qua. Hầu hết các loài huyết dịch có màu xanh trừ Sò huyết, máu có màu đỏ. - Hệ bài tiết: Thận gồm một đôi do rất nhiều ống nhỏ phân tán ở vùng sau bụng và ống phểu thận. Một đầu thận thông với xoang bao tim, đầu kia thông với xoang màng áo. - Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác: Trung khu hệ thần kinh gồm 3 hạch (trừ nhóm Nuculacera có 4 đôi hạch) là đôi hạch não, đôi hạch chân và đôi hạch nội tạng. ở các loài như Hầu khi còn là ấu trùng thì có 3 đôi hạch như trên nhưng khi trưởng thành do chân bị thoái hoá nên chỉ còn hạch não và hạch nội tạng Cơ quan cảm giác không phát triển. - Hệ cơ: Hệ cơ của động vật hai vỏ hết sức đơn giản chỉ có cơ khép vỏ và cơ co rút chân. Cơ khép vỏ bao gồm có cơ
  4. khép vỏ trước và sau, tuy nhiên ở các loài sống bám như Hầu cơ khép vỏ trước bị thoái hoá chỉ còn cơ khép vỏ sau.
  5. Hình 9. Hình thái ngoài và cấu tạo trong của động vật hai mảnh vỏ Dựa vào hình dạng và số lượng răng trên mặt khớp của vỏ, sự phát triển của cơ khép vỏ, sự tiến hoá của mang người ta chia Bivalvia thành 3 bộ: a) Bộ răng hàm (Taxodonta): Gồm những giống loài nguyên thuỷ với các đặc điểm sau: Hai cơ khép vỏ trước
  6. và sau đều phát triển, mặt khớp mỗi vỏ có một hàng răng đồng dạng, số lượng nhiều, mang dạng nguyên thuỷ hoặc mang tơ. Vùng biển nước ta thường gặp các loài Sò huyết (Anadara granosa), Sò lông (Anadara antiquata) b) Bộ cơ lệch (Anisomyaria): Cơ khép vỏ sau phát triển, cơ khép vỏ trước nhỏ hoặc không tồn tại. Mặt khớp thoái hoá không răng hoặc chỉ là dạng hạt nhỏ. Mang kéo dài dạng sợi, giữa các sợi tơ mang được liên hệ với nhau bằng tiêm mao hoặc mô liên kết. Đại diện là họ vẹm (Mylitidae), loài vẹm xanh (Perna viridis); họ Trai ngọc (Pteridae), Trai mã nhị Pinctada martensi, Trai ngọc môi vàng P. maxima, Trai ngọc môi đen P. margaritifera); họ Hầu (Ostreidae), Hầu cửa sông Crassostrea rivulais, Hầu ống C. gigas). c) Bộ mang tấm (Eulamelli branchia): Vỏ có nhiều dạng, mặt khớp có số lượng răng ít, phân hoá thành răng giữa và răng bên, một số ít loài mặt khớp không răng. Thông thường cơ khép vỏ trước và sau đều phát triển. Mép màng áo có 1-3 điểm kết hợp. Lỗ dẫn nước ra vào phát triển thành hai ống tháo và hút nước. Mang có cấu tạo phức
  7. tạp, có loài mang thoái hoá. Lỗ sinh dục và lỗ bài tiết tách biệt nhau. Đại diện là các họ Tridacnidae (ngao tai tượng Tridacna squamosa); Họ vọp Mactridae (tu hài Lutraria philippinarum); Họ ngao (Veneridae), ngao dầu Meretrix meretrix, ngao mật M. lusoria, ngao vân Venerupis philippinarum, nghêu Bến Tre M. lyrata; Lucinidae, ngán Lucina philippinarum Một số đại diện thuộc bộ này là động vật gây hại cho thuyền bè và các công trình đường thuỷ là teredinidae (Teredo, Bankia...)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2