See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/317567255<br />
<br />
TRAIT ANALYSIS SOCIAL PSYCHOLOGY OF HIGH SCHOOL STUDENTS ACTS OF<br />
SCHOOL VIOLENCE (PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT<br />
CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG)<br />
Conference Paper · June 2014<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
282<br />
<br />
1 author:<br />
Dat Nguyen Ba<br />
University of Social Sciences and Humanities<br />
14 PUBLICATIONS 1 CITATION <br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
The effectiveness of the group counseling for children with psychological difficulties View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Dat Nguyen Ba on 13 June 2017.<br />
<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
Bài viết được in tại: “Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về sức khỏe tâm thần trong trường học”. Do Quỹ tài năng trẻ Tâm lý học –<br />
Giáo dục học Việt Nam tổ chức ở Đồng Nai, năm 2014. Nhà xuất bản ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ISBN: 978 – 604 – 73 – 2638 – 9, tr. 421<br />
– 435.<br />
<br />
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI<br />
CỦA HỌC SINH THPT CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG<br />
TRAIT ANALYSIS SOCIAL PSYCHOLOGY OF HIGH SCHOOL STUDENTS<br />
ACTS OF SCHOOL VIOLENCE<br />
Nguyễn Bá Đạt1<br />
Tóm tắt: Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi mang tính bạo lực, diễn ra một<br />
cách cố ý, gây tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần cho nạn nhân và những ai chứng kiến.<br />
Kết quả khảo sát trên 356 học sinh trung học phổ thông, trong năm học 2011 - 2012 ở ngoại<br />
thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An cho thấy, hành vi BLHĐ giữa học sinh với học sinh diễn<br />
ra dưới hai hình thức bạo lực tinh thần thông qua ngôn ngữ nói và bạo lực thể chất; những học<br />
sinh có nhiều hành vi BLHĐ là những học sinh có nhận thức sai lầm về bạo lực, có mức độ<br />
căng thẳng tâm lý cao khi đến trường, không có kỹ năng giao tiếp tốt, gặp khó khăn trong quan<br />
hệ với bạn và bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi mắc lỗi.<br />
Từ khóa: học sinh trung học phổ thông, Bạo lực học đường, nhận thức sai lầm, căng<br />
thẳng tâm lý, kỹ năng giao tiếp.<br />
Abstract: School violence is the violent and intentional acts, causing physical and/or<br />
mental injury for victims and witnesses. Results of the survey on 356 high school students in<br />
the school year 2011-2012 in suburban Hanoi, Vinh Phuc, Nghe An show that, school violence<br />
among students occurs in two forms: psychological violence by oral language and physical<br />
violence; students having school violence behaviors are the one who have misperceptions<br />
about violence, high stress level, bad communication skill, difficulty in relationships with<br />
friends and being punished for making mistakes by their parents.<br />
Keywords: high school students, school violence, misperception, psychological stress,<br />
communication skill.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
1<br />
<br />
Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, Email: badatpsy@gmail.com<br />
421<br />
<br />
Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi mang tính bạo lực, xảy ra một cách<br />
cố ý, gây tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần cho nạn nhân và những ai chứng kiến<br />
[3]. Hành vi bạo lực đã được các tác giả trong nước quan tâm, nghiên cứu ở một số khía<br />
cạnh như các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến BLHĐ (Lê Minh Nguyệt,<br />
2012; Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên 2009; Nguyễn Văn Lượt, 2009; Trần Thị Minh<br />
Đức, 2010); hành vi BLHĐ ở các nhóm học sinh cụ thể (Trần Thị Tú Anh, 2012; Hoàng<br />
Bá Thịnh, Ô Mai Hương, 2008; Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, 2010); các mô<br />
hình can thiệp hành vi BLHĐ (Phạm Văn Tư, 2012; Nguyễn Thị Hương 2012).<br />
Bài viết này dựa trên những kết quả nghiên cứu thu được từ cuộc khảo sát về thực<br />
trạng BLHĐ ở học sinh trung học phổ thông (THPT) trong năm học 2011 – 2012 ở<br />
Nghệ An, ngoại thành Hà Nội và Vĩnh Phúc [2]. Từ những kết quả nghiên cứu định<br />
lượng và định tính, chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ tương quan giữa các yếu<br />
tố chủ quan, khách quan và Hành vi BLHĐ của học sinh THPT. Các yếu tố chủ quan<br />
được đề cập đến gồm: cảm xúc, mức độ căng thẳng, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn<br />
đề, nhận thức về hành vi bạo lực; các yếu tố khách quan: mối quan hệ với bạn bè, cha<br />
mẹ, sự ứng xử của cha mẹ mỗi khi học sinh mắc lỗi, gamme bạo lực.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1.<br />
<br />
Mẫu khảo sát<br />
Mẫu khảo sát gồm 356 học sinh THPT, trong đó có 235 học sinh nam (66%), 121<br />
<br />
học sinh nữ (34%); 132 học sinh (37.1%) đang học ở Trường THPT Nguyễn Thị Giang,<br />
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; 118 học sinh (33.1%) Trường THPT Phúc Thọ,<br />
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; 106 học sinh (29.8 %) Trường THPT Thanh<br />
Chương I, huyện Thanh Ngọc, tỉnh Nghệ An.<br />
Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Được sự đồng thuận<br />
của Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm của các trường THPT trên, nhóm khảo sát<br />
đã lựa chọn ngẫu nhiên một số lớp và gặp gỡ học sinh trong giờ sinh hoạt lớp. Học sinh<br />
422<br />
<br />
được giới thiệu chương trình nghiên cứu, phương pháp trả lời phiếu điều tra và thảo<br />
luận nhóm. Sau khi được giới thiệu về chương trình nghiên cứu, những học sinh không<br />
muốn tham gia, nhóm khảo sát động viên, khích lệ nhưng không ép buộc các em phải<br />
tham gia nếu các em thực sự không muốn. Quyết định tham gia là quyền của các em,<br />
điều đó được tôn trọng, nhờ vậy những học sinh tham gia đã tích cực trong việc trả lời<br />
phiếu điều tra và thảo luận nhóm.<br />
2.2.<br />
<br />
Phương pháp khảo sát<br />
<br />
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br />
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng hành vi BLHĐ, hành vi<br />
bắt nạt, các kiểu hành vi BLHĐ, địa điểm xảy ra BLHĐ. Bảng hỏi gồm hai loại câu hỏi:<br />
câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở khuyến khích học sinh tự đưa ra quan niệm,<br />
suy nghĩ về vấn đề BLHĐ. Các câu hỏi này đã cho phép nhóm nghiên cứu thu được một<br />
khối lượng khá lớn thông tin về vấn đề BLHĐ hiện nay. Các câu hỏi đóng đặt học sinh<br />
vào tình huống phải lựa chọn, khẳng định ý kiến của mình bằng cách tích vào các<br />
phương án trả lời có sẵn mà mình cho là hợp lý nhất.<br />
2.2.2. Thang đo hành vi bạo lực học đường<br />
Thang đo hành vi bạo lực học đường được xây dựng theo kiểu thang đo Likert<br />
nhằm đánh giá số lần học sinh có hành vi bạo lực với nhau trong vòng sáu tháng kể từ<br />
ngày khảo sát về trước. Thang đo này gồm 20 items, trong đó, 6 items đánh giá hành vi<br />
đánh nhau của học sinh, 10 items đánh giá hành vi bạo lực giữa học sinh với nhau thông<br />
qua ngôn ngữ nói, 2 items đo hành vi bạo lực của giáo viên với học sinh, 2 items đánh<br />
giá hành vi bạo lực giữa học sinh các trường khác nhau. Tần suất xảy ra hành vi BLHĐ<br />
được đánh giá theo năm mức độ: 0 hành vi BLHĐ không xảy ra lần nào ở học sinh;<br />
1hành vi BLHĐ xảy ra một lần; 2 hành vi BLHĐ xảy ra hai hoặc ba lần với học sinh; 3<br />
hành vi BLHĐ xảy ra bốn hoặc năm lần; 5 hành vi BLHĐ xảy ra trên năm lần. Dữ liệu<br />
thu được từ thang đo hành vi BLHĐ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên<br />
423<br />
<br />
bản 11.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo: (α) = 0.9; độ tin cậy của các items<br />
đánh giá hành vi đánh nhau: (α) = 0.81; hành vi bạo lực thông qua ngôn ngữ nói (α) =<br />
0.81; hành vi bạo lực của giáo viên (α) = 0.71; hành vi bạo lực của học sinh giữa các<br />
trường với nhau (α) = 0.83.<br />
2.2.3. Thang đo đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi BLHĐ<br />
Thang đo này cũng được xây dựng theo kiểu thang đo Likert nhằm đánh giá đặc<br />
điểm tâm lý xã hội của học sinh có hành vi BLHĐ. Thang đo gồm 29 items. Trong đó, 3<br />
items đánh giá mối quan hệ bạn bè của học sinh; 4 items đánh giá kỹ năng giáo tiếp của<br />
học sinh; 5 items đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh khi đến trường; 5<br />
items đánh giá mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, một item đánh giá sự trừng phạt<br />
của cha mẹ; 1 item đánh giá mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đối với học sinh; 03<br />
items đánh giá những suy nghĩ sai lầm của học sinh về bạo lực; 1 item đánh giá khả<br />
năng giải quyết vấn đề; 3 items đánh giá cảm xúc hẫng hụt của học sinh. Các đặc điểm<br />
tâm lý xã hội của học sinh có hành vi BLHĐ được đánh giá theo ba mức độ: 0 hoàn toàn<br />
không xuất hiện trong tâm trí của học sinh; 1thỉnh thoảng xuất hiện; 2 thường xuyên<br />
xuất hiện. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh có<br />
hành vi BLHĐ: (α) = 0.76.<br />
2.2.4. Thảo luận nhóm<br />
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thêm những thông tin về thực<br />
trạng và các phương thức ứng phó của học sinh với BLHĐ. Các cuộc thảo luận nhóm đã<br />
được tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Thị Giang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;<br />
Trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.<br />
Các chủ đề thảo luận nhóm phù hợp với kinh nghiệm và sự hiểu biết của học<br />
sinh, khiến học sinh cảm thấy thoải mái trong khi trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn như<br />
chủ đề các loại hành vi BLHĐ; nguyên nhân và hậu quả của BLHĐ; cách thức ứng phó<br />
424<br />
<br />