Phân tích, đánh giá chất lượng củ đảng sâm trồng thâm canh tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong
lượt xem 4
download
Bài viết này thể hiện những phân tích, đánh giá chất lượng của củ Đảng sâm trồng thâm canh bằng giống Viện Dược liệu và giống bản địa Thông Thụ về các chỉ số như hàm lượng tro, tro không tan trong axit, hàm lượng chất chiết, hàm lượng saponin tổng số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích, đánh giá chất lượng củ đảng sâm trồng thâm canh tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong
- HOẠT ĐỘNG KH-CN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦ ĐẢNG SÂM TRỒNG THÂM CANH TẠI XÃ THÔNG THỤ, HUYỆN QUẾ PHONG n TS. Hồ Đình Quang Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Vinh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng sâm, tên khoa học là Codonopsic javan- ica (Blume) Hook. f. et. Thomson, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae), còn được gọi là sâm leo, phòng đảng sâm, cây đùi gà, ngân đằng, mằn rày cái (Tày), co nhả dõi (Thái), cang hô (Mông) [1]. Đảng sâm là cây leo nhỏ, sống nhiều năm, thân leo dài 2-4m màu tím có lông thưa. Rễ củ hình trụ 10- 20cm, hơi cong queo, phân nhánh và có rễ con, đường kính củ khoảng 1-2cm. Lá mọc đối, hình tim hoặc hình trứng, hoa hình chuông mọc riêng rẽ ở kẽ lá với cuống dài 2-6cm. Quả nang hình cầu, có 5 cạnh mờ, chín màu đỏ hoặc tím, hạt màu nâu vàng nhẵn bóng. Đảng sâm là cây nhiệt đới được tìm thấy ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, Đảng sâm chủ yếu phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Tại Nghệ An, Đảng sâm phân bố nhiều ở Kỳ Sơn (Mường Lống, Mỹ Lý, Tây Sơn, Mường Típ, Mường Ải, Nậm Càn, Na Ngoi), Quế Phong (Nậm Giải, Tri Lễ, Châu Thôn, Thông Thụ) [2,3]. Đảng sâm là cây thuốc quý, có giá trị dược liệu cao, củ có thành phần saponin cao, nhiều axit amin và các vi lượng quan trọng. Đảng sâm có vị ngọt, Đảng sâm tính mát, tác dụng làm thuốc bổ máu, tăng cường SỐ 4/2019 Tạp chí [1] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN sức đề kháng, chữa cơ thể suy nhược, vàng da, ăn II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP uống khó tiêu. Trong lá Đảng sâm chứa 77,5% NGHIÊN CỨU nước, 4,2% protit, 13,1% gluxit, 3,3% chất xơ, 2.1. Vật liệu nghiên cứu 3,6mg% caroten, 85,5mg% vitamin C. Thành phần Các mẫu rễ củ Đảng sâm 2 năm giống quan trọng của Đảng sâm là saponin toàn phần, có Viện Dược liệu (M1) và giống bản địa giá trị khoảng 3,1% đối với mẫu Đảng sâm 2 năm Thông Thụ (M2) được trồng tại Bản Ăng, ở Na Ngoi (Kỳ Sơn), cao hơn tiêu chuẩn cho phép xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh trong Dược điển Việt Nam I là 3% [3]. Trong công Nghệ An. trình nghiên cứu của Phạm Xuân Sinh và cộng sự, 2.2. Phương pháp nghiên cứu kết quả phân tích định lượng saponin trong Đảng Định tính mẫu Đảng sâm kiểm nghiệm sâm Sa Pa ở mẫu chế là 1,47% và mẫu sống là bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng theo 2,17% [4], thấp hơn tiêu chuẩn cần thiết cho dược Phụ lục 5.4; hàm lượng tro toàn phần được liệu chế từ Đảng sâm. xác định theo Phụ lục 9.8; hàm lượng tro Trong những năm qua, Đảng sâm bị khai thác không tan trong acid xác định theo Phụ lục triệt để làm nguồn dược liệu, dẫn tới nguy cơ tàn 9.7; hàm lượng chất chiết được trong mẫu phá và suy kiệt. Đặc biệt, có thời điểm thương lái gửi khô kiệt xác định theo Phụ lục 12.10 thu mua củ Đảng sâm với giá cao, dao động từ được mô tả trong Dược điển Việt Nam V, 400.000-500.000 đồng/kg củ tươi nên người dân chuyên luận Đảng sâm Việt Nam (rễ) [6]. miền núi ồ ạt vào rừng khai thác, khiến cho Đảng Định lượng saponin toàn phần theo sâm ngày càng khan hiếm. Cho nên, Đảng sâm phương pháp được mô tả trong chuyên được đưa vào dạng dược liệu cần phải bảo tồn và luận Đảng sâm Việt Nam, Dược điển Việt phát triển, nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô Nam IV [7]. tế bào để cung cấp giống số lượng lớn cho các III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ vùng trồng thâm canh dược liệu [5]. Tuy nhiên, do BÀN LUẬN Đảng sâm là loài tự nhiên, thích hợp với vùng đất 3.1. Kết quả định tính dược liệu bằng mùn ẩm, độ cao từ 900-1.500m, nên các giống phương pháp sắc ký lớp mỏng Đảng sâm nhân giống bằng nuôi cấy mô có sức Cây Đảng sâm trồng được 02 năm theo sống kém hơn. Vì vậy, Đảng sâm hiện nay chủ yếu dự án bao gồm 2 giống là giống Viện Dược được nhân giống bằng hạt với hệ số nhân giống liệu và giống bản địa Thông Thụ, cho rễ củ tương đối cao và chi phí sản xuất cây giống thấp. có khối lượng trung bình 50-120 g/củ. Từ thực tế đó, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Rễ củ Đảng sâm giống Viện Dược liệu V.Green đã thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ to hơn, ngắn, rễ nạc hình trụ có phân nhánh, khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đường kính 0,3-1,5cm, dài 6-15cm. Đầu giống và trồng thâm canh cây Đảng sâm tại xã trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân. Da Thông Thụ, huyện Quế Phong” nhằm bảo tồn và rễ củ màu nâu đến nâu vàng, lõi gỗ ở giữa phát triển cây Đảng sâm bản địa Thông Thụ, trồng phân nhánh, nhô lên tạo thành 2 rãnh dọc thâm canh cây Đảng sâm giống Viện Dược liệu (quan sát rõ ở đầu trên của rễ). theo định hướng trở thành hàng hóa, tạo việc làm, Rễ củ Đảng sâm giống bản địa Thông tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho Thụ nhỏ, thuôn dài, đường kính 0,2-1,0cm, người dân tái định cư tại Bản Ăng. dài 8-20cm, phân nhánh 3 chạc hoặc nhiều Công trình này thể hiện những phân tích, đánh rễ phụ nhỏ. Da củ màu nâu vàng đến trắng, giá chất lượng của củ Đảng sâm trồng thâm canh lõi gỗ ít phân nhánh hơn. bằng giống Viện Dược liệu và giống bản địa Thông Rễ củ của 2 giống sâm có thể chất Thụ về các chỉ số như hàm lượng tro, tro không tan chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không trong axit, hàm lượng chất chiết, hàm lượng mịn, có mủ trắng, mùi thơm và vị ngọt saponin tổng số. nhẹ (Hình 1). SỐ 4/2019 Tạp chí [2] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Hình 1. Rễ củ Đảng sâm giống Viện Dược liệu (M1) và giống bản địa Thông Thụ (M2) Mẫu rễ củ Đảng sâm giống Viện Dược liệu (M1) và giống bản địa Thông Thụ (M2) được tiến hành phân tích định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, so sánh mẫu thử với mẫu dược liệu đối chiếu, kết quả thể hiện trong hình 2. Qua hình 2, kết quả cho thấy, khi quan sát hình ảnh sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm sau khi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol, các vết có màu sắc và giá trị quan sát Rf) trong mẫu Đảng sâm M1, M2 tương đồng với mẫu Đảng sâm đối Hình 2. Hình ảnh sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng (TLC) định tính chiếu Radix Codonopsis javanica. Kết quả mẫu Đảng sâm kiểm nghiệm cũng tương tự khi hình ảnh quan sát dưới ánh - A: Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng sáng thường sau khi phun dung dịch acid sul- 365nm sau khi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol. furic 10% trong ethanol. Chứng tỏ, mẫu M1, - B: Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng thường sau khi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol. M2 đem đi kiểm nghiệm là Đảng sâm - 1: Mẫu Đảng sâm giống Viện Dược liệu M1. (Codonopsic javanica (Blume) Hook. f. et. - 2: Mẫu Đảng sâm giống bản địa Thông Thụ M2. - 3: Mẫu Đảng sâm đối chiếu (Radix Codonopsis javanica). Thomson. 3.2. Kết quả định lượng tro toàn phần và trong axit được xác định trên cả 2 mẫu Đảng sâm tro không tan trong axit giống Viện Dược liệu và giống bản địa Thông thụ, Hàm lượng tro toàn phần và tro không tan kết quả được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Hàm lượng tro toàn phần và tro không tan trong axit của mẫu Đảng sâm M1 và M2 so sánh với sâm Puxallaileng và sâm Ngọc Linh Hàm lượng tro Hàm lượng tro không Giống Đảng sâm/Sâm Ghi chú toàn phần (%) tan trong axit (%) Giống Đảng sâm Viện Trồng tại Bản Ăng, 5,1 0,9 Dược liệu (M1) xã Thông Thụ Giống Đảng sâm bản Trồng tại Bản Ăng, 5,0 0.9 địa Thông Thụ (M2) xã Thông Thụ Sâm Puxailaileng 7,65 1,64 Tài liệu số [7], mẫu T1 Sâm Ngọc Linh 7,80 1,73 Tài liệu số [7] Sâm Ngọc Linh SỐ 4/2019 Tạp chí [3] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Số liệu phân tích tại bảng 1 cho thấy, hàm lượng 3.3. Hàm lượng chất chiết và saponin tro toàn phần và tro không tan trong axit của hai mẫu toàn phần trong mẫu khô kiệt Đảng sâm M1, M2 là tương đương nhau, nằm trong Hàm lượng chất chiết trong mẫu khô giới hạn cho phép của dược liệu không quá 6% đối kiệt M1 và M2 được chiết bằng phương với tro toàn phần và 2% đối với tro không tan trong pháp chiết nóng dùng nước làm dung môi. axit [6]. Kết quả cũng cho thấy, hàm lượng tro toàn Hàm lượng saponin toàn phần trong mẫu phần trong Đảng sâm thấp hơn trong Sâm Pux- Đảng sâm M1, M2 khô kiệt được xác định ailaileng (7,65%) ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An và sâm theo phương pháp cân 5 gam bột đã qua Ngọc Linh (7,80%). Tương tự, hàm lượng tro không rây, tách chiết loại bỏ chất béo và cân khô tan trong axit của 2 mẫu Đảng sâm trồng thâm canh mẫu thu được [7]. Kết quả hàm lượng chất tại Bản Ăng, xã Thông Thụ cũng thấp hơn trong mẫu chiết và saponin toàn phần trong mẫu khô Sâm Puxailaileng (T1) và mẫu Sâm Ngọc Linh [8]. kiệt được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng chất chiết và saponin toàn phần trong mẫu khô kiệt của mẫu Đảng sâm M1 và M2 so sánh với các loại Đảng sâm/Sâm khác Hàm lượng Hàm lượng saponin Giống Đảng sâm/Sâm Ghi chú chất chiết (%) toàn phần (%) Giống Đảng sâm Viện Dược liệu Trồng tại Bản Ăng, 53,6 1,7 (M1) xã Thông Thụ Giống Đảng sâm bản địa Thông Thụ Trồng tại Bản Ăng, 66,4 2,4 (M2) xã Thông Thụ Đảng sâm Nà Ngoi, Kỳ Sơn - 3,1 Tài liệu số[3] Tài liệu số [8], mẫu Sâm Puxailaileng Panax vietnamensis - 12,64 T1, Sâm Puxailaileng Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis - 15,75 Tài liệu số [8] Sâm Nhật Bản Panax japonicus (T. Tài liệu số [9], bảng - 2,22 Nees) C. A. Mey 38, Sâm Nhật Bản Sâm Hàn Quốc Panax ginseng C. A. Tài liệu số [9], bảng - 3,5 Mey 39, Sâm Hàn Quốc Tài liệu số [9], bảng Sâm Mỹ Panax quinquefolius L - 3,8 39, Sâm Mỹ Sâm Trung Quốc (Tam thất) Panax Tài liệu số [9], bảng - 1,99 notoginseng (Burkill) F. H. Chen 39, Tam thất Kết quả bảng 2 cho thấy, hàm lượng saponin toàn Sa Pa khi phân tích mẫu chế 1,47% và mẫu phần trong mẫu Đảng sâm giống Viện Dược liệu và sống 2,17% [4]. Saponin trong Đảng sâm giống bản địa Thông Thụ lần lượt đạt 1,7% và 2,4% trồng ở Thông Thụ cũng thấp hơn khi trồng trọng lượng mẫu khô. Hàm lượng saponin tổng số ở Nà Ngoi (3,1%), có thể là do thổ nhưỡng trong mẫu Đảng sâm bản địa Thông Thụ cao hơn kèm theo các điều kiện khí hậu ở Nà Ngoi trong mẫu Đảng sâm trồng giống của Viện Dược thuận lợi cho cây Đảng sâm phát triển và liệu, cùng thời gian trồng 2 năm. Tuy nhiên, hàm tích lũy saponin trong rễ củ [3]. Mặt khác, lượng saponin toàn phần của cả hai mẫu Đảng sâm khi so sánh với một số loại sâm khác cùng đều thấp hơn 3% tiêu chuẩn cho phép trong Dược chứa hoạt chất saponin cho thấy, Đảng sâm điển Việt Nam IV [7], cao hơn trong Đảng sâm ở có hàm lượng saponin cao hơn Sâm Trung SỐ 4/2019 Tạp chí [4] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Quốc (1,99% [9]), Sâm Nhật Bản (2,22%) quan trọng tạo nên dược tính của Đảng sâm là [9], nhưng thấp hơn Sâm Puxailaileng saponin trong Đảng sâm giống Viện Dược liệu cũng (12,64%) khoảng 5,26 lần [8], Sâm Ngọc thấp hơn so với giống bản địa Thông Thụ (1,7% so Linh (15,75%) khoảng 6,56 lần [8], Sâm với 2,4%), hàm lượng này thấp hơn Sâm Ngọc Linh, Hàn Quốc (3,5%) [9], Sâm Mỹ (3,8%) [9]. Sâm Puxailaileng, Sâm Nhật Bản, Sâm Mỹ, gần Ngoài ra, khi so sánh hàm lượng saponin tương đương Hồng Sâm và Sâm trắng Hàn Quốc và trong Đảng sâm với Hồng Sâm và Sâm cao hơn Sâm Trung Quốc (tam thất). Cho nên, Đảng trắng Hàn Quốc cho thấy, không có sự sâm được xem là Sâm trắng, dùng để thay thế Nhân chênh lệch nhiều 2,4% và 3-4%, tương sâm trong điều trị bệnh với giá cả phù hợp cho người ứng [10]. nghèo mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, Kết quả phân tích cũng cho thấy, hàm Đảng sâm được dùng để bồi bổ sức khỏe, tốt cho hệ lượng chất chiết trong hai mẫu Đảng sâm tiêu hóa và tim mạch, bổ máu, giảm cholesterol, đều rất cao, lớn hơn tiêu chuẩn cần thiết chống lão hóa, chống mất trí nhớ (bệnh của dược liệu (35% theo Dược điển Việt Alzheimer’s), chống ung thư./. Nam V), tương ứng 53,6% và 66,4% đối với Đảng sâm giống Viện Dược liệu và Tài liệu tham khảo Đảng sâm giống bản địa Thông Thụ trồng tại bản Ăng, xã Thông Thụ, rất tốt cho 1. Trần Công Định, Huỳnh Kim Tân, Nguyễn Văn Lợi, Trần người sử dụng làm thuốc, bồi bổ sức khỏe. Minh Đức (2017), Đặc điểm sinh thái và phân bố loài Đảng sâm Vì vậy, Đảng sâm được xem là sâm trắng, (Codonopsic javanica (Blume) Hook. f.) tại huyện Tây Giang, sâm quý cho người nghèo, dùng thay thế tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp cho nhân sâm trong điều trị bệnh. và Phát triển nông thôn, Tập 126, Số 3D, tr. 153-164. 2. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích Việt Nam, IV. KẾT LUẬN Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.21. Đảng sâm được trồng theo mô hình 3. Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Phùng Văn Hào, Nguyễn thâm canh tại Bản Ăng, Thông Thụ bằng Anh Dũng, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Đức Nam (2016), Một số giống Đảng sâm bản địa Thông Thụ phát dẫn liệu về loài Đảng sâm phân bố ở Nghệ An, Nghiên cứu khoa triển tốt, cho rễ củ khối lượng trung bình học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, http://nghean- dost.gov.vn/nc-khcn/. 50-100g/củ sau 2 năm. Giống Đảng sâm 4. Phạm Xuân Sinh, Hoàng Minh Chung, Nguyễn Mạnh Viện Dược liệu cho củ to và phân nhánh Tuyển (2002), Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị nhiều hơn so với giống Đảng sâm bản địa thuốc Đảng sâm Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, số 1, tr.3-6. Thông Thụ, củ nhỏ, thuôn dài và ít rễ 5. Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Vùi Văn Kiên, Nguyễn nhánh. Kết quả phân tích định tính cho thấy, Văn Việt (2016), Nhân giống cây Đảng sâm (Codonopsic javan- ica (Blume) Hook. f. et. Thomson) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, hai giống Đảng sâm trồng thâm canh đều Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4, tr. 3-9. thuộc loài Đảng sâm (Codonopsic javanica 6. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, chuyên luận Đảng (Blume) Hook. f. et. Thomson. Kết quả sâm Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, tr.1156-1157. phân tích định lượng hàm lượng tro toàn 7. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, chuyên luận Đảng phần, tro không tan trong axit tương ứng là sâm Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. 8. Trần Ngọc Lân, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu, Lê 5,1% và 0,9% đối với giống Đảng sâm Viện Thị Thu Hiền, Ngô Hoàng Linh, Nguyễn Đức Nam, Trần Quốc Dược liệu; 5,0% và 0,9% đối với giống Thành, Hoàng Nghĩa Nhạc, Phùng Văn Hào (2016), Kết quả Đảng sâm bản địa Thông Thụ, đồng thời nghiên cứu về loài sâm Puxailaileng ở vùng núi cao tỉnh Nghệ thấp hơn so với Sâm Puxailaileng và Sâm An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Số 12, tr.7-11. Ngọc Linh. Thành phần chất chiết trong 9. PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong, TS. Trần Công Luận, TS. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt Nam và một số cây Đảng sâm giống Viện Dược liệu là 53,6% thuốc họ Sâm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.120-135. thấp hơn trong Đảng sâm giống bản địa 10. Jong Dae Park, Dong Kwon Rhee, You Hui Lee (2005), Thông Thụ là 66,4% khi chiết nóng bằng Biological activities and chemistry of saponins from Panax gin- dung môi nước. Tương tự, thành phần seng C. A. Meyer, Phytochemistry Reviews, 4 (2-3), p. 159-175. SỐ 4/2019 Tạp chí [5] KH-CN Nghệ An
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá chất lượng phân hữu cơ được làm từ vỏ quả sầu riêng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
10 p | 281 | 20
-
Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’mông nuôi theo phương thức công nghiệp
8 p | 158 | 8
-
Chất lượng dịch vụ công phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
12 p | 68 | 7
-
Nghiên cứu và đánh giá chất lượng mật ong trong vùng trồng tràm và vùng trồng keo lai tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau
10 p | 73 | 6
-
Đánh giá hiện trạng phú dưỡng và yếu tố môi trường chi phối quần xã tảo lục ở hồ Trị An
10 p | 60 | 6
-
Áp dụng phương pháp phân tích mô tả định lượng (QDA) và Torry trong đánh giá chất lượng cảm quan của fillet cá tra (Pangasius hypophthalmus) bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1ºc và 4ºc
8 p | 288 | 5
-
Đánh giá hàm lượng amylose và mùi thơm của 14 giống lúa nếp (Oryza glutinosa) ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua phương pháp phân tích hóa lý và chỉ thị phân tử ADN
9 p | 21 | 4
-
Hiện trạng chất lượng môi trường nước và mối tương quan với cấu trúc quần xã trùng bánh xe ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
7 p | 42 | 3
-
Khảo sát thị trường bán lẻ và chất lượng một số loại sữa tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
5 p | 6 | 3
-
Đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm quảng canh tự nhiên và thâm canh tại ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
9 p | 54 | 3
-
Đánh giá chất lượng mía trồng ở vùng đất phèn Phụng Hiệp (Hậu Giang) và phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế từ quá trình thu hoạch
6 p | 18 | 3
-
Đánh giá chất lượng đất ở các mô hình bón phân hữu cơ trên đất trồng bưởi ở Hậu Giang
9 p | 10 | 3
-
Biến động cấu trúc và chất lượng tầng cây cao rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai
11 p | 15 | 2
-
Kết quả phân tích bước đầu chất lượng đất và sinh vật gây hại trong đất trồng cam tại huyện Quỳ Hợp
4 p | 28 | 2
-
Đánh giá chất lượng đất làm cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội
5 p | 55 | 2
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực phục vụ tăng trưởng xanh trong nuôi trồng thủy sản
9 p | 5 | 1
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước cấp cho nuôi trồng thủy sản tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn