intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích chiến lược ngân hàng Techcombank

Chia sẻ: Phạm Thị Thương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

1.847
lượt xem
720
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tầm nhìn sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp: Tầm nhìn 2010: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh: Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm. Luôn tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích chiến lược ngân hàng Techcombank

  1. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK Tên đầy đủ DN : Ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam. Tên viết tắt DN : Techcombank. Trụ sở : 70 – 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày thành lập : 27/9/1993. Loại hình doanh nghiệp : Ngân hàng thương mại. Tel: (04) 944 6368 Fax: (04) 944 6362. Website : www.techcombank.com.vn Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp : Ngành ngân hàng. - Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0040/NH - GP ngày 6 tháng 8 năm 1993. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055697 ngày 7 tháng 9 năm 1993. I-Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) 1. Cung ứng tín dụng và đầu tư, tài trợ dự án. 2. Các dịch vụ thanh toán quốc tế và ngoại hối. 3. Các dịch vụ nhận tiền gửi. 4. Các dịch vị thanh toán. 5. Các dịch vụ ngân quỹ, tư vấn đầu tư, môi giới, chiết khấu thương phiếu. II-Tầm nhìn sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp Tầm nhìn 2010: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh: - Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm. - Luôn tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. - Mang lại cho cổ dông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. III-Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Bảng một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Techcombank những năm gần đây (đơn vị: tỷ VNĐ, %): Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng doanh thu 2.653,29 8.382 8.364,853 Doanh thu thuần 510,384 1.173,229 1.618,78 Lợi nhuận trước thuế 709,74 1.600 2.252,897 Lợi nhuận sau thuế 510,38 1.173 1.700,169 Tổng tài sản 39.542,50 59.360 92.581,504 Tổng nguồn vốn: - Vốn điều lệ 2.521,31 3.642 5.400,416 - Vốn chủ sở hữu 3.573,42 5.615 7.232,826 Tỷ suất sinh lời (%): - Trên tổng tài sản (ROA) 1,99 2,28 1,84 - Trên vốn chủ sở hữu (ROE) 22,98 25,87 23,51 1
  2. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP. I. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp: ngành ngân hàng - Tốc độ tăng trưởng năm 2007: 19% - 21% - Tốc độ tăng trưởng năm 2008: 21% - 22% - Tốc độ tăng trưởng năm 2009: 25% - 27% II. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành Qua các số liệu trên có thể thấy Techcombank đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh trong chu kỳ phát triển của ngành. III. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô Các nhân tố môi trường bên ngoài có tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam nói riêng là: - Nhân tố chính trị - pháp luật. - Nhân tố công nghệ. - Môi trường kinh tế. - Môi trường văn hóa - xã hội. 1. Nhân tố chính trị - pháp luật: Có thể thấy rằng nhân tố chính trị - pháp luật là nhân tố có tác động mạnh nhất trong giai đoạn hiện nay và trong trung dài hạn đến ngân hàng nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng. Môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới, là một trong những điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính – ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định. 10/1998: Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước. 2003 – 2004: Luật NHNN và Luật Các TCTD được bổ sung, sửa đổi giải quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Chính sách tiền tệ: từ những năm 1990 đến nay, NHNN đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các TCTD. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp... Chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các ngân hàng thương mại không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán. 2
  3. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 2.Nhân tố công nghệ: Kỹ thuật - công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại. Trong lĩnh vực ngân hàng Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và các tổ chức tài chính khác, cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam. Công nghệ chính là yếu tố hàng đầu để các ngân hàng duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thông thoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương nhau thì ngân hàng nào có công nghệ tiên tiến hơn, ngân hàng đó sẽ có được ưu thế trong các cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ mới cũng đã dần được bộc lộ. Sự tăng trưởng của hệ thống này tác động trực tiếp mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại điện tử, bán lẻ, chứng khoán, viễn thông…phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống ngân hàng. Không ai có thể phủ nhận sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng tại Việt Nam, tuy nhiên sự phát triển đó lại kéo theo những thách thức không nhỏ cho các ngân hàng. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và đặc biệt là các nguy cơ rủi ro khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ mới. Trong năm 2009, nhiều sản phẩm - dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt, khẳng định thế mạnh của Techcombank trong việc ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm tiết kiệm Online dù mới đi vào hoạt động từ tháng 9/2009 nhưng chỉ sau 3 tháng hoạt động đã đạt số dư 93 tỷ đồng với 2.000 khách hàng. Trong năm 2009, khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Techcombank cũng đã xây dựng nhiều chương trình tài trợ nhà phân phối, tạo lập quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn cũng như mở rộng thêm đối tượng khách hàng là các nhà phân phối của những đối tác này. Nhiều dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác như HSBC, Bank Net, Vietnam Airline, Bảo Việt Nhân Thọ…đã được triển khai thành công. Rất nhiều các ngân hàng đã thay đổi bộ mặt nhờ công nghệ. Do đó, nếu cho ngành công nghệ là đòn bẩy để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh thì cũng rất đúng. Nhiều chuyên gia tin rằng, càng ngày, khi môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì yếu tố công nghệ chính là yếu tố quyết định để tạo ra sự khác biệt trong các ngân hàng. 3. Nhân tố kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang nổi, một thị trường đầy tiềm năng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định (GDP 2008 và 2009 đạt 6,18% và 5,2%. Dự kiến năm 2010 đạt 6,5%). Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng ổn định (bình quân đầu người khoảng 1.200 USD/năm năm 2010). Lượng FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ (tháng 1/2010 Việt Nam đã thu hút thêm 318 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 71,9% so với cùng kỳ năm trước). 3
  4. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Những tiến trình của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với kĩnh vực ngân hàng. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO các cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xác định là khó khăn và nhạy cảm nhất. Bởi lẽ các cam kết này có tác động trực tiếp đến an ninh kinh tế của đất nước. Cùng với tiến trình đàm phán của Nhà nước các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động trong việc giành và giữ thị trường hiện có của mình, đồng thời “nhìn lại mình” nhất là nhận diện những thách thức do thị trường ngân hàng mở cửa. Không những thế việc áp dụng các quy định về an toàn vốn, dịch vụ ngân hàng được phép cung cấp…cũng như các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động còn khá khiêm tốn. Theo cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 1/4/2009 các tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Cho đến thời điểm hiện nay cả nước có 4 NHTM nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Riêng năm 2008 ngân hàng nhà nước đã cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, 3 ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Liên Việt và NHTM cổ phần Bảo Việt. Như vậy với một thị trường tài chính còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thích ứng, xử lý với những biển động của kinh tế thị trường chưa có nhiều nhưng lại có quá nhiều chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng thì việc bảo đảm cho các NHTM trong nước có vị trí xứng đáng trên thị trường quả là công việc khó khăn nhất là tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh. Thời gian các NHTM trong nước cũng đã tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô. Đây là những bước chuyển biến rất lớn và làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng trên thị trường. Thực thi các cam kết quốc tế các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải thay đổi cho phù hợp, nhất là sự hiện diện của các ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Để làm được việc này các NHTM trong nước cần có những bước đi thích hợp để tạo lập niềm tin của khách hàng đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho các hoạt động thanh toán cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. Nắm bắt được những khó khăn về biến động tỷ giá, lãi suất cho vay thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu…Techcombank là một ngân hàng tiên phong đưa ra sản phẩm: tài trợ xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi. Theo đó lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 60% - 70% lãi suất cho vay VNĐ thông thường, tài sản đảm bảo linh hoạt hơn như đảm bảo bằng LC xuất hoặc hợp đồng xuất khẩu…Tỷ lệ cho vay lên đến 75% trị giá của hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời Techcombank cũng đã và đang xây dựng mô hình thanh toán quốc tế tập trung cao với sự lãnh đạo của nhà quản lý chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm lĩnh vực thanh toán quốc tế tại ngân hàng nước ngoài và Techcombank, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc. Tốc độ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế của Techcombank ngày càng nhanh chóng, chất lượng tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ hiện đại core banking chuyển đổi thành công hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT từ SWIFT Entry sang SWIFT Net Fin theo yêu cầu của tổ chức thanh toán quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm nay, Techcombank đã tiến hành tăng vốn điều lệ đợt 1 năm 2010 lên hơn 6.930 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt Nam, 4
  5. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 cung cấp dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho người dân và doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều thiết chế mới của thị trường mới trong giai đoạn vận hành và hoàn thiện, trong đó có thị trường ngân hàng. Điều này có tác động to lớn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường nói chung và các NHTM nói riêng. 4. Nhân tố văn hóa – xã hội: Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu người dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. IV. Đánh giá cường độ cạnh tranh 1. Tồn tại các rào cản gia nhập ngành Những điều kiện liên quan đến việc gia nhập ngành rất khắt khe mà không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng. Nếu các ngân hàng dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Rào cản giá nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhằm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào Việt Nam. Điều kiện đối với việc lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài: NHTW của nước nguyên xứ phải ký cam kết về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với NHNN Việt Nam. Có tổng tài sản ít nhất là 10 tỉ USD vào cuối năm tài chính trước năm xin phép. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo tiêu chuẩn quốc tế. Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và hoạt động có lãi trong 3 năm liên tiếp trước thời điểm cấp phép, không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và pháp lý tại nước nguyên xứ trong vòng 3 năm. Cam kết hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho ngân hàng con tại Việt Nam. Điều kiện đối với việc lập ngân hàng cổ phần: đang dự thảo theo hướng chặt chẽ hơn. Vốn điều lệ thực góp đến 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến 2010 là 3.000 đồng. Tối thiểu phải có 100 cổ đông và không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm. Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng. Đối với NHTM phải có tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Trong cơ cấu hội đồng quản trị của ngân hàng có thành viên độc lập. 5
  6. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Đảm bảo về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập . . . Qua ví dụ trên ta có thể thấy được rào cản gia nhập ngành ngân hàng rất khắt khe. 2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu. Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắc đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư từ một ngân hàng khác, quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng đầu tư. 3.Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng Vấn đề sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Ví dụ: Sự kiện nổi bật gần đây là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Vụ việc này đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng cũng không thể vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng của Việt Nam. Điều quan trọng nhất vẫn là việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nới khác. 4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ có tốc độ cao nhất Châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng 6
  7. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngành ngân hàng sẽ tập chung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi. Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ. 5. Đe dạo từ các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại: - Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…) - Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…) - Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán - Là nơi cho vay tiền - Là nơi hoạt động kiều hối Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là rất cao vì sự bất tiện trong thanh toán cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến họ muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Ngay ở siêu thị, người tiêu dùng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như là “chơi hụi”. Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời 7
  8. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tụ do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 11%/năm. 6. Đe dọa từ các gia nhập mới: Nếu các ngân hàng dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai. Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện cúa các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang giảm đi sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những DN đủ điều kiện tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại. Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng mới là một điều gần như chưa chắc chắn. 8
  9. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Thiết lập mô hình lục giác cạnh tranh: 1: Tồn tại các rào cản gia nhập ngành 2: Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng. 3: Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng 4: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành 5: Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 6: Đe dọa từ các gia nhập mới. Đánh giá - Diện tích của phần lục giác cạnh tranh lớn ⇒ Cường độ cạnh tranh của Techcombank mạnh. - Ngành hấp dẫn. 9
  10. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Hiện nay, triển vọng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam là cao, rõ ràng và được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố thuận lợi. Biểu đồ thể hiện mức độ hấp dẫn của ngành ngân hàng hiện nay V. Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) 1. Thị trường của ngành biến động không ngừng, đem lại nhiều lợi nhuận. 2. Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế tạo điều liện thuận lợi cho ngành phát triển. 3. Nhu cầu tài chính tín dụng là không ngừng nghỉ ở mọi giai đoạn. 10
  11. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 VI. Thiết lập mô thức EFAS Các nhân tố chiến lược Độ Xếp Tổng Giải quan loại điểm thích trọng quan trọng Các cơ hội: 1. Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn 0,15 4 0,6 2. Việt Nam gia nhập WTO 0,1 2 0,2 3. Thị trường bán lẻ tiềm năng đang trở 0,15 3 0,45 thành xu hướng tất yếu. 4. Nhu cầu về vốn ở thị trường VN vẫn 0,05 4 0,2 rất lớn 5. Công nghệ ngành ngân hàng ngày 0,05 3 0,15 càng phát triển Các đe dọa: 1. Xu hướng mở rộng của ngân hàng 0,15 4 0,6 ngoại tại Việt Nam. 2. Rủi ro hoạt động thẻ 0,1 4 0,4 3. Những biện pháp điều chỉnh của Nhà 0,05 2 0,1 nước 4. Thị trường chứng khoán, BĐS Việt 0,1 3 0,3 Nam đang phát triển mạnh 5.Tâm lý của người Việt Nam 0,1 3 0,3 Tổng 1,0 3,3 ⇒ Khả năng phản ứng với môi trường bên ngoài của ngân hàng Techcombank là khá tốt. Giải thích 1.Cơ hội (1) Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn Tháng 12/2006 cùng với việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 161/2006/ND-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Ông Basel Abdelmoneim – Phó chủ tịch BGS ( smartcard Systems AG) tỏ ra khá am hiểu về thị trường Việt Nam khi đưa ra những con số khá chính xác: 86% chi phí mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng tiền mặt; 32% tiền thuế được thu bằng tiền mặt; và 22% dịch vụ khác thanh toán bằng tiềng mặt. ông cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế mạnh trong khu vực, cộng với vai trò là thành viên của WTO chắc chắn việc thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng trong tương lai. Và theo ông, ngay từ bây giờ phải xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán đa mục tiêu. Từ đầu năm 2006, ông Michael Cannon, Tổng giám đốc phụ trách thẻ thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tập đoàn Visa đã nhận định: Nếu Việt Nam đạt được 11
  12. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 mức chi tiêu thương mai trung bình trong khu vực thì sẽ có hơn 200 triệuUSD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các donah nghiệp và khu vực chính phủ. Nhờ đó các ngân hàng có thể phát triển thị trường bán lẻ. Bên cạnh đó, hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, rất nhiều cửa hàng online, buôn bán trên mạng ngày càng phổ biến. Khi mua hàng trực tuyến như vậy, người mua phải có tài khoản tại ngân hàng. Điều này làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, chính là cơ hội cho các ngân hàng thương mại. (2) Việt Nam gia nhập WTO Cam kết mở rộng dịch vụ Ngân hàng - Tài chính sau khi gia nhập WTO cho phép Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động và mở chi nhánh tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/4/2007, được phép mua cổ phần của các Ngân hàng Việt Nam. Việc các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các Ngân hàng trong nước tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ quản lý hiện đại từ các Ngân hàng nước ngoài và tiếp cận với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng có thể giúp ngân hàng phát triển vốn, công nghệ… Bên cạnh đó, xuất khẩu gia tăng là cơ hội giúp các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ của mình. Cùng với quá trình hội nhập Techcombank cũng đã chuẩn bị kế hoạch 5 năm, 2005 - 2010. Mục tiêu phấn đấu là đưa Techcombank trở thành ngân hàng nội thị đa năng hàng đầu tại Việt Nam và đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. Mục tiêu tài chính cụ thể là đến năm 2010 đạt mức 1,5 tỷ USD tài sản, 100 triệu USD vốn chủ sở hữu, 200 chi nhánh, 1 triệu khách hàng và 2 triệu thẻ. Techcombank cũng có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2008. Về chất lượng dịch vụ thì Techcombank mong muốn thuộc nhóm đứng đầu trong nhóm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại 4 thành phố lớn nhất cả nước và dịch vụ phi tín dụng đạt 40% thu nhập hoạt động. (3) Thị trường bán lẻ tiềm năng đang trở thành xu hướng tất yếu Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng, nhất là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (NHBL). Dịch vụ NHBL được định nghĩa là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng còn có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng qua các phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, khi sử dụng dịch vụ online hoặc qua điện thoại di động. Đối tượng của ngân hàng bán lẻ là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên dịch vụ thường đơn giản, thuận tiện, phục vụ nhu cầu thường nhật, tập trung và dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, thẻ thanh toán… Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng, là thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ NHBL. Các ngân hàng trong nước đã quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán, như đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking… Thực tế này đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhờ đó tỉ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% vốn huy động. Techcombank có lợi nhuận đứng thứ ba trong số các ngân hàng cổ phần, cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong khi vẫn tập trung vào khối các 12
  13. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tiếp tục thực hiện dự án của mình từ năm 2006 trong lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng. Các hoạt động của Techcombank trùng lắp với các hoạt động ngân hàng tiêu dùng của HSBC nhưng không phải là vấn đề đáng lo ngại trong tình hình mỗi ngân hàng có một ưu thế cạnh tranh riêng. Techcombank có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào cuối năm 2008, có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 70% trong năm. (4) Nhu cầu về vốn ở thị trường Việt Nam vẫn rất lớn. Việt Nam là thị trường mới nổi, đối với hoạt động ngân hàng, xét về khía cạnh cung vốn sẽ tiếp tục phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển cần rất nhiều vốn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế… Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VNĐ (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20- 30% tổng nhu cầu. Theo ông Tống Quốc Đạt, Phó Lãnh đạo Viện Phát triển Cơ sở Hạ tầng và Đô thị, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu về thực thi mô hình hợp tác giữa Nhà nước và cá nhân sẽ giúp hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, với việc tập trung phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, xúc tiến xoá đói giảm nghèo ở các khu vực nông thôn và nâng cao hệ thống giao thông đô thị. (5) Công nghệ ngành ngân hàng Theo ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng cục Công nghệ tin học ngân hàng – NHNN cho biết, dự án “ hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I là một trong những dự án thành công nhất mà ngân hàng Thế Giới đầu tư vào Việt Nam. Trước tiên, phải kể đến hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng đã được xây dựng, tạo ra một trục xương sống cho các hoạt động thanh toán của nền kinh tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với hệ thống này, NHNN sẽ quản lý tập trung được hoạt đọng thanh toán và chu chuyển vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả. Cùng với thẻ ATM, ngân hàng điện tử (e-banking) với phương thức thanh toán trực tuyến ngày càng tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, đang được các ngân hàng triển khai nhằm đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại đến với khách hàng. Cơ sở công nghệ hiện đại đã tăng cường năng lực cạnh tranh thị phần bán lẻ của các ngân hàng, giúp cho họ chủ động cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, hạn chế những khó khăn về kinh doanh tín dụng thuần trong bối cảnh chống lạm phát. 2. Đe dọa. (1) Xu hướng mở rộng của ngân hàng ngoại tại Việt Nam Việt Nam cam kết mở rộng thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó thì thách thức mà nó mang lại cũng không 13
  14. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 hề nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh khả năng tài chính đáng quan ngại và hoạt động PR còn nhiều yếu kém. Cam kết mở rộng dịch vụ tài chính - ngân hàng cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt đọng tại Việt Nam bắt đầu từ ngay 1/4/2007. Đây là mối lo lớn nhất của các ngân hàng trong nước vì khả năng tài chính, công nghệ thua kém ở mức độ cách biệt so với các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài Thách thức chủ yếu là sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài khiến hệ thống ngân hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (hiện chiếm 90% thị phần) và những rủi ro thị trường về giá, tỷ giá, lãi suất có thể bắt nguồn từ sự lan truyền các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới. (2) Rủi ro hoạt động thẻ Thời gian vừa qua, hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã nhận được phản ánh của một số tổ chức hội viên có hoạt động kinh doanh thẻ về việc xuất hiện những giao dịch lạ (rút tiền bằng thẻ của khách) trên máy ATM. Nhiều khách hàng khiếu nại tại thời điểm có giao dịch, khách hàng mang thẻ theo người và không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào từ tài khoản. Đây có thể là hành vi lấy cắp dữ liệu của khách hàng để sản xuất thẻ giả và xâm hại tài khoản của khách hàng. Nếu hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng, sẽ gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng hiện nay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của chính phủ về việc khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. (3) Những biện pháp điều chỉnh của nhà nước Đầu 2009 mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng việc nới lỏng chính sách tiền tệ là có và với quy mô lớn. Nới lỏng ở đây là tiền cung ra thị trường nhiều, lãi suất thấp, ưu đãi cho người vay vốn nhiều hơn khi có chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích cầu. Thế nhưng, sang năm 2010, với thông điệp được đưa ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới mức 25% thì hoạt động của ngành sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Như vậy, năm 2010, sẽ không loại trừ việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. (4) Thị trường chứng khoán, bất động sản Việt Nam phát triển mạnh Khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu phát triển thì việc các nhà đầu tư sẽ đưa tiền vào đầu tư chứng khoán sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng. (5) Tâm lý của người Việt Nam Từ trước tới nay tâm lý của người Việt Nam là muốn có sự đảm bảo sự an toàn chắc chắn về tài chính, và lợi nhuận cao. Do vậy việc đầu tư mua vàng tích trữ tiền mặt hay đầu tư vào bất động sản sẽ đem lại sự thỏa mãn hơn so với gửi tiền vào ngân hàng. 14
  15. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA DOANH NGHIỆP. I. Sản phẩm chủ yếu Ngân hàng cá nhân 1. Tiết kiệm - Tiết kiệm online. - Tiết kiệm thường. - Tiết kiệm phát lộc. - Tiết kiệm theo thời gian thực gửi. - Tiết kiệm F@stsaving. - Tiết kiệm giáo dục tích lũy bảo gia. - Tiết kiệm đa năng. - Tích kiệm trả lãi định kỳ. 2. Tài khoản - Tài khoản năng động-như ngân hàng luôn bên bạn. - Ứng tiền nhanh - Tài khoản tiết kiệ F@stsaving. - Quản lý thanh khoản tự động. - Tài khoản tiền gửi thanh toán. 3. Tín dụng bán lẻ - Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. - Cho vay du học. - Cho vay theo hạn mức tín dụng quay vòng áp dụng cho hộ kinh doanh. - Vay vốn siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh. 15
  16. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 - Cho vay mua ô tô. - Cho vay mua bất động sản. - Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản. - Cho vay tiêu dùng trả góp không có tài sản đảm bảo nào. - Ứng trước tài khoản cá nhân không có tài sản đảm bảo (F@stadvance F2). - Ứng trước tài khoản cá nhân có tài sản bảo đảm (F@stadvance F1). 4. Dịch vụ thẻ - Thẻ đồng thương hiệu VIETNAM AIRLINES-TECHCOMBANK-VISA dành tiền để “ SHOP”, góp điểm để bay. - Thẻ TECHCOMBANK VISA CREDIT. - Thẻ TECHCOMBANK VISA DEBIT. - Thẻ F@STUNI. - Thẻ F@STACCESS – I. - Thẻ F@STACCESS. 5. Ngân hàng điện tử - Dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động_F@ST MOBIPAY. 6. Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp - Thu chi tiền mặt tại chỗ. - Trả lương qua tài khoản. - Cho vay cổ phần hóa. 7. Sản phẩm dịch vụ khác - Dịch vụ thanh toán hóa đơn BILBOX. - Chiết khấu chứng từ có giá. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Dịch vụ kiểu hối. 16
  17. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 - Bảo lãnh. Ngân hàng doanh nghiệp 1. Huy động và dịch vụ tài khoản. - Tiền gửi khách hàng MSME. - F@st Invest. - Tài khoản. - F@st e_Bank. 2. Trả lương theo tài khoản 3. Tín dụng trong nước. - Ứng tiền nhanh. - Tài trợ kinh doanh nhỏ. - Cho vay tài trợ trọn gói dự án. - Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. - Tài chính kho vận trọn gói. - Thấu chi doanh nghiệp. - Cho vay đầu tư trung dài hạn. - Cho vay vốn lưu động. 4. Tài trợ thương mại - Cho vay xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi. - Cho vay nông sản. - Bao thanh toán xuất khẩu. - Tài trợ nhà phân phối. - Tài trợ nhà cung cấp. 5. Bảo lãnh - Bảo lãnh khác. - Bảo lãnh hoàn thanh toán. - Bảo lãnh bảo hành. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh dự thầu. 17
  18. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 6. Thanh toán - Thanh toán trong nước. + Thanh toán đi. + Thanh toán đến. - Thanh toán quốc tế. +Thanh toán thư tín dụng chứng từ. + L/C trả ngay có/không có xac nhận. + L/C trả chậm có/không có xac nhận. + Các loại L/C đặc biệt. + Thanh tóa nhờ thu chứng từ. + Chuyển tiền bằng điện-trả sau. + Chuyển tiền bằng điện-trả trước. 7. Internet Banking - F@st_E-Bank. - F@st_S-Bank 8. Dịch vụ tư vấn 9.Các sản phẩm phái sinh - Sản phẩm ngoại hối. - Sản phẩm nguồn vốn. - Sản phẩm phái sinh. - Giao dịch ngoại tệ tiền mặt. - Sản phẩm thu nhập cố định. - Hợp đồng tương lai hàng hóa. II. Thị trường. 18
  19. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Thị trường rộng lón khắp đất nước với 2 tập khách hàng lớn: Thị trường khách hàng cá nhân và thị trường khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức. III. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi gía trị của doanh nghiệp 1. Các hoạt dộng cơ bản 1.1. Hậu cần nhập Hậu cần nhập của Techcombank là hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là quá trình ngân hàng dùng các biện pháp để huy ddoognj vốn của cá nhân, tổ chức có luongj tiền nhàn rỗi. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là 72.693 tỷ VNĐ, tăng 50% so với năm 2008, hoàn thành kế hoạch san đầu và đạt 91% kế hoạch mới. Trong đó, phần lớn là huy động từ dân cư với gần 43.000 tỷ VNĐ chiếm gần 60% tổng huy động. Mục tiêu năm 2010 của Techcombank là sẽ mở them khoảng 10 chi nhánh và một số phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm nâng tổng số mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm lên 300 địa điểm kinh doanh. Để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức khác, ngân hàng Techcombank đã có những biện pháp như: - Phát hành trái phiếu, cổ phiếu. - Các chương trình tiết kiệm với các kì hạn như: trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng… - Giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất tiết kiệm. Techcombank được coi là ngân hàng dẫn đầu về thị phần huy động vốn và cho vay. Để thực hiện huy động vốn có hiệu quả Techcombank đã mở thêm nhiều chi nhánh, điểm giao dịch…ở các quận huyện, kèm theo nhiều chương trình khuyến mại như: phát hành phiếu dự thưởng cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động gửi hoặc vay của ngân hàng. Ngân hàng Techcombank con đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, tạo mọi thuận lợi cho các cá nhân, các thành phần kinh tế được vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh, mua sắm hàng tiêu dùng… 1.2. Nghiên cứu và phát triển ( R&D) Nghiên cứu và phát triển là hoạt động lien quan đến việc thiết kế các sản phẩm và quá trình sản xuất, mặc dù chúng ta vẫn nghĩ rằng hoạt động R&D được cấu thành bởi việc thiết kế các sản phẩm vật lý hoặc quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp sản xuất, nhưng trong nhiều doanh nghiệp dịch vụ cũng đảm bảo nhạn được các hoạt đông R&D. Hoạt động R&D ở các ngân hàng thường dược áp dụng trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau bằng việc phát triển dịch vụ tài chính mới và bằng cách thức để đưa dịch vụ đó đến được với khách hàng. 1.3. Sản xuất. Đối với các loại dịch vụ như ngân hàng sản xuất diễn ra đồng thời, cùng lúc khi mà dịch vị được cung cấp cho khách hàng (Như khi bắt đầu 1 khoản cho vay và đó cũng đồng thời là sản xuất “khoản vay”) 19
  20. Môn: Quản trị chiến lược 1.2 Nhóm thảo luận: 10 Với thủ tục cho vay rõ ràng, điều kiện vay vốn luôn có tính chất mở Techcombank đã tạo cho mình những lợi thế cao hơn so với những ngân hàng khác. Việc thực hiện các hoạt động theo phương thức phù hợp với việc tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao đã dẫn tới sự khác biệt hóa, chi phí thấp do đó cũng thu hút được nhiều khác hàng đến với Techcombank. 1.4. Marketing và bán hàng Thông qua định vị thượng hiệu chức năng marketing có thế tạo ra giá trị mà khách hàng nhận biết được trong các dịch vụ cho vay tín dụng của Techcombank. Những hành động này tạo ra những ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí của khách hàng từ đó tạo ra giá trị. Hơn thế nữa trong quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các tiện nghi cho một cuộc sống hiện đại, với một bộ phận giới trẻ có thu nhập ổn định, nhu cầu đó có thể là một ngôi nhà, căn hộ với đầy đủ tiện nghi, thậm trí cả với một chiếc xe hơi đời mới. Tìm hiểu được nhu cầu này và truyền tải thông tin đó đến bộ phận R&D, Techcombank đã đưa ra những loại hình cho vay tín dụng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 1.5. Dịch vụ Bao gồm các dịch vụ sau bán, dịch vụ bổ trợ chức năng này có thể tạo ra sự vượt trội trong tâm trí khách hàng, thông qua việc giải quyết các vấn đề của khách hàng, hỗ trợ khách hàng sau khi họ chính thức trở thành đối tác làm ăn của ngân hàng. 2. Các hoạt động bổ trợ. 2.1.Quản trị nguồn nhân lực. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngân hàng thì Techcombank cần có một đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong công việc. 2.2.Công nghệ. Công nghệ được coi là một trong những nguồn lực quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh của Techcombank so với các ngân hàng khác. Trong thời gian từ 1981 – 1990, ngành ngân hàng đã thực hiện thay thế dần máy tính điện tử, năm 1986 bắt dầu sử dụng thế hệ máy vi tính đầu tiên, ứng dụng hệ điều hành MS – DOS, cơ sở dữ liệu Foxpro để thực hiện kế toán giao dịch cuối ngày, tổng hợp các cân đối kế toán, tiết kiệm. Giai đoạn 1990 – 1998 được coi là giai đoạn đầu của thời kì đổi mới với ngân hầng và các dịch vụ, ứng dụng chính như: khuyến khích mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, lắp đặt ATM, tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, sử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính, thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh tra giám sát từ xa, phòng ngừa rủi ro…xây dựng được trung tâm CNTT riêng với nhiều trang bị phần cứng, phần mềm hệ thống, các sản phẩm công nghệ mới. Từ năm 1998 đến nay, ngành ngân hàng triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Nội dung đổi mới trong giai đoạn này là tổ chức trung tâm thanh toán quốc gia, thiết lập hệ thống kế toán khách hàng, xử lý tự động tức thời các giao dịch, hình thành hệ thống thanh toán tự động trong nội bộ các NHTM lớn, liên kết mạng thanh toán quốc gia giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với khách hàng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện từ tháng 5/2002, đây là hệ thống thanh toán trực tiếp tự động, xây dụng tiêu chuẩn quốc tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2