intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt hành vi ấu dâm với tội dâm ô trẻ em tại Việt Nam

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài viết là so sánh và làm rõ về hành vi ấu dâm và tội dâm ô ở trẻ em trên khía cạnh: khái niệm, khách thể, chủ thể, mặt khách quan. Từ đó đưa ra kết luận về sự cần thiết của việc bổ sung các quy định về tội ‚ấu dâm‛ vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt hành vi ấu dâm với tội dâm ô trẻ em tại Việt Nam

  1. PHÂN BIỆT HÀNH VI ẤU DÂM VỚI TỘI DÂM Ô TRẺ EM TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thúy, Lê Thị Ngọc Hân, Ngô Thị Thảo Hiền*, Trần Thị Khánh Linh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Nội dung chính của bài báo là so sánh và làm rõ về hành vi ấu dâm và tội dâm ô ở trẻ em trên khía cạnh: khái niệm, khách thể, chủ thể, mặt khách quan. Từ đó đưa ra kết luận về sự cần thiết của việc bổ sung các quy định về tội ‚ấu dâm‛ vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ khóa: Ấu dâm, hình sự, pháp luật, tội dâm ô. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay không có một định nghĩa nào nêu rõ nguyên nhân và cũng như không có một văn bản pháp luật nào quy định về việc ấu dâm có được xem là một tội hay không. Có thể thấy ấu dâm đem lại nhiều ảnh hưởng đến xã hội qua nhiều mặt như: Sức khỏe, phong tục tập quán, đạo đức và pháp luật. Vì thế, từ việc so sánh hai khái niệm dâm ô và ấu dâm, từ đó đưa ra một cái nhìn khách quan hơn việc có nên đưa ấu dâm trở thành một tội danh trong pháp luật Việt Nam. Việc lựa chọn đề tài này dựa trên tính bức thiết của đề tài, còn là sự vận dụng những kiến thức đã được học và nghiên cứu trên giảng đường đại học vào những vấn đề thực tế. Hơn thế nữa, nghiên cứu là để chúng ta có một cái nhìn đúng đắn, cách áp dụng hợp lí hơn với một vấn đề nhạy cảm, nguy hiểm của xã hội, đất nước, có thể mang nhiều hệ lụy cả về tinh thần và vật chất mà ấu dâm để lại. 2 PHÂN BIỆT HÀNH VI ẤU DÂM VÀ TỘI DÂM Ô Ở TRẺ EM 2.1 Tội dâm ô tại Việt Nam Điều 146 BLHS năm 2015 quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không mô tả như thế nào là hành vi dâm ô. Trước đây, hành vi dâm ô đã được hướng dẫn trong một số văn bản sau: Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329 – HS2 ngày 11/5/1967 của TANDTC hướng dẫn: ‚Dâm ô tức là có hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khiêu gợi bản năng tình dục của người đó (ví dụ như: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phận sinh dục, tác động dương vật vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình…). 1618
  2. Dâm ô bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau. Những hành vi này cùng có đặc điểm chung là xúc phạm người khác qua hành vi bất kì có tính tình dục, trừ hành vi giao cấu với chính người bị xúc phạm. Người bị xúc phạm của hành vi dâm ô có thể là đối tượng của hành vi dâm ô (bị hành vi tình dục tác động đến thân thể như bị sờ mó... hoặc bị buộc phải thực hiện hành vi tình dục như phải sờ mó bộ phận sinh dục của người phạm tội...) hoặc có thể bị buộc phải chứng kiến hành vi tình dục. Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Mặt khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thể hiện qua các dấu hiệu sau đó là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu. Những hành vi đó có đặc điểm thoả mãn hoặc khiêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục; hành vi này được thể hiện đa dạng như có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em; có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát... vào những bộ phận kích thích tình dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác. Mặt khách thể của tội này là hành vi nêu trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ. Chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em là bất kỳ người nào đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Các hành vi của người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi phải là chưa hoặc không có mục đích giao cấu. Nếu có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân nhưng không giao cấu hoặc không thực hiện hành vi đó được thì không phải là hành vi dâm ô mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc tội giao cấu với người dưới 16 tuổi. Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng éo thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Việc tự nguyện của nạn nhân không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tọi bởi vì độ tuổi và nhận thức của nạn nhân rất non nớt, chưa được xem là trưởng thành để đủ chín chắn nhìn nhận được việc bản thân đang bị xâm hại. Bởi vậy việc xử lý hành vi dâm ô không xem xét về yếu tố tự nguyện của nạn nhân mà điều quan trọng nhất là độ tuổi của nạn nhân. Đối tượng của hành vi dâm ô ở tội này là người dưới 16 tuổi, có thể là nam hoặc nữ (chủ yếu là nữ). Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành hình thức, nghĩa là không căn cứ vào hậu quả và những tổn hại của nạn nhân từ hành vi dâm ô gây ra mà chỉ xét về hành vi vi phạm của người thực hiện tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự. Trường hợp người có ý định dâm ô nhưng chưa có hành vi cụ thể nào thể hiện ý định dâm ô thì không cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Mặt chủ quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Mục đích: Nhằm kích thích hoặc thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội. Mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm có thể là nam hoặc nữ (chủ yếu là nam) từ đủ 18 tuổi trở lên. 1619
  3. 2.2 Hành vi ấu dâm ở trẻ em Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, khái niệm gì về ‚ấu dâm‛. Đồng thời, trên thực tế cũng không có một cách hiểu thống nhất về ‚ấu dâm‛ là gì. ‚Ấu dâm‛ hay còn gọi là ‚pedophilia‛ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: παιδοφιλια, phiên âm: paidofilia, trong đó pais (παις) nghĩa là trẻ em hay bé trai, filia (φιλια) là tình yêu, tình bạn. Ấu dâm có thể hiểu theo cách hiểu thông thường là lạm dụng tình dục trẻ em, là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi lạm dụng tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh Khiêu dâm trẻ em.Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì. Để đảm bảo và thực hiện các quyền con người, quyền công dân cơ bản được Hiến pháp thừa nhận và bảo hộ, để cụ thể quyền này tại Chương XIV. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 từ Điều 123 đến Điều 156. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước và xã hội bảo vệ tốt quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Các tội phạm được quy định bằng các nội dung cụ thể, rõ ràng dễ nhận biết, phần các chế tài hình phạt tương ứng với từng hành vi. Các hành vi ấu dâm bao gồm: Nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục với trẻ em. Có một số trường hợp đồng tính nam thích quan hệ với các cậu bé, hầu hết người có xu hướng ấu dâm là nam giới, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh là nữ giới. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm được thể hiện qua 04 yếu tố cấu thành tội phạm đó là: 1. Về mặt khách thể tội ấu dâm: Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động được nói tới là trẻ em. 2. Mặt khách quan của tội phạm ấu dâm thể hiện ở những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trực tiếp tới sức khỏe, danh dự nhân phẩm của trẻ em mà cụ thể ở đây là nhóm trẻ em dưới 7 tuổi. Đối những hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em thường được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành vi, hành động phát tán hình ảnh liên quan đến tình dục… 3. Mặt khách quan của tội phạm còn thể hiện ở những thiệt hại về vật chất; thiệt hại về sức khỏe; lây truyền các bệnh xã hội nguy hiểm, gây nguy hiểm cho xã hội. 4. Mặt chủ quan của tội phạm ấu dâm, động cơ của người phạm tội: Xuất phát điểm từ trong bản chất bên trong con người phạm tội, của mỗi cá nhân con người phạm tội trong từng thời gian, không gian cụ thể và dẫn đến thực hiện hành vi. Mục đích phạm tội: Đạt được hành vi ấu dâm. 1620
  4. Ấu dâm có thể được hiểu là lạm dụng tình dục trẻ em do người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình để dụ dỗ hoặc cưỡng ép. Người có hành vi ấu dâm đa số là nam giới đã thành niên có những biểu hiện bất bình thường. Dưới ảnh hưởng của giới truyền thông, ấu dâm được hiểu là các hành động lạm dụng tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, định nghĩa này đã phản ánh sai tình hình chung của những người mắc bệnh ấu dâm, làm cho căn bệnh này càng khó nghiên cứu và thu thập số liệu. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ấu dâm là gì. Do tính cách và hoàn cảnh mỗi người đều khác nhau nên rất khó để có thể nghiên cứu nguyên nhân từ khía cạnh tâm lý. Có một số chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội chứ không phải các nhân tố sinh học, lại có một số bác sĩ cho rằng. nhân tố tính cách có ảnh hưởng đến bệnh nhân như: các vấn đề về sự gắn bó hoặc phụ thuộc vào gia cảnh bất thường, bị quấy rối khi còn nhỏ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ấu dâm. Các yếu tố được nghiên cứu và giả thuyết đưa ra nguyên nhân gây bệnh ấu dâm như: Chỉ số IQ và trí nhớ kém; Ít chất trắng trong não bộ; Ít hormone testosterone; Các vấn đề trong não bộ. Trong các yếu tố trên, vấn đề về não bộ được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhất. Bởi lẽ, người thường, khi nhìn thấy trẻ em, não bộ tự phát ra sóng thần kinh làm trỗi dậy bản năng bảo vệ và che chở, nhưng ở người bệnh ấu dâm, các cảm xúc này bị nhiễu và não bộ làm cho người bệnh cảm thấy có hứng thú tình dục. Bệnh ấu dâm thường được tự phát hiện khi qua khỏi tuổi dậy thì, đây là lúc xu hướng tình dục vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người cùng tuổi. Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi vì cảm xúc của mình và không thể chọn xu hướng tình dục của bản thân, người bệnh có xu hướng trốn tránh khỏi xã hội và cảm thấy khó tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, người bệnh càng cảm thấy hấp dẫn bởi trẻ em vì trẻ em dễ gần và không phán xét như người lớn. Về yếu tố tâm lý, người bệnh thường có các triệu chứng như tự ti và cảm thấy bị tách biệt khỏi xã hội. Họ có thể bị trầm cảm và luôn lo sợ người khác biết về xu hướng tình dục của mình. Người bệnh luôn kiểm soát bản thân và tìm cách an toàn để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình, cũng có một số trường hợp có hành động bạo hành trẻ em và thường có bệnh tâm thần hay nhận thức lệch lạc. Những người có xu hướng ấu dâm là nam giới, (một số ít trường hợp người bệnh là nữ giới). Tuy nhiên số liệu chính xác vẫn chưa được thu thập, vì đa số những người bệnh đều lẩn tránh xã hội. Để chẩn đoán khá khó khăn vì đa số bệnh nhân không bộc lộ nhiều về cảm xúc của họ, kể cả khi bác sĩ hỏi trực tiếp. Vì vậy, việc khai thác đầy đủ thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán. 1621
  5. Các thông tin cần được thu thập từ các thành viên trong gia đình, những người có thể là nạn nhân, các tổ chức pháp lý hoặc xã hội. Theo một báo công vừa được công bố hồi tháng 1/2019 do Economist Intelligence Unite (EIU) thực hiện, Việt Nam đạt 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về chống xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam năm 2018 được thống kê có 1,547 vụ với 1,579 nạn nhân và phát hiện 1,669 đối tượng. Trước những vụ án hay tình hình tội phạm liên quan đến ấu dâm hiện nay, toàn xã hội đã, đang và sẽ mạnh mẽ hơn nữa để những kẻ phạm tội phải đứng trước đối diện với hình phạt. Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để phòng ngừa tội phạm, tìm ra căn cơ của tội phạm để đẩy lùi tình hình, đảm bảo đúng người đúng tội, đảm bảo cho các em sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội an toàn và lành mạnh. Theo một báo công vừa được công bố hồi tháng 1/2019 do Economist Intelligence Unite (EIU) thực hiện, Việt Nam đạt 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về chống xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam năm 2018 được thống kê có 1,547 vụ với 1,579 nạn nhân và phát hiện 1,669 đối tượng [1]. Dưới gốc độ pháp luật, các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em được quy định và xử lý nghiêm khắc nhưng trên thực trạng, vì những lí do riêng mà gia đình của những trẻ em bị xâm hại lại không tố cáo những tội phạm này. Gia đình của nạn nhân có thể vì muốn bảo vệ những điều tốt đẹp, hình ảnh tốt đẹp cho con, cho chính mình mà im lặng. Họ sợ con cái bị tổn thương và nghĩ rằng, che giấu được mọi chuyện, con họ sẽ tránh những tổn thương ấy. Họ hoàn toàn vô tình để con họ có nguy cơ bị tổn thương ghê gớm hơn khi việc vỡ lẽ lúc chúng đã lớn. Họ ngại tố giác tội phạm ấu dâm cũng chỉ vì mong muốn những điều tốt nhất cho con mình. Cũng có thể, kẻ ấu dâm đã có những thỏa thuận riêng với gia đình bị hại và cả hai bên giải quyết với nhau qua những hòa giải cá nhân. Khi đã được bồi thường về tinh thần và vật chất, gia đình nạn nhân có thể nghĩ đến chuyện bỏ qua. Trước những vụ án hay tình hình tội phạm liên quan đến ấu dâm hiện nay, toàn xã hội đã, đang và sẽ mạnh mẽ hơn nữa để những kẻ phạm tội phải đứng trước đối diện với hình phạt. Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để phòng ngừa tội phạm, tìm ra căn cơ của tội phạm để đẩy lùi tình hình, đảm bảo đúng người đúng tội, đảm bảo cho các em sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội an toàn và lành mạnh. 4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ “CÓ NÊN ĐƯA HÀNH VI ẤU DÂM LÀ MỘT TỘI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM” Do sức khỏe tình dục cũng là một loại quyền con người quan trọng nên có thể hiểu tội ‚ấu dâm‛ là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Để tăng tính răn đe với loại tội phạm này và nhằm bảo vệ tốt hơn nữa trẻ em, bởi ‚hình phạt là phản ứng của xã hội đối với những hành vi gây nguy hại cho xã hội, là cái giá mà xã hội bắt người phạm tội phải trả vì hành vi gây nguy hại cho xã hội của người đó (bị cảnh cáo, bị tước 1622
  6. đoạt tài sản, bị tước tự do, thậm chí bị tước sinh mạng...) cần thiết phải tăng nặng hình phạt đối với loại tội phạm này. Nhiều quy định về tội ‚ấu dâm‛ chưa bảo đảm; chưa có phòng xử án thân thiện; chưa có cơ chế điều tra phù hợp với trẻ em… Bên cạnh đó, nhiều trẻ em bị xâm hại do cha mẹ đi làm xa, cha mẹ ly hôn, trẻ em lang thang cơ nhỡ… Có tình trạng trẻ em bị xâm hại qua mạng, trong đó, nhiều vụ việc để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em như tự tử, tự làm hại mình, ảnh hưởng nặng đến tâm lý của trẻ. Tóm lại, nhằm bảo vệ tốt hơn nữa trẻ em trước những loại hình tội phạm xâm hại tình dục ngày càng đa dạng và trở nên phức tạp, trong tương lai, pháp luật hình sự nên mở rộng chủ thể đối với loại tội phạm ấu dâm. Đồng thời, tăng nặng hình phạt và có thể sử dụng hình phạt bổ sung (thiến hóa học, tiêm hóc môn làm giảm khả năng tình dục...) đối với các bị cáo phạm tội loại này. 5 TỔNG KẾT NHỮNG VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY Từ những thống kê về số vụ ấu dâm xảy ra để giảm bớt tệ nạn ấu dâm hằng năm, không ít vụ còn bị chìm trong bóng tối vì sự e ngại, sợ có điều tiếng với bản thân, gia đình nạn nhân. Muốn xử lý mạnh mẽ hơn các thủ phạm ấu dâm cần phải giúp các bậc cha mẹ, các cấp chính quyền địa phương hiểu rằng người dân có quyền lên tiếng, quyền tố cáo bất cứ hành vi nào xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ấu dâm là hành vi vi phạm pháp luật và cần được xử lý nghiêm minh. Chúng ta đã phải nghe, phải đọc, phải chứng kiến quá nhiều câu chuyện buồn về tệ nạn ấu dâm. Tiếng khóc, tiếng kêu gào của những đứa trẻ và những giọt nước mắt đau đớn của những bậc làm cha làm mẹ cũng đủ cho thấy ấu dâm là một nỗi đau nhức nhối của xã hội. Những vết sẹo tinh thần, ám ảnh bao trùm suốt cuộc đời của các em, người thân và gia đình,… Không có cái giá nào có thể mua được một cuộc đời, không phải là câu chuyện của hàng xóm, của một nơi nào đó, những đứa trẻ chính là những mầm non cần được chúng ta bảo vệ và yêu thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam (24/04/2019) 1623
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2