YOMEDIA
ADSENSE
Phần II: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
438
lượt xem 65
download
lượt xem 65
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong điều 25 Luật đất đai 2003 quy định tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo 4 cấp hành chính: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phần II: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
- Phần thứ hai QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN CHƯƠNG III. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN. Chương III thuộc phần thứ hai đề cập đến vấn đề quy hoạch sử d ụng đ ất ở c ấp tỉnh và cấp huyện là hai cấp quy hoạch rất quan trọng. N ội dung c ủa chương này g ồm hai phần chính là : 1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và c ấp huyện. C ấp t ỉnh bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Cấp huyện gồm các qu ận, huy ện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Mục này đề cập đến vị trí, vai trò, sự cần thiết ph ải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện. 2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất c ấp tỉnh và c ấp huyện bao gồm 6 vấn đề lớn là : + Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực lên đất đai. + Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất. + Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng sử dụng đất. + Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất. + Xây dựng kế hoạch sử dụng đất. 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN. 1.1 Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. Trong điều 25 Luật đất đai 2003 quy định tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo 4 cấp hành chính: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên. Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh : Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và cần thi ết trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, nhằm đưa công tác quản lý đất đai có n ề n ếp, mang l ại hiệu quả trên nhiều mặt cho đất nước và xã hội. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do UBND tỉnh trực ti ếp ch ỉ đạo công tác xây d ựng và được Chính phủ trực tiếp phê duyệt. Trong hệ thống 4 cấp lập quy hoạch sử dụng đ ất, thì cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian gi ữa vĩ mô và vi mô, gi ữa t ổng th ể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các Bộ, Ngành, các vùng trọng điểm, các huyện và m ột số dự án quy ho ạch s ử d ụng đ ất c ấp xã mang tính đặc thù, vừa cụ thể hoá thêm, vừa bổ sung hoàn thi ện quy ho ạch s ử d ụng đ ất c ả nước để tăng thêm sự ổn định của hệ thống quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của tỉnh, thông qua tổ chức pháp quyền c ấp t ỉnh. M ặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ tạo ra những c ơ sở có tầm quan tr ọng đặc bi ệt trong vi ệc ti ếp nhận những cơ hội của các đối tượng từ bên ngoài đầu t ư vào phát tri ển kinh t ế xã h ội trên địa bàn tỉnh. Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có th ể đ ưa ra s ơ đ ồ bi ểu di ễn quan hệ trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất hiện nay (sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Quan hệ hệ thống quy hoạch sử dụng đất QHSDĐ cả QHSDĐ cấp QHSDĐ QHSDĐ nước và tỉnh cấp huyện cấp xã QHSDĐ vùng kinh tế 29
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là tài liệu mang tính chất khoa học, v ừa mang tính pháp lý, nó là hệ thống các biện pháp phân tích tổng hợp để hình thành các ph ương án và thông qua việc so sánh, lựa chọn để thực thi theo pháp luật và pháp lệnh của Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được coi là hệ thống các gi ải pháp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là đáp ứng nhu c ầu sử d ụng đ ất hi ện t ại và trong t ương lai của các ngành trên địa bàn tỉnh, cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sử d ụng đất trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải tạo ra được những căn c ứ mang tính khoa h ọc và pháp lý nhất định để các ngành, các huyện trong tỉnh tri ển khai quy ho ạch s ử d ụng đ ất c ủa từng ngành, từng huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của tỉnh, hoặc là trực tiếp, hoặc gián tiếp (thông qua kế ho ạch sử dụng đất) quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là căn cứ để UBND tỉnh th ực hi ện th ẩm quy ền c ụ th ể c ủa mình về giao đất và thu hồi đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng của các loại đất. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là các lo ại đất trong 3 nhóm đ ất theo Luật đất đai năm 2003 đã quy định. Đó là, nhóm đất nông nghi ệp, nhóm đ ất phi nông nghi ệp và nhóm đất chưa sử dụng. Tuỳ theo đặc thù của từng tỉnh, mỗi loại đất này chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và được chia nhỏ ra thành các nhóm đất khác nhau. Trong khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất, cần cụ thể hoá và chi tiết hoá cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn và tính phân định các vùng trong tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được nghiên cứu xây dựng theo các th ời kỳ phù h ợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của đất nước, mà c ụ thể là c ủa vùng lãnh th ổ r ộng l ớn hơn. Theo đó, tự nó có tính chất riêng như là m ột bi ện pháp đ ể không ng ừng phát tri ển s ử dụng quỹ đất đai theo nghĩa tạo ra giá trị sử dụng mới ngày càng cao của đất. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sử dụng đất cho cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong một chừng m ực nào đó mang tính ch ất t ổng thể vĩ mô, do đó căn cứ vào quy hoạch sẽ cụ thể hoá một bước nữa trên địa bàn. Quy ho ạch tổng thể sử dụng đất cả nước căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế qu ốc dân, k ế ho ạch dài hạn phát triển xã hội mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng sử dụng đ ất c ả nước, điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các tỉnh, thành ph ố tr ực thu ộc Trung ương; đ ề xu ất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng bảo vệ và nâng cao t ỷ l ệ s ử d ụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp tỉnh coi quy ho ạch sử dụng đất c ủa toàn qu ốc, của vùng làm căn cứ. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là sự cụ thể hoá quy hoạch toàn qu ốc trong phạm vi của tỉnh mình. Các vấn đề cần giải quyết gồm: + Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất cho toàn tỉnh; + Điều hoà nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ gi ữa khai thác, sử dụng cải tạo và bảo vệ; + Đề xuất cơ cấu, bố cục, phương thức sử dụng đất của tỉnh và các chỉ tiêu sử d ụng đất và các biện pháp để thực hiện quy hoạch. Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện : Như ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều c ấp. Do s ự phát triển của các vùng kinh tế không đồng đều, hiện nay hệ thống thông tin sử d ụng đất ch ưa hoàn thiện, Nhà nước không thể có sự sắp xếp cụ thể cho từng vùng. Cùng với lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương còn có những lợi ích, c ần ph ải do đ ịa ph ương t ự quyết định. Do vậy, xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất c ần phải phù h ợp v ới các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở, là chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, quy hoạch cấp dưới là sự kế tiếp và cụ thể hoá quy hoạch cấp trên. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở để quyết định lựa chọn cho việc đầu tư. Như vậy, đất đai thực sự sẽ được khai thác sử dụng vào mục đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để gi ải quyết các vấn đề như: 30
- + Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp c ơ bản sử d ụng đất c ủa huyện; + Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành; + Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông - lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt như khu bảo vệ - bảo tồn, khu vực an ninh, quốc phòng. Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế sử dụng các loại đất theo từng khu vực cho các xã trong huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là nền tảng, thông qua việc khoanh định cụ thể các khu vực sử dụng với những chức năng khác nhau, trực tiếp khống chế và th ực hi ện nhu c ầu sử dụng đất của các dự án cụ thể, cũng là điểm mấu chốt thực hiện quy hoạch của c ấp t ỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở nước ta là m ột c ấp c ơ bản trong h ệ th ống quy hoạch sử dụng đất, là cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cả nước, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử dụng đất c ủa n ội b ộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên và gợi ý cho quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là căn cứ, là định hướng cho vi ệc xây dựng quy ho ạch s ử d ụng đ ất c ấp xã. Do đó, phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo chủ chốt của c ấp huyện, có s ự tham gia c ủa nhi ều ngành, nhiều nhà khoa học, thực hiện một cách thiết thực, làm cho quy ho ạch có tính khoa học, tính tiên tiến, tính thực tế, tính khả thi cao. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch có tính dài hạn, có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương. Nghĩa là d ựa vào đặc tính tự nhiên của đất, dự báo dài hạn về yêu cầu của kinh tế xã hội với đất đai nhằm xác định tư tưởng chiến lược, mục tiêu, phương hướng sử dụng đất, phân bố và xác đ ịnh c ơ c ấu s ử dụng đất, đề xuất các chỉ tiêu khống chế quy mô sử dụng đ ất cho các yêu c ầu s ử d ụng đ ất của các ngành và phân rõ ranh giơí, khu vực sử dụng đất, xác đ ịnh ph ương châm, chính sách và biện pháp thực thi quy hoạch. Do đó, nó có tính t ổng h ợp r ất m ạnh, đ ề c ập đ ến nhi ều ngành, phạm vi khá rộng, tính chính sách cao. Xây dựng phương án quy hoạch cần có lượng tư liệu, thông tin rất lớn. Đ ể có phương án quy hoạch phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội và có tính khả thi cao, việc thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đ ất, phân tích tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất, đề xuất tư tưởng chi ến l ược s ử d ụng đ ất, d ự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quy ho ạch ... phải luôn chú ý bảo đảm tính tổng hợp, so sánh. Ph ải d ưới s ự lãnh đ ạo c ủa quy ho ạch t ổng thể phát triển kinh tế xã hội, có sự tham gia của các ngành, các cán b ộ chuyên môn, k ết h ợp chặt chẽ giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại, phương pháp định tính v ới định lượng và đưa cơ chế phản hồi vào công tác quy ho ạch làm cho quy ho ạch có tính khoa học, thực tế và tính quần chúng. 1. 2. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. a. Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn t ỉnh m ột cách m ạnh m ẽ, v ững ch ắc và ổn định lâu dài. Nếu có quy hoạch sử dụg đất đầy đủ và khoa h ọc sẽ t ạo ra b ước đi phát triển đúng hướng và đạt được kết quả tốt. Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, k ế ho ạch sử d ụng đất trong địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được Chính phủ giao quyền qu ản lý đ ất đai trên lãnh thổ tỉnh. Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định cụ th ể quyền h ạn qu ản lý, s ử d ụng đất đai của chính quyền cấp tỉnh, đó là: - Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập quy ho ạch sử dụng đất c ấp tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. - Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt quy ho ạch sử d ụng đất c ấp huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất c ấp xã, quy ho ạch sử d ụng đ ất c ủa vùng trọng điểm. 31
- - Chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính đ ược quyền cho chuy ển m ục đích s ử d ụng các loại đất theo phân cấp và đồng thời là cấp trình Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng các loại đất. - Cấp tỉnh là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện. Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sử dụng và th ống nh ất qu ản lý đ ất đai theo quy định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho toàn b ộ lãnh thổ do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng th ời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên đ ịa bàn huyện, các vùng tr ọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư lao động. Thiếu quy ho ạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ vừa không phát huy được vai trò quan tr ọng c ủa chính quy ền trong h ệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa có thể gây ra những quyết đ ịnh sai l ầm v ề s ử dụng đất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích toàn xã hội. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính pháp lý, các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất c ụ thể cho ngành mình, huyện mình. b. Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Huyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, c ấp huyện bao ồm: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Trong công tác quản lý đất đai theo các điều khoản Luật đất đai năm 2003, nhi ệm v ụ c ủa c ấp huy ện th ể hiện, đó là: - UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên đ ịa bàn qu ản lý. - Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp. - Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đ ối v ới h ộ gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư. - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đ ồng dân cư, người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy, đất đai sẽ thực sự được khai thác sử dụng vào những mục đích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. Do đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tăng tính ổn đ ịnh, v ững ch ắc c ủa quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định các đặc điểm lãnh thổ c ủa các ti ểu vùng trong huyện, từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các xã trong ti ểu vùng, đ ảm b ảo m ối quan hệ chỉ đạo của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối v ới quy ho ạch s ử d ụng đ ất c ấp xã. 1.3. Những căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện. Xác định căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện có ý nghĩa quy ết định tới nội dung, phương pháp và tính pháp lý của quy hoạch. Các căn cứ này được xét theo các góc độ sau: 1. Các văn bản pháp quy : Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất đai là Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định " Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả..." (Điều 18 chương II). Phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế ho ạch là biện pháp quan trọng để thực hiện quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, đảm bảo cho vi ệc qu ản lý đất đai được thống nhất, đi vào nền nếp, quy chế chặt chẽ. Ở đây quyền đ ịnh đo ạt đất đai đ ược th ể hiện trực tiếp và cụ thể. Chỉ có thực hiện tốt các biện pháp quy hoạch, thì đất đai m ới được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích. Vì v ậy Nhà n ước ph ải quy ho ạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. 32
- Luật đất đai quy định chế độ quản lý và sử dụng, quyền và nghĩa vụ c ủa người s ử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 đã xác định rõ tầm quan trọng c ủa công tác quy ho ạch sử dụng đất. Tại Điều 6 quy định quy hoạch sử dụng đất là m ột trong các n ội dung c ủa qu ản lý Nhà nước về đất đai. Tại các Điều 22, 23, 25, 26 quy đ ịnh căn c ứ n ội dung, trách nhi ệm và thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất có ý nghĩa r ất l ớn trong qu ản lý và s ử dụng đất. Ngoài việc đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lý và ti ết kiệm, đảm bảo các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà n ước, c ần phải đ ồng th ời t ạo ra cho Nhà nước theo dõi, giám sát quá trình sử dụng đất. Để thực hiện Hiến pháp và Luật đất đai, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật dưới dạng các nghị định, ch ỉ th ị, thông t ư, h ướng d ẫn của ngành, liên ngành để chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp. Các nghị quyết, quyết định do Hội đồng nhân dân, UBND c ấp t ỉnh, huy ện ban hành cũng là những văn bản mang tính pháp lý để chỉ đạo vi ệc xây d ựng quy ho ạch s ử d ụng đ ất ở địa phương. 2. Các tài liệu nghiên cứu dự báo và chiến lược phát triển Để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện nhất thi ết phải thu th ập nghiên cứu các tài liệu sau: Tài liệu về chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể đối với cấp tỉnh: Tài liệu về đường lối, chiến lược phát triển kinh t ế xã h ội, quốc phòng an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển kinh tế, xã h ội c ủa vùng, c ủa t ỉnh; quy hoạch sử dụng đất của cả nước, của vùng; Nghị quyết đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai c ủa tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện và Nghị quyết đại h ội Đ ảng b ộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về định hướng phát triển kinh t ế xã h ội c ủa huyện. Tài liệu mang tính chất chiến lược dài hạn như: Quy hoạh phát triển đô thị, các dự án quy hoạch phát triển của các Bộ, Ngành Trung ương trên địa bàn của tỉnh, huyện. Vì quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có m ối quan hệ đi ểm và diện, c ục b ộ và toàn bộ, nên sự sắp xếp quy mô dùng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng của hệ thống đô thị cần phải được điều hoà trong quy hoạch sử dụng đất đai, nó sẽ tạo ra đi ều ki ện t ốt nh ất cho xây dựng và phát triển đô thị Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là m ối quan hệ tương hỗ, vừa phát triển vừa hạn chế nhau, trong một khu vực không th ể có s ự sai khác v ề không gian và thời gian, quy hoạch các ngành là bộ phận h ợp thành c ủa quy ho ạch s ử d ụng đ ất, c ần phải có sự sắp xếp điều hoà giữa một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện, toàn cục và mặt khác là sự cụ thể hướng đầu tư, biện pháp bước đi về nhân tài, v ật l ực đảm b ảo cho từng ngành phát triển. Tài liệu dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ liên quan đến việc sử dụng đất đai Hiện nay áp dụng trong lĩnh vực quy ho ạch đất có th ể sử d ụng gi ải đáp c ủa các bài toán về tổ chức lãnh thổ theo 3 dạng: dạng thứ nhất là tìm v ị trí c ủa nh ững đi ểm ranh gi ới, diện tích nào đó, ví dụ như vị trí của khu dân cư hay trung tâm sản xuất đối với đường xá ( ở đây là bài toán vận tải với mô hình lưới). Dạng th ứ hai, xác đ ịnh c ơ c ấu tài nguyên (các nhóm đất, các nhóm cây trồng nông nghiệp) dùng "bài toán đơn hình" là mô hình tuy ến tính. D ạng thứ ba, tính toán các công việc để thực hiện những quyết định đã được thông qua (ví d ụ c ần thành lập các đơn vị sử dụng đất với kích thước khác nhau với m ục đích là t ối thi ểu hoá các khoảng cách từ các cơ sở trung tâm đến các khoanh đất được sử dụng), có thể ứng dụng mô hình quy hoạch động để tìm giải pháp tối ưu. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hệ thống hoá thông tin xây d ựng các lo ại bản đ ồ, hỗ trợ lập các phương án quy hoạch, hiệu chỉnh quy ho ạch, đồng th ời l ưu tr ữ, b ổ sung, c ập nhật, tra cứu dễ dàng phục vụ cho công tác phân tích và quản lý. 3. Các tài liệu khác 33
- Trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu quy hoạch sử dụng đất cần đ ảm b ảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đ ất, đi ều ki ện t ự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng lãnh th ổ và căn cứ vào định mức sử dụng đất của các ngành, lĩnh v ực ti ến hành tính toán t ổng h ợp nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Để phương án có tính khả thi cao cần dựa vào việc đánh giá k ết qu ả th ực hi ện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước. 2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP T ỈNH VÀ CẤP HUYỆN 2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng nghiên cứu a. Đánh giá các điều kiện tự nhiên • Đánh giá vị trí địa lý Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng, có th ể mang đ ến nh ững lợi thế hoặc hạn chế đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng. V ị trí đ ịa lý đ ược xác định theo toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ). Tuy nhiên, cần xác định v ị trí phân b ố t ương đ ối của vùng nghiên cứu so với các trung tâm hành chính – kinh t ế, các tr ục giao thông quan tr ọng (đường sắt, đường bộ hoặc đường thuỷ của khu vực). Từ đó đánh giá các l ợi th ế và h ạn ch ế về vị trí địa lý trong việc phát triển các ngành kinh tế, sự hình thành các th ị tr ường tiêu th ụ sản phẩm, khả năng khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả cao. • Phân tích đặc điểm khí hậu Khí hậu là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác sử dụng có hi ệu qu ả đất đai. Chúng ta đều biết rằng các các yếu tố lượng mưa, số giờ nắng, nhiệt độ, tổng tích ôn hàng năm, độ ẩm không khí, hướng và c ường độ gió, l ượng b ốc h ơi, s ương mù, s ố ngày có sương muối và mưa đá là những yếu tố khí hậu có liên quan ch ặt ch ẽ đ ến kh ả năng sinh trưởng và phát triển của các cây trồng và các loại gia súc, gia c ầm. Người ta có th ể l ợi d ụng các đặc điểm khí hậu thời tiết để bố trí mùa vụ cây trồng hợp lý, tổ ch ức luân canh và thâm canh nhằm nâng cao hệ số quay vòng c ủa đất, phát tri ển những lo ại cây – con đ ặc s ản. Những kiến thức về các yếu tố khí tượng thuỷ văn còn giúp cho các nhà s ản xu ất tránh đ ược những rủi ro, những nguy cơ thất bát, mất mùa. • Đánh giá điều kiện địa hình Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành các lo ại th ổ nh ưỡng, đến đặc điểm khí hậu, chế độ nước v.v… Trên các loại địa hình khác nhau hình thành các loại đất với những tính chất rất khác nhau. Do đó, trên các cấp địa hình khác nhau, ngành nông nghiệp nghiệp cần có cách tiếp cận không giống nhau. Trên đất dốc, địa hình được phân cấp theo độ dốc và đ ộ cao tuyệt đ ối. Đ ộ d ốc đ ịa hình được chia thành các cấp sau : Cấp I : dưới 30 Cấp II : từ 3 – 80 Cấp III : từ 8 – 150 Cấp IV : từ 15 – 25 Cấp V : trên 25 . 0 0 Độ cao tuyệt đối thường được phân cấp như sau : Cấp I : dưới 100m Cấp II : từ 100 – 300m Cấp III : từ 300 – 700m Cấp IV : từ 700 – 1700m Cấp V : trên 1700m. Trên đất bằng địa hình tương đối được chia thành 5 c ấp : cao, vàn cao, vàn, vàn th ấp, trũng. Cần xác định diện tích và cơ cấu đất theo các cấp địa hình. Đây là m ột trong nh ững ch ỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với những khoanh đất cụ thể. • Đánh giá đặc điểm hệ thống thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn (sông, ngòi, suối, ao, hồ, đầm, n ước ngầm) cũng là nh ững y ếu t ố cần được nghiên cứu. Hệ thống thuỷ văn là nguồn lợi to lớn đối với sản xuất và đ ời sống của nhân dân vì đó vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn tiêu thoát n ước, v ừa là ngu ồn 34
- cung cấp một lượng thuỷ sản quan trọng. Bên cạnh đó, hệ thống thu ỷ văn cũng gây ra nh ững tác hại khôn lường (lũ lụt, ngập úng, sự chia cắt lãnh thổ v.v…). Do đó, chúng ta c ần nghiên cứu về sự phân bố hệ thống thuỷ văn, trữ lượng và chất lượng n ước, thuỷ chế của các dòng sông, khả năng khai thác sử dụng vào các mục đích khác nhau. • Phân tích khái quát về nguồn gốc phát sinh các loại đất Về mặt thổ nhưỡng cần nghiên cứu các vấn đề sau : - Đặc điểm hình thành, đặc điểm phân bố của các loại và nhóm đất theo phát sinh học, tổng hợp diện tích theo các loại và nhóm đất. - Tính chất đặc trưng các loại đất (tính chất vật lý, hoá học và sinh học). - Các thay đổi lớn về môi trường đất có ảnh hưởng đ ến vi ệc t ổ ch ức s ử d ụng có hi ệu quả đất đai. b. Đánh giá khái quát về mặt kinh tế các tài nguyên thiên nhiên • Tài nguyên đất đai Tài nguyên đất đai được đánh giá theo số lượng, chất lượng và mức độ thích hợp đ ối với các mục đích sử dụng khác nhau. Theo kết quả thống kê, ki ểm kê đ ất đai đ ịnh kỳ, tài nguyên đất đai được phân chia ra theo các mục đích sử d ụng nông nghi ệp, phi nông nghi ệp và đất chưa sử dụng. Căn cứ vào diện tích và cơ cấu các loại đất trên có thể đánh giá về mức độ hợp lý và hiệu quả khai thác sử dụng đất hiện nay. Chất lượng đất được đánh giá theo kết quả điều tra khảo sát th ổ nh ưỡng (thông qua các chỉ tiêu vật lý, hoá học và sinh học của đất), theo đó đất đ ược phân c ấp theo các ch ỉ tiêu thành các mức độ tốt, xấu khác nhau. Trên cơ sở tài liệu thổ nhưỡng tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của từng khoanh đất theo các mục đích sử dụng nông - lâm nghi ệp đ ối v ới 6 lo ại hình s ử d ụng đ ất chính là : đất chuyên trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây lâu năm, đ ất đ ồng c ỏ, đ ất nuôi tr ồng thuỷ sản và đất trồng rừng. Mức độ thích hợp đất đai được chia thành 4 c ấp : thích h ợp cao, thích hợp trung bình, thích hợp thấp và không thích hợp. • Tài nguyên nước Tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) được đánh giá theo v ị trí phân bố, trữ lượng, chất lượng nước và khả năng khai thác phục vụ các nhu c ầu sản xu ất và sinh hoạt của nhân dân. • Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, mỗi lo ại trên l ại đ ược chia thành 3 nhóm : rừng sản xuất, rừng phòng hộ và r ừng đ ặc d ụng. M ỗi nhóm r ừng trên c ần được đánh giá theo diện tích, cơ cấu và trữ lượng. Đồng thời c ần đánh giá ch ất l ượng r ừng theo sản lượng, chủng loại cây rừng (rừng gỗ quý, gỗ tạp hay r ừng tre n ứa), theo kh ả năng khai thác, đánh giá theo chức năng bảo vệ đất chống xói mòn v.v… Ngoài thực vật, khi nghiên cứu tài nguyên rừng cần đề cập đến các lo ại đ ộng v ật, đ ặc biệt là các loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam. Cần làm rõ v ề s ố loài, khu vực phân bố, nguồn thức ăn, các hiểm ho ạ đối với chúng. Bảo v ệ ngu ồn gen đ ộng th ực v ật quý hiếm cũng là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất. • Tài nguyên khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản, cần xác định được các loại khoáng sản có trong vùng nghiên cứu, vị trí phân bố, độ sâu, trữ lượng, chất lượng các lo ại khoáng s ản và kh ả năng khai thác công nghiệp. • Tài nguyên nhân văn Tài nguyên nhân văn của vùng nghiên cứu bao gồm các vấn đ ề như : tôn giáo, dân t ộc, các danh nhân, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam th ắng c ảnh, các ngành nghề truyền thống của địa phương. Tài nguyên nhân văn là m ột trong nh ững v ốn quý của mỗi địa phương. Nếu được tôn tạo, bảo vệ và khai thác m ột cách h ợp lý thì chúng có th ể mang lại những nguồn thu đáng kể. 35
- • Cảnh quan và môi trường Khi nghiên cứu vấn đề cảnh quan cần làm rõ về các loại hình cảnh quan, v ị trí phân bố, những biến đổi trong thời gian gần đây, khả năng khai thác vào mục đích du l ịch sinh thái, đồng thời xác định nhu cầu bảo vệ các cảnh quan. Về môi trường, cần làm rõ thực trạng môi trường chung, hệ sinh thái khu v ực, các tác nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm hiện tại và nguy c ơ ô nhi ễm môi tr ường không khí, đ ất đai, nguồn nước, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai a. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội * Thực trạng phát triển kinh tế Thực trạng phát triển kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau : - Chỉ tiêu GDP và tốc độ tăng trưởng hàng năm, trong đó phân tích theo c ơ c ấu giá tr ị sản xuất của ba nhóm ngành : nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghi ệp – ti ểu th ủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Cần phân tích rõ về tốc độ chuyển d ịch c ơ c ấu kinh tế trong vòng 10-15 năm trở lại đây, những thuận lợi và thách thức chủ yếu. - Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của từng nhóm ngành như : quy mô sản xu ất, kh ối lượng sản phẩm làm ra, chất lượng sản phẩm, giá thành sản ph ẩm, th ị tr ường tiêu th ụ, kh ả năng cạnh tranh v.v… - Tính toán các chỉ tiêu bình quân : Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị quy mô, trên 1 lao động, thu nhập bình quân trên 1 nhân khẩu. - Phân tích khả năng tài chính của địa phương, các nguồn v ốn đầu t ư trong n ước và ngoài nước. * Đặc điểm dân số, lao động và việc làm Về mặt xã hội, cần phân tích đặc điểm dân số, tốc độ gia tăng dân s ố trong nh ững năm gần đây, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, độ tuổi, theo gi ới tính, theo thành ph ần kinh tế, dân số đô thị và nông thôn. Về lao động, cần xác định số lượng lao đ ộng, đi ều tra phân tích về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân, các ngu ồn thu nhập, vấn đề đào tạo nghề. * Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư Mạng lưới điểm dân cư là yếu tố lãnh thổ quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đ ến hiệu quả khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên đất đai và lao đ ộng. Khi nghiên c ứu m ạng lưới điểm dân cư cần làm rõ về hình thức định cư (phân tán hay tập trung), đánh giá phân lo ại các điểm dân cư theo các chỉ tiêu sau : - Vai trò và ý nghĩa của điểm dân cư. - Quy mô dân số và số hộ. - Diện tích đất khu dân cư. - Vị trí phân bố so với các trung tâm kinh tế và các trục giao thông chính. Trên cơ sở đó phân chia các điểm dân cư hiện trạn thành 3 nhóm : - Nhóm I : các điểm dân cư tiếp tục mở rộng và phát triển trong tương lai. - Nhóm II : các điểm dân cư hạn chế phát triển. - Nhóm III : các điểm dân cư sẽ phải di dời. * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, xây dựng c ơ b ản, hệ th ống cung cấp điện, cấp thoát nước, các công trình phục vụ mục đích công c ộng, giáo d ục, y t ế, dịch vụ thương mại, du lịch, văn hoá, thể thao, bưu chính viễn thông v.v… Cần điều tra về loại, số lượng, chất lượng công trình, đặc tính k ỹ thu ật, kh ả năng phục vụ, vị trí phân bố, diện tích chiếm đất. Đánh giá về mức độ hợp lý, về tính hi ệu quả của các công trình. b. Phân tích áp lực đối với đất đai • Áp lực từ sự gia tăng dân số Cần phân tích theo các chỉ tiêu sau : 36
- - Tính toán tốc độ gia tăng dân số hàng năm, bao gồm t ỷ l ệ tăng t ự nhiên và bi ến đ ộng cơ học. - Phân tích mức độ gia tăng dân số theo nhân khẩu nông nghiệp và phi nông nghi ệp, theo nhân khẩu đô thị và nông thôn, theo các vùng đặc thù. - Phân bố dân cư theo các vùng trọng điểm. Dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của các nhu c ầu l ương th ực, th ực ph ẩm, tiêu dùng trong xã hội, đòi hỏi phải có thêm nhi ều đất cho sản xu ất nông nghi ệp. Dân s ố tăng làm cho nhu cầu đất ở cũng tăng theo, dẫn đến xu th ế đ ất nông nghi ệp ti ếp t ục b ị gi ảm do chuyển một phần diện tích sang đất ở. Cần tính toán phần diện tích đất hàng năm ph ải đáp ứng cho nhu cầu đất ở và xây dựng các công trình văn hoá, xã hội. • Áp lực từ sự tăng trưởng kinh tế Áp lực của sự tăng trưởng kinh tế có thể nhận thấy từ các góc độ sau : - Áp lực từ sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông v ận t ải, thu ỷ l ợi, xây dựng, du lịch, nghỉ mát, văn hoá, thể thao v.v... Do nhu cầu phát triển, hàng năm đã có m ột phần diện tích khá lớn đất nông nghiệp được chuyển sang cho các nhu c ầu phi nông nghi ệp. Tuy rằng đây là một xu thế tất yếu của sự phát tri ển song c ần có sự đi ều ti ết h ợp lý c ủa Nhà nước, đảm bảo duy trì đất sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định để đảm b ảo an ninh lương thực. - Các chính sách mới về phát triển kinh tế xã hội gây áp l ực v ề c ường đ ộ s ử d ụng đất : + Khuyến khích làm giàu bằng các con đường hợp pháp và chính đáng, cho phép tích tụ đất đai ở một mức nhất định. + Chính sách mở cửa hợp tác liên doanh với nước ngoài đã tạo điều ki ện hình thành hàng loạt doanh nghiệp, thu hút nhiều lao động, c ải thi ện đ ời sống cho m ột b ộ ph ận nhân dân, song cũng làm mất đi một số diện tích đất nông nghiệp. + Chính sách gọi vốn đầu tư, khuyến khích các cá nhân tham gia đầu tư và thừa nhận 6 quyền của chủ sử dụng đất đai. + Tác động mạnh mẽ của ngành kinh doanh bất động sản. Đây là m ột ngành còn non trẻ nhưng rất có tiềm năng ở nước ta. Cần tính toán phần diện tích đất bị trưng dụng trung bình hàng năm trong nh ững năm qua cho các nhu cầu phi nông nghiệp. • Áp lực từ sự phát triển của các đô thị Sự phát triển theo hướng đô thị hoá là một xu thế phát tri ển tất yếu. Các đô th ị đ ược mở rộng và nâng cấp, do đó nhiều diện tích bị trưng dụng cho nhu c ầu này. S ố dân c ư nông nghiệp trở thành thị dân (dân cư phi nông nghiệp) ngày càng tăng. Do đó, cần nghiên cứu thực trạng, quy mô và xu th ế phát tri ển c ủa các thành ph ố v ề số dân, về xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, quy mô và tri ển v ọng phát tri ển c ủa các thị xã, thị trấn, thị tứ, các vùng ven đô. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và gây áp lực to lớn đối với đất đai, đòi h ỏi phải có những biện pháp giải quyết phù hợp. 2.3. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai a. Đánh giá tình hình quản lý đất đai Tình hình quản lý quỹ đất được đánh giá theo các nội dung qu ản lý nhà n ước v ề đ ất đai : 1. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và t ổ chức th ực hi ện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa gi ới hành chính, l ập b ản đ ồ hành chính. 3. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính. 4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 6. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đ ồng sử d ụng đ ất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 37
- 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thi hành quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, gi ải quyết các khi ếu n ại, t ố cáo các vi ph ạm trong việc quản lý và sử dụng đất. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Đánh giá khái quát về việc thực hiện 13 nội dung trên, đặc bi ệt là vi ệc giao đ ất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất. Rút ra kết luận về những mặt làm được, những mặt chưa làm được về quản lý đất đai. b. Đánh giá mức độ biến động đất đai Tình hình biến động đất đai nên đánh giá theo chu kỳ 5 năm, khớp v ới các kỳ ki ểm kê và tổng kiểm kê đất đai, từ đó tính toán so sánh mức độ bi ến động của từng lo ại đ ất qua các thời kỳ. Một vấn đề rất quan trọng là phải tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân d ẫn đ ến các biến động đó (kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan). Lập biểu chu chuyển sử dụng đất qua các thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây nhất. Đánh giá chung tình hình chu chuyển sử dụng các loại đất. c. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai Hiện trạng sử dụng đất của các địa phương được mô tả theo mẫu biểu quy đ ịnh thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện trạng sử dụng đất được phân tích theo mục đích sử dụng, theo thành phần kinh tế và theo các đơn vị hành chính cấp dưới. Theo mục đích sử dụng, cần đánh giá thực trạng của từng quỹ đất (đ ất nông nghi ệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng). Mỗi loại đất trên cần đánh giá theo diện tích, tỷ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với toàn vùng hoặc các địa ph ương có các đi ều ki ện tương đồng để từ đó nhận định về tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất. Theo thành phần kinh tế, cần xác định rõ diện tích và c ơ cấu đất c ủa các đ ối t ượng sử dụng như : hộ gia đình và cá nhân, các tổ chức kinh tế, n ước ngoài và liên doanh v ới n ước ngoài, UBND xã quản lý và các đối tượng khác. Phân tích tính hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua, đặc bi ệt là giai đo ạn 5 năm gần đây nhất. Hiệu quả sử dụng đất đai được phân tích theo các chỉ tiêu sau : - Tỷ lệ sử dụng đất là tỷ lệ của phần diện tích đất đai đang đ ược khai thác s ử d ụng vào các mục đích kinh tế khác nhau so với tổng diện tích tự nhiên và đ ược tính theo công th ức : PTN − PH α= *100 PTN Trong đó : α : Tỷ lệ sử dụng đất đai. PT N : Tổng diện tích tự nhiên PH : Diện tích đất chưa sử dụng - Tỷ lệ sử dụng các loại đất được tính theo công thức sau : Pi βi = * 100 PTN Trong đó : βi : Tỷ lệ sử dụng của loại đất i. Pi : Diện tích sử dụng của loại đất i. - Độ che phủ được tính theo công thức sau : PR + PQ γ= *100 PTN Trong đó : γ : Độ che phủ đất. PR : Diện tích đất có rừng. 38
- PQ :Diện tích trồng cây lâu năm - Hệ số sử dụng đất được tính theo công thức sau : PG K= PC Trong đó : PG : Tổng diện tích gieo trồng cả năm. PC : Tổng diện tích đất canh tác hàng năm. - Giá trị tổng sản phẩm tính trên môt đơn vị diện tích đất nông nghiệp : GO G ha = PN Trong đó : Gha : Tổng giá trị sản phẩm tính trên 1 ha đất nông nghiệp. GO : Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. PN : Tổng diện tích đất nông nghiệp. Cần thu thập đầy đủ thông tin để biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng định h ướng s ử d ụng đất cho 10 - 15 năm tới và xa hơn a. Chọn lựa phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp. Trong thực tiễn đánh giá đất đai ở nước ta hiện nay có một số phương pháp đánh giá đất đang được áp dụng : - Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. - Phương pháp đánh giá đất của các nước Mỹ, Pháp, Anh, Canada. - Phương pháp đánh giá đất của tổ chức FAO. - Quy trình đánh giá đất do Viện Quy ho ạch và thi ết k ế nông nghi ệp thu ộc B ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra (10TCN 343-98). Mỗi phương pháp đánh giá đất nêu trên đều có những ưu đi ểm và hạn chế riêng. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp đánh giá đất phụ thuộc vào điều kiện thực tế c ủa vùng, các thông tin đầu vào phục vụ cho việc đánh giá đất. Phương pháp đánh giá đất của tổ chức FAO đang giành đ ược s ự quan tâm ngày càng cao của các nhà khoa học đất vì những ưu thế cơ bản của nó. Ph ương pháp này có th ể áp dụng được cho nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, nhiều quốc gia khác nhau trên thế gi ới. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp là chưa đưa ra được quy trình đánh giá đất chi ti ết (cho vùng lãnh thổ cấp tương đương với huyện và xã c ủa Vi ệt Nam). Không nh ững th ế, ph ương pháp này còn đòi hỏi phải có tài liệu thổ nhưỡng được xây dựng trên c ơ sở phân lo ại đ ất theo FAO-UNESCO là điều mà ở Việt Nam phần lớn các địa phương chưa đáp ứng được. Quy trình đánh giá đất do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghi ệp thu ộc B ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra (10TCN 343-98) về c ơ b ản d ựa theo ph ương pháp đánh giá đất của Tổ chức FAO, có một số điều chỉnh, cải tiến để có thể áp dụng đ ược đ ối v ới điều kiện thực tiễn ở nước ta, có thể sử dụng cho vi ệc đánh giá đất ở các m ức đ ộ chi ti ết, bán chi tiết và khái quát. Trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đã lựa chọn, ti ến hành quá trình đánh giá đ ất đai theo các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tổ ch ức các cu ộc trao đ ổi gi ữa các chuyên gia (c ủa các bộ, các ngành liên quan đến mục đích sử dụng đất). Tổ chức các cu ộc đi ều tra, kh ảo sát dã ngoại nhằm bổ sung, làm rõ thêm các thông tin. Phân tích tổng hợp theo các chỉ tiêu về số lượng và ch ất l ượng đất. Xây d ựng các b ản đồ đơn tính làm cơ sở để chồng ghép xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Xác đ ịnh các lo ại hình sử dụng đất chính của vùng, phân tích đánh giá hi ệu quả kinh t ế, xã h ội và môi tr ường c ủa các loại hình sử dụng đất. Xác định các yêu cầu sử dụng đất đối v ới t ừng lo ại hình s ử d ụng đất chính làm cơ sở để phân hạng thích hợp đất đai. Mục tiêu cu ối cùng c ủa quá trình đánh giá đất là phải xác định được mức độ thích hợp của từng khoanh đất cụ thể đối với từng lo ại hình sử dụng đất. Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp đất đai là c ơ sở khoa h ọc quan trọng để đề xuất hướng sử dụng đất cho tương lai. Lập bản đ ồ đánh giá m ức đ ộ thích h ợp của từng khoanh đất. b. Xây dựng hệ thống quan điểm khai thác, sử dụng đất đai 39
- Quy hoạch sử dụng đất trong mọi trường hợp phải quán triệt các quan đi ểm chủ đạo sau đây : 1. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không th ể thi ếu được trong mọi quá trình phát triển, vì vậy, việc tổ chức sử dụng tốt nguồn tài nguyên này s ẽ không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước, mà còn là sự đảm bảo cho m ục tiêu ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vững chắc và phát tri ển xã h ội. Xã h ội càng phát tri ển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu sử dụng đất càng phải tốt hơn với hi ệu qu ả kinh tế, xã hội cao hơn. 2. Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không th ể thi ếu trong vi ệc t ổ ch ức sử dụng đất đai của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương. Phương án quy ho ạch sử dụng đất là kết quả hoạt động thực tiễn của hệ thống bộ máy quản lý nhà n ước k ết h ợp v ới những dự báo có cơ sở khoa học cho tương lai. Quản lý đất đai thông qua quy ho ạch và k ế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính thống nhất c ủa quản lý nhà n ước v ề đất đai v ừa t ạo điều kiện để phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất để đạt tới m ục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. 3. Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai phải đảm bảo ưu tiên đất đai cho nhi ệm v ụ phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, v ừa tho ả mãn nhu cầu nông sản phẩm cho toàn xã hội và nguyên li ệu phục vụ cho công nghi ệp, đ ồng th ời phải cân đối quỹ đất thích hợp cho nhiệm vụ phát triển công nghi ệp hoá đất n ước, nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sử dụng đất. 4. Về mặt xã hội và môi trường, quy hoạch sử dụng đất đai phải đảm b ảo đ ộ che phủ thực vật của các hệ sinh thái bền vững, phải đáp ứng được nhu c ầu tăng lên v ề đ ất ở và chất lượng của môi trường sống, đặc biệt chú ý đến tác dộng môi trường của quá trình s ử dụng đất để công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhất là ở các khu vực mới phát tri ển. Quy ho ạch sử dụng đất đai phải phản ánh được xu hướng cân đối gi ữa các vùng phát tri ển và ph ần còn lại của lãnh thổ để không thể phát sinh nhiều chênh lệch quá xa trên cùng một địa bàn. 5. Quy hoạch sử dụng đất đai để phát triển hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng sẽ làm giá trị đất tăng lên và tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, đồng thời còn nâng cao hi ệu quả sử dụng đ ất. Do đó, các phương án quy hoạch sử dụng đất đều phải cân đối quỹ đất cho nghiên cứu phát tri ển c ơ sở hạ tầng. c. Xử lý tổng hợp các ý đồ chiến lược phát triển sử dụng đất của các bộ, ngành trên lãnh thổ Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai c ần nắm được ý đ ồ chiến l ược phát triển của các bộ, ngành có trên địa bàn lãnh thổ vùng nghiên c ứu. Chi ến l ược phát tri ển của mỗi ngành thường được thể hiện trong các phương án quy ho ạch ho ặc k ế ho ạch phát triển ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thu ỷ l ợi, đi ện, c ấp thoát nước, thương mại, dịch vụ, bưu chính vi ễn thông v.v…). Do đó, c ần thu th ập các tài liệu nói về phương hướng, mục tiêu phát triển của các bộ, ngành, từ đó phân tích làm rõ các vấn đề sau : - Kế hoạch phát triển của các ngành trong những năm tới. - Nhu cầu về diện tích đất đai để đáp ứng nhu cầu phát triển. - Vị trí dự kiến phân bố của các công trình theo vùng. Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi để thống nhất quan đi ểm, ý kiến về đ ịnh h ướng sử dụng đất của các ngành Trung ương và địa phương. d. Xây dựng định hướng sử dụng đất Định hướng sử dụng đất của các ngành được xây dựng dựa trên các căn cứ sau : - Căn cứ vào kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội c ủa nhà n ước, c ủa vùng và khu vực. - Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường. - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai. - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành đóng trên địa bàn. Nhu cầu về đất đai của các bộ, ngành sẽ được tổng hợp lại và đ ược rà soát đ ối chi ếu với các chỉ tiêu định mức về sử dụng đất, từ đó tiến hành lập cân đối sơ bộ quỹ đất, đi ều 40
- chỉnh các điểm bất hợp lý. Định hướng sử dụng đất trong tương lai đ ược trình bày trên b ản đồ có tỷ lệ thích hợp. 2.5. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất đai a. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội được xây dựng theo hai m ức : m ục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Khi xác định mục tiêu tổng quát cần làm rõ các chỉ tiêu nh ư : t ổng GDP, t ốc đ ộ tăng trưởng GDP hàng năm, thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng c ủa các ngành trên t ổng giá tr ị sản xuất. Về mục tiêu cụ thể, cần làm rõ các chỉ tiêu sau : - Các chỉ tiêu kinh tế : Tổng giá trị sản xuất của các ngành, cơ c ấu giá tr ị s ản ph ẩm trong mỗi ngành, xác định rõ các ngành sản xuất trọng điểm, ngành b ổ sung, các s ản ph ẩm mũi nhọn, các sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu. - Các chỉ tiêu xã hội như : tốc độ gia tăng dân số, lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, phục vụ đời sống văn hoá tinh thần, giáo d ục đào t ạo, y t ế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, vấn đề đói nghèo v.v... b. Tính nhu cầu sử dụng đất Để tính nhu cầu sử dụng đất, trước hết cần tập hợp các tiêu chuẩn đ ịnh m ức s ử d ụng đất cho các ngành đã được Nhà nước hoặc các Bộ, Ngành ban hành. Đ ối v ới các lĩnh v ực chưa có các tiêu chuẩn định mức được ban hành thì c ần nghiên c ứu xây d ựng ho ặc đ ề xu ất định mức sử dụng đất. Tính nhu cầu sử dụng đất cho các ngành : nông nghi ệp, lâm nghi ệp, đất khu dân c ư, đất xây dựng, đất giao thông, thuỷ lợi và các nhu cầu khác. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp được tính toán dựa vào nhu c ầu tiêu dùng trong xã hội, nhu cầu nguyên liệu phục vụ công nghiệp, nhu cầu của thị trường, l ực l ượng lao đ ộng, năng suất lao động, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, đồng th ời phải xem xét kh ả năng khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó ph ải tính đ ến ph ần di ện tích đât nông nghiệp hiện có chuyển sang đất phi nông nghiệp. Nhu cầu diện tích đất lâm nghiệp được dự báo dựa vào kết quả đánh giá ti ềm năng đất lâm nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu bảo vệ đất và môi trường. Nhu cầu đất cho các mục đích phi nông nghiệp ( như xây dựng cơ bản, phát triển công nghiệp, giao thông, thương mại, dịch vụ, thuỷ lợi, văn hoá, thể thao và các nhu c ầu khác) được xác định căn cứ vào kế hoạch phát triển của các ngành và đ ược tính toán d ựa vào tiêu chuẩn định mức sử dụng đất. c. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất Phương án quy hoạch sẽ được xây dựng theo các chuyên đề. Mỗi tổ chuyên đề xây dựng chuyên đề của mình trên cơ sở đề cương chung đã hoạch định thống nhất. Để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu sau này, các tổ chuyên đề cần thống nhất v ới nhau v ề ph ương pháp, quy trình, định mức sử dụng đất, các mẫu biểu bảng. Trong quá trình xây d ựng ph ương án cần tổ chức hội thảo trao đổi giữa các tổ chuyên đề. Ban điều phối cần th ực hi ện t ốt chương trình điều hoà phối hợp giữa các tổ chuyên đề để đảm bảo tính th ống nh ất c ủa các nội dung quy hoạch. Để đảm bảo tính khách quan cho các giải pháp quy ho ạch, c ần xây d ựng nhi ều phương án khác nhau. Các phương án quy hoạch được luận chứng theo ngành, theo vùng lãnh thổ, theo các mục tiêu đặc thù. Căn cứ vào kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế, xã h ội và môi tr ường, thông qua vi ệc phân tích, so sánh hiệu quả, phân tích tính khả thi của các ph ương án, s ẽ ch ọn ra ph ương án tối ưu để kiến nghị trình duyệt. d. Xây dựng các biểu bảng, bản đồ Các kết quả tính toán cần trình bày dưới dạng các biểu bảng theo m ẫu thống nh ất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Một số thông tin có th ể trình bày d ưới d ạng các biểu đồ, đồ thị. 41
- Các bản đồ cần phải có gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy ho ạch sử dụng đất, các bản đồ chuyên đề như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ kết quả đánh giá đất, bản đồ quy hoạch giao thông, thuỷ lợi v.v... Các loại bản đồ trên c ần đ ược xây d ựng ở t ỷ l ệ thích hợp. 2.6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất Nhu cầu về đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trong cả giai đoạn quy ho ạch sẽ được tổng hợp theo các mốc thời gian 5 năm. Đó là căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng các loại đất theo các mục đích sử dụng cho các tổ chức, cá nhân sử d ụng đ ất. K ế ho ạch s ử d ụng đất được xây dựng dưới hai hình thức : kế hoạch sử dụng đất 5 năm và k ế ho ạch s ử d ụng đất hàng năm. Để xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm, trước hết cần phân chia m ốc th ời gian quy hoạch theo các kỳ kế hoạch 5 năm khớp với kỳ k ế ho ạch phát tri ển kinh t ế xã h ội c ủa Nhà nước. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm được xây dựng chi tiết cho các quỹ đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng). Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng chi ti ết cho 1 – 2 năm đ ầu c ủa kỳ k ế hoạch sử dụng đất 5 năm thứ nhất. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất 5 năm sẽ xây dựng biểu chu chuyển đất đai chi ti ết theo các kỳ kế hoạch và cho cả thời kỳ quy hoạch. Lập dự toán chi thu tài chính theo phương án quy hoạch sử dụng đất, trong đó tính toán các chỉ tiêu sau : + Các khoản thu gồm có : Thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, tiền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất ở. + Các khoản chi gồm có : chi đền bù đất đai khi lấy đất làm nhà ở, lấy đất cho các nhu cầu xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, phát triển công nghi ệp, cho xây d ựng các công trình công cộng và cho nhu cầu an ninh quốc phòng … + Dự toán thu ngân sách trên cơ sở lấy tổng thu trừ tổng chi. Đây là ngu ồn thu ngân sách quan trọng nhất của các địa phương, tạo nguồn vốn để đầu tư phát tri ển kinh t ế, xã h ội trong tương lai. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 : Hãy trình bày vị trí và vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện ? Câu 2 : Hãy trình bày sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện ? Câu 3 : Hãy trình bày các căn cứ để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. Câu 4 : Hãy trình bày nội dung đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện ? Câu 5 : Hãy trình bày nội dung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội gây áp l ực lên đất đai trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện ? Câu 6 : Hãy trình bày nội dung đánh giá tình hình quản lý và sử d ụng đất trong QHSD đất cấp tỉnh và cấp huyện ? Câu 7 : Hãy trình bày nội dung xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện ? 42
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn