Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN TRỄ KHÍ ĐỘNG TRÊN<br />
CÁNH QUẠT TRỰC THĂNG<br />
Phạm Thành Đồng*, Phạm Vũ Uy<br />
Tóm tắt: Bài báo phân tích các kết quả nghiên cứu khác nhau về hiện tượng trễ<br />
khí động, đưa ra đánh giá về điều kiện xuất hiện trễ khí động trên một profile cánh.<br />
Từ việc nghiên cứu chuyển động phức tạp của cánh quạt trực thăng, nhóm tác giả<br />
tiến hành khảo sát đặc điểm biến thiên góc tấn cục bộ của profile lá cánh quạt theo<br />
góc phương vị và theo chiều dài lá cánh. Ứng với các khoảng biến thiên khác nhau<br />
của góc tấn cục bộ, tính toán mô phỏng hiện tượng trễ khí động trên profile NACA-<br />
23012 của lá cánh quạt trực thăng Mi-8TM ở điều kiện cụ thể.<br />
Từ khóa: Cánh quạt trực thăng, Khí động, Airfoil, Ansys CFD.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trễ khí động là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới [1, 2, 3,<br />
4, 7]. Trễ khí động của hệ số lực nâng cy, hệ số lực cản cx, mô men mz... không chỉ<br />
phụ thuộc vào sự thay đổi của góc tấn α, mà còn phụ thuộc vào tốc độ và hướng<br />
của sự thay đổi đó [3, 4]. Bằng các thực nghiệm trong ổng thổi, người ta đã chứng<br />
minh được rằng, đặc điểm trễ trên cánh mẫu phụ thuộc nhiều vào biên độ và tần số<br />
dao động lắc của cánh (khoảng biến thiên và tốc độ biến thiên của góc tấn) [1, 2].<br />
Trễ khí động thường xuất hiện trên cánh dao động lắc có chu kỳ trong dải góc tấn<br />
gần với góc tấn tới hạn tĩnh của airfoil; Trong khu vực trễ, với cùng giá trị góc tấn,<br />
lực nâng có giá trị lớn hơn, lực cản có giá trị nhỏ hơn theo chiều tăng của góc tấn,<br />
và ngược lại lực nâng có giá trị nhỏ hơn, lực cản có giá trị lớn hơn theo chiều góc<br />
tấn giảm [7]. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về khí động thiết bị bay khá<br />
phong phú và ngày càng được quan tâm. Điều này xuất phát từ yêu cầu tăng cường<br />
phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước và nhiệm vụ tiếp cận, làm chủ vũ khí<br />
công nghệ cao của Quân đội. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về<br />
trễ khí động. Ngày nay, khi kỹ thuật tính toán phát triển, bên cạnh việc dùng thực<br />
nghiệm trong ống thổi để nghiên cứu về trễ, người ta còn sử dụng các phần mềm<br />
mô phỏng CFD có độ chính xác cao khảo sát các hiện tượng trễ khí động [6].<br />
Ansys là một phần mềm như vậy, và trong bài báo này nhóm tác giả sử dụng<br />
Ansys CFX như một công cụ hiệu quả để khảo sát tính trễ của airfoil lá cánh quạt<br />
trực thăng (LCQ) trong các trường hợp cụ thể [10].<br />
2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BIẾN THIÊN GÓC TẤN CỤC BỘ TRÊN<br />
CÁNH QUẠT TRỰC THĂNG<br />
Trực thăng là 1 thiết bị bay có tính cơ động cao, lực nâng và lực kéo được tạo ra<br />
nhờ sự làm việc của hệ thống cánh quạt nâng. Cánh quạt (CQ) nâng của trực thăng<br />
cấu tạo từ các lá cánh dài, chuyển động tổng hợp từ các chuyển động quay, tịnh<br />
tiến, vẫy, lắc…làm cho sự chảy bao các LCQ mang tính chất không dừng. Góc tấn<br />
cục bộ của mỗi phần tử LCQ (airfoil) có giá trị khác nhau tại mỗi vị trí trong mặt<br />
phẳng quay cánh quạt. Sự phân bố góc tấn cục bộ phụ thuộc vào vị trí của phần tử<br />
LCQ cả theo chiều dài lá cánh và theo góc phương vị. Ở chế độ bay ổn lập, tốc độ<br />
vòng quay của CQ không đổi, thì sau mỗi một vòng quay giá trị góc tấn của phần<br />
<br />
<br />
172 P. T. Đồng, P. V. Uy, “Phân tích khả năng… trên cánh quạt trực thăng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tử lá cánh quạt sẽ lặp lại [5, 8, 9]. Nghĩa là giá trị góc tấn cục bộ của mỗi phần tử<br />
LCQ biến thiên trong một khoảng giá trị nhất định và lặp lại các giá trị đó sau mỗi<br />
vòng quay. Đây là một trong những điều kiện xuất hiện trễ khí động trên airfoil<br />
cánh [1, 2, 3, 4, 7].<br />
Xét mô hình CQ trực thăng như trên hình 1, 2, 3. Theo đó trực thăng chuyển<br />
động trong không gian với vận tốc V , dưới góc tấn αH (hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình dòng khí.<br />
Trong mặt phẳng quay, phần tử LCQ dr tại mặt cắt thứ j chuyển động quay<br />
xung quanh trục CQ với vận tốc góc ωB, cách trục quay một khoảng r, sau thời<br />
gian t quay được một góc có độ lớn ψr= ωB.t. RГШ và RHB lần lượt là bán kính bản<br />
lề ngang và bán kính CQ (hình 2). Góc vẫy β của LCQ có thể xác định được từ<br />
việc giải phương trình chuyển động của LCQ dưới tác động của các mô men lực<br />
kéo, trọng lực và lực ly tâm [9]. Khi đó, góc vẫy β được tính theo công thức viết<br />
dưới dạng:<br />
a0 a1cos b1cos (1)<br />
Trong đó, a0, a1, b1 là các hệ số được xác định cụ thể trong [9].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Các thành phần vận tốc trong mặt phẳng quay CQ.<br />
<br />
Khi đó, các thành phần vận tốc của phần tử dr tại mặt cắt thứ j trên hình 2 khi<br />
không xét đến thành phần tốc độ cảm ứng viết như sau:<br />
Wxj H [(r-R ГШ ) cos( ) R ГШ ] V .sin( r ).cos( H ) (2)<br />
d<br />
Wyj V .sin( H ) cos( ) V .cos( H ) cos( ) sin( ) (r-R ГШ ) (3)<br />
dt<br />
Wzj V .cos( H ).cos( ).cos( ) V .sin( H ).sin( ) (4)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 173<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ lực và vận tốc của thành phần lá CQ.<br />
Góc tấn cục bộ của phần tử dr tại mặt cắt j (hình 3) với φ0 là góc lắp xác định<br />
theo công thức:<br />
W<br />
r 0 arctan( yj ) (5)<br />
Wxj<br />
Ở chế độ bay cụ thể, khi bán kính CQ: R= 10.6 m; vận tốc góc: B =192<br />
vòng/phút (≈20 rad/s); vận tốc thổi tới của dòng khí: V = 30, 50, 70 m/s; góc thổi<br />
tới: H =100 ; góc sải chung: 0 =50 ,100; góc phương vị: =0÷3600, mô hình<br />
tính toán cho kết quả:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a-1 a-2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b-1 b-2<br />
<br />
<br />
174 P. T. Đồng, P. V. Uy, “Phân tích khả năng… trên cánh quạt trực thăng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c-1 c-2<br />
Hình 4. Biến thiên góc tấn cục bộ airfoil LCQ<br />
theo chiều dài lá cánh và góc phương vị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a/ b/<br />
Hình 5. Phân bố góc tấn trên mặt phẳng đĩa cánh quạt:<br />
a/- Số liệu tính toán μ=0.231, V =50m/s, 0 =100;<br />
b/- Số liệu của A.I.Mosha, μ=0.212, Ct=0.0153 [12].<br />
Nhận xét:<br />
- Trong cùng điều kiện ban đầu là vận tốc thổi tới V và góc sải chung 0 , phần<br />
tử LCQ càng gần trục quay CQ có góc tấn cục bộ biến thiên càng lớn; trong vùng<br />
LCQ “tiến” (LCQ chuyển động trong khoảng 0÷1800) góc tấn cục bộ giảm, ở vùng<br />
LCQ “lùi” (LCQ chuyển động trong khoảng 1800÷3600) giá trị tuyệt đối góc tấn<br />
cục bộ tăng;<br />
- Khi tăng tốc độ chuyển động V hoặc giảm tần số quay CQ, sự biến thiên góc<br />
tấn cục bộ tăng nhanh, đặc biệt ở phía LCQ “lùi” hoặc trong vùng chảy ngược;<br />
- Khi tăng góc sải chung 0 , sự biến thiên góc tấn cục bộ cũng tăng cả về<br />
khoảng biến thiên và tốc độ biến thiên;<br />
- Góc tấn cục bộ của phần tử LCQ phân bố không đều trong đĩa cánh quạt, phụ<br />
thuộc vào vị trí của nó theo chiều dài LCQ và theo góc phương vị. Ở mỗi chế độ<br />
bay ứng với các giá trị của hệ số chế độ làm việc (nhiều tài liệu gọi là hệ số vận<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 175<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
tốc) μ, góc tấn CQ αH và góc sải chung 0 cụ thể, khi các giá trị góc tấn cục bộ<br />
trong vùng “lùi” của LCQ lớn hơn giá trị góc tấn tới hạn αkp sẽ hình thành trên đĩa<br />
quay CQ các vùng tách dòng (hình 5). Kết quả tính toán từ mô hình tương đối gần<br />
với số liệu trong công trình nghiên cứu của A.I.Mosha [12], qua đó cho thấy tính<br />
chính xác và tin cậy của mô hình tính.<br />
3. MÔ PHỎNG TRỄ KHÍ ĐỘNG TRÊN AIRFOIL LCQ NACA 23012<br />
Qua sự khảo sát biến thiên góc tấn cục bộ của airfoil LCQ theo góc phương vị<br />
và theo chiều dài lá cánh ở trên, ta thấy rằng ở chế độ làm việc khác nhau góc tấn<br />
cục bộ biến thiên theo chu kỳ trong khoảng giá trị khác nhau. Để khảo sát được<br />
tính chất trễ khí động trên phần tử LCQ, nhiều công trình đã sử dụng phương pháp<br />
thổi thực nghiệm hoặc thổi ảo riêng rẽ các phần tử LCQ có dao động điều hòa với<br />
tần số và biên độ cụ thể [1, 2, 3, 4, 7]. Dùng phương pháp này phải công nhận giả<br />
thiết sự biến thiên của góc tấn cục bộ của phần tử LCQ có dạng hàm điều hòa và<br />
có chu kỳ dao động biến thiên đúng bằng chu kỳ quay của CQ. Trong thực tế (như<br />
sự khảo sát ở trên), sự biến thiên của góc tấn cục bộ tuy có chu kỳ bằng với chu kỳ<br />
quay của CQ nhưng không phải là hàm điều hòa (hình 4). Với mục đích làm rõ sự<br />
khác biệt của tính trễ của airfoil LCQ ở điều kiện thực tế với tính trễ của mô hình<br />
airfoil có góc tấn biến thiên điều hòa, dưới đây, tác giả tiến hành khảo sát tính trễ<br />
trên airfoil LCQ NACA 23012 theo các trường hợp cụ thể sử dụng phần mềm<br />
Ansys CFX (bảng 1, bảng 2).<br />
Trong mô hình khảo sát bảng 1, vận tốc thổi tới có giá trị không đổi V =50 m/s,<br />
góc tấn biến thiên nhờ sự thay đổi của các thành phần vận tốc Vy=V sin(α),<br />
Vx=V cos(α) (hình 6), ở đây giá trị góc tấn là hàm điều hòa<br />
0 bd sin(lac .t ) , với αbd là biên độ biến thiên của góc tấn, α0 là giá trị trung<br />
bình của dải góc tấn khảo sát, ωlac là vận tốc góc (rad/s).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Biến thiên thành phần vận tốc.<br />
Bảng 1. Các trường hợp khảo sát tính trễ trên airfoil LCQ NACA 23012 ở<br />
điều kiện góc tấn cục bộ biến thiên điều hòa.<br />
Tên tham số Trường hợp 1 Trường hợp 2<br />
V<br />
Vận tốc thổi tới (m/s) 50<br />
Góc thổi tới αH (độ) -10<br />
Góc sải chung 0 (độ) 10<br />
Vận tốc góc ωlac (rad/s) 20.1<br />
<br />
<br />
176 P. T. Đồng, P. V. Uy, “Phân tích khả năng… trên cánh quạt trực thăng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Biên độ biến thiên αbd (độ) 14 20<br />
Giá trị góc tấn trung bình α0 (độ) 7 15<br />
14+7.sin(20.1*t) 20+15.sin(2.23.t)<br />
(ứng với số liệu (ứng với số liệu<br />
Góc tấn cục bộ αr (độ)<br />
trên hình 5, b-1, trên hình 5, b-1,<br />
r =1.0) r =0.4)<br />
Bảng 2. Các trường hợp khảo sát tính trễ trên airfoil LCQ NACA 23012 ở<br />
điều kiện thực tế (theo tính toán).<br />
Tên tham số Trường hợp 3 Trường hợp 4<br />
Vận tốc thổi tới V (m/s) 50<br />
Góc thổi tới αH (độ) -10<br />
Góc sải chung 0 (độ) 10<br />
Số liệu trên hình Số liệu trên hình<br />
Góc tấn cục bộ αr (độ)<br />
5, b-2, r =0.3 5, b-2, r =0.4<br />
Các trường hợp thuộc bảng 2 khảo sát tính trễ với các số liệu góc tấn cục bộ lấy<br />
trực tiếp từ kết quả tính toán như trên Hình 5, b-2, r =0.3 và r =0.4.<br />
Mô hình airfoil LCQ NACA 23012 xây dựng trên cơ sở các kích thước cơ bản<br />
của profile lá cánh quạt trực thăng Mi-8TM với dây cung b=0.52m (hình 7) [11].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Airfoil LCQ NACA 23012.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Miền mô phỏng và các điều kiện biên.<br />
Miền mô phỏng có kích thước DàiRộngSâu=1230.2m (hình 8). Thiết<br />
lập các điều kiện biên như sau: 2 mặt bên của miền mô phỏng đặt đối xứng<br />
symetry; Mặt trên và dưới của miền mô phỏng đặt opening; Inlet là các thành phần<br />
vận tốc Vx, Vy biến thiên theo góc thổi tới α (biến đổi theo quy luật tùy thuộc<br />
trường hợp khảo sát).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 177<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Kết quả mô phỏng: Đồ thị cy(α), cx(α) với tính chất trễ đặc trưng cho từng<br />
trường hợp khảo sát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Kết quả mô phỏng theo các trường hợp.<br />
Trên hình 9 là kết quả tính toán mô phỏng thể hiện qua các đồ thị phụ thuộc của<br />
các hệ số khí động cx(α), cy(α) theo từng trường hợp trong bảng 1 và 2. Theo đó,<br />
các kí hiệu cx_1, cx_2, cx_3, cx_4, cy_1, cy_2, cy_3, cy_4 lần lượt là hệ số lực<br />
cản, lực nâng trong các trường hợp 1, 2, 3, 4; cx_steady, cy_steady là hệ số lực<br />
cản, lực nâng ở điều kiện thổi tĩnh.<br />
Nhận xét:<br />
- Xuất hiện vòng trễ khí động trên airfoil LCQ NACA 23012 khi góc tấn biến<br />
thiên theo hàm điều hòa. Biên độ dao động biến thiên càng lớn vòng trễ khí động<br />
<br />
<br />
178 P. T. Đồng, P. V. Uy, “Phân tích khả năng… trên cánh quạt trực thăng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
càng mở rộng; giá trị hệ số lực cản, lực nâng tăng nhanh, tạo sai lệch lớn so với số<br />
liệu thổi tĩnh. Ở góc tấn 180 so với số liệu thổi tĩnh, sai lệch lớn nhất của hệ số lực<br />
nâng (chiều giảm góc tấn) theo trường hợp 1, 2 lần lượt đạt 23.2% và 28.1%;<br />
Trong khi sai lệch hệ số lực cản lớn nhất theo trường hợp 1, 2 lên tới 58.3% và<br />
59.6% (hình 9-a,b).<br />
- Ở điều kiện biến thiên thực của góc tấn cục bộ (trường hợp 3, 4- bảng 2), trên<br />
airfoil phần tử LCQ xuất hiện vòng trễ khí động. Tuy nhiên, hình dạng biến thiên<br />
hệ số lực cản, lực nâng trong vòng trễ khá gần số liệu thổi tĩnh, đặc biệt ở chiều<br />
góc tấn tăng. Sai lệch lớn nhất của các hệ số so với số liệu thổi tĩnh nằm ở chiều<br />
góc tấn giảm, về mặt giá trị lên tới gần 60% (hình 9- c, d). Trên airfoil phần tử<br />
LCQ gần trục quay CQ, vòng trễ mở rộng hơn, tương ứng với sự biến thiên trong<br />
khoảng giá trị rộng của góc tấn cục bộ (hình 4, 9).<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Có sự trễ khí động trên airfoil phần tử LCQ trực thăng khi góc tấn cục bộ của<br />
airfoil biến thiên có chu kỳ trong khoảng giá trị đủ rộng. Điều này trong thực tế<br />
xảy ra khi trực thăng bay với tốc độ cao, khi trực thăng chuyển hướng hoặc khi bay<br />
có gió cạnh;<br />
Khảo sát tính trễ của airfoil phần tử LCQ sử dụng giả thiết góc tấn cục bộ biến<br />
thiên theo hàm điều hòa chỉ phù hợp cho phần tử LCQ nằm cách xa trục CQ, có<br />
góc tấn cục bộ biến thiên trong khoảng nhỏ.<br />
Có thể sử dụng phần mềm Ansys CFX như một công cụ để tính toán mô phỏng<br />
tính trễ trên airfoil LCQ. Kết quả mô phỏng phù hợp với nhiều công trình khoa học<br />
đã công bố;<br />
Khảo sát xác định miền góc tấn cục bộ trên CQ trực thăng theo sự biến thiên<br />
của góc phương vị và chiều dài LCQ là cần thiết, và có vai trò quan trọng trong<br />
việc nghiên cứu hiện tượng trễ cũng như dự báo quá tải; Vì đặc điểm gây tải lên<br />
LCQ ở góc tấn lớn tăng nhiều lần so với số liệu thổi tĩnh trên các airfoil.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. A.И. Курьянов, Г.И. Столяров, Р.И. Штейнберг. “О гистерезисе<br />
аэродинамических характеристик”. Ученые записки Цаги, Том Х-№3-1979.<br />
[2]. В.Т. Калугин, А.Ю. Луценко, Е.Г. Столярова. “Особенности в<br />
аэродинамических характеристиках летательных аппаратов при<br />
отрывном обтекании в условиях неустановившегося движения”.<br />
Научный вестник МГТУ ГА, №199-2014.<br />
[3]. О.Н. Хатунцева. “Анализ причин возникновения аэродинамического<br />
гистерезиса при летных испытаниях спускаемого аппарата «союз» на<br />
гиперзвуковом участке спуска”. Прикладная механика и техническая<br />
физика, №4-2011.<br />
[4]. О.Н. Хатунцева. “Классификация гистерезисных функций.<br />
Теоретические модели и методы описания”. Физико-химическая<br />
кинетика в газовой динамике-2012.<br />
[5]. В.Г. Лебедь, С.А. Калкаманов. “Математическая модель нелинейной<br />
аэродинамики несущего винта для задач моделирования динамики<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 179<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
полета на вертолетных тренажерах”. ISSN 1727-7337, Авиационно-<br />
космическая техника и технология, 2014, № 4 (111).<br />
[6]. Daobo HUANG, Jiandong LI, Yong LIU. “Airfoil Dynamic Stall and<br />
Aeroelastic Analysis Based on MultiFrequency Excitation Using CFD<br />
method”. “APISAT2014”, 2014 Asia-Pacific International Symposium on<br />
Aerospace Technology, APISAT2014.<br />
[7]. Zifeng Yang, Hirofumi Igarashi, Mathew Martin, Hui Hu. “An Experimental<br />
Investigation on Aerodynamic Hysteresis of a Low-Reynolds Number<br />
Airfoil”. 46th AIAA Aerospace Sciences Meeting and Exhibit- AIAA-2008-<br />
0315, Jan 7 – 10, 2008, Reno, Nevada.<br />
[8]. Ю.М. Инаткин. “Аэродинамический расчет вертолета”. Москва-1975.<br />
[9]. М. Л. Миль, А. В. Некрасов, А. С. Браверман: “Вертолеты. Расчет и<br />
проектирование”. Под ред. М. Л. Миля – М. :Машиностроение, 1966– 454 с.<br />
[10]. Http://www.ansys.com/Products/Fluids/ANSYS-CFX.<br />
[11]. John V.Becker. “High-speed wind-tunnel tests of the Naca 23012 and 23012-<br />
64 airfoils”. National Advisory committee for aeronautics/ WARTIME<br />
REPORT, NACA Washington-2/1941.<br />
[12]. А.И. Моцарь. “Математическая модель имитации полета вертолета<br />
на комплексном авиационном тренажере”. Научно-производственное<br />
объединение «АВИА»- УДК 629.7.072.<br />
ABSTRACT<br />
ANALYSIS OF THE EMERGENCE POSSIBILITY OF AERODYNAMIC<br />
HYSTERESIS ON THE HELICOPTER MAIN ROTOR<br />
The results of different studies on aerodynamic hysteresis, forecasting conditions<br />
for the emergence of the aerodynamic hysteresis on the airfoil are analysed in this<br />
article. From studies of the complex motion of helicopter blades, the authors<br />
examine the characteristics of the variability of the local angle of attack on the<br />
airfoil blades depending on the azimuth and length of the blade. According to the<br />
different ranges of the local angle of attack, simulates aerodynamic hysteresis on<br />
airfoil NACA-23012 under certain conditions.<br />
Keywords: Helicopter main rotor, Aerodynamic, Airfoil, Ansys CFD.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Hàng không Vũ trụ, Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
* Email: mrbook29@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
180 P. T. Đồng, P. V. Uy, “Phân tích khả năng… trên cánh quạt trực thăng.”<br />