intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cạnh tranh hiệu quả

Chia sẻ: Pham Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để việc kinh doanh của bạn thành công, bạn cần biết về các đối thủ cạnh tranh nhiều như biết về chính công ty của bạn và khách hàng của bạn. Thật không may, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ mắc phải sai lầm là chờ đợi cho đến khi đối thủ cạnh tranh mở cửa hàng trên đường phố và chia sẻ mất lợi nhuận thì mới hiểu ra họ đang phải đương đầu với ai và với cái gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cạnh tranh hiệu quả

  1. Phân tích cạnh tranh hiệu quả Để việc kinh doanh của bạn thành công, bạn cần biết về các đối thủ cạnh tranh nhiều như biết về chính công ty của bạn và khách hàng của bạn. Thật không may, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ mắc phải sai lầm là chờ đợi cho đến khi đối thủ cạnh tranh mở cửa hàng trên đường phố và chia sẻ mất lợi nhuận thì mới hiểu ra họ đang phải đương đầu với ai và với cái gì. Phân tích cạnh tranh giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Khi biết được những hành động của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những sản phẩm và dịch vụ bạn nên chào bán; bạn nên tiếp thị chúng như thế nào cho hiệu quả; và bạn định vị công việc kinh doanh của bạn như thế nào.
  2. Phân tích cạnh tranh là một quá trình liên tục. Bạn nên thu thập thông tin liên tục về các đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy vào và xem trang Web của họ. Hãy đọc các tờ giới thiệu sản phẩm và tài liệu giới thiệu công ty của họ. Hãy dùng thử sản phẩm của họ. Hãy xem họ thể hiện họ như thế nào ở các hội chợ thương mại. Hãy đọc về họ trong các ấn phẩm thương mại chuyên ngành. Hãy nói chuyện với khách hàng của bạn để xem họ cảm thấy thế nào về các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy nhấp chuột vào các bước sau đây để biết rõ hơn cách làm thế nào để phân tích các đối thủ cạnh tranh của bạn: Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu Bước 3: Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa Bước 4: Xác định vị trí của bạn. Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh Mỗi công việc kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh, và bạn cần thời gian để xác định ai là người mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận để mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu mà sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng có thể đáp ứng được. Thậm chí nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thực sự có cải tiến, bạn vẫn cần phải xem khách hàng của bạn còn muốn mua gì khác để để đáp ứng nhu cầu này. Ví dụ, bạn có thể mở một trang Web để chào bán trò chơi Bingo trên mạng. Đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ là những trang Web Bingo khác, những trang Web trò chơi khác, là các cửa hàng Bingo trải khắp đường phố, và có thể là bất cứ các dịch vụ giải trí nào đang cạnh tranh vì một số tiền tương tự.
  3. Bạn hãy bắt đầu bằng việc xem xét các đối thủ cạnh tranh chính của bạn. Các đối thủ này là những đại gia trên thị trường, là các công ty đang thống trị thị trường của bạn. Họ là những người mà bạn phải va chạm trong khi tìm kiếm khách hàng mới. Nếu bạn là người bán hoa, đó sẽ là những người bán hoa ở trong cùng khu vực. Nếu bạn là một nhà tư vấn máy vi tính, đó sẽ là những nhà tư vấn cho các sản phẩm cùng loại. Tiếp theo, hãy xem xét các đối thủ phụ và các đối thủ gián tiếp. Những đối thủ này là các nhà kinh doanh mà họ có thể không đối đầu với bạn , nhưng họ là những người cũng đang nhắm đến một thị trường chung với bạn. Giống như ví dụ người bán hoa, những đối thủ này có thể chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán hoa hồng, một công ty dịch vụ chuyên giao hoa khắp cả nước, hay một gian hàng hoa cây cảnh ở trong siêu thị hoặc một cửa hàng bán giảm giá tại địa phương... Cuối cùng, hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Họ là những công ty có thể xâm nhập thị trường của bạn và do đó bạn cần phải chuẩn bị để cạnh tranh với họ. Ví dụ, bạn có một cửa hàng bán sữa chua đông lạnh; bạn cần phải chuẩn bị để cạnh tranh với hệ thống các cửa hàng sữa chua đông lạnh nhượng quyền quốc gia, ngay cả khi họ còn chưa xuất hiện ở thị trường của bạn. Trở về đầu trang Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu Sau khi bạn đã xác định được những ai là đối thủ cạnh tranh của bạn, bạn hãy xác định những điểm mạnh của họ và tìm ra những chỗ yếu của họ. Tại sao khách hàng mua hàng của họ. Đó là vì giá cả? giá trị? dịch vụ? sự tiện lợi? uy tín? Ngoài các điểm mạnh và điểm yếu thực sự, hãy tập trung vào cả những điểm mạnh
  4. và điểm yếu theo "cảm nhận", bởi vì sự cảm nhận của khách hàng trên thực tế có thể quan trọng hơn là sự thật. Nên sử dụng bảng biểu để tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Bạn hãy viết ra tên của từng đối thủ cạnh tranh. Sau đó chia cột liệt kê từng vấn đề quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh (giá, giá trị, dịch vụ, địa điểm, uy tín, sự thành thạo, sự tiện lợi, nhân sự, quảng cáo/ tiếp thị, hoặc bất cứ vấn đề nào khác đúng với loại hình công ty bạn). Ngay sau khi lập xong bảng này, bạn hãy đánh giá các đối thủ cạnh tranh của bạn, đừng quên nhận xét tại sao bạn có đánh giá như vậy. Bạn có thể tô đỏ những điểm mạnh và tô mầu xanh da trời những điểm yếu. Như vậy, bạn chỉ cần liếc qua là có thể biết được vị trí của từng đối thủ cạnh tranh. Trở về đầu trang Bước 3: Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa Các điểm mạnh và điểm yếu thường là các yếu tố mà công ty kiểm soát được. Nhưng khi bạn xem xét đối thủ cạnh tranh, bạn cũng cần phải kiểm tra xem họ có chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ không. Những yếu tố này được gọi là những cơ hội và những mối đe dọa. Những cơ hội và những mối đe dọa nằm trong nhiều lĩnh vực. Nó có thể là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là sự điều tiết hoặc các ảnh hưởng của luật pháp, các yếu tố kinh tế, hoặc thậm chí có thể là xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới. Ví dụ, một cửa hàng rửa ảnh cần biết các đối thủ cạnh tranh của họ đang chuẩn bị như thế nào để đối phó với sự xuất hiện của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Hoặc một công ty bán sản phẩm qua trang Web nên phân tích các đối thủ cạnh tranh đang chuẩn bị như thế nào để đối phó với vấn đề an ninh mạng.
  5. Một lần nữa, một cách hiệu quả để làm điều này là lập ra một bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh của bạn và các yếu tố bên ngoài tác động đến ngành kinh doanh của bạn. Khi đó bạn có thể thấy được họ có thể đối phó với các cơ hội và các mối đe dọa như thế nào. Trở về đầu trang Bước 4. Xác định vị trí của bạn Ngay khi bạn chỉ rõ được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải xác định vị thế của bạn so sánh với các đối thủ cạnh tranh này. Điều này có thể nhìn thấy phần nào từ kết quả các phân tích của bạn, nhưng ngoài ra cũng cần phải nghiên cứu kỹ hoạt động kinh doanh của bạn. Cách hiệu quả nhất để làm điều này là tiến hành phân tích điểm mạnh/ điểm yếu, các cơ hội/ các mối đe dọa trong công việc kinh doanh của bạn. Bạn hãy xếp hạng công ty của bạn trong từng lĩnh vực tương tự như khi bạn xếp hạng các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp cho bạn có một bức tranh rõ nét hơn để thấy được công việc kinh doanh của bạn phù hợp với vị trí nào trong môi trường cạnh tranh. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định được những điều bạn cần phải cải thiện, và những đặc điểm nào của công ty mà bạn cần tận dụng để giành được nhiều khách hàng hơn. Tóm lại: hãy tìm kiếm những cách để tận dụng những điểm mạnh của bạn và lợi dụng những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2