intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân bón làm từ rơm Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Hướng

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

160
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân bón làm từ rơm Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Hướng dẫn Viện Công nghệ nông dân sinh học đã giúp xử lý rơm nông dân biến rơm rạ thành chất mùn rạ thành mùn bón bón ruộng. Phương pháp này không chỉ ruộng cải tạo đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Sau mỗi vụ gặt, nằm rải rác trên một số cánh đồng tại 5 huyện thuộc tỉnh Nam Định là những đống rơm rạ có phủ ni-lông trắng toát hoặc được trát bùn. Đây không phải là những đống rơm bình thường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân bón làm từ rơm Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Hướng

  1. Phân bón làm từ rơm Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Hướng dẫn Viện Công nghệ nông dân sinh học đã giúp xử lý rơm nông dân biến rơm rạ thành rạ thành chất mùn mùn bón bón ruộng. Phương ruộng pháp này không chỉ cải tạo đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
  2. Sau mỗi vụ gặt, nằm rải rác trên một số cánh đồng tại 5 huyện thuộc tỉnh Nam Định là những đống rơm rạ có phủ ni-lông trắng toát hoặc được trát bùn. Đây không phải là những đống rơm bình thường mà là rơm đã được xử lý bằng một chế phẩm sinh học. Với chế phẩm này, sau 17- 25 ngày, rơm sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho ruộng. Được bón trước khi trồng cây, loại phân trên giúp giảm 20-30% lượng phân hoá học và tăng năng suất cây trồng 5-7%.
  3. Dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đầu tư kinh phí, được bắt đầu từ cuối năm 2004, cho tới nay đã được triển khai thành công trên 75 ha mỗi vụ tại 5 huyện Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc. Theo TS Trần Đình Mấn, Phó Viện trưởng Viện CNSH, Dự án không chỉ giúp nông dân giữ độ phì cho đất mà còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc bấy lây nay. Nếu được triển khai trên diện rộng, khi những đống rơm nói trên mọc lên cũng là lúc sẽ không
  4. còn cảnh khói bụi do đốt rơm ngay tại ruộng. Việc vứt rơm rạ bừa bãi xuống kênh mương do có quá nhiều rơm cũng sẽ giảm hẳn. Để biến rơm thành mùn bón ruộng, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Lý Kim Bảng đứng đầu, đã sử dụng một loại chế phẩm sinh học do Viện CNSH sản xuất. Chế phẩm dạng bột chứa 12-15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó có các chủng Bacillus, xạ khuẩn có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ. Ngoài ra,
  5. còn có một số vi sinh vật chức năng như các vi sinh vật đối kháng với một số bệnh của cây trồng, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân huỷ phốtphát khó tan... giúp cho cây trồng dễ dàng hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng. Sau vụ gặt, nông dân thu gom rơm rạ vào góc ruộng, hoà chế phẩm cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Sau đó họ phủ ni-lông bình thường lên đống rơm để giữ ẩm hoặc trát bùn. Cứ một cân chế phẩm cần hoà với 1 cân NPK và tưới vào
  6. rơm rạ từ một sào ruộng. 1 tấn rơm rạ cần khoảng 5 -10 cân chế phẩm, tuỳ thuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm. Giá của chế phẩm là 13.000-15.000 đ/kg. TS Mấn cho biết Dự án cung cấp toàn bộ chế phẩm, hỗ trợ ni-lông, tiền công thu gom rơm rạ cho nông dân và tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên, về sau, khi thấy rõ lợi ích của việc làm này, nhiều nông dân đã hỏi mua chế phẩm. Hiện công nghệ biến rơm thành chất mùn bón ruộng đã được hoàn thiện và chế phẩm chuẩn bị được
  7. thương mại hoá. Khi kết thúc dự án, Viện CNSH dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm cho Nam Định và triển khai mở rộng công nghệ xử lý tới miền Nam, nơi có rất nhiều rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2