intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân bón cho bưởi da xanh

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

134
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Phân bón: Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi: Đạm (N): Giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài sinh trưởng trái. Khi thiếu N, mức nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non. Dư N: trái chín ít nước, vỏ thô và dầy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân bón cho bưởi da xanh

  1. Phân bón cho bưởi da xanh 1. Phân bón: Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi: Đạm (N): Giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài  sinh trưởng trái. Khi thiếu N, mức nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non. Dư N: trái chín ít nước, vỏ thô và dầy. Lân (P): Giúp rễ phát triển tốt, tăng chất lượng trái. Thiếu P: lá nhỏ, trái  nhỏ, ít nước. Kali (K): Giúp tăng chất lượng và khả năng đậu trái, hạn chế chồi non lúc ra  hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Thiếu K: trái chua, chịu hạn kém. Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt  trùng, trái chắc dễ tồn trữ. Bón vôi CaCO3, CaO vào đất. Magiê: Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc, thiếu Mg lá có màu vàng thau  hình chữ V ngược nhất là đất cát acid ven biển, vùng sâu trong đất liền. Phun hay bón vào đất Mg(NO3)2, MgSO4. Kẽm: Thiếu kẽm lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành  không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém. Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng
  2. đất acid ven biển, đất kiềm. Phun hợp chất có kẽm qua lá cây hấp thu tốt nhất: sunfat kẽm lúc lá gần trưởng thành. Mangan (Mn) và Sắt (Fe): Khi thiếu Fe lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng  bạc, thiếu Mn vàng từ cuống đến chóp lá. Thiếu mangan và sắt thường xảy ra ở đất acid và đất kiềm. Phun MnSO4 hay FeSO4 lên lá. Đồng (Cu): Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít. Để bổ sung đồng  cho cây có thể phun các thuốc trừ bệnh gốc đồng (Copper zine, Copper B…) 2. Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho các vườn bưởi.
  3. 2.1. Việc sử dụng phân hữu cơ có tác dụng như sau: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây được lâu dài, vì trong phân hữu cơ có đầy  đủ các nguyên tố cần thiết cho cây, từ đa lượng đến vi lượng, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá,  hỏng rễ, hại cây. Bón thừa cũng không có tác hại cho cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện. Quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.  Tăng cường sự phát triển vi sinh vật trong đất, giúp quá trình khoáng hóa  xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng. Cải tạo lý tính đất, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, độ ẩm trong đất được  giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, gìn giữ được độ phì nhiêu của đất. Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất, nhờ vậy làm gia tăng hiệu quả  bón phân vô cơ, hạn chế thất thoát trong quá trình bón phân vô cơ. 2.2. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi  bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình phân hủy, có thể trộn thêm
  4. phân lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với nấm đố i kháng Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống: Đáy 2 m, cao 1,2-1,5 m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén chặt xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20 - 30 g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hàng tuần để đủ ẩm. Đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt. 3. Phân vô cơ: Phân bón vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại: Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ chứa có một trong các nguyên tố  dinh dưỡng như đạm, lân, kali. Phân hỗn hợp: Là những loại phân bón chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở  lên. Người ta còn phân biệt phân hỗn hợp sản xuất bằng cách phối trộn cơ học giữa các loại phân đơn (như NPK) và phân phức hợp là sản phẩm của các phản ứng hóa học (phân DAP). Tỷ lệ hàm lượng NPK trong các loạ i phân bón hỗn hợp cũng biến động và khác nhau tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng lọai cây, các giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng trong đất và tùy theo nhà sản xuất.
  5. Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay, trên thị trường đã có các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất. 4. Phân bón qua lá: Phân bón qua lá có các hợp chất dinh dưỡng như NPK và các nguyên tố trung và vi lượng nhưng ở nồng độ thấp, hoặc có thêm một số chất kích thích sinh trưởng. Phân bón qua lá được hòa tan trong nước phun lên lá để cây hấp thu trực tiếp. 5. Phân hữu cơ vi sinh:
  6. Phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu hữu cơ, chứa một hoặc nhiều chủng loại vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn quy định, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có tính chuyên biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2