intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự kiện nhân vật Mị cởi trói, giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho mình trong truyện Vợ chồng A Phủ là một sự kiện then chốt, thể hiện nổi bật chủ đề và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Xây dựng sự kiện này, nhà văn Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng xuất sắc của mình trong nghệ thuật dựng truyện và khắc họa tính cách nhân vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Đề bài: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Sự kiện nhân vật Mị cởi trói, giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho mình trong truyện  <br /> Vợ  chồng A Phủ  là một sự  kiện then chốt, thể hiện nổi bật chủ đề  và giá trị  nhân đạo  <br /> của tác phẩm. Xây dựng sự kiện này, nhà văn Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng xuất sắc của <br /> mình trong nghệ thuật dựng truyện và khắc họa tính cách nhân vật.<br /> <br /> Thời điểm Mị cởi trói phù hợp với lôgic phát triển của mạch truyện. Nhà văn đã chuẩn bị <br /> và tạo được sự  diễn biến hết sức tự nhiên để  sự  kiện xảy ra như  một sự tất yếu. Nếu  <br /> cho đến trước sự kiện này, người đọc chỉ thấy Mị là một con người không còn ý thức về <br /> sự  sống, sống mà như  chết (Ở  lâu trong cái khổ, Mị  quen khổ  rồi. Bây giờ  thì Mị  cũng <br /> tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi  ở  cái tàu ngựa nhà <br /> này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm thôi. [...] Mỗi ngày Mị <br /> càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa) thì sự trỗi dậy của Mị thiếu cơ sở <br /> thuyết phục, sẽ khiên cưỡng, không tự  nhiên. Song Tô Hoài đã rất tinh tế và sâu sắc khi <br /> trước đó đã để  lòng ham sống, khát khao hạnh phúc, ý thức về  cuộc sống của Mị  thức  <br /> dậy trong đêm mùa xuân. Từ những tác động, kích thích của không khí đầy sức sống của <br /> mùa xuân, từ  tiếng sáo gọi bạn tình và cả  men rượu, trong Mị đã dần sống lại những kỉ <br /> niệm, những khát khao của tuổi trẻ đã từng có trong chị, kéo theo là ý thức về  thời gian, <br /> cuộc sống, thân phận mình. Và Mị  thắp cho đèn thêm sáng, quấn lại tóc, lấy váy hoa <br /> chuẩn bị đi chơi. Ngay cả khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị  vẫn nồng nàn tha thiết  <br /> với niềm khao khát sống. Gần hơn với sự kiện cởi trói, không ngẫu nhiên đúng đêm ấy <br /> Mị ra ngồi thổi lửa, hơ tay, hơ lưng mà đây là việc đã trở thành thói quen của Mị từ trước,  <br /> , ngay cả khi A Phủ đã bị bắt trói: Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại  <br /> mở  mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc  ấy thì Mị  nhìn sang, thấy mắt  Ả  Phủ  trừng  <br /> trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như  thế. Nhưng Mị  vẫn thản nhiên thổi <br /> lửa hơ  tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế  thôi. Cho đến đêm diễn ra sự <br /> kiện cởi trói, khi Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mờ, một dòng nước <br /> mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại thì trong Mị mới chợt trào lên nỗi đồng  <br /> cảm trước tình cảnh đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ. Thoạt đầu là sự  đồng cảm của  <br /> người cũng đã từng phải chịu đựng cảnh trói đứng như thế, rồi Mị liên tưởng đến chuyện  <br /> từng có người đàn bà bị bắt trói cho đến chết cũng ở nhà này. Ý thức phản kháng bắt đầu <br /> nhen nhóm: Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đến mai là người kia chết, chết đau, <br /> chả đói, chết rét, phải chết. [...] Người kia việc gì mà phải chết thế.. Đến thời điểm Mị <br /> nghĩ đến việc phải trói thay vào đấy, chết trên cái cọc ấy mà Mị cũng không thấy sợ  thì  <br /> sự đồng cảm, ý thức phản kháng đã đủ để biến thành hành động táo bạo: cắt dây trói cứu  <br /> A Phủ. Ngay sau đó, lòng ham sống, hi vọng sống, ý thức về sự sống của mình bừng lên <br /> trong Mị và chị chạy theo A Phủ, tự giải thoát cho cuộc đời nô lệ của mình.<br /> <br /> Như  vậy, tùng bước, theo sự  phát triển của mạch truyện và diễn biến tâm lí nhân vật, <br /> hành động cởi trói của Mị là một lựa chọn nghệ thuật đích đáng. Trong sự khắc họa tính <br /> cách nhân vật, có thể xâu chuỗi những biểu hiện nhất quán: dự định ăn lá ngón tự tử đến  <br /> dự  định đi chơi trong đêm mùa xuân và cuối cùng là cởi trói. Điều đó nói lên, sự  sống, ý <br /> thức và niềm khao khát về hạnh phúc chưa hề lụi tàn trong con người Mị, có khi nó được <br /> bộc lộ  ra, có khi tiềm tàng sống đó là một sức sống mãnh liệt. Khẳng định điều này, Tô <br /> Hoài đã bộc lộ một cách nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2