intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thái cấu tạo và phân loại động vật thân mềm

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

401
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2.1. Hình thái cấu tạo 2.1.1. Vỏ (Shell) Vỏ được cấu tạo từ các nguyên liệu khác nhau như calcium carbanat hoặc glycoprotein. Các dạng tinh thể của can xi hoặc calcicarbonat được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các sợi liên kết protein tạo cho vỏ có tính bền, cứng và khó vỡ. Vỏ của động vật thân mềm thường được tiết ra trong suốt đời sống của chúng. Kích thước vỏ thay đổi tương ứng với kích thước cơ thể. Hình thái và cấu trúc của vỏ không những là một chỉ tiêu quan trọng trong phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thái cấu tạo và phân loại động vật thân mềm

  1. Hình thái cấu tạo và phân loại động vật thân mềm 2.1. Hình thái cấu tạo 2.1.1. Vỏ (Shell) Vỏ được cấu tạo từ các nguyên liệu khác nhau như calcium carbanat hoặc glycoprotein. Các dạng tinh thể của can xi hoặc calcicarbonat được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các sợi liên kết protein tạo cho vỏ có tính bền, cứng và khó vỡ. Vỏ của động vật thân mềm thường được tiết ra trong suốt đời sống của chúng. Kích thước vỏ thay đổi tương ứng với kích thước cơ thể. Hình thái và cấu trúc của vỏ không những là một chỉ tiêu quan trọng trong phân loại mà còn thể hiện khả năng thích nghi để tồn tại trong môi trường chúng phân bố.Vỏ của chúng được phân thành 7 nhóm sau: - Vỏ có một mảnh (Monoplacophora): Vỏ nhỏ, có hình thon và kéo dài, phân bố trong các vùng nước sâu - Vỏ có nhiều mảnh (Polyplacophora): Vỏ có tám đĩa vỏ sắp xếp một hàng theo chiều dọc cơ thể.
  2. - Vỏ hình ống (Scaphopoda): Vỏ dạng ống hình trụ kéo dài, hở hai đầu. - Vỏ xoắn vặn (Gastropoda): Vỏ có cấu tạo bất đối xứng, vặn xoắn nằm trên phần lưng của cơ thể. - Vỏ hai mảnh (Bivalvia): Nhóm động vật này có đầu tiêu giảm, vỏ gồm có hai mảnh vỏ trái và vỏ phải, hai mảnh vỏ được khớp với nhau bằng răng mặt khớp ở lưng vỏ - Vỏ nhiều ngăn (Cephalopoda): Đại diện là Ốc anh vũ, cơ thể có cấu tạo một vỏ; vỏ này được phân ra thành nhiều ngăn, các ngăn được thông nhau nhờ ống liên kết. Một đại diện khác của nhóm này là họ mực có cấu tạo vỏ trong (vỏ nằm trong vơ thể) - Nhóm thứ 7 gồm các loài động vật hình giun, không có vỏ nhưng có các gai cấu tạo bằng chất can xi gắn trên da. 2.1.2. Xoang màng áo (mantle cavity) Xoang màng áo là phần không gian giữa màng áo và thành cơ thể, là đặc điểm riêng biệt để phân biệt động vật thân mềm. Xoang màng áo bao gồm các cơ quan hô hấp và cơ quan cảm giác như phiến mang, hạch thần kinh bụng. Nhờ đó xoang màng áo đảm nhận các chức năng như trao đổi
  3. chất, tạo không gian thuận tiện cho quá trình co rút của chân. Xoang màng áo cũng là nơi xảy ra quá trình lọc, phân loại thức ăn (nhóm động vật ăn lọc). Ở tất cả các loài chân bụng trong quá trình phát triển, xoang màng áo xoay, xoán vặn, chuyển vị trí phần sau sang phần trước. Quá trình này tạo nên tính xoắn vặn của hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. 2.1.3. Lưỡi sừng (Radula) Lưỡi sừng là đặc điểm chung của nhiều loài nhưng lại tiêu giảm ở động vật hai vỏ. Lưỡi sừng có cấu tạo bằng chất sừng và là một bộ phận của xoang miệng. Lưỡi sừng bao gồm nhiều hàng răng kitin nhỏ làm nhiệm vụ cắt, gặm thức ăn. Đây là đặc trưng của nhóm Ốc. Đỉnh của các răng thường được làm chắc bởi các oxít sắt. Đối với Bào Ngư lưỡi sừng thường dùng để cắt thức ăn và để gom thức ăn. Ở một số nhóm động vật như Ốc cối, răng có cấu tạo dạng kim, gai để tiết nọc độc vào cơ thể con mồi. Ở một số loài Ốc có lưỡi sừng không linh động dài và hẹp, một số khác lưỡi sừng có răng linh động. Số lượng răng của mỗi hàng, đặc điểm cấu tạo của răng là đặc điểm quan trọng sử dụng trong phân loại.
  4. 2.1.4. Nắp vỏ (operculum) Nắp vỏ là đặc điểm có thể quan sát được ở động vật chân bụng. Nắp vỏ có hình dạng và kích thước khác nhau nằm ở mặt lưng, phần cuối của chân. Khi động vật co chân vào, nắp miệng vỏ sẽ đậy kín lỗ miệng và cách ly phần cơ mềm của cơ thể với môi trường bên ngoài. Đối với các loài Ốc như Ốc mặt trăng, nắp miệng vỏ được cấu tạo bằng chất canxi nên rất cứng và chắc. Ở một số khác nắp vỏ rất mềm và linh động. Nắp miệng vỏ bị tiêu biến ở một số nhóm chân bụng nước ngọt và Sên biển. 2.1.5. Răng mặt khớp (hinge teeth) Ở lớp hai mảnh vỏ, răng mặt khớp nằm dọc phần lưng của cả vỏ trái và vỏ phải, ăn khớp với nhau. Cùng với bản lề, một chất có bản chất là protein nằm bên cạnh răng mặt khớp có nhiệm vụ giúp không để vỏ trượt lên nhau trong quá trình chúng ngậm miệng lại. Sự sắp đặt theo vị trí và hình dạng của răng mặt khớp khác nhau theo nhóm và là cơ sở quan trọng để phân loại. Ở Sò Huyết mặt khớp có các răng kích thước đều nhau, nhỏ sắp xếp theo một hàng đơn dọc theo mặt lưng của vỏ. Ở các loài khác, răng có kích
  5. thước và cấu tạo khác nhau cho mục đích khác nhau như răng dạng rất nhỏ và tiêu giảm ở Vẹm, mỗi răng có răng cưa hoặc hai răng kích thước bằng nhau trên mặt khớp như Hầu gai. Một số cá thể trưởng thành không có răng mặt khớp như ở Hầu. Những loài này sẽ có u lồi dọc theo vỏ để thực hiện chức năng của răng mặt khớp.
  6. Hình 3. Một số đại diện của các lớp thuộc ngành động vật thân mềm Vá
  7. Hình 4. Hình dạng vỏ của động vật thân mềm
  8. Hình 5. Sự đa dạng về hình dạng vỏ động vật thân mềm
  9. H×nh 6. Xoang mµng ¸o
  10. Hình 7. Lưỡi sừng
  11. Hình 8. Hình dạng của nắp vỏ
  12. Hình 9. Răng mặt khớp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2