YOMEDIA
ADSENSE
Phân lập hai dẫn chất catechin từ sinh khối tế bào Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)
44
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài báo thông báo kết quả phân lập hai dẫn chất catechin trong sinh khối tế bào Thông đỏ. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chiết xuất phân đoạn, sắc ký cột, nhận dạng dựa vào các thông số lý hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất (-)-epicatechin lần đầu tiên được tìm thấy trong sinh khối tế bào của Taxus wallichiana Zucc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân lập hai dẫn chất catechin từ sinh khối tế bào Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
<br />
PHÂN LẬP HAI DẪN CHẤT CATECHIN TỪ SINH KHỐI<br />
TẾ BÀO THÔNG ĐỎ (Taxus wallichiana Zucc.)<br />
Trịnh Nam Trung*; Vũ Bình Dương*; Nguyễn Minh Chính*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: chiết xuất và phân lập được các dẫn chất catechin. Phương pháp: chiết xuất<br />
phân đoạn, sắc ký cột, nhận dạng dựa vào các thông số lý hóa. Kết quả: đã phân lập được<br />
hai dẫn chất (+)-catechin (1) và (-)-epicatechin (2) từ dịch chiết methanol sinh khối Thông đỏ.<br />
Kết luận: hợp chất (-)-epicatechin lần đầu tiên được tìm thấy trong sinh khối tế bào của Taxus<br />
wallichiana Zucc.<br />
* Từ khóa: Thông đỏ; Taxus wallichiana; Sinh khối; (+)-catechin; (-)-epicatechin.<br />
<br />
Isolation of Two Catechin Derivatives from Cultured Cells of Taxus<br />
wallichiana Zucc.<br />
Summary<br />
Objectives: To isolate catechin derivatives. Methods: fractional extraction, column chromatography,<br />
structural elucidation based on physicochemical data. Results: Two compounds (+)-catechin (1)<br />
and (-)-epicatechin (2) were isolated from methanol extract of biomass of Taxus wallichiana.<br />
Conclusion: (-)-epicatechin was isolated from cultured cells of Taxus wallichiana for the first time.<br />
* Key words: Taxus wallichiana; Biomass; (+)-catechin; (-)-epicatechin.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, công nghệ sinh khối tế bào<br />
thực vật là hướng đi mới có nhiều triển<br />
vọng để sản xuất các hoạt chất từ dược<br />
liệu ở quy mô lớn [1]. Học viện Quân y<br />
đã và đang tiến hành nuôi cấy sinh<br />
khối tế bào Thông đỏ nhằm mục đích<br />
sản xuất paclitaxel và các dẫn chất dùng<br />
để điều trị ung thư [2]. Trong bài này,<br />
chúng tôi thông báo kết quả phân lập hai<br />
dẫn chất catechin trong sinh khối tế bào<br />
Thông đỏ.<br />
<br />
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu và thiết bị.<br />
* Nguyên vật liệu:<br />
Sinh khối tế bào Thông đỏ Việt Nam<br />
thu được từ quá trình nuôi cấy trên môi<br />
trường lỏng SH (Học viện Quân y cung cấp,<br />
Lô SX 08/2010).<br />
* Hóa chất, thiết bị:<br />
- Thiết bị chiết siêu âm gia nhiệt Memmert<br />
GmbH + Co.KG D-91126 Schwabach FRG<br />
(Đức). Máy cất quay Rotavapor R-200, Buchi<br />
(Đức). Máy Fraction collector DC-1200 (Nhật).<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Nam Trung (tntqy114@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/08/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016<br />
<br />
19<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
- Sắc ký cột: sử dụng chất nhồi cột loại<br />
pha thuận là silica gel cỡ hạt 70 - 230 mesh<br />
(0,04 - 0,063 mm) và 230 - 400 mesh<br />
(0,063 - 0,200 mm) (Merck), loại pha đảo<br />
là YMC RP-18 resin cỡ hạt 30 - 50 µm<br />
(Fuji Silysia Chemical Ltd.).<br />
- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy<br />
Electrothermal 9100 (Anh).<br />
- Năng suất quay cực: đo trên máy Jasco<br />
DIP-370 (Nhật).<br />
- Phổ tử ngoại (UV): đo trên máy<br />
Speccord 40 (Đức).<br />
- Phổ hồng ngoại (IR): đo trên máy<br />
Hitachi-730-30 (Nhật).<br />
- Phổ khối lượng (ESI-MS): đo trên máy<br />
LC-MSD Agilent 6310 Ion Trap (Mỹ).<br />
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR):<br />
đo trên máy Bruker Avance 500 (Đức).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Chiết xuất, phân lập:<br />
Bột dược liệu khô được chiết siêu âm<br />
với methanol. Cắn thu được sau khi cất<br />
loại ethanol, hòa vào nước và chiết phân<br />
đoạn lần lượt với n-hexan, ethyl acetat và<br />
n-butanol. Phân lập cắn ethyl acetat bằng<br />
sắc ký cột pha thuận với chất hấp phụ là<br />
silicagel. Tinh chế bằng sắc ký cột pha<br />
đảo lặp lại với chất hấp phụ YMC.<br />
* Xác định cấu trúc hóa học:<br />
Đo nhiệt độ nóng chảy chất phân lập,<br />
năng suất quay cực và ghi các loại phổ:<br />
phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR),<br />
phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ<br />
hạt nhân 1 chiều (1H-, 13C-NMR và DEPT).<br />
Cấu trúc hóa học của chất phân lập được<br />
xác định bằng cách so sánh với các dữ<br />
liệu đã công bố.<br />
20<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả chiết xuất, phân lập.<br />
Xay nhỏ dược liệu (300 g) và chiết với<br />
methanol (1 lít x 3 lần) bằng thiết bị chiết<br />
siêu âm. Dịch methanol của các lần chiết<br />
được lọc, gom lại và cất loại dung môi ở<br />
nhiệt độ không quá 60oC dưới áp suất<br />
giảm, thu được 78 g cắn dịch ethanol.<br />
Hòa cắn này vào nước (tỷ lệ 1/1), lắc siêu<br />
âm và chiết phân đoạn lần lượt với các<br />
dung môi n-hexan, ethyl acetat và n-butanol<br />
theo tỷ lệ 1/1 (3 lần), thu được các cắn<br />
dịch tương ứng là n-hexan (11 g), ethyl<br />
acetat (20 g), n-butanol (13 g) và nước<br />
(16 g).<br />
Tiến hành phân tách thô cắn ethyl acetat<br />
bằng sắc ký cột pha, thường sử dụng<br />
các thang nồng độ hệ dung môi rửa giải<br />
cloroform/methanol từ 100/1 đến 75/1, 50/1,<br />
25/1, 10/1, 5/1, 3/1, 1/1, thu được 8 phân<br />
đoạn tương ứng. Rửa giải phân đoạn bằng<br />
cloroform/methanol 10/1 (1,5 g), tiến hành<br />
tinh chế với sắc ký cột lặp lại sử dụng chất<br />
hấp phụ pha đảo là YMC RP-18 và hệ<br />
dung môi rửa giải nước/methanol 1/1, thu<br />
được hợp chất 1 (75 mg) và hợp chất 2<br />
(24 mg) dưới dạng chất bột có màu trắng.<br />
2. Kết quả nhận dạng các chất phân<br />
lập.<br />
Chất 1 và chất 2 được đo nhiệt độ nóng<br />
chảy, năng suất quay cực và ghi phổ UV,<br />
IR, ESI-MS và NMR. Kết quả cho thấy:<br />
- Chất 1: bột có màu trắng, nhiệt độ<br />
nóng chảy 173 - 175°C; năng suất quay<br />
20<br />
<br />
cực [α] D + 21,5° (MeOH, c 0,4); UV (MeOH)<br />
<br />
λmax: 240 và 280 nm; IR (KBr) νmax 3.325<br />
(OH), 1.607; 1.519; 1.449 (C=C); 1.359;<br />
<br />
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
1.283; 1.141 cm-1; ESI-MS m/z 289 [M - H]–<br />
(C15H14O6, M = 290); 1H NMR (400 MHz,<br />
CD3OD) δ: 6,79 (1H, d, J = 1,9 Hz, H-2′);<br />
6,71 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′); 6,67 (1H, dd,<br />
J = 8,0, 1,9 Hz, H-6′); 5,88 (1H, d, J = 2,3<br />
Hz, H-6); 5,81 (1H, d, J = 2,3 Hz, H-8);<br />
4,52 (1H, d, J = 7,3 Hz, H-2); 3,93 (1H, m,<br />
H-3); 2,80 (1H, dd, J = 16,2, 5,4 Hz, Ha-4);<br />
2,46 (1H, dd, J = 16,2, 8,2 Hz, Hb-4); 13C<br />
NMR (100 MHz, CD3OD) δ: 157,8 (C-9);<br />
157,5 (C-5); 156,9 (C-7); 146,2 (C-3′);<br />
146,2 (C-4′); 132,2 (C-1′); 120,0 (C-6′);<br />
116,1 (C-5′); 115,2 (C-2′); 100,8 (C-10);<br />
96,2 (C-6); 95,5 (C-8); 82,8 (C-2); 68,8 (C-3);<br />
28,5 (C-4).<br />
- Chất 2: bột có màu trắng, nhiệt độ<br />
nóng chảy 230 - 232°C; năng suất quay<br />
20<br />
<br />
cực [α] D -21,0° (MeOH, c 0,6); UV (MeOH)<br />
<br />
λmax: 240 và 280 nm; IR (KBr) νmax 3325<br />
(OH), 1.607; 1.519; 1.449 (C=C); 1.359;<br />
1.283; 1.141 cm-1; EI-MS m/z 290 [M]<br />
(C15H14O6, M = 290); 1H NMR (400 MHz,<br />
CD3OD) δ: 6,93 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′);<br />
6,73 (1H, d, J = 8,1 Hz, H-5′); 6,70 (1H, dd,<br />
J = 8,1, 2,0 Hz, H-6′); 5,90 (1H, d, J =<br />
2,3 Hz, H-6); 5,89 (1H, d, J = 2,3 Hz, H-8);<br />
4,76 (1H, s, H-2); 4,13 (1H, m, H-3); 2,69<br />
(1H, dd, J = 16,5, 3,2 Hz, Ha-4); 2,80 (1H,<br />
dd, J = 16,5, 4,6 Hz, Hb-4); 13C NMR (100<br />
MHz, CD3OD) δ: 158,0 (C-9); 157,6 (C-5);<br />
157,3 (C-7); 145,9 (C-4′); 145,7 (C-3′);<br />
132,3 (C-1′); 119,4 (C-6′); 115,9 (C-5′);<br />
115,3 (C-2′); 100,0 (C-10); 96,4 (C-6);<br />
95,9 (C-8); 79,8 (C-2); 67,5 (C-3); 29,2 (C-4).<br />
Phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của<br />
hợp chất 2 cho tín hiệu cộng hưởng đặc<br />
trưng của một flavan-3-ol. Đơn vị C3 trong<br />
hệ thống C6-C3-C6 được thể hiện bằng<br />
các tín hiệu của một nhóm methylen<br />
<br />
[δH 2,69 (1H, dd, J = 16,5; 3,2 Hz, Ha-4);<br />
2,80 (1H, dd, J = 16,5; 4,6 Hz, Hb-4) và<br />
δC 29,2 (CH2, C-4)] và hai nhóm methin<br />
gắn với oxygen [δH 4,76 (1H, s tù, H-2);<br />
4,13 (1H, m, H-3) và δC 79,8 (CH, C-2);<br />
67,5 (CH, C-3)].<br />
Ngoài ra, còn có các tín hiệu cộng<br />
hưởng của hai vòng benzen. Vòng A thể<br />
hiện các tín hiệu đặc trưng của nhân benzen<br />
thuộc hệ thống benzopyran [δH 5,90 (1H, d,<br />
J = 2,3 Hz, H-6); 5,89 (1H, d, J = 2,3 Hz,<br />
H-8) và δC 157,6 (C-OH, C-5); 96,4 (CH,<br />
C-6); 157,3 (C-OH, C-7); 95,9 (CH, C-8);<br />
158,0 (C-O, C-9); 100,0 (C, C-10)]. Vòng<br />
B thể hiện các tín hiệu đặc trưng của<br />
nhân benzen bị thế hai lần tại vị trí para<br />
và meta [δH 6,93 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′);<br />
6,73 (1H, d, J = 8,1 Hz, H-5′); 6,70 (1H, dd,<br />
J = 8,1, 2,0 Hz, H-6′) và δC 132,3 (C, C-1′);<br />
115,3 (CH, C-2′); 145,7 (C-OH, C-3′);<br />
145,9 (C-OH, C-4′); 115,9 (CH, C-5′);<br />
119,4 (CH, C-6′)].<br />
- Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và<br />
DEPT của 1 cho thấy hợp chất này có<br />
cấu trúc hóa học tương tự như 2, chỉ khác<br />
nhau ở vị trí carbon số 2 và 3 [δH 4,52<br />
(1H, d, J = 7,3 Hz, H-2); 3,93 (1H, m, H-3)<br />
và δC 82,8 (CH, C-2); 68,8 (CH, C-3)].<br />
20<br />
<br />
Ngoài ra, năng suất quay cực ([α] D ) của<br />
1 là +21,5° (MeOH, c 0,4), còn của 2 là<br />
-21,0° (MeOH, c 0,6). Cấu tạo của các<br />
chất phân lập được khẳng định bằng dữ<br />
liệu phổ EI-MS với píc ion giả phân tử m/z<br />
289 [M - H]– (C15H14O6, M = 290) của 1 và<br />
píc ion phân tử m/z 290 [M] (C15 H14O6 ,<br />
M = 290) của 2.<br />
Từ các dữ liệu trên, kết hợp so sánh với<br />
số liệu đã công bố trong tài liệu tham khảo<br />
[3], có thể kết luận chất 1 là (+)-catechin,<br />
21<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
chất 2 là (-)-epicatechin. (+)-catechin đã<br />
được chứng minh có trong sinh khối của<br />
Taxus wallichiana [4] và hai hợp chất này<br />
cũng đã tìm thấy trong sinh khối tế bào<br />
<br />
một số loài Taxus khác [5]. Tuy nhiên,<br />
đây là công bố đầu tiên về hợp chất (-)<br />
-epicatechin trong sinh khối tế bào của<br />
Taxus wallichiana Zucc.<br />
<br />
Hình 1: Công thức cấu tạo của các chất phân lập.<br />
KẾT LUẬN<br />
Bằng các phương pháp sắc ký cột pha<br />
thuận (chất hấp phụ là silicagel) và pha<br />
đảo (chất hấp phụ là YMC), các hợp chất<br />
(+)-catechin (1) và (-)-epicatechin (2) đã<br />
được phân lập từ sinh khối tế bào Thông<br />
đỏ (Taxus wallichiana Zucc.). Cấu trúc<br />
hóa học của chất phân lập được xác định<br />
dựa vào phương pháp phổ cộng hưởng<br />
từ hạt nhân một chiều (1D NMR: 1H, 13CNMR và DEPT) và phổ khối lượng (MS).<br />
Hợp chất (-)-epicatechin lần đầu tiên được<br />
tìm thấy trong sinh khối tế bào của Taxus<br />
wallichiana Zucc.<br />
<br />
2. Vũ Bình Dương, Nguyễn Văn Long,<br />
Hoàng Văn Lương, Nguyễn Tùng Linh, Sang<br />
Yo Byun. Nghiên cứu quy trình tạo callus<br />
Thông đỏ (Taxus wallichiana). Tạp chí Dược<br />
học. 2008, 9, tr.24-27.<br />
3. Cai. Y, Evans. FJ, Roberts MF,<br />
Phillipson JD, Zenk MH, Gleba YY. Biological<br />
and chemical investigation of dragon's blood<br />
from Croton species of South America. Part 1.<br />
Polyphenolic compounds from croton lechleri.<br />
Phytochemistry. 1991, 30 (6), pp.2033-2040.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
4. Shipra Agrawal, Suchitra Banerjee,<br />
Sunil K Chattopadhyay, K V Shashidhar, Shiv<br />
Kumar Gupta, Sushil Kumar. Synthesis of (+)catechin penta-acetat by callus culture of<br />
Himalayan Yew, Taxus wallichiana Zucc.<br />
Indian Journal of Biotechnology. 2003, 222 (2),<br />
pp.264-267.<br />
<br />
1. Vũ Bình Dương, Nguyễn Văn Long,<br />
Hoàng Văn Lương, Lê Bách Quang. Sinh khối<br />
tế bào thực vật, hướng mới trong sản xuất<br />
nguyên liệu làm thuốc. Tạp chí Thông tin Y<br />
Dược. 2008, 12, tr.6-9.<br />
<br />
5. Bulgakov VP, Tchernoded GK, Veselova<br />
MV, Fedoreyev SA, Muzarok TI, Zhuravlev YN.<br />
Catechin production in cultured cells of Taxus<br />
cuspidata and Taxus baccata. Biotechnology<br />
Letters. 2011, 33 (9), pp.1879-1883.<br />
<br />
22<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn