Ngô Văn Hệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 177 - 182<br />
<br />
PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ KHAI<br />
THÁC ĐẾN LỰC CẢN KHÍ ĐỘNG CỦA TÀU HÀNG SÔNG<br />
Ngô Văn Hệ*<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác tàu chở hàng sông hiện nay vẫn chưa được quan tâm<br />
nghiên cứu ở nước ta. Nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố thiết kế<br />
tàu, tư thế tàu trong khai thác tàu đến đặc tính khí động học và lực cản khí động tác động lên thân<br />
tàu chở hàng sông. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc tính khí<br />
động học thân tàu hàng sông và ảnh hưởng của tư thế khai thác đến đặc tính khí động của tàu<br />
thông qua sử dụng công cụ tính toán mô phỏng số. Trên cơ sở tính toán và phân tích các kết quả<br />
thu được, một số giải pháp kỹ thuật sẽ được đưa ra nhằm cải thiện đặc tính khí động học và giảm<br />
lực cản khí động tác động lên thân tàu. Nghiên cứu giảm lực cản tác động lên thân tàu đồng thời là<br />
nghiên cứu giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác tàu thông qua việc giảm lượng<br />
tiêu hao nhiên liệu chạy tàu.<br />
Từ khóa: tàu sông, đặc tính khí động, lực cản khí động, giảm lực cản<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tàu chở hàng sông là loại tàu sử dụng trong<br />
vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường<br />
sông. Ở nước ta, với lợi thế mạng lưới sông<br />
ngòi dày đặc, nhiều vịnh, hồ trên khắp cả<br />
nước đã tạo điều kiện cho việc phát triển đội<br />
tàu sông khá mạnh. Trọng tải tàu hàng sông<br />
được thiết kế có thể chỉ từ khoảng 200-500<br />
tấn, loại tàu sông được sử dụng chủ yếu có<br />
trọng tải từ 1000-2000 tấn. Bên cạnh đó, một<br />
số tàu được thiết kế với đặc thù riêng có thể<br />
có tải trọng ở mức khác phù hợp. Hầu hết đội<br />
tàu hàng sông được thiết kế với đặc điểm<br />
chung là: máy tàu và thượng tầng bố trí tại<br />
phía lái, sử dụng máy diesel lai trực tiếp chân<br />
vịt. Tư thế khai thác đặc thù của loại tàu này<br />
là: ở trạng thái tàu không hàng, tư thế của tàu<br />
thường có góc ngóc mũi khoảng 2-5 độ.<br />
Trong các trạng thái khai thác khác hoặc<br />
trường hợp có điều chỉnh tư thế tàu, khi đó<br />
tàu phải được dằn hoặc được xắp xếp hàng<br />
theo phương án nhất định đã được tính toán<br />
kiểm tra ổn định để đảm bảo tư thế hoạt động<br />
đó của tàu thỏa mãn tính năng hàng hải và an<br />
toàn trong quá trình khai thác.<br />
Trong một số nghiên cứu liên quan gần đây<br />
cho thấy, tư thế khai thác của tàu, bố trí chung<br />
*<br />
<br />
và trang bị trên tàu, hình dàng thân tàu có ảnh<br />
hưởng đến đặc tính khí động học thân tàu [18], trên cơ sở thiết kế và bố trí chung phần<br />
thân và thượng tầng tàu có hình dáng khí<br />
động học, có thể cải thiện đặc tính khí động<br />
cho tàu và giảm được lực cản tác động lên<br />
tàu, hay tiết kiệm được lượng tiêu hao nhiên<br />
liệu chạy tàu một lượng đáng kể. Những<br />
nghiên cứu này cho thấy, tối ưu hình dáng khí<br />
động học cho tàu là một trong những giải<br />
pháp hữu ích để nâng cao hiệu quả kinh tế<br />
khai thác tàu.<br />
<br />
Hình 1. Tàu chở hàng sông Việt Nam và hình<br />
dáng tàu không nước dằn mới NBS [5-8]<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện<br />
nghiên cứu phân tích đặc tính khí động học<br />
thân tàu hàng sông và ảnh hưởng của tư thế<br />
khai thác tàu đến đặc tính khí động học và<br />
<br />
Tel: 01679 482746, Email: he.ngovan@hust.edu.vn<br />
<br />
177<br />
<br />
Ngô Văn Hệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giảm lực cản khí động tác động lên thân tàu.<br />
Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả đưa ra<br />
một số giải pháp giảm lực cản khí động tác<br />
động lên thân tàu hàng sông.<br />
MÔ HÌNH TÀU HÀNG SÔNG SỬ DỤNG<br />
TRONG NGHIÊN CỨU<br />
Trong bài báo này, mô hình tính toán được<br />
lựa chọn là loại tàu chở hàng sông thông<br />
dụng, trọng tải 1200 tấn. Hình 2 thể hiện<br />
đường hình dáng và mô hình tàu được xây<br />
dựng sử dụng trong tính toán mô phỏng khảo<br />
sát đặc tính khí động học. Các thông số cơ<br />
bản của tàu được thể hiện trong Bảng 1.<br />
<br />
189(13): 177 - 182<br />
<br />
thông qua sử dụng công cụ tính toán mô<br />
phỏng số thương mại Ansys-Fluent v.14.5 [912]. Hình 3 thể hiện miền không gian tính<br />
toán khảo sát và chia lưới tính toán. Thông số<br />
giới hạn miền không gian tính toán, chia lưới<br />
và các điều kiện thiết lập cho bài toán khảo<br />
sát đặc tính khí động học thân tàu được thể<br />
hiện chi tiết trong Bảng 2.<br />
<br />
Hình 3. Miền không gian tính toán và chia lưới<br />
không cấu trúc<br />
Bảng 2. Thiết lập các điều kiện tính toán<br />
Thông số<br />
<br />
Hình 2. Mô hình tàu hàng sông sử dụng trong<br />
nghiên cứu, tính toán mô phỏng CFD<br />
Bảng 1. Thông số kích thước cơ bản của tàu<br />
Thông số<br />
Chiều dài thiết kế, Ltk<br />
Chiều rộng thiết kế, B<br />
Chiều cao mạn, H<br />
Mớn nước, d<br />
Diện tích mặt hứng gió<br />
theo phương dọc, Sx<br />
Diện tích mặt hứng gió<br />
theo phương ngang, Sy<br />
<br />
Giá trị<br />
43,25<br />
5,70<br />
2,25<br />
1,90<br />
<br />
Đơn vị<br />
m<br />
m<br />
m<br />
m<br />
2<br />
<br />
21,64<br />
<br />
m<br />
<br />
110,79<br />
<br />
m2<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC<br />
THÂN TÀU HÀNG SÔNG<br />
Trong phần này, đặc tính khí động học của<br />
thân tàu hàng sông sẽ được phân tích khảo sát<br />
<br />
178<br />
<br />
Miền không gian<br />
tính toán<br />
Số lưới không<br />
cấu trúc<br />
Mô hình rối<br />
Đầu vào, vận tốc<br />
vào<br />
Đầu ra, áp suất<br />
khí trời<br />
Reynold<br />
Khối lượng riêng<br />
của không khí<br />
Độ nhớt động<br />
học của không<br />
khí<br />
<br />
Điều kiện<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
<br />
Đơn<br />
vị<br />
<br />
LxBxH<br />
<br />
200x40<br />
x40<br />
<br />
m<br />
<br />
T<br />
<br />
2.263<br />
<br />
Triệu<br />
lưới<br />
<br />
k-<br />
Hl/h<br />
<br />
V<br />
<br />
5-18<br />
<br />
p<br />
<br />
1.025<br />
<br />
Rn<br />
<br />
6×106 2.2×107<br />
<br />
-<br />
<br />
ρ<br />
<br />
1.225<br />
<br />
kg/m3<br />
<br />
<br />
<br />
1.7894<br />
×10-5<br />
<br />
kg/m.s<br />
<br />
at<br />
<br />
Trên cơ sở thực hiện tính toán mô phỏng thu<br />
được kết quả khảo sát. Hình 4 thể hiện kết<br />
quả phân bố áp suất và dòng bao quanh thân<br />
tàu tại các vận tốc khác nhau.<br />
<br />
Ngô Văn Hệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 177 - 182<br />
<br />
Rn=6.2x106<br />
<br />
Rn=18.6x106<br />
<br />
Hình 4. Phân bố áp suất và dòng bao quanh thân tàu khảo sát<br />
<br />
Kết quả thể hiện trên Hình 4 cho thấy: Khi<br />
thay đổi vận tốc khảo sát, diện tích vùng phân<br />
bố áp suất cao và dòng xoáy bao quanh tàu<br />
thay đổi theo tương ứng. Sự thay đổi phân bố<br />
áp suất và dòng bao quanh tàu phụ thuộc vào<br />
vận tốc khai thác tàu hay cấp gió khác nhau.<br />
Từ đây có thể thấy, với mỗi loại tàu khác<br />
nhau, thân tàu được thiết kế phù hợp với điều<br />
kiện khai thác nhằm đạt được những điểm lợi<br />
về đặc tính khí động cũng như hạn chế ảnh<br />
hưởng của hình dáng đến đặc tính khí động<br />
của tàu. Tại các vùng đặc biệt có bề mặt diện<br />
tích hứng gió rộng như các vùng phía trước<br />
thượng tầng, phía trước các thành quây hầm<br />
hàng hay tại khu vực mũi tàu. Phân bố dòng<br />
có mật độ lớn hơn, nhiều vùng xoáy so với<br />
các khu vực khác. Phân bố áp suất tại các khu<br />
vực này tập trung vùng áp suất cao hơn so với<br />
<br />
các vùng khác. Có thể thấy đây là các vùng<br />
đặc biệt, có sự bất thường nhiều hơn so với<br />
các vùng khác trên thân tàu. Đây chính là<br />
nguyên nhân làm gia tăng lực cản khí động<br />
tác động lên thân tàu. Hình 5 thể hiện kết quả<br />
tính toán lực cản khí động tác động lên thân<br />
tàu khảo sát.<br />
<br />
Hình 5. Lực cản khí động tác động lên thân tàu<br />
khảo sát<br />
<br />
179<br />
<br />
Ngô Văn Hệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ KHAI THÁC<br />
ĐẾN ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC<br />
Tư thế khai thác tàu thể hiện sự tương quan<br />
giữa chiều chìm mũi và chiều chìm lái của<br />
tàu. Trong phần này, thân tàu được khảo sát<br />
với hai tư thế khai thác khác nhau gồm: tàu ở<br />
tư thế cân bằng với góc ngóc mũi 0 độ và tàu<br />
ở tư thế khai thác với góc ngóc mũi 3 độ.<br />
Theo nghiên cứu cho thấy, tư thế tàu với góc<br />
ngóc mũi 3 độ là tư thế khai thác trong trạng<br />
thái tàu không hàng, rất thường gặp trong quá<br />
trình vận tải của đội tàu hàng sông miền Bắc<br />
nước ta. Đây là tư thế khai thác nguy hiểm<br />
cho tàu trong điều kiện thời tiết không tốt.<br />
Tuy nhiên với đặc điểm của loại tàu hàng<br />
sông hiện nay, với máy chính bố trí tại phía<br />
lái thì việc vận hành tàu trong tư thế này là<br />
cần thiết để đảm bảo chiều chìm cho chân vịt<br />
<br />
189(13): 177 - 182<br />
<br />
tàu hoạt động. Hình 6 thể hiện mô hình tàu<br />
khảo sát trong tư thế có góc ngóc mũi 3 độ.<br />
<br />
Hình 6. Mô hình tàu với tư thế khảo sát với góc<br />
ngóc mũi 3 độ<br />
<br />
Hình 7-9 thể hiện kết quả khảo sát phân bố áp<br />
suất và dòng bao quanh thân tàu trong tư thế<br />
khảo sát tàu với góc ngóc mũi 3 độ.<br />
<br />
Hình 7. Phân bố áp suất bao quanh tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ, tại vận tốc khảo sát ứng với<br />
Rn=6.2x106<br />
<br />
Hình 8. Phân bố áp suất trên bề mặt diện tích thân tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ<br />
<br />
180<br />
<br />
Ngô Văn Hệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 177 - 182<br />
<br />
Hình 9. Phân bố áp suất và dòng bao quanh tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ, tại vận tốc khảo sát ứng<br />
với Rn=18.6x106<br />
<br />
Kết quả phân bố áp suất và vận tốc dòng bao<br />
quanh thân tàu trong tư thế khảo sát với góc<br />
ngóc mũi 3 độ cho thấy rõ sự ảnh hưởng của<br />
tư thế tàu đến phân bố áp suất và dòng bao<br />
quanh thân tàu. Diện tích vùng áp suất cao tác<br />
động lên bề mặt mũi tàu ở tư thế ngóc mũi 3<br />
độ tăng lên so với tư thế tàu cân bằng với góc<br />
ngóc mũi 0 độ. Tuy nhiên, trong tư thế ngóc<br />
mũi 3 độ, một phần diện tích vùng áp suất cao<br />
trên thượng tầng tàu đã bị giảm đi do ảnh<br />
hưởng của góc ngóc mũi tàu. Những nguyên<br />
nhân này có thể làm thay đổi lực cản khí động<br />
tác động lên thân tàu.<br />
Hình 10 thể hiện kết quả so sánh lực cản khí<br />
động tác động lên thân tàu khảo sát trong hai<br />
trường hợp.<br />
<br />
Hình 10. Lực cản khí động tác động lên thân tàu<br />
khảo sát<br />
<br />
Kết quả cho thấy: ở vận tốc thấp Rn