Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 YSC4F.302 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG SỬ DỤNG VỐN TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẠCH PHI HÙNG1*, NGÔ ĐINH THANH TRÚC2 1 Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thachphihung@iuh.edu.vn (*corresponding author), 1851042054truc@ou.edu.vn Tóm tắt. Năng suất lao động trong ngành xây dựng là một vấn đề quan trọng đang được các nhà quản lý xây dựng quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chỉ thực hiện các công trình xây dựng nói chung mà chưa đi sâu vào phân tích chi tiết các dự án xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào các nghiên cứu trước đây và ý kiến chuyên gia, nghiên cứu xác định được 41 nhân tố. Bằng cách xếp hạng nhân tố, nghiên cứu xác định được 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm tai nạn lao động, thông số kỹ thuật bản vẽ không chính xác, thiết kế phức tạp, chậm trễ trong việc triển khai bản vẽ thi công, công nhân không hài lòng trong công việc. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý xây dựng có cái nhìn cụ thể hơn về năng suất lao động, để từ đó họ có thể tìm ra những biện pháp phù hợp áp dụng vào dự án mà họ đang tham gia. Từ khóa. năng suất lao động, xây dựng dân dụng, vốn tư nhân. ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING LABOR PRODUCTIVITY OF CIVIL CONSTRUCTION WORKS USING PRIVATE CAPITAL IN HO CHI MINH CITY Abstract. Labor productivity in the construction industry is an important issue being concerned by construction managers. There have been many studies done to find out the factors affecting labor productivity. However, previous studies only performed construction works in general without going into detailed analysis of civil construction projects using private capital. Therefore, the objective of this study is to analyze the factors affecting labor productivity in civil construction using private capital in Ho Chi Minh City. Based on previous research and expert opinion, the study identified 41 factors. By ranking factors, the study identified 5 important factors affecting labor productivity including labor accidents, incorrect drawing specifications, complicated designs, delays in work. Deploying construction drawings, workers are not satisfied at work. The results of the study contribute to sharing for construction managers a more specific view of the factors that seriously affect labor productivity in the construction industry, so that they can find out the best solutions to this problem. Keywords. labor productivity, civil construction, private capital. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng là một chuỗi công việc từ chuẩn bị đến thiết kế và thi công hiện trường nhằm tạo nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở… Một dự án thành công đòi hỏi các kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự 20 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 toán; Tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; Giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng;… Trong quá trình thi công, năng suất lao động được xem là một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công của công trình dân dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Năng suất lao động là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khía cạnh về năng suất lao động trong xây dựng dân dụng rất rộng và chưa được nghiên cứu khai thác triệt để. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là chủ đề đóng vai trò rất quan trọng trong công trình xây dựng. Để nâng cao năng suất thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng, dù là tích cực hay tiêu cực cũng đều cần thiết. Tận dụng các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất và kiểm soát hoặc loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực để cho ra thành quả cuối cùng là cải thiện được năng suất lao động tại công trình xây dựng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và đề xuất một số biện pháp khắc phục, nhằm tiến đến xây dựng mô hình quản lý hiệu quả hơn cho các dự án xây dựng trên địa bàn sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về năng suất lao động Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào các yếu tố như: - Trình độ khéo léo, thành thạo của công nhân; - Mức độ phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; - Trình độ tổ chức quản lý; - Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; - Các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế,… 2.2. Tổng quan về nghiên cứu trước đây Nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng là vấn đề được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong nghiên cứu Hanna và các cộng sự (2005) đã phân tích về những ảnh hưởng của việc kéo dài thời gian làm thêm tới năng suất lao động xây dựng. Trong nghiên cứu này các tác giả định nghĩa giờ làm thêm là số giờ làm việc vượt quá 40 giờ/tuần. Dữ liệu dùng để phân tích định lượng được thu thập từ 88 dự án trên khắp Hoa Kỳ bằng bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy năng suất lao động sẽ bị suy giảm do số giờ làm việc mỗi tuần tăng lên hoặc do thời gian của dự án tăng lên. Paul M. Goodrum và các cộng sự (2009) phân tích những thay đổi trong công nghệ vật liệu và năng suất lao động của 100 hoạt động xây dựng từ năm 1977 đến năm 2004, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những thay đổi trong công nghệ vật liệu đã có tác động cải tiến về năng suất lao động. Sự thay đổi về trọng lượng của vật liệu, thay đổi trong cách lắp đặt và mô đun hóa có mối quan hệ, làm thay đổi đáng kể năng suất lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng công nghệ để cải tiến năng suất lao động, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu hiểu mối quan hệ lý thuyết giữa công nghệ và năng suất lao động trong xây dựng. Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Thị Xuân Lan (2012) nghiên cứu về Mối quan hệ giữa số tầng và năng suất lao động trong thi công nhà cao tầng. Nghiên cứu mô tả quy luật biến đổi, xem xét mối liên hệ của số tầng và vị trí các tầng với năng suất lao động của các công tác cốt thép, cốt pha công trình. Đồng thời, phân tích việc ứng dụng đường cong học ước lượng năng suất lao động thông qua xem xét cụ thể. Farnad Nasirzadeh và Pouya Nojedehi (2013) nghiên cứu mô hình động cho năng suất lao động các dự án xây dựng. Nghiên cứu này trình bày cách tiếp cận dựa trên mô hình năng suất lao động. Cơ cấu phức tạp liên quan đến các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến năng suất lao động được hình thành bằng cách sử dụng phương pháp động lực hệ thống. Mô hình định tính về năng suất lao động được xây dựng bằng cách sử dụng vòng lặp phản hồi nguyên nhân và hiệu quả. Các mối quan hệ tồn tại giữa các yếu tố khác nhau được 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 21
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 xác định và mô hình định lượng về năng suất lao động được xây dựng. Với mô hình đề xuất, năng suất lao động được mô phỏng xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng. Hiệu quả về năng suất lao động đối với các biện pháp thực hiện dự án khác nhau cũng được đánh giá về mặt thời gian và chi phí. Sử dụng mô hình được đề xuất, người quản lý dự án có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa làm giảm năng suất, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp để cải thiện năng suất lao động. Nguyễn Văn Tâm và cộng sự (2018) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân xây dựng tại các công trường trên địa bàn Tp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 43 nhân tố ảnh hưởng được chia thành 8 nhóm. Trong đó có 8 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lao động của công nhân xây dựng, gồm: kinh nghiệm; kỷ luật lao động; hình thức thanh toán; chất lượng vật liệu xây dựng; khả năng tổ chức sản xuất; chất lượng công cụ và dụng cụ; tổ chức giám sát thi công; độ cao làm việc. Dựa trên các nghiên cứa trước đây, nghiên cứu này chọn lọc được 47 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 1). Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh STT Các nhân tố ảnh hưởng I Các nhân tố về môi trường 1 Điều kiện thời tiết 2 Tiếng ồn ở công trường gây khó khăn cho việc giao tiếp 3 Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng 4 Mặt bằng làm việc không thuận lợi II Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư 5 Chủ đầu tư ra quyết định chậm 6 Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu 7 Chủ đầu tư thiếu kỹ sư giám sát đủ năng lực 8 Chủ đầu tư cung cấp thông tin và yêu cầu trong giai đoạn thiết kế không đầy đủ, rõ ràng 9 Chủ đầu tư thay đổi kế hoạch xây dựng cho dự án 10 Thiếu đội ngũ/cán bộ III Các nhân tố liên quan đến nhà thầu 11 Nhà thầu thiếu năng lực quản lý công trường 12 Nhà thầu lên kế hoạch không phù hợp 13 Sự phối hợp không hiệu quả giữa các nhà thầu dẫn đến thi công sai 14 Phương thức quản lý, biện pháp thi công không hợp lý 15 Hệ thống quản lý và trao đổi thông tin không hiệu quả 16 Bố trí mặt bằng thi công công trường không hợp lí 17 Quản lý vật liệu không hiệu quả 18 Khó khăn tài chính của nhà thầu IV Các nhân tố liên quan đến tư vấn giám sát 19 Giám sát thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc 20 Sự phối hợp không hiệu quả giữa giám sát và công nhân 21 Thiếu đội ngũ giám sát 22 Giám sát không có mặt thường xuyên ở công trường 23 Kiểm tra chất lượng sản phẩm lỗi dẫn đến công việc làm lại 24 Giám sát bảo thủ với đề suất điều chỉnh 25 Chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu 26 Không kiểm soát tốt các vấn đề an toàn lao động gây ra tai nạn lao động cho công nhân V Các nhân tố liên quan đến tư vấn thiết kế 27 Tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm 28 Chậm trễ của việc cung cấp bản vẽ thi công 22 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 STT Các nhân tố ảnh hưởng 29 Thông số kỹ thuật bản vẽ không chính xác 30 Thiết kế phức tạp 31 Thay đổi thiết kế 32 Sai sót và thiếu sót trong bản vẽ thiết kế VI Các nhân tố liên quan đến công nhân lao động 33 Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm lao động 34 Thiếu nhân công 35 Thiếu đào tạo nâng cao trình độ lao động 36 Thiếu lực lượng lao động lành nghề 37 Sự phối hợp không hiệu quả giữa các công nhân 38 Công nhân không hài lòng trong công việc 39 Làm việc quá tải dẫn đến năng suất lao động giảm 40 Lương thưởng không công bằng dẫn tới thiếu động lực 41 Tai nạn lao động VII Các nhân tố về máy móc, thiết bị, công cụ và vật liệu 42 Thiếu máy móc, công cụ và thiết bị 43 Máy móc bị hỏng 44 Thiếu vật liệu, điện, nước 45 Chất lượng máy móc, thiệt bị, vật liệu kém 46 Giá mua vật liệu, máy móc tăng 47 Khó khăn trong giai đoạn vận chuyển vật liệu tới công trình 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, bảng câu hỏi thử nghiệm được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết về vấn đề liên quan đến năng suất lao động tại Việt Nam và trên thế giới; đồng thời đối chiếu với điều kiện thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, bước khảo sát sơ bộ được tiến hành bằng cách phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm lấy ý kiến chuyên gia, đồng thời kiểm chứng lại bảng câu hỏi và đảm bảo mọi câu hỏi được đối tượng khảo sát hiểu đầy đủ và chính xác. Bảng hỏi hoàn thiện gồm 47 nhân tố được phân thành 7 nhóm: Nhóm nhân tố về môi trường (4 nhân tố); Nhóm nhân tố liên quan chủ đầu tư (9 nhân tố); Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu (8 nhân tố); Nhóm nhân tố liên quan đến tư vấn giám sát (8 nhân tố); Nhóm nhân tố liên quan đến tư vấn thiết kế (8 nhân tố); Nhóm nhân tố liên quan đến công nhân lao động (9 nhân tố) và nhóm nhân tố về máy móc, thiết bị (6 nhân tố). Công cụ SPSS được áp dụng để phân tích thống kê dữ liệu khảo sát (thống kê mô tả, phân tích giá trị trung bình, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA). Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành xếp hạng các nhân tố, thảo luận phân tích kết quả và đề xuất giải pháp thực tiễn (hình 1). 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 23
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Xác định vấn đề nghiên cứu Tìm hiểu báo và các Xác định nguyên nhân Chuyên gia và người nghiên cứu đã có trong ảnh hưởng đến năng có nhiều kinh nghiệm nước và quốc tế suất lao động trong ngành xây dựng Nghiên cứu nội dung và các phần cần có trong bảng câu hỏi Không phù hợp Phát triển bảng câu hỏi Khảo sát thử thử nghiệm với các chuyêntrong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tp Khảo sát nghiệm với các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh HCM Kiểm tra sự phù hợp Sàng lọc lại trước khi đưa ra bảng câu hỏi chính thức Sàn Phân phối bảng câu hỏi chính thức Thu thập bảng câu hỏi Sàng lọc phân tích số liệu thu thập được bằng SPSS Sàn Đánh giá và phân tích kết quả Kết luận và kết quả Hình 1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Thu thập dữ liệu Bước khảo sát đại trà được tiến hành trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng khảo sát là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đã từng tham gia dự án có vốn tư nhân. Số bảng khảo sát gửi đi là 350 bảng, số bảng khảo sát thu về là 250 bảng, trong đó có 40 bảng không hợp lệ (chiếm 16.0%) bị loại ra, còn lại là 210 bảng hợp lệ (chiếm 84.0 %) được sử dụng phân tích dữ liệu. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1. Thống kê mô tả Công trình xây dựng được phân thành nhiều cấp, bao gồm: cấp I, cấp II, cấp III, cấp đặc biệt,… Trong 210 mẫu nghiên cứu này, công trình cấp I chiếm 30%; Cấp II chiếm 37%; Cấp III chiếm 21%; Cấp đặc biệt chiếm 9% và công trình khác chiếm 3%. Nghiên cứu này chú trọng khảo sát công trình cấp I và cấp II. Đây là 2 loại công trình dân dụng khá phổ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 24 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Hình 2. Thống kê cấp công trình Kinh nghiệm công tác được khảo sát từ 3 năm kinh nghiệm đến trên 7 năm. Đối tượng có kinh nghiệm công tác từ 3 – dưới 5 năm chiếm 32%; Từ 5 – dưới 7 năm chiếm 29% và từ 7 năm trở lên chiếm 39%. Trong nghiên cứu này, số năm kinh nghiệm lớn hơn 5 năm chiếm 71%, điều này cho thấy số liệu thu thập được có độ tin cậy cao. Hình 3. Thống kê kinh nghiệm của đối tượng khảo sát 4.2. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences) tiến hành phân tích dữ liệu. Giá trị trung bình của 47 nhân tố ban đầu nằm trong khoảng từ 4.33 đến 3.58, giá trị mean trung bình 4.01, độ phân tán dữ liệu thể hiện qua độ lệch chuẩn không cao (mức cao nhất là 0.42). Điều này thể hiện những người tham gia khảo sát có quan điểm thống nhất về mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trị Độ Xếp Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trung lệch hạng bình chuẩn Làm việc quá tải dẫn đến năng suất lao động giảm 4.33 0.32 1 Khó khăn tài chính của nhà thầu 4.30 0.30 2 Sai sót và thiếu sót trong bản vẽ thiết kế 4.29 0.29 3 Chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu 4.27 0.26 4 Chất lượng sản phẩm lỗi dẫn đến công việc làm lại 4.26 0.26 5 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 25
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Phương thức quản lý, biện pháp thi công không hợp lý 4.24 0.24 6 Nhà thầu lên kế hoạch không phù hợp 4.22 0.21 7 Sự phối hợp không hiệu quả giữa các nhà thầu dẫn đến thi công sai 4.19 0.18 8 Nhà thầu thiếu năng lực quản lý công trường 4.19 0.18 9 Giám sát không có mặt thường xuyên ở công trường 4.18 0.18 10 Thiếu đội ngũ giám sát 4.18 0.17 11 Quản lý vật liệu không hiệu quả 4.16 0.15 12 Thiếu vật liệu, điện, nước 4.13 0.13 13 Khó khăn trong giai đoạn vận chuyển vật liệu tới công trình 4.13 0.12 14 Thay đổi thiết kế 4.13 0.12 15 Chất lượng máy móc, thiệt bị, vật liệu kém 4.12 0.11 16 Máy móc bị hỏng 4.11 0.11 17 Chủ đầu tư thay đổi kế hoạch xây dựng cho dự án 4.10 0.10 18 Chủ đầu tư thiếu kỹ sư giám sát đủ năng lực 4.08 0.07 19 Thiếu lực lượng lao động lành nghề 4.05 0.05 20 Tai nạn lao động 4.05 0.05 21 Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu 4.05 0.04 22 Chủ đầu tư cung cấp thông tin và yêu cầu trong giai đoạn thiết kế không 4.05 0.04 23 đầy đủ, rõ ràng Thiếu đội ngũ giám sát 4.04 0.04 24 Thiếu đào tạo nâng cao trình độ lao động 4.04 0.03 25 Thiếu đội ngũ/cán bộ 4.02 0.02 26 Thiếu máy móc, công cụ và thiết bị 4.01 0.01 27 Thiếu nhân công 3.98 0.02 28 Không kiểm soát tốt các vấn đề an toàn lao động gây ra tai nạn lao động 3.93 0.07 29 cho công nhân Chậm trễ của việc cung cấp bản vẽ thi công 3.92 0.09 30 Lương thưởng không công bằng dẫn tới thiếu động lực 3.91 0.09 31 Công nhân không hài lòng trong công việc 3.91 0.09 32 Mặt bằng làm việc không thuận lợi 3.90 0.10 33 Giám sát thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc 3.90 0.10 34 Bố trí mặt bằng thi công công trường không hợp lí 3.89 0.12 35 Giám sát bảo thủ với đề suất điều chỉnh 3.84 0.17 36 Giá mua vật liệu, máy móc tăng 3.83 0.17 37 Tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm 3.83 0.18 38 Thiết kế phức tạp 3.83 0.18 39 Sự phối hợp không hiệu quả giữa giám sát và công nhân 3.82 0.19 40 Hệ thống quản lý và trao đổi thông tin không hiệu quả 3.80 0.21 41 Sự phối hợp không hiệu quả giữa các công nhân 3.77 0.24 42 Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng 3.70 0.30 43 Chủ đầu tư ra quyết định chậm 3.69 0.32 44 Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm lao động 3.66 0.34 45 Điều kiện thời tiết xấu 3.59 0.42 46 Tiếng ồn ở công trường gây khó khăn cho việc giao tiếp 3.58 0.42 47 4.3. Phân tích nhân tố khám phá Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha lần 1, nhân tố “Chủ đầu tư ra quyết định chậm” và nhân tố “Lương thưởng không công bằng dẫn tới thiếu động lực” bị loại do có hệ số tương quan biến tổng bằng nhỏ hơn 0.3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 (với 45 nhân tố còn lại trong 7 nhóm nhân tố) cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nằm trong 26 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 khoảng 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến tổng > 0,3 nên thang đo đang sử dụng đạt yêu cầu về độ tin cậy (bảng 3). Bảng 3. Hệ số Cronbach’s alpha cho từng nhóm nhân tố Nhóm nhân tố Hệ số Cronbach’s alpha Nhóm các nhân tố về môi trường 0.832 Nhóm các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư 0.845 Nhóm các nhân tố liên quan đến nhà thầu 0.837 Nhóm các nhân tố liên quan đến tư vấn giám sát 0.823 Nhóm các nhân tố liên quan đến tư vấn thiết kế 0.807 Nhóm các nhân tố liên quan đến công nhân 0.767 Nhóm các nhân tố về máy móc, thiết bị 0.872 4.4. Phân tích EFA 4.4.1. Kiểm định KMO và Barlett’s Sau kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA), phải đáp ứng các điều kiện: - Factor Loading > 0,5 - 0,5 < KMO < 1 - Kiểm định Bartlett có Sig. < 0,05 - Phương sai trích Total Varicance Explained > 50%, Eigenvalue > 1 Kết quả kiểm định KMO có 0,5
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Variance Factor Nhóm explained Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động loading (%) quan đến Sự phối hợp không hiệu quả giữa các công nhân 0.739 hiện trường Thiết kế phức tạp 0.719 Chậm trễ của việc cung cấp bản vẽ thi công 0.708 Thiếu đội ngũ giám sát 0.607 Tai nạn lao động 0.571 Hệ thống quản lý và trao đổi thông tin không hiệu quả 0.568 Không kiểm soát tốt các vấn đề an toàn lao động gây ra tai nạn 0.552 lao động cho công nhân Khó khăn tài chính của nhà thầu 0.837 Nhóm 2: Làm việc quá tải dẫn đến năng suất lao động giảm 0.742 Các nhân Thay đổi thiết kế 0.678 tố liên 10.99 Chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu 0.621 quan đến Sai sót và thiếu sót trong bản vẽ thiết kế 0.594 đơn vị tư vấn Giám sát không có mặt thường xuyên ở công trường 0.583 Kiểm tra chất lượng sản phẩm lỗi dẫn đến công việc làm lại 0.579 Chủ đầu tư thay đổi kế hoạch xây dựng cho dự án 0.842 Nhóm 3: Chủ đầu tư cung cấp thông tin và yêu cầu trong giai đoạn thiết Các nhân 0.838 kế không đầy đủ, rõ ràng tố liên 7.501 Chủ đầu tư thiếu kỹ sư giám sát đủ năng lực 0.823 quan đến Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu 0.780 chủ đầu tư Thiếu đội ngũ/cán bộ 0.719 Quản lý vật liệu không hiệu quả 0.790 Nhóm 4: Nhà thầu thiếu năng lực quản lý công trường 0.730 Các nhân Nhà thầu lên kế hoạch không phù hợp 0.667 tố liên 6.826 Sự phối hợp không hiệu quả giữa các nhà thầu dẫn đến thi công quan đến 0.623 sai nhà thầu Phương thức quản lý, biện pháp thi công không hợp lý 0.510 Nhóm 5: Chất lượng máy móc, thiệt bị, vật liệu kém 0.886 Các nhân Thiếu máy móc, công cụ và thiết bị 0.824 5.551 tố về vật Khó khăn trong giai đoạn vận chuyển vật liệu tới công trình 0.819 liệu Thiếu vật liệu, điện, nước 0.805 Nhóm 6: Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng 0.833 Các nhân Tiếng ồn ở công trường gây khó khăn cho việc giao tiếp 0.822 4.782 tố về môi Điều kiện thời tiết xấu 0.798 trường Mặt bằng làm việc không thuận lợi 0.613 Nhóm 7: Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm lao động 0.807 Các nhân tố liên 3.476 quan đến Giám sát thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc 0.727 kinh nghiệm Tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm 0.574 Nhóm 8: Thiếu nhân công 0.785 Các nhân tố liên 3.242 Thiếu đào tạo nâng cao trình độ lao động 0.727 quan đến công nhân 28 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Sau khi phân tích EFA, nghiên cứu trích xuất được 41 nhân tố được chia thành 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: - Nhóm 1: Các nhân tố liên quan đến hiện trường. - Nhóm 2: Các nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn. - Nhóm 3: Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư. - Nhóm 4: Các nhân tố liên quan đến nhà thầu. - Nhóm 5: Các nhân tố về vật liệu. - Nhóm 6: Các nhân tố về môi trường. - Nhóm 7: Các nhân tố liên quan đến kinh nghiệm. - Nhóm 8: Các nhân tố liên quan đến công nhân. 5. ĐỀ RA GIẢI PHÁP Sau quá trình tìm kiếm và đánh giá các thông tin liên quan hữu ích cho đề tài, qua nghiên cứu và chọn lọc đã tìm ra những nhân tố chính làm ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất và được xếp hạng theo thứ tự giảm dần: 1. Làm việc quá tải dẫn đến năng suất lao động giảm. 2. Khó khăn tài chính của nhà thầu. 3. Sai sót và thiếu sót trong bản vẽ thiết kế. 4. Chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu. 5. Chất lượng sản phẩm lỗi dẫn đến công việc làm lại. 5.1. Làm việc quá tải dẫn đến năng suất lao động giảm Sắp xếp, bố trí công việc phù hợp từng vị trí: - Quản lý thời gian một cách hiệu quả: Khối lượng công việc tăng, đồng nghĩa với việc phải biết cách phân bổ và quản lý quỹ thời gian hiệu quả hơn. Cùng với đó, cố gắng giữ bình tĩnh và xem xét lại mục tiêu chính, ưu tiên dành thời gian xử lý các công việc quan trọng trước tiên, rồi lần lượt xử lý các công việc, nhiệm vụ khác sao cho hợp lý. Hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc, để tránh việc này chưa xong việc khác thì đang bỏ dở. - Phù hợp trong công việc: các nhân công nên làm những công việc phù hợp với khả năng, kinh nghiệm để có thể hoàn thành công việc một cách nhanh và chính xác nhất. Tránh trường hợp một công việc mà phải làm đi làm lại nhiều lần. Xây dựng khung giờ làm việc khoa học, phù hợp bằng cách lên danh sách những việc cần giải quyết và đánh số thứ tự các công việc cần ưu tiên xử lý trước, một khi giải quyết xong công việc bất kỳ nhân công sẽ có động lực để làm tiếp các công việc còn lại, đồng thời không bỏ sót công việc và giảm stress trong công việc. 5.2. Khó khăn tài chính của nhà thầu Lựa chọn dự án phù hợp với năng lực tài chính: Cân nhắc, xem xét kỹ về mức độ, quy mô, thời hạn dự án để có những tính toán phù hợp về khả năng cũng như tài chính của công ty. Khi giá nguyên vật liệu tăng mạnh sau khi đã ký kết hợp đồng. Giả sử nêu giá nguyên vật liệu chính tăng 5% thì nhà cung cấp chấp nhận cắt lợi nhuận, nhưng nếu sự chênh lệch giá tăng lên từ 10 - 15% trở lên thì hai bên phải chia sẻ, phải hỗ trợ nhau để vượt khó khăn. Chuẩn bị khoản tiền dự phòng để ứng biến cho trường hợp trượt giá hoặc lạm phát: Dựa vào hợp đồng để có thể ứng phần trăm tiền theo thực tế đã xây dựng. Thương lượng với các bên nhà thầu phụ để tìm cách giải quyết. 5.3. Sai sót và thiếu sót trong bản vẽ thiết kế Kiểm tra thiết kế cẩn thận đối với bản vẽ, trách dẫn đến sai sót và thiếu sót. Tìm ra các sai sót và thiết sót nhanh chóng trong bản vẽ thiết kế để đưa ra biện pháp sửa đổi nhanh chóng. 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 29
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Nên hoàn thiện bản vẽ thiết kế trước thời hạn được giao, để nếu có sai sót hay thiếu sót gì thì còn kịp thời chỉnh sửa lại. 5.4. Chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu Xác định rõ thời gian ở từng giai đoạn công việc, khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải ngay lập tức thực hiện kiểm tra, nghiệm thu. Hạn chế việc trễ nải, câu giờ trong quá trình làm việc nói chung và công tác kiểm tra, nghiệm thu nói riêng. Giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24h kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng. 5.5. Sản phẩm lỗi dẫn đến công việc làm lại Khâu kiểm tra cần phải kỹ càng, chính xác, hạn chế sai sót để dẫn đến việc làm lại. Đội ngũ kiểm tra cần có trình độ, năng lực cao và phải được đào tạo kỹ càng. Tư vấn giám sát phải theo dõi sát sao, thường xuyên cho thí nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối thiểu sai sót gây ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng. Chủ đầu tư nên thường xuyên theo dõi tiến độ làm việc, đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm có đúng như trong dự án đã giao không. 6. KẾT LUẬN Nhằm xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiến hành khảo sát chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu…, đặc biệt chú trọng khảo sát những bên liên quan có nhiều kinh nghiệm tham gia dự án xây dựng dân dụng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 41 nhân tố được phân thành 8 nhóm nhân tố liên quan đến hiện trường, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, vật liệu, môi trường làm việc, kinh nghiệm và tay nghề công nhân. Đồng thời, đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại, trong đó tập trung vào 5 nhân tố có ảnh hưởng lớn năng suất lao động, bao gồm làm việc quá tải, khó khăn tài chính của nhà thầu, sai sót trong bản vẽ, chậm trễ trong công tác kiểm tra và nghiệm thu, chất lượng sản phẩm lỗi dẫn đến làm lại. Nghiên cứu này hy vọng giúp các nhà quản lý xây dựng và nhà thầu thi công có cái nhìn cụ thể về các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động, qua đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng suất lao động nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] William F Maloney (1983), “Productivity improvement: The influence of labor”, Journal of construction engineering and management. [2] Richard L Tucker (1986), “Management of construction productivity”, Journal of Management in Engineering. [3] Neil N Eldin và Stephan Egger (1990), “Productivity improvement tool: Camcorders”, Journal of construction engineering and management. [4] Eward C Lim và Jahidul Alum (1995), “Construction productivity: Issues encountered by contractors in Singapore”, International journal of project management. [5] Peter F Kaming và cộng sự (1997), “Regional comparison of Indonesian construction productivity”, Journal of management in engineering. [6] Peter F Kaming và cộng sự (1998), “Severity diagnosis of productivity problems – a reliability analysis”, International Journal of Project Management. [7] S Thomas Ng và cộng sự (2004), “Demotivating factors influencing the productivity of civil engineering projects”, International journal of project management. 30 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 [8] Awad S Hanna, Craig S Taylor và Kenneth T Sullivan (2005), “Impact of extended overtime on construction labor productivity”, Journal of construction engineering and management. [9] Paul M Goodrum, Dong Zhai và Mohammed F Yasin (2009), “Relationship between changes in material technology and construction productivity”, Journal of construction engineering and management. [10] Farnad Nasirzadeh và Pouya Nojedehi (2013), “Dynamic modeling of labor productivity in construction projects”, International journal of project management. [11] Đỗ Thị Xuân Lan (2004), “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong thi công xây dựng tại hiện trường”, Tạp chí Sài Gòn đầu tư xây dựng, số tháng 5/2004. [12] Nguyễn Ngọc Anh và Dương Thị Hồng Nhung (2012), “Đánh giá về năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí khoa học Đại học Lạc Hồng. [13] Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Thị Xuân Lan (2012), “Mối liên hệ giữa số tầng và năng suất lao động trong thi công nhà cao tầng”, Tạp chí Xây dựng, số 8/2012. [14] Đinh Tuấn Hải và Hoàng Văn Trình (2016), “Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong xây dựng”, Tạp chí Kinh Tế Xây Dựng, Số tháng 02/2016. [15] Lê Văn Cư và cộng sự (2017), “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động ngành xây dựng”, Báo cáo đề tài Khoa học cấp Bộ Xây dựng, Hà Nội. [16] Nguyen Van Tam, Nguyen Lien Huong và Nguyen Bao Ngoc (2018), “Factors affecting labour productivity of construction worker on construction site: A case of Hanoi”, Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE)-NUCE. [17] Sách Năng suất lao động trong xây dựng (Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội – 2021). [18] Tổng cục Thống kê (2020), Niên Giám thống kê năm 2020. [19] Thống kê mô tả trong nghiên cứu – Các đại lượng về trung tâm. [20] Hướng dẫn cách chạy thống kê tần số trong SPSS. [21] Thống kê mô tả trên SPSS: Thống kê trung bình, min, max, độ lệch chuẩn. [22] H. Trọng and C. N. M. Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008. [23] R. A. Peterson, “A Meta-Analysis of Cronbach's Coefficient Alpha”, Journal of Consumer Research, vol. 21, no. 2 (Sep., 1994), pp. 381-391, 1994. [24] Stanley F. Slater, “Issues in conducting marketing strategy research”, Journal Of Strategic Marketing, vol 3, pp. 257-270, 1995. [25] J. F. Hair et al., Multivariate Data Analysis. Pearson Education Limited, Book Printed in the United States of America, 2014. [26] N. K. G. Hà and N. V. Bùi. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà Xuất Bản Tài Chính, 2019. 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng mô hình Parasuraman trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ ĐTDD tại Cần Thơ
8 p | 101 | 14
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền và chi hộ tiền: Trường hợp Bưu điện tỉnh An Giang
9 p | 128 | 13
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng đồ uống không cồn tại Việt Nam
9 p | 56 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phàn nàn của khách hàng sử dụng dịch vụ: Trường hợp dịch vụ viễn thông di động của Vitettel tại địa bàn Thành phố Vĩnh Long
12 p | 106 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thịt bò nhập khẩu của người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Gia Lâm, Hà Nội
11 p | 15 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển giao công nghệ sản phẩm khoa học của giảng viên các trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 10 | 6
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phân tích biên ngẫu nhiên và các mô hình tỷ lệ
11 p | 23 | 5
-
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước
4 p | 68 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán không dùng tiền mặt của người dân tỉnh Khánh Hòa: Tình huống thanh toán tiền điện
13 p | 11 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì của các đại lý ô tô tại thành phố Cần Thơ
16 p | 32 | 4
-
Phân tích rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án nhà cao tầng của chủ đầu tư tại Tp.Hồ Chí Minh
9 p | 7 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên
7 p | 83 | 3
-
Khảo sát, đánh giá và phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Hà Nội
3 p | 10 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong giai đoạn thi công
8 p | 79 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc của cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần xi măng Trung Hải - Hải Dương
8 p | 7 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm hữu cơ của cư dân đô thị tại Hải Phòng: Hiệu ứng trung gian của thái độ
10 p | 15 | 2
-
Đánh giá tác động các nhân tố quản lý tổng thể dự án tới thành công dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn