Phân tích đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"
lượt xem 1
download
Đăm Săn là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên và cùng là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Được sáng tạo từ trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên thời cổ đại, tác phẩm là bông hoa rừng đẹp nhất, hào hùng nhất của thể loại sử thi anh hùng được lưu truyền đến ngày nay. Bước vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, người đọc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"
- Phân tích đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" Đăm Săn là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên và cùng là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Được sáng tạo từ trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên thời cổ đại, tác phẩm là bông hoa rừng đẹp nhất, hào hùng nhất của thể loại sử thi anh hùng được lưu truyền đến ngày nay. Bước vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, người đọc sẽ được quay trở về với quá khứ hào hùng trong những buổi đầu của thời kì liên minh bộ tộc, được gặp gỡ những tù trưởng anh hùng, cùng họ và bộ tộc của mình đấu tranh chống lại kẻ thù, chinh phục thiên nhiên vì sự ổn định và phát triển phồn vinh của bộ tộc. Trong cuộc hành trình trở về với quá khứ đó, có lẽ người để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc chính là Đăm Săn, một tù trưởng anh hùng, người chính binh dũng cảm. Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Đăm Săn được khắc hoạ với tất cả những gì là đẹp nhất của cả cộng đồng. Vẻ đẹp đó của chàng được các tác giả dân gian miêu tả trong toàn bộ tác phẩm nhưng rõ nét nhất là trong đoạn trích: “Chiến thắng Mtao Mxây”. Nằm ở giữa tác phẩm, kể về cuộc chiến đấu của Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ trở về, bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc thường thấy trong sử thi, đoạn trích đã dựng lên một bức
- chân dung khá trọn vẹn về người anh hùng sử thi Đăm Săn với sức mạnh, tài năng và vẻ đẹp phi thường dũng sĩ tiêu biểu chi tinh thần, ý chí của cả cộng đồng. 1, Nội dung Tự thân đoạn trích được chia thành ba phần riêng biệt: Phần 1: Từ đầu đến “bêu ngoài đường”: Trận chiến đấu giữa Đăm Săn với Mtao Mxây. Phần 2: Tiếp theo tới...”rồi vào làng”: Đăm Săn thuyết phục và đưa dân làng của Mtao Mxây về theo mình. Phần 3: Đoạn cuối: Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm Săn. Ở phần thứ nhất, tác giả tập trung vào miêu tả trận đánh giữa ĐS và Mtao Mxây. Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng Sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-Đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. “chiến thắng Mtao Mxây” là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ, vì danh dự của bản thân và bộ tộc, vì hạnh phúc gia đình cũng như của cả buôn làng và cũng là để chứng tỏ sự hùng mạnh của mình. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đam Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại Mtao Mxây. Vẻ đẹp của Đam Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Nếu như Mtao Mxây đớn hèn lừa lúc Đăm Săn không có nhà đến bắt Hơ- Nhị và cướp phá buôn làng của chàng thì Đăm Săn hoàn toàn ngược lại. Chàng tiến đánh kẻ thù một cách quang minh chính đại với tư thế đường hoàng, sự dũng cảm và
- bản lĩnh vô song. Bước vào lãnh địa của Mtao Mxây, chàng dõng dạc, đường hoàng tới tận chân cầu thang nhà kẻ thù mà khiêu chiến: “Ơ diêng! Ta thách nhà ngươi xuống đây đọ đao với ta đấy”. Trước thái độ trêu ngươi trọc tức của Mtao Mxây, chàng đã thẳng thắn tuyên bố: “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ... cho mà xem”. Lời nói đầy dũng mãnh đó của chàng làm cho Mtao Mxây hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng phải khiếp sợ dè chừng bước xuống chấp nhận lời thách đấu của Đăm Săn. Phát huy cao độ nghệ thuật so sánh phóng đại, tác giả dân gian đã khắc hoạ khá rõ nét ngoại hình của Mtao Mxây khi hắn bước từ trên nhà sàn xuống: “Hắn đóng một cáu khố sọc ... dày mút”; “khiên hắn...cầu vồng”, đó là chân dung của một con người hung hãn và dữ tợn như một vị thần ác.Nhưng đối lập với bề ngoài dũng mãnh đó, Mtao Mxây thực chất chỉ là một tên đê tiện, đớn hèn. Chưa giáp mặt với Đăm Săn mà hắn đã tỏ ra khiếp nhược: “hắn đi từ nhà trong ra nhà ngoài ... sương sớm.” Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tinh thần thượng võ của mình: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem...nữa là”. Bước vào cuộc giao đấu, ở hiệp giao đấu thứ nhất, với tinh thần thượng võ, Đăm Săn nhường cho địch thủ quyền chủ động tấn công nhưng Mtao Mxây lại hèn nhát đùn đẩy, đến khi không thể thoái thác được nữa thì hắn buộc phải vung khiên múa tiến tới phía chàng. Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi tài nghệ của hắn được minh chứng bằng “tiếng khiên kêu ...”, sử dụng biện pháp nghệ thtuật so sánh đậm chất dân gian, tác giả đã cho ta thấy sự bất tài, kém cỏi của Mtao Mxây. Còn Đăn Săn, với bản lĩnh của người anh hùng chiến trận, khi Đăm Săn múa khiên chàng chỉ bình tĩnh đứng xem mà không hề nhúc nhích, chứng kiến tài nghệ kém cỏi của kẻ thù
- chàng tỏ rõ thái độ khinh thường chế nhạo và dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Sử dụng nghệ thuật so sánh tăng cấp với các ngữ so sánh liên tiếp, ngôn ngữ sử thi đã khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: “ Đăm Săn rung khiên múa ...phía tây”. Trước sức mạnh phi phàm đó của Đăm Săn, Mtao Mxây hiện lên thật thảm hại, hắn sợ hãi vô cùng, “bước cao bước thấp chạy hết bãi đông sang bãi tây” và vung dao chém lại chàng nhưng chỉ trúng một cái chão cột trâu”. Lúc này, Mtao Mxây đã đuối sức. Hắn cầu cứu Hơ- Nhị quăng một miếng trầu cho hắn, nhưng Hơ – Nhị đã không quăng miếng trầu đó cho hắn mà lại quăng nó cho Đăm Săn, nhận dược miếng trầu tình yêu từ tay vợ, sức mạnh của Đăm Săn tăng lên gấp bội, chàng lại vung khiên múa đánh đuổi kẻ thù: “chàng múa ... tung bay” Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt. Đăm Săn đã hoá thành những ngọn gió- bão – lốc. Bước chân, mũi giáo, chiếc khiên, cả thân hình lực lưỡng và khí thế bừng bừng, sôi sục của Đăm Săn đã làm xáo động núi rừng ... Chòi lán đổ, cây cối chết, núi rạn, đồi tranh tung gốc ... Cây giáo thần của Đăm Săn nhằm vào đùi, vào người Mtao Mxây mà phóng tới, mà đâm vào nhưng không thủng. Trận chiến đã lên đến đỉnh điểm khiến Đăm Săn thấm mệt. Bước sang hiệp giao đấu thứ hai, Đăm Săn vừa chạy, vừa mộng thấy ông trời, rồi được ông trời chỉ dẫn. Sáng tạo nên chi tiết kì ảo thú vị này, tác giả dân gian đã huyền thoại hoá người anh hùng sử thi để ca ngợi của chàng. Việc Đăm Săn được ông trời giúp đỡ không hạ thấp tài năng của chàng mà trái lại càng tăng thêm thanh thế uy danh của Đăm Săn. Nó chứng tỏ cuộc chiến của chàng là cuộc chiến chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp. Tuy nhiên, ông trời cũng chỉ là người mách nước còn quyết
- định vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hành động trực tiếp của Đăm Săn. Bừng tỉnh sau lời “cố vấn” của ông trời, Đăm Săn càng nhanh nhẹn, quyết liệt và dứt khoát. Nhanh như chớp chàng “chộp ngay ... kẻ địch” khiến cho “cái giáp của MtaoMxây ... loảng xoảng”. Hắn thảm bại, chạy trốn cầu xin Đăm Săn nhưng Đăm Săn không hề khoan nhượng. Chàng kể tội, kết án kẻ thù rồi “đâm phập ... ngoài đường”. Hành động đó của chàng không hề thể hiện Đăm Săn là một kẻ dã man ,khát máu, nó là lối hành xử quen thuộc, thường thấy ở các thủ lĩnh anh hùng thời cổ đại khi kẻ thù xúc phạm tới danh dự, điều thiêng liêng, cao quý nhất của họ. Phần 02: Tác giả dân gian tập trung miêu tả cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của Mtao Mxây. Nếu như trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây, Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp của một anh hùng chiến trận với tài năng và sức mạnh phi thường thì ở phần thứ hai này, vẻ đẹp của chàng là vẻ đẹp của tấm làng cao thượng, vị tha với mục đích chiến đấu nhân văn cao cả. Là một tù trưởng anh hùng, điều mà Đăm Săn quan tâm tới không chỉ là danh dự của cá nhân, hạnh phúc của gia đình, mà với chàng, điều quan trọng nhất là sự giàu có, phát triển của cộng đồng thị tộc. Vì thế, sau khi giết chết kẻ thù Đăm San không hề có bất cứ hành động nào làm tổn hại tới tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây, không hề có việc chàng trả thù, tàn sát buôn làng của hắn cho hả dạ lòng, hả dạ điều chàng quan tâm duy nhất lúc này là của cải thu được, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây. Với mong muốn đưa dân làng của Mtao Mxây về hoà nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh, bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, Đăm Săn đã chủ động đưa ra lời đề nghị, thuyết phục dân làng của Mtao Mxây về với bộ tộc của
- mình. (Cần phân tích rõ hơn cách thuyết phục của Đăm Săn) Đáp lại mong muốn tha thiết đó, cảm phục trước khí phách anh hùng, tài năng, sức mạnh của Đăm Săn, cảm mến đức khoan dung của chàng, dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây đã vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi, thuyết phục của Đăm Săn. (Cần phân tích rõ thêm). Phát huy cao độ vai trò của nghệ thuật so sánh phóng đại, kết hợp với lối kết cấu câu đối xứng, tác giả đã miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của dân làng Mtao Mxây khi theo Đăm Săn về với bộ tộc của chàng trong sự phát triển chung của cộng đồng thị tộc: “Đoàn người ...”. Điều này chứng tỏ người dân thường Ê - đê không mất quan tâm đến cái chết của Mtao Mxây, họ chỉ mong có một cuộc sống ổn định trong một cộng đồng ngày một đông hơn, giàu hơn, hùng mạnh hơn. Mọi người đi theo Đăm Săn, tôn vinh chàng vì chàng đã giúp cho khát vọng của họ trở thành hiện thực. Ở đây, khát vọng, quyền lợi giữa cá nhân người anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cả cộng đồng có sự thống nhất cao độ. Phần 03: Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm Săn. a, Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm Săn. Chiến thắng Mtao Mxây là một trong những chiến công vang dội nhất của Đăm Săn. Tiêu diệt kẻ thù, Đăm Săn đã “xéo nát đất đai của một tù trưởng nhà giàu”, “bắt tù binh”, đòi lại danh dự, bảo vệ được hạnh phúc của gia đình và đem lại sự phát triển, phồn vinh cho bộ tộc không những thế, với chiến thắng này, danh tiếng của chàng cũng “lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công, chàng và thị tộc của mình đã tổ chức một lễ ăn mừng chiến thắng thật lớn lao, kì vĩ.
- + Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên. + Nó là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng.; tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng. b, Hình tượng Đăm Săn trong lề ăn mừng chiến thắng. Miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng, tác giả dân gian không chỉ tô đậm ý nghĩa, tầm vóc chiến thắng của Đăm Săn mà còn khẳng định tầm vóc lịch sử, tôn vinh, đề cao người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng. Là niềm tự hào của bộ tộc, là kết tinh vẻ đẹp, tài năng, ý chí của cả cộng đồng, trong lễ ăn mừng chiến thắng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, thật phi thường. Sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn với một loạt những thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong sử thi như so sánh, phóng đại, tác giả sử thi đã miêu tả một cách trực tiếp, toàn diện từ vẻ đẹp thể chất đến vẻ đẹp tinh thần, từ ngoại hình đến tính cách của người anh hùng tù trưởng Đăm Săn: Trang phục; diện mạo; sức mạnh; phẩm chất). Chàng được cả cộng đồng ngưỡng vọng, tôn vinh, ngợi ca với những điệp khúc hào hùng: “danh vang ... tiếng Đăm Săn” (35), “Chàng Đăm Săn ... lừng lẫy” (35). Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế. 2, Nghệ thuật
- Đoạn trích: “Chiến thắng Mtao Mxây” thể hiện khá rõ nét những đặc sắc của nghệ thuật sử thi. - Trước hết, đó là nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ : + Ngôn ngữ người kể chuyện biến hoá linh hoạt. Khi chậm rãi khoan thai, khi ào ạt mạnh mẽ,... trong các đoạn miêu tả nhà Mtao Mxây, tả chân dung Mtao Mxây, tả cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, nhất là những đoạn miêu tả cảnh ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn. + Ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích được khai thác triệt để từ nhiều góc độ, đã góp phần khắc hoạ rõ nét hình tượng nhân vật (trong các lời đối thoại giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, lời của Đăm Săn nói với tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây, đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của mình sau chiến thắng). Đặc biệt, trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các câu mệnh lệnh mang âm hưởng hiệu triệu, vang vọng (ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu ! ; Hãy đánh lên các tiếng chiêng… ; Hãy đánh lên tất cả…) thấm đẫm chất sử thi anh hùng. + Mặt khác, trong ngôn ngữ của người kể chuyện, tác giả thường xen lẫn những lời trực tiếp hướng đến người nghe (Bà con xem… ; Thế là, bà con xem…). Dạng lời này có tác dụng lôi cuốn người nghe nhập cuộc đồng thời góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ, sự phấn khích mang sắc thái diễn xướng của sử thi anh hùng, nó tạo ra sự giao tiếp sử thi, khơi gợi mối đồng cảm cộng đồng, giao hoà sử thi. - Thứ hai: Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại đã tạo cho đoạn trích những hiệu quả diễn đạt ấn tượng. Chẳng hạn, miêu tả Mtao Mxây : "khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần... giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm” ; “Khiên hắn kêu lạch xạch
- như quả mướp khô". Hoặc miêu tả Đăm Săn : "Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây" ; "Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc" ; "Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung" ; "đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre" ; "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc"… Bên cạnh đó, các phép so sánh, phóng đại trong ngôn ngữ nhân vật cũng được huy động tối đa : với Mtao Mxây "Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm",… với Đăm Săn : "Cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp ; Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch… để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy"…Biện pháp so sánh, phóng đại tạo ra sức hấp dẫn cho sử thi, đó là cách diễn đạt, mô tả bằng hình ảnh sinh động, tạo ấn tượng về sức mạnh, vẻ đẹp thần thánh, siêu phàm đúng với tính chất hùng tráng, mang tầm vũ trụ của nhân vật và hành động của sử thi anh hùng. Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đam Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bộ tộc. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-Đê, thành di sản quí báu
- của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp “một đi không trở lại”./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đất Nước ( trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi (…) Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
6 p | 364 | 41
-
Bài giảng Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích Đăm San - Sử thi Tây Nguyên)
15 p | 87 | 11
-
Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
4 p | 258 | 10
-
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng
7 p | 627 | 10
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích Đăm San - Sử thi Tây Nguyên) - Trường THPT Bình Chánh
22 p | 18 | 5
-
Phân tích vẻ đẹp Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mơ Tao, Mơ Xây”
5 p | 90 | 4
-
Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận (trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét cúa Sếch-xpia) để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận
5 p | 63 | 4
-
Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng "Mtao Mxây"
4 p | 128 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn