Đề bài: Phân tích bài thơ Enxa trước gương của Aragông<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
L.Aragông (1897 1982) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết lớn của thế giới, được coi là một <br />
trong những cánh chim đại bàng của văn học thế kỉ XX. Cuộc đời ông như một cuốn tiểu <br />
thuyết phức tạp. Thuở nhỏ ông đã mang thân phận bất hạnh của một đứa con hoang. Hai <br />
lần khoác áo lính (1917, 1939) để đủ nếm trải mọi mùi vị chiến tranh qua hai cuộc Đại <br />
chiến thế giới. Năm 1919 ông tham gia tổ chức văn học chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu <br />
thực trong tâm trạng mệt mỏi chán chường. Năm 1927, 1928 là năm có nhiều sự kiện lớn <br />
trong đời L.Aragông: vào Đảng Cộng sản Pháp, gặp Enxa, rồi từ đó đến với chủ nghĩa <br />
hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau 1950, tâm trạng ông lâm vào sự khủng hoảng kéo dài <br />
trước những diễn biến phức tạp ở nước Pháp và trên thế giới. Khi tròn 60 tuổi, ông vinh <br />
dự được nhận giải thưởng hòa bình Quốc tế Lênin (1957).<br />
<br />
L.Aragông yêu văn chương say đắm. Từ 5, 6 tuổi ông đã chập chững sáng tác những trang <br />
tiểu thuyết đầu tiên. Ong đã để lại một khối lượng sáng tác khổng lồ trên nhiều phương <br />
diện: tiểu thuyết, thơ ca, tiểu luận phê bình... được liệt kê thành hai cuốn thư mục dài <br />
282 trang.<br />
<br />
Nhưng ở Aragông, tình yêu văn chương có sự gặp gỡ tuyệt diệu với tình yêu lứa đôi và <br />
tình yêu lý tưởng. Tình yêu của ông với Enxa Tơriôlê (1896 1970) một phụ nữ Nga gốc <br />
Do Thái, em vợ của Maiacopxki là sự kiện lớn nhất trong cuộc đời Aragông, là đôi cánh <br />
chắp cho hồn thơ ông bay lên bầu trời sáng tạo. Trước sau, Aragông vẫn được biết đến <br />
như một thi sĩ lớn: lớn ở hồn thơ và ở những tìm tòi đổi mới về nghệ thuật thơ. Ông xoay <br />
trở câu thơ, tìm cách bỏ các loại dấu chấm câu, phát triển câu thơ dài chưa từng thấy <br />
nhằm xóa nhòa ranh giới giữa thơ và văn xuôi, khiến câu thơ trở nên phóng khoáng mà <br />
gần gũi đời thường. Đặc biệt, Aragông ưa thích dùng biện pháp tu từ lặp đi lặp lại <br />
(nhưng có biến đổi) để gây ấn tượng mạnh về nghệ thuật. Bài Enxa trước gương (in <br />
trong tập Tiếng kền trận Pháp, xuất bản 1946) như là sự kết tinh vẻ đẹp nhiều mặt của <br />
hồn thơ và tài thơ. L.Aragông.<br />
Enxa Tơriôlê đã trở thành hình tượng nghệ thuật phổ biến trong sáng tác của Aragông, là <br />
hình tượng tư tưởng dẫn dắt cuộc sống của ông:<br />
<br />
Anh đã học từ em để hiểu nhân tình thế thái<br />
<br />
Và từ đó anh nhìn thế gian theo cách em nhìn<br />
<br />
(Áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa)<br />
<br />
Người đàn bà kì diệu đó lại một lần nữa gây men ngây ngất trong Enxa trước gương của <br />
Aragông. Đặt trong bối cảnh của một nước Pháp thương đau, thi phẩm của Aragông vừa <br />
nồng nàn yêu đương, vừa xót xa u trầm. Điều đó tạo nên một không khí lạ bao trùm cả <br />
bài thơ: tĩnh lặng hoàn toàn tĩnh lặng mà đầy xôn xao...<br />
<br />
Tĩnh lặng: Cả bài thơ không một âm thanh. Hình tượng được dựng lên bằng hoa, chân <br />
dung Enxa được tạc nên bởi nét vẽ lặng lẽ: một dáng ngồi, một mái tóc, một chiếc <br />
gương, một cử động (chải tóc). Không khí bài thơ chìm trong sự tĩnh lặng đặc biệt ấy.<br />
<br />
Viên Mai, nhà lí luận thi ca (Trung Quốc) từng nói rất chí lí: "Tha cốt đạm, chứ không cốt <br />
nồng, nhưng phải là cái đạm sau khi đã nồng". Bài thơ của thi sĩ Pháp L.Aragông đã mang <br />
cái cốt cách phương Đông như thế. Cái tĩnh lặng bên ngoài của bài thơ chính là cái "đạm" <br />
ngầm chứa bên trong "cái nồng" của một ngọn núi lửa. Cái xôn xao núi lửa do mối quan <br />
hệ giữa bốn hình ảnh lặng lẽ trên tạo nên. Như vậy, sự tắt lặng âm thanh không gian đã <br />
chuyển thành cái âm thanh nội tâm nóng bỏng, càng làm nổi lên cái âm thanh nội tâm xôn <br />
xao, da diết với hai thủ pháp chính: tạo phép lặp và tạo quan hệ, điều thường thấy ở ngòi <br />
bút Aragông.<br />
<br />
Tạo phép lặp: Trong thơ Aragông, lặp lại luôn gắn với biến đổi, làm hình ảnh vừa được <br />
khắc sâu, vừa có sự phát triển.<br />
<br />
Dáng ngồi Enxa: Được lặp lại 7 lần, có thay đổi vị trí trong cái khổ thơ (khổ 1: câu 2, khổ <br />
2: câu 1 và câu 5, khổ 3: câu 3, khổ 5: câu 3, khổ 6: câu 2, khổ 9: câu 1). Dáng ngồi im <br />
lặng chìm trong một thời gian lặp lại triền miên, kéo dài (một ngày dài, suốt ngày, cứ thứ <br />
năm hàng tuần) gợi một không khí trầm tư nặng nề, mệt mỏi.<br />
<br />
Chiếc gương Enxa: Luôn gắn với dáng ngồi gợi chất nữ tính làm mềm lại không khí căng <br />
thẳng của bài thơ. Hình ảnh chiếc gương hai lần đột biến; gương đời (cuộc đời oái oăm <br />
như tấm gương soi), gương trí nhớ (một ngày dài ngồi soi vào trí nhớ). Sự đột biến tạo <br />
nên mối quan hệ giữa thực và ảo, khiến hình ảnh chiếc gương lung linh trong ý nghĩa <br />
biểu tượng: tấm gương, vừa là mảnh hồn Enxa, vừa là hình bóng cuộc đời.<br />
<br />
Mái tóc Enxa: Là hình ảnh đẹp nhất, rực rỡ nhất trong bài thơ, hé mở một nét chân dung <br />
đặc sắc của Enxa. Hình ảnh mái tóc gây ấn tượng mạnh bởi phép lặp (lặp lại 5 lần) đặc <br />
biệt được khai thác sâu về màu sắc lạ. Mái tóc luôn gắn với tính từ "vàng rực rỡ" tạo nên <br />
màu sắc mạnh tràn đầy sức sống. Mái tóc luôn được miêu tả qua các phép ẩn dụ để so <br />
sánh với "hoa lửa", "ánh lửa", "đám cháy" càng gợi lên sức sống mãnh liệt đến thiêu đốt. <br />
Mái tóc vàng rực rỡ như lửa của Enxa "bốc cháy" trong bài thơ, vừa là biểu tượng chung <br />
cho vẻ đẹp của người phụ nữ, vừa biểu tượng cho sức mạnh tình yêu nồng nhiệt, đầy <br />
cuốn hút đối lập hẳn với không gian bài thơ tình lặng đến u uất.<br />
<br />
Động tác chải tóc của Enxa: Cử động duy nhất trong bài thơ, vừa lặp lại như hành động <br />
quen thuộc đến đơn điệu trễ nải, vừa có sự phát triển bất ngờ. Động tác chải đi chải lại <br />
khiến mái tóc thêm mượt mà, để đột ngột bùng lên "hoa lửa". Cách chải duyên dáng "như <br />
lơ đãng dạo khúc đàn êm ả" khiến người chải tóc mang vẻ đẹp nghệ sĩ. Bàn tay chải tóc <br />
miết trên đầu được bất ngờ liên tưởng tới một động tác tư duy, chải như muốn làm bật <br />
ra tư duy:<br />
<br />
Chiếc lược rẽ đôi vầng lửa óng ánh nhiễu tơ<br />
<br />
Và những vầng lửa này soi chỗ khuất hồn tôi<br />
<br />
Từ chiếc lược, trí nhớ ùa ra, hướng về một thời bi kịch của nước Pháp, với "các diễn viên <br />
bi kịch" là những người đã chiến đấu và hy sinh trong chiến tranh ác liệt chống chủ nghĩa <br />
phát xít vẻ đẹp tình yêu riêng tư đột ngột gắn với nỗi niềm đất nước, tạo nên chiều kích <br />
lớn cho nội tâm Enxa.<br />
Bài thơ chỉ phát lộ hết ý nghĩa trong mối quan hệ giữa thực và ảo của bốn hình ảnh trên. <br />
Tổng hợp lại, bốn hình ảnh đều hướng về Enxa, tạo ra hai tầng nghĩa. Thứ nhất, một <br />
Enxa đẹp rực rỡ nhưng đầy ưu tư trước nỗi đau nước Pháp. Thứ hai: một tình yêu mãnh <br />
liệt của Aragông dành cho sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm Enxa. Tình yêu <br />
không chỉ là riêng tư khi nó hòa trong sự đồng cảm với sự mất mát chung của dân tộc. Sự <br />
hòa điệu riêng chung đã nâng đỡ cảm xúc bài thơ lên một tầm vóc lớn. Đó chính là dư <br />
âm trường tồn của thi phẩm Aragông.<br />
<br />
Ấn tượng đặc biệt của Enxa trước gương là một bút pháp độc đáo đến táo bạo, giàu liên <br />
tưởng từ mái tóc Enxa mà thi sĩ mở ra cả một ngọn núi lửa. Điều thú vị là ngọn núi lửa ấy <br />
từ một chỗ là sản phẩm riêng của Aragông, trở thành sản phẩm chung của những người <br />
dân nước Pháp có trái tim tha thiết với xứ sở của mình.<br />
<br />
<br />