intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn ra dòng Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng nấm R. solani Kuhn. Các mẫu đất thuộc vùng rễ của năm loại cây trồng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) được thu trên địa bàn 5 huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung và Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani Kuhn

  1. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN Pseudomonas PHÁT HUỲNH QUANG CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM Rhizoctonia solani Kuhn 1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT1 Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn ra dòng Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng nấm R. solani Kuhn. Các mẫu đất thuộc vùng rễ của năm loại cây trồng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) được thu trên địa bàn 5 huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung và Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp. Từ 80 mẫu đất thu thập, 39 dòng Pseudomonas phát huỳnh quang đã được phân lập và làm thuần. Kết quả đánh giá khả năng đối kháng cho thấy hầu hết các dòng Pseudomonas đều thể hiện khả năng đối kháng nấm R. solani với hiệu suất đối kháng từ 10,25 - 22,56%. Trong đó, ba dòng vi khuẩn TB.ND-1502, TB.ND-1701 và LV.ND-3202 thể hiện khả năng đối kháng cao hơn các dòng còn lại. Dòng vi khuẩn triển vọng LV.ND-3202 được chọn để khảo sát khả năng tạo sinh khối trong 3 loại môi trường nhân nuôi lỏng gồm King’s B, PMS và Succinate. Kết quả cho thấy môi trường King’s B lỏng cho mật số vi khuẩn cao nhất. Từ khóa: đối kháng, Pseudomonas phát huỳnh quang, Rhizoctonia solani. ABSTRACT Isolation and selection of fluorescent Pseudomonas strains having antagonistic ability to Rhizoctonia solani Kuhn The research was carried out to isolate and select antagonistic strains of fluorescent Pseudomonas against Rhizoctonia solani Kuhn. Soil samples of rhizophere of rice, maize, sugarcane, onion and tuberose plants were collected at 5 districts Thap Muoi, Thanh Binh, Tam Nong, Lai Vung and Lap Vo, Dong Thap province. From 80 soil samples, 39 strains of fluorescent Pseudomonas were isolated and purified. Results showed that most Pseudomonas strains had antagonistic ability against R. solani with antagonistic efficacy at approximately 10.25 - 22.56%. Among them, three strains of Người phản biện: ThS. Nguyễn Quốc Thái. 105
  2. Lê Thanh Toàn và ctv. TB.ND-1502, TB.ND-1701 and LV.ND-3202 had higher antagonistic efficacy than other strains. The strain of LV.ND-3202 was chosen to evaluate biomass at 3 kinds of media including liquid King’s B, PMS and Succinate. The result indicated that the medium of liquid King’s B had highest bacterial density. Keywords: antagonistic, fluorescent Pseudomonas, Rhizoctonia solani. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ gây bệnh cây đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Chẳng hạn vi Tại Việt Nam, cây lúa là cây trồng khuẩn Pseudomonas monteilli vk58 có chủ lực với khoảng 2/3 dân số tập trung khả năng ức chế mạnh vi khuẩn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ralstonia solanacearum (Lê Như Kiểu Thâm canh tăng vụ, lượng phân bón và và ctv., 2007). Tương tự, Lại Văn Ê thuốc hóa học được sử dụng ngày càng (2003) ghi nhận vi khuẩn Pseudomonas nhiều trên các ruộng lúa (Nguyễn Thị spp. có khả năng đối kháng với nấm Xuân Mai, 2016). Đây là những nguyên Fusarium sp. và R. solani Kuhn. Từ đó, nhân dẫn đến sự xuất hiện nhiều dịch nghiên cứu đã được thực hiện với mục bệnh trên lúa như bệnh cháy bìa lá, lúa tiêu phân lập và tuyển chọn các dòng vi von, đạo ôn hay đốm vằn. Trong đó, bệnh khuẩn vùng rễ Pseudomonas phát huỳnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn quang có khả năng đối kháng đối với được xem là bệnh hại lúa quan trọng ở nấm R. solani Kuhn. đồng bằng sông Cửu Long và thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Thuốc bảo 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP vệ thực vật được nông dân sử dụng để đối NGHIÊN CỨU phó bệnh đốm vằn vì thuốc có khả năng phòng trị bệnh với hiệu quả nhanh. 2.1. Nguồn nấm bệnh Nhưng việc lạm dụng thuốc hóa học là Nấm R. solani AG206 (có độc tính một trong những nguyên nhân gây ô cao) được cung cấp từ phòng thí nghiệm nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực sinh thái tự nhiên, gây bùng phát và tái vật, Trường Đại học Cần Thơ. phát dịch hại, xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc, đặc biệt là để lại tồn dư hóa 2.2. Thu thập mẫu đất, phân lập và chất trên nông sản, gây độc cho con xác định vi khuẩn Pseudomonas phát người và nhiều loài động vật. Vì vậy, huỳnh quang biện pháp sinh học đang được các nhà Các mẫu đất đã được thu thập ở 80 nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao ruộng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) tại trong quản lý bệnh, giúp cân bằng sinh các huyện Tháp Mười, Lai Vung, Tam học, bảo vệ môi trường và an toàn thực Nông và Thanh Bình, thuộc tỉnh Đồng phẩm cho con người. Trong đó, ứng dụng Tháp. Mẫu đất được bảo quản trong túi vi sinh vật có lợi như nhóm vi khuẩn nylon và đưa về phòng thí nghiệm, trữ ở Pseudomonas spp. để quản lý tác nhân 5ºC trước khi phân lập. 106
  3. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Quá trình phân lập được thực hiện bước tiến hành như sau: que cấy vô trùng theo phương pháp của Noori and Saud được sử dụng để lấy một ít vi khuẩn đã (2012, có hiệu chỉnh; trích dẫn từ Nguyễn được chuẩn bị trước 24 giờ, hòa vi khuẩn Thị Xuân Mai, 2016). Một gam đất được vào 1 giọt nước cất ở giữa phiến kính, cân và cho vào 9 ml nước cất thanh trùng làm khô trong không khí, hơ nhanh vết trong ống nghiệm, vortex ống nghiệm với bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2 - 3 lần để gắn tốc độ 120 vòng/phút, pha loãng 3 lần ở chặt vi khuẩn vào phiến kính. Cố định vết độ pha loãng là 10-1, 10-2 và 10-3. Tiếp bôi bằng cách nhỏ lên vết bôi 1 - 2 giọt theo, 100 µl huyền phù nước cất và đất từ cồn 95º, hơ nhanh qua ngọn lửa đèn cồn mỗi nồng độ pha loãng được rút bằng trong 10 giây, cố định vết bôi nhằm 3 micropipette và chà đều lên bề mặt môi mục đích: giết chết vi khuẩn, gắn chặt vi trường King’s B đã chuẩn bị sẵn trên đĩa khuẩn vào phiến kính và làm vết bôi bắt petri khử trùng. Các đĩa petri này được ủ màu tốt hơn vì các tế bào chết bắt màu tốt ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày. Sau khi ủ, hơn tế bào sống. Mẫu được nhuộm bằng khuẩn lạc vi khuẩn phát triển trên môi dung dịch Crystal violet trong 30 giây trường King’s B được quan sát dưới ánh đến 1 phút, rửa nhanh qua nước cất. Mẫu được nhuộm thêm dung dịch lugol và giữ sáng đèn UV ở bước sóng 365nm. Vi trong 1 phút, rửa nhanh qua nước cất. khuẩn phát huỳnh quang (PHQ) được xác Mẫu được nhỏ dịch tẩy màu Ethanol định dựa trên đặc điểm có ánh sáng 95%, giữ khoảng 30 giây (cho đến khi huỳnh quang phát ra từ khuẩn lạc, các vừa thấy mất màu), rửa nhanh qua nước dòng vi khuẩn đã xác định được cấy cất. Mẫu được nhuộm tiếp bằng dung truyền sang đĩa petri có môi trường dịch nhuộm bổ sung trong 1 phút, rửa King’s mới. nhanh với nước cất, để khô. Vi khuẩn Xác định vi khuẩn Pseudomonas Gram âm bắt màu đỏ. Tiêu bản được PHQ dựa trên đặc điểm hình thái: Tiếp quan sát ở vật kính 100X, vi khuẩn Gram tục nuôi cấy các dòng vi khuẩn đã phát âm bắt màu đỏ của carbol-fuchsin. sáng ở trên lên môi trường King’s B để ghi nhận đặc điểm hình thái của các 2.3. Khảo sát khả năng đối kháng của khuẩn lạc như: màu sắc khuẩn lạc, bề mặt các dòng vi khuẩn Pseudomonas PHQ khuẩn lạc, rìa khuẩn lạc..., từ đó so sánh đối với nấm R. solani trong điều kiện với kết quả được mô tả bởi King et al. phòng thí nghiệm (1954) để xác định những khuẩn lạc này Trước khi bố trí thí nghiệm, 39 dòng thuộc nhóm vi khuẩn Pseudomonas PHQ. vi khuẩn được khảo sát sơ bộ để đánh giá nhanh khả năng đối kháng, với 2 lặp lại. Xác định vi khuẩn Pseudomonas Từ đó, 7 dòng vi khuẩn Pseudomonas PHQ dựa trên phản ứng nhuộm gram: PHQ được chọn để thực hiện thí nghiệm. phản ứng nhuộm g được thực hiện đối với các dòng vi khuẩn Psedomonas PHQ theo Thí nghiệm được bố trí theo thể thức phương pháp của IRRI (1994) với các hoàn toàn ngẫu nhiên (HTNN) gồm 7 107
  4. Lê Thanh Toàn và ctv. nghiệm thức là 7 dòng vi khuẩn và 4 lặp Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Từ kết lại. Nấm R. solani được nuôi cấy trên môi quả thí nghiệm, dòng vi khuẩn có HSĐK trường PDA 3 ngày trước khi tiến hành cao được chọn để thực hiện ở thí nghiệm thí nghiệm. Vi khuẩn Pseudomonas PHQ tiếp theo. được nhân nuôi trên môi trường King’B trong 2 ngày. Chuẩn bị ống eppendoft có 2.4. Khảo sát mật số dòng vi khuẩn chứa giấy thấm đã được đục thành từng Pseudomonas PHQ triển vọng trong khoanh tròn (Ø: 0,5 cm). Sau đó, 1.000 µl các loại môi trường nhân nuôi lỏng King’B lỏng được cho vào ống. Vi khuẩn trên máy lắc ngang Pseudomonas PHQ từ môi trường nhân Thí nghiệm được bố trí theo thể thức nuôi được cấy vào ống, tiếp tục để 2 ngày HTNN, gồm 3 nghiệm thức là 3 loại môi trước khi tiến hành thí nghiệm. trường King’s B, PMS và Succinate, 3 lặp Thí nghiệm được thực hiện theo lại. Ba loại môi trường nhân nuôi lỏng phương pháp của Noori and Saud (2012, gồm King’s B, PMS và Succinate được có hiệu chỉnh). Khoanh khuẩn ty nấm chứa trong ống falcon, mỗi loại 3 ống ứng R. solani (Ø: 0,5 cm) đã nuôi cấy 3 ngày với 3 lần lặp lại. Sau đó, 15 ml huyền phù được đặt lên bề mặt đĩa chứa môi trường vi khuẩn được pha và cho vào ống falcon. King’B (10 ml) với khoảng cách tính từ Tiếp theo, 1 ml huyền phù vi khuẩn được rìa đĩa petri là 2,5 cm. Tiếp theo, khoanh rút và cho vào các ống falcon chứa 30 ml giấy thấm tẩm huyền phù vi khuẩn môi trường mỗi loại. Sau đó, các ống này Pseudomonas PHQ được đặt tại vị trí đối được đặt trong máy lắc ngang với tần số diện khoanh khuẩn ty nấm R. solani và 75 lần/phút ở điều kiện phòng và đo mật cũng cách rìa đĩa petri 2,5 cm. Đĩa petri số vi khuẩn bằng máy quang phổ ở bước được đặt ở nhiệt độ phòng trong 5 ngày, sóng 400 nm tại thời điểm 0 và 96 giờ sau đồng thời ghi nhận các chỉ tiêu. Ở nghiệm bố trí (GSBT). thức đối chứng chỉ đặt khoanh khuẩn ty nấm cách rìa đĩa petri 2,5 cm. 2.5. Xử lý số liệu Bán kính sợi nấm phát triển ở nghiệm Số liệu được tổng hợp, thống kê phân thức đối chứng và nghiệm thức có vi tích ANOVA và so sánh sự khác biệt giữa khuẩn được ghi nhận ở thời điểm 1, 3 và các nghiệm thức bằng phần mềm 5 ngày sau đặt khoanh nấm (NSĐKN), từ MSTATC qua phép thử Duncan. đó quy ra hiệu suất đối kháng (HSĐK) theo công thức: 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN BKđc - BKvk 3.1. Kết quả thu thập mẫu đất, phân HSĐK (%) =  100% BKđc lập vi khuẩn đối kháng Trong đó: BKđc là bán kính sợi nấm ở Từ 80 mẫu đất đã được thu thập tại nghiệm thức đối chứng; BKvk là bán kính Đồng Tháp, 39 dòng Pseudomonas PHQ sợi nấm ở nghiệm thức có vi khuẩn. đã được phân lập và làm thuần (bảng 1). 108
  5. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Bảng 1. Số mẫu đất vùng rễ cây và số dòng vi khuẩn phân lập tại 5 huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp STT Số mẫu đất thu Số dòng vi khuẩn phân lập Địa điểm thu mẫu 1 30 19 Huyện Lai Vung 2 20 8 Huyện Lấp Vò 3 10 2 Huyện Tam Nông 4 10 7 Huyện Thanh Bình 5 10 3 Huyện Tháp Mười Tổng 80 39 5 huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp 3.2. Đặc điểm hình thái, khả năng phát Pseudomonas cũng là vi khuẩn Gram âm quang và phản ứng nhuộm Gram của (IRRI, 1994). Tất cả các dòng đều thể các dòng vi khuẩn Pseudomonas PHQ hiện khả năng phát huỳnh quang với ánh đã làm thuần sáng phản quang có màu xanh lam phát ra Trên môi trường King’s B, hình thái từ khuẩn lạc khi quan sát dưới ánh đèn các dòng vi khuẩn Pseudomonas PHQ cực tím ở bước sóng 365 nm. được phân lập rất đa dạng về màu sắc và 3.3. Khả năng đối kháng của dòng vi hình thái khuẩn lạc. Trong đó, hai nhóm khuẩn Pseudomonas PHQ đối với nấm hình thái và màu sắc khuẩn lạc đã được R. solani trong điều kiện phòng thí nghiệm ghi nhận. Vi khuẩn nhóm I: khuẩn lạc dạng nhầy, hình tròn nhỏ, phẳng có màu Kết quả khảo sát sơ bộ về khả năng trắng sữa gồm các dòng đại diện là đối kháng của 39 dòng vi khuẩn TM.ND-0602, TB.ND-1201, TB.ND-1502 Pseudomonas PHQ cho thấy các dòng vi và TB.ND-1701. Vi khuẩn nhóm II: khuẩn PHQ đều có biểu hiện đối kháng khuẩn lạc hơi to, thô, rìa có răng cưa màu nấm R. solani với hiệu suất đối kháng vàng, với các dòng đại diện là LO.ND- (HSĐK) và bán kính vành khăn vô khuẩn 2701, LV.ND-3202 và TN.ND-4202. Kết (BKVKVK) thay đổi qua các thời điểm quả phân lập các dòng vi khuẩn và ghi quan sát từ 1 ngày sau đặt khoanh nấm (NSĐKN) đến 5 NSĐKN (kết quả không nhận đặc điểm hình thái khuẩn lạc của được trình bày). Từ kết quả này, 7 dòng chúng trên môi trường King’s B trong vi khuẩn đạt kết quả tốt đã được chọn để nghiên cứu này phù hợp với kết quả đã so sánh. công bố về vi khuẩn Pseudomonas. Kết quả thực hiện nhuộm Gram đối với các HSĐK của 7 dòng vi khuẩn dòng vi khuẩn PHQ được phân lập cho Pseudomonas PHQ với nấm R. solani thấy tế bào vi khuẩn có dạng hình que, được ghi nhận ở bảng 2. Cụ thể ở thời nhuộm màu đỏ. Dựa trên kết quả nhuộm điểm 1 NSĐKN, các dòng vi khuẩn Gram, kết luận đây là nhóm vi khuẩn Pseudomonas PHQ thể hiện hiệu quả đối Gram âm. Các vi khuẩn thuộc chi kháng qua chỉ tiêu HSĐK ở tỉ lệ khác nhau. 109
  6. Lê Thanh Toàn và ctv. Trong đó, dòng TB.ND-1701 có HSĐK HSĐK là 20,47%, các dòng TM.ND- cao nhất (23,9%), dòng TB.ND-1502 và 0602, TB.ND-1502, TB.ND-1701, TB.ND-1201 cũng thể hiện hiệu quả đối LO.ND-2701, TN.ND-4201 có HSĐK từ kháng tương đối cao, có HSĐK lần lượt 13,90 - 15,72% và không có khác biệt ý là 23,63% và 20,19%, dòng TM.ND-0602 nghĩa thống kê giữa 5 dòng này. Ngược có HSĐK 7,42% thể hiện khả năng đối lại, dòng TB.ND-1201 có HSĐK thấp kháng thấp nhất. Đến thời điểm 3 NSĐKN, nhất và khác biệt ý nghĩa so với các dòng dòng TB.ND-1701 vẫn thể hiện HSĐK cao còn lại (1,86%) (bảng 2, hình 2). nhất (29,61%) và cao hơn ý nghĩa so với Nhìn chung, HSĐK của các dòng vi đối chứng. Dòng TN.ND-4202 có HSĐK khuẩn Pseudomonas PHQ có sự thay đổi thấp nhất, chỉ đạt 6,68%, nhưng vẫn khác qua từng thời điểm. Trung bình tại ba thời biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối điểm khảo sát các dòng vi khuẩn đối kháng chứng. Các nghiệm thức vi khuẩn còn lại đạt trên 10%, cao hơn ý nghĩa so với nghiệm có HSĐK khoảng 7,51 - 24,51%. Ở thời thức đối chứng. Dòng TB.ND-1701 và điểm khảo sát cuối (5 NSĐKN), các TM.ND-0602 thể hiện khả năng HSĐK nghiệm thức vẫn duy trì hiệu quả đối lần lượt là 22,56% và 10,25%. Hai dòng kháng, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm TB.ND-1502 và LV.ND-3202 thể hiện thức đối chứng. Dòng LV.ND-3202 thể hiệu suất đối kháng tương đối cao hiện khả năng đối kháng cao nhất với (20,68% và 17,84%) (bảng 2). Bảng 2. Hiệu suất đối kháng (%) của các dòng vi khuẩn Pseudomonas đối với nấm R. solani ở các thời điểm sau khi bố trí thí nghiệm Hiệu suất đối kháng của nấm (%) Nghiệm thức 1 NSĐKN 3 NSĐKN 5 NSĐKN Trung bình a bc a a TM.ND-0602 7,42 9,38 13,94 10,25 a abc b a TB.ND-1201 20,19 20,85 1,86 14,30 a ab a a TB.ND-1502 23,63 24,51 13,90 20,68 a a a a TB.ND-1701 23,90 29,61 14,18 22,56 a bc a a LO.ND-2701 9,07 7,51 15,72 10,77 a abc a a LV.ND-3202 16,90 16,16 20,47 17,84 a c a a TN.ND-4202 10,71 6,68 14,41 10,60 b d c b Đối chứng 0,00 0,00 0,00 0,00 Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 10,98 15,13 32,74 25,77 Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi các chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê Duncan ở mức 1%, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, NSĐKN: Ngày sau đặt khoanh nấm. 110
  7. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 A B C Hình 2. Khả năng đối kháng của hai dòng Pseudomonas PHQ TM.ND-0602 và TB.ND-1502 đối với nấm R. solani ở thời điểm 5 ngày sau đặt khuẩn ty (A: TM.ND-0602, B: TB.ND-1502 và C: Đối chứng) Ghi chú: : Vị trí đặt khoanh nấm; : Ví trí đặt vi khuẩn. Như vậy, ba dòng vi khuẩn TB.ND- một số vi sinh vật trong quá trình sống 1701, TB.ND-1502, LV.ND-3202 thể tiết ra bên ngoài nhiều chất có tác dụng hiện khả năng đối kháng cao hơn các như chất kiềm chế hoạt động của các vi dòng còn lại. Các kết quả trong nghiên sinh vật khác cùng môi trường sống. cứu này phù hợp một số công trình đã Tương tự, Nguyễn Thị Thu Nga (2003) được công bố trước đây. Theo ghi cho rằng vi khuẩn Burkholderia cepacia nhận của Đỗ Tấn Dũng (2004; trích TG17 khi cùng sống với nấm R. solani có dẫn từ Võ Thanh Hùng, 2013), vi khuẩn khả năng hạn chế sự phát triển của khuẩn P. fluorescens có khả năng cạnh tranh, ty nấm và ức chế sự hình thành hạch nấm. đối kháng, ức chế sự xâm nhiễm và gây Hiện tượng này có thể do vi khuẩn tiết ra hại của vi khuẩn Ralstonia solanacearum. chất bactericin hay enzyme phân hủy Bên cạnh đó, Trần Thị Kiều (2017) đã ghi vách tế bào của sợi nấm làm sợi nấm chết nhận các dòng Pseudomonas PHQ đánh đi hay làm chúng phát triển chậm lại. giá đều cho hiệu quả ức chế vi khuẩn Dòng vi khuẩn LV.ND-3202 được Xanthomonas oryzae pv. oryzae ổn định chọn để tiếp tục thực hiện thí nghiệm kéo dài đến 72 giờ và đều có khả năng tiếp theo. tiết enzyme protease phân giải protein trong điều kiện phòng thí nghiệm. 3.4. Kết quả mật số dòng vi khuẩn Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, hầu Pseudomonas PHQ triển vọng trong hết các dòng vi khuẩn Pseudomonas PHQ các loại môi trường nhân nuôi lỏng đã khảo sát có khả năng đối kháng đối với trên máy lắc ngang sự phát triển của khuẩn ty nấm R. solani, Kết quả ghi nhận bằng máy đo quang có thể do nhiều cơ chế như cạnh tranh phổ và tính toán mật số cho thấy mật số dinh dưỡng, không gian sống, tiết enzyme vi khuẩn tăng qua các thời điểm 24, 48, 72 hay kháng sinh gây ức chế sự tăng trưởng và 96 GSBT. Ở thời điểm 0 GSBT, mật của sợi nấm. Theo Phạm Văn Kim (2000), số vi khuẩn trong môi trường King’s B 111
  8. Lê Thanh Toàn và ctv. cao nhất là 1,39  108 cfu/ml, môi trường khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Đến PMS thấp nhất là 1,02  108 cfu/ml, tuy thời điểm 96 GSBT, môi trường King’s nhiên không khác biệt về ý nghĩa thống B và Succinate giảm so với thời điểm 72 kê. Tương tự, thời điểm 24 và 48 GSBT, GSBT nhưng vẫn có mật số cao (2,19  môi trường King’s B và PMS vẫn lần 108cfu/ml và 1,88  108 cfu/ml), môi lượt duy trì mật số cao nhất và thấp nhất. trường PMS tăng nhưng thấp nhất với Ở thời điểm 72 GSBT, môi trường mật số 1,79  108 cfu/ml. Qua đây, kết King’s B đạt mật số cao nhất là 2,20  luận rằng môi trường King’s B lỏng cho 108 cfu/ml, kế đó là môi trường mật số vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là Succinate 1,99  108 cfu/ml, thấp nhất là môi trường Succinate và thấp nhất là môi môi trường PMS 1,66  108 cfu/ml, và trường PMS (bảng 3). Bảng 3. Mật số dòng vi khuẩn LV.ND-3202 trong môi trường nhân nuôi lỏng ở các thời điểm sau khi bố trí thí nghiệm 8 Mật số vi khuẩn (x 10 cfu/ml) ở OD = 400 nm Nghiệm thức 0 GSBT 24 GSBT 48 GSBT 72 GSBT 96 GSBT a a a a a King’s B 1,39 1,72 1,87 2,20 2,19 a b b b ab Succinate 1,41 1,44 1,66 1,99 1,88 a c c c b PMS 1,02 1,19 1,42 1,66 1,79 Mức ý nghĩa ns * * * * CV (%) 2,24 6,5 4,91 3,73 7,38 Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi các chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê Duncan, *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. GSBT: Giờ sau bố trí. Việc nhân nuôi này từng được thực xuất sinh khối vi khuẩn. Tuy nhiên, các hiện trên các loại môi trường tổng hợp, nguồn carbon và chất dinh dưỡng trong bán tổng hợp và tự nhiên. Bora et al. môi trường PMS đã được thử nghiệm và (2004) khi tiến hành nhân nuôi vi khuẩn phát hiện ra rằng mật đường có thể thay P. fluorescens trong môi trường King’s B thế glucose và bột đậu nành. Nồng độ tối lỏng trên máy lắc ngang với tần số 150 ưu cho mật rỉ ở mức 4% và bột đậu nành vòng/phút ở nhiệt độ phòng sau 48 giờ ở nồng độ 1% sẽ cho mật số cao nhất. mật số đạt 9  108cfu/ml. Sản xuất siderophore tối đa thu được trong môi 4. KẾT LUẬN trường succinate (125 µM) sau đó là môi Trong tổng số 80 mẫu đất vùng rễ cây trường B của King (105 µM) (Sasirekha lúa, bắp, mía, hành và huệ đã được thu and Srividya, 2016). Theo nghiên cứu của thập tại tỉnh Đồng Tháp, 39 dòng Chancharoensin et al. (2010), PMS là môi Pseudomonas PHQ đã được phân lập và trường chi phí thấp được ứng dụng để sản làm thuần. Các dòng vi khuẩn này có đặc 112
  9. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 điểm Gram âm, phát huỳnh quang, đa 5. Lê Như Kiểu, Phan Quốc Hưng, Nguyễn Hữu dạng về màu sắc và hình thái khuẩn lạc. thành Thành và Nguyễn Viết Hiệp (2007), Tương tác giữa chủng vi khuẩn đối kháng Trong tổng số 39 dòng vi khuẩn, 7 dòng Pseudomonas monteilii vk58 với các chủng vi thể hiện khả năng đối kháng cao. Trong khuẩn phân lập từ đất. Tạp chí Khoa học và đó, 3 dòng TB.ND-1502, TB.ND-1701 và Công nghệ 5(5): 35 - 40. LV.ND-3202 thể hiện HSĐK tốt. Kết quả 6. Nguyễn Thị Thu Nga (2003), Khảo sát đặc khảo sát mật số của dòng vi khuẩn tính sinh học, khả năng đối kháng của vi LV.ND-3202 trong môi trường nhân nuôi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn và tìm môi lỏng trên máy lắc ngang cho thấy môi trường nhân nuôi vi khuẩn này. Luận văn Tốt trường King’s B lỏng cho mật số cao nhất nghiệp Thạc sỹ. Trường Đại học Cần Thơ. ở thời điểm 72 GSBT. 7. Nguyễn Thị Xuân Mai (2016), Đánh giá khả năng phòng trừ của vi khuẩn Pseudomonas TÀI LIỆU THAM KHẢO phát huỳnh quang đối với bệnh đạo ôn do 1. Bora, T., Ozaktan, H., Gorenand, E. and, nấm Pyricularia oryzae gây ra trong điều Aslan, E. (2004), Biological control of kiện nhà lưới. Luận văn Tốt nghiệp Thạc sỹ. Fusarium oxysporum f. sp. melonis by Trường Đại học Cần Thơ. wettable powder formulations of two strains 8. Noori, M. S. S. and Saud, H. M. (2012), of Pseudomonas putida. Journal of Protential plant growth-promoting activity of Phytopathology 152: 471 - 475. Pseudomonas sp. Iisolated from poaddy soil 2. Chancharoensin, S., Luechai, S. and in Malaysia as biocontrol agent. Journal of Banditwattanawong, C. (2010), Media Plant Pathology and Microbiology 3(2): 1 - 4. development for biomass production of 9. Sasirekha, B. and Srividya, S. (2016), antifungal strains of Pseudomonas Siderophore production by Pseudomonas aeruginosa. International Journal of Applied aeruginosa FP6, a biocontrol strain for Agricultural Research 5: 669 - 677. Rhizoctonia solani and Colletotrichum 3. IRRI (1994), A Manual of Rice Seed Health. gloeosporioides causing diseases in chili. International Rice Research Intistute. Agriculture and Natural Resources 50: P.O.Box 933, 1099 Manila, Philippine. 250 - 256. 4. Lại Văn Ê (2003), Nghiên cứu sử dụng vi 10. Trần Thị Kiều (2017), Đánh giá khả năng sinh vật đối kháng trong phòng trừ sinh học phòng trừ của vi khuẩn Psedomonas phát nấm Fusarium oxysporum và Rhizoctonia huỳnh quang đối với bệnh cháy bìa lá lúa do solani Kuhn gây bệnh chết trên bông vải vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây (Gosypium hirsutum L). Luận văn Tốt nghiệp ra trong điều kiện nhà lưới. Luận văn Tốt Thạc sỹ. Trường Đại học Cần Thơ. nghiệp Thạc sỹ. Trường Đại học Cần Thơ. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2