Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
MỘT MÔ HÌNH GIẢI TÍCH MỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG<br />
IEEE 802.15.4 MAC CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY ĐA BƯỚC<br />
Hoàng Trọng Minh1*<br />
Tóm tắt: Tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 là một tiêu chuẩn phổ biến, đóng vai trò<br />
quan trọng trong kiến trúc hạ tầng mạng truyền thông Internet vạn vật (IoT). Sử<br />
dụng mô hình giải tích để phân tích và đánh giá hiệu năng mạng có sức hút rất lớn<br />
đối với các nhà nghiên cứu và triển khai hệ thống do có được ưu điểm về tính tường<br />
minh của đề xuất. Phần lớn các mô hình phân tích IEEE 802.15.4 của các tác giả<br />
trước đều tập trung vào mạng đơn bước nhằm cho phép tính toán khả thi. Trong bài<br />
báo này, chúng tôi đề xuất một mô hình giải tích mới cho mạng đa bước và khả thi<br />
tính toán khi phân hoạch thành hai mô hình chuỗi Markov gồm mô hình node và mô<br />
hình kênh. Hơn nữa, qua tiếp cận mới này, mô hình có thể mô hình hóa đồng thời cả<br />
hai cơ chế không phân kênh và phân kênh mà các tác giả trước chưa thực hiện<br />
được. Các kết quả mô phỏng số sẽ chứng minh tính đúng đắn của mô hình đề xuất<br />
và đưa ra các mối quan hệ hiệu năng quan trọng của mạng cảm biến không dây<br />
gồm thông lượng và công suất tiêu thụ.<br />
Từ khóa: Mạng cảm biến không dây, Đa bước, Mô hình giải tích, Hiệu năng mạng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 hiện trở thành chuẩn truyền thông lớp 2 phổ biến trong<br />
mạng cảm biến không dây WSN (Wireless Sensor Network) do một số ưu điểm nổi trội<br />
như: tiết kiệm năng lượng, tiêu chuẩn hóa và có độ tin cậy cao [1]. Tùy thuộc vào môi<br />
trường ứng dụng, tiêu chuẩn này định nghĩa hai phương thức truy nhập sử dụng không<br />
phân khe thời gian (unslotted) và phân khe thời gian (slotted). Trên thực tế, hiệu năng lớp<br />
điều khiển truy nhập MAC (Medium Access Control) của mạng không dây rất phức tạp và<br />
đóng vai trò tâm điểm ảnh hưởng tới hiệu năng mạng do sự tác động trực tiếp lên chất<br />
lượng liên kết. Vì vậy, các nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu năng lớp MAC đã được<br />
phát triển rất mạnh mẽ trong một số năm gần đây.<br />
Nhằm phân tích hoạt động IEEE 802.15.4 MAC, phần lớn các các giả trước tái sử dụng<br />
mô hình hóa từ IEEE 802.11 do có sự tương đồng về cơ chế đa truy nhập tránh xung đột<br />
CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance). Các tác giả trong<br />
[2] đề xuất mô hình giải tích cho IEEE 802.15.4 trong điều kiện mạng đơn bước và bão<br />
hòa. Để phân tích chất lượng liên kết, một mô hình giải tích sử dụng chuỗi Markov 3 chiều<br />
kết hợp với hàng đợi M/G/1/K đã được đưa ra trong [3]. Tuy nhiên, với điều kiện không<br />
bão hòa, mô hình này đưa ra kết quả phân tán và có độ phức tạp lớn. Theo hướng tiếp cận<br />
này, tác giả trong [4] không sử dụng hàng đợi để mở rộng điều kiện ràng buộc nhưng các<br />
kết quả mô phỏng vẫn phân kỳ. Hơn nữa, tất cả các mô hình trên đều chỉ tập trung duy<br />
nhất vào phương thức hoạt động không phân khe và quá phức tạp khi mở rộng cho điều<br />
kiện mạng đa bước [5].<br />
Nhằm phân tích hoạt động của IEEE 802.15.4 trong mạng cảm biến đa bước không<br />
dây, các tác giả trong [6] đã đề xuất mô hình giải tích đánh giá hiệu năng trong phương<br />
thức không phân khe và đánh giá bằng mô phỏng Monter Carlo. Từ đó, mô hình trong [7]<br />
được đề xuất và cải thiện bằng cách kết hợp với lý thuyết hàng đợi trong [3] để ước lượng<br />
thông lượng liên kết. Tuy nhiên, các tiếp cận hướng node này dẫn tới độ phức tạp tính toán<br />
của ma trận chuyển đổi rất cao [8]. Một hướng tiếp cận phân hoạch mô hình đã được đề<br />
xuất trước đây làm giảm được độ phức tạp tính toán nhưng chỉ sử dụng cho IEEE 802.11<br />
[9]. Độ chính xác của mô hình theo tiếp cận này được xác định qua xác suất dài hạn của<br />
<br />
<br />
74 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tình trạng kênh. Vì vậy, ràng buộc của mạng cảm biến không dây đa bước như hiện tượng<br />
node ẩn được phản ánh thuận tiện qua trạng thái kênh. Dựa trên các nghiên cứu trước đây<br />
của chúng tôi [10], một mô hình giải tích mới được đề xuất cho mạng cảm biến không dây<br />
đa bước nhằm vượt qua các hạn chế của các nghiên cứu trước. Hiệu năng IEEE 802.15.4<br />
MAC được mô phỏng số và so sánh với các kết quả trước nhằm xác định tính đúng đắn<br />
của mô hình và đưa ra các khuyến nghị.<br />
Nội dung bài báo được tổ chức như sau: Sau phần mở đầu, mục 2 tóm lược các khía<br />
cạnh cơ bản của nguyên tắc truy nhập kênh trong IEEE 802.15.4; Mục 3 trình bày chi tiết<br />
các đặc điểm của mô hình giải tích đề xuất; Các kết quả mô phỏng và thảo luận được trình<br />
bày trong mục 4; Kết luận và định hướng phát triển tiếp theo của bài báo được trình bày<br />
trong mục cuối cùng.<br />
2. NGUYÊN TẮC TRUY NHẬP KÊNH IEEE 802.15.4<br />
2.1. Nguyên tắc truy nhập kênh IEEE 802.15.4<br />
Tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 có hai chế độ hoạt động tùy thuộc vào các ứng dụng gồm:<br />
truy nhập kênh không có hoa tiêu (chế độ không phân khe thời gian) và chế độ có hoa tiêu<br />
(chế độ phân khe thời gian). Các chế độ hoạt động được trình bày vắn tắt dưới đây.<br />
2.1.1. Chế độ đa truy nhập cảm nhận sóng mang không phân khe<br />
Trong chế độ này, khi một gói tin đến hàng đợi của một node, node đó khởi tạo một<br />
tham số đếm lùi BE (back-off) với giá trị BE min(2, macMinBE ) và số lượng lần thử<br />
bằng 0. Bộ đếm back-off chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng giá trị (0, 2 BE 1) và giảm<br />
dần 1 đơn vị trong mỗi chu kỳ đếm. Sau khi một node thực hiện xong quá trình đếm lùi,<br />
node thực hiện một cơ chế đánh giá kênh CCA (Clear Channel Assessment) để cảm nhận<br />
trạng thái kênh. Nếu kênh rỗi, node thực hiện việc gửi gói tin. Nếu kênh bận, node thực<br />
hiện thử lại và giá trị bộ đếm tăng thêm 1 đơn vị. Ta có giá trị không đếm lùi<br />
NB, NB macMaxCSMABackoffs (ngầm định là 4 đơn vị) và giá trị đếm lùi<br />
BE aMaxBE (ngầm định là 5 đơn vị). Nếu số lần thử vượt quá giá trị tối đa, gói tin bị<br />
hủy bỏ.<br />
2.1.2. Chế độ đa truy nhập cảm nhận sóng mang phân khe<br />
Chế độ phân khe sử dụng một siêu khung như trình bày trong hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc siêu khung của IEEE 802.15.4 [1].<br />
Trong cấu trúc siêu khung, khoảng thời gian giữa hai tín hiệu hoa tiêu BI (beacon<br />
interval) là BI aBaseSuperFrameDuration 2 BO ( symbols ) .<br />
Chiều dài của siêu khung là SD aBaseSuperFrameDuration 2 SO ( symbols ) .<br />
Trong bài báo này, để đảm bảo tính tổng quát, giả thiết chỉ có duy nhất một chu kỳ<br />
tranh chấp trong một siêu khung, 0 SO 15;0 BO 15 (SO-Superframe Order là bậc<br />
của siêu khung, BO- Backoff Order là bậc của bộ đếm lùi). Ta có,<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 75<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
aBaseSuperFrameDuration aBaseSlotDuration<br />
aNumberSuperFrameSlots ( symbols )<br />
Trong đó,<br />
aBaseSlotDuration 3 aUnitBackoffPeriod ( symbols )<br />
aUnitBackoffPeriod 20( symbols ) .<br />
Trước khi một node truyền một gói tin, node khởi tạo số lần thử lại NB, số mũ back-off<br />
NE và giá trị cửa sổ tranh chấp CW (Contention Window). Trong đó,<br />
BE min(2, macMinBE ) là khoảng thời gian khởi tạo trước khi đánh giá kênh. Thời<br />
gian phân khe bằng một chu kỳ đếm lùi và tất cả các sự kiện đầu xảy ra tại biên khe thời<br />
gian. Chế độ phân khe sử dụng hai tiến trình đánh giá kênh CCA để cảm nhận kênh thay vì<br />
một tiến trình trong chế độ không phân khe.<br />
3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH GIẢI TÍCH<br />
Xem xét một mạn cảm biến không dây đa bước dựa trên chuẩn IEEE 802.15.4 với các<br />
node được đặt ngẫu nhiên theo phân poisson hai chiều (mật độ ). Xác suất tìm thấy một<br />
node trong một miền diện tích A là<br />
i<br />
A e A (1)<br />
i!<br />
Giả thiết tất cả các node đều có bán kính miền truyền dẫn (Rt), bán kính miền cảm nhận<br />
(Rs) và xác suất phát gói tin (p) tương tự nhau (mạng đồng nhất). Không mất đi tính tổng<br />
quát, ta giả thiết bán kính truyền dẫn và bán kính cảm nhận bằng nhau, Rt Rs R 1 , số<br />
lượng node trung bình trong một miền cảm nhận là N R 2 . Chúng tôi đề xuất<br />
một mô hình giải tích cho trường hợp không phân khe và mở rộng cho trường hợp phân<br />
khe dưới đây.<br />
3.1. Mô hình trạng thái kênh<br />
Trong thủ tục đa truy nhập cảm nhận sóng mang CSMA, một node cảm nhận kênh<br />
xung quanh node trong một khoảng thời gian trước khi truyền gói tin. Trạng thái kênh rỗi<br />
là trạng thái được xác định thông qua xác suất dài hạn của hoạt động các node chiếm kênh.<br />
Xác suất chiếm kênh được định nghĩa như sau:<br />
p p Prob{ kênh rỗi trong một khe thời gian}.<br />
Đặt PIC là xác suất kênh rỗi. Ta có, p .PCI .<br />
Các trạng thái của kênh được biểu diễn qua chuỗi Markov như trong hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình trạng thái kênh.<br />
Mô hình trạng thái kênh gồm 3 trạng thái idle, success và fail. Trạng thái idle là trạng<br />
thái không có truyền dẫn nào trong khe thời gian, thời gian tồn tại là Ti. Trạng thái success<br />
là trạng thái có một truyền dẫn thành công, thời gian tồn tại là Ts. Trạng thái fail là trạng<br />
thái một truyền dẫn bị thất bại, nó xảy ra khi có nhiều hơn một node phát trong cùng một<br />
<br />
<br />
76 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
khe thời gian; thời gian kênh ở trong trạng thái này là T f . Để thuận tiện, giả sử khoảng<br />
thời gian truyền các gói tin bằng bội lần chiều dài của một khe thời gian. Khi ấy, các<br />
khoảng thời gian được biểu diễn như sau:<br />
Ts Tdata Tack _ timeout Tack IFS<br />
T f Tdata Tack _ timeout Tack (2)<br />
Ti aUnitBackoffPeriod 20( symbols )<br />
Tdata , Tack , Tack _ timeout , IFS là thời gian truyền gói tin data, gói tin xác nhận ack, thời<br />
gian đợi gói tin xác nhận và khoảng thời gian liên khung. Khoảng thời gian liên khung<br />
được quy định theo chuẩn 802.15.4 [1].<br />
Theo giả thiết, xác suất tồn tại N node trong vùng truyền dẫn (bán kính Rt) xung quanh<br />
một node là:<br />
2<br />
( R 2 )i e R N ie N<br />
p (i ) . (3)<br />
i! i!<br />
Các xác suất chuyển đổi trạng thái của chuỗi Markov được minh họa như trên hình 2.<br />
Pii , Pif , Pis là các xác suất chuyển đổi từ trạng thái idle sang idle, idle sang fail và idle sang<br />
Succ tương ứng. Các xác suất chuyển đổi còn lại bằng 1. Vì vậy, Pii Pif Pis 1 .<br />
Đặt i , f , s là các xác suất trạng thái dừng của kênh tại trạng thái idle, fail, và Succ<br />
tương ứng. Khi đó, xác suất dừng được xác định như sau: f Pif i ; s Pis i . Từ đó,<br />
ta có thể xác định được xác xuất giới hạn mà kênh được cảm nhận là rỗi trong một khe<br />
thời gian là:<br />
iTi Ti<br />
PCI . (4)<br />
iTi sTs f T f Ti PisTs Pif T f<br />
Vì vậy,<br />
Ti<br />
p . (5)<br />
Ti PisTs Pif T f<br />
Pii là xác suất kênh vẫn trong trạng thái rỗi idle trong một khe thời gian, hay bằng xác<br />
suất không có node nào trong miền cảm nhận của node x thực hiện phát gói tin trong một<br />
khe thời gian. Ta có:<br />
<br />
N i N [(1 p) N ]i (1 p) N pN<br />
Pii (1 p)i e e e e pN . (6)<br />
i 0 i! i 0 i !<br />
Pis là xác suất kênh chuyển từ trạng thái idle sang succ, hay xác suất node x gửi thành<br />
công một gói tin, đồng thời các node khác trong miền cảm nhận không phát:<br />
<br />
N i N<br />
Pis ip(1 p)i1 e pNe pN . (7)<br />
i 1 i!<br />
Pif là xác suất một node gửi gói tin bị xung đột với gói tin của các node khác gửi tại<br />
cùng một thời điểm.<br />
Pif 1 Pis Pii 1 pNe pN e pN . (8)<br />
Khi đó:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 77<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Ti<br />
p pN<br />
. (9)<br />
Ti ( pNe )Ts (1 pNe pN e pN )T f<br />
3.2. Mô hình trạng thái node<br />
Trạng thái một node được mô tả bởi chuỗi Markov 3 trạng thái như hình 3. Trạng thái<br />
chờ Wait là trạng thái node trì hoãn các node khác hoặc đang thực hiện back-off hoặc đánh<br />
giá kênh. Khoảng thời gian node ở trong trạng thái này là Tw . Trạng thái thành công Succ<br />
là trạng thái node truyền thành công một gói tin, khoảng thời gian node ở trạng thái này là<br />
Ts . Trạng thái thất bại Fail là trạng thái node phát gói tin data nhưng gặp phải xung đột từ<br />
các node phát trong cùng khe thời gian hoặc từ các truyền dẫn từ các node nằm trong vùng<br />
node ẩn, khoảng thời gian node ở trong trạng thái này là T f . Ta có thể nhận thấy là<br />
Tw Ti .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình trạng thái node.<br />
Các xác suất chuyển đổi trạng thái Wait sang Wait, Wait sang Succ, Wait sang Fail<br />
được kí hiệu là Pww , Pws , Pwf tương ứng. Các xác suất chuyển đổi khác bằng 1 như được<br />
biểu diễn trên hình 3. Pww là xác suất node vẫn ở trạng thái chờ, hay xác suất node không<br />
gửi gói tin trong một khe thời gian.<br />
Pww 1 p. (10)<br />
Pws là xác suất một node thực hiện một truyền dẫn thành công đến một node khác nằm<br />
trong vùng truyền dẫn của nó. Để tính toán chính xác xác suất này, hoạt động truyền tin từ<br />
node gửi A đến node nhận B như được minh họa trong hình 4.<br />
Xem xét hai node nằm trong miền cảm nhận của nhau và cách nhau một khoảng cách là<br />
x . Miền B( x) được gọi là miền ẩn của node A nếu nó thuộc miền cảm nhận của<br />
node B nhưng không thuộc miền cảm nhận của node A . Miền ẩn này phụ thuộc vào<br />
khoảng cách giữa hai node A và B và được tính như sau:<br />
B( x) R 2 2 R 2 q ( 2xR )<br />
(11)<br />
q (t ) arccos(t ) t 1 t 2<br />
Pws ( x) Pr node x phat trong 1 khethoi gian<br />
Pr node y khong phat trong 1khe<br />
Pr khong co nodetrong mien cam nhan cua node x phat trong cung khe<br />
Pr khong co node naotrong mien an cua node x phat trong thoi giantonthuong<br />
P1 P2 P3 P4 ( x)<br />
<br />
<br />
<br />
78 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Minh họa miền node ẩn.<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
(1 p)i N i e N<br />
P1 p; P2 1 p; P3 e pN . (12)<br />
i 0 i!<br />
<br />
Và khoảng thời gian tổn thương đối với một truyền dẫn là:<br />
Tvp Tdata Tack _ timeout Tack . (13)<br />
p4 ( x) là xác suất i node trong miền ẩn của node x không phát được tính như sau:<br />
<br />
(1 p)i ( B( x))i e B ( x )<br />
p4 ( x) e p B ( x ) (14)<br />
i 0 i!<br />
T<br />
Từ đó, P4 ( x) ( p4 ( x)) vp<br />
Vùng diện tích ẩn phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 node, và các node phân bố là như<br />
nhau theo hàm mật độ xác suất f ( x) 2 x . Giả sử một node gửi lựa chọn node xung<br />
quanh nó là node đích với xác suất như nhau. Do đó,<br />
1 1<br />
p B ( x )Tvp<br />
Pws f ( x) Pws ( x)dx 2 xp(1 p)e pN e dx. (15)<br />
0 0<br />
<br />
Pwf 1 Pww Pws là xác suất node gửi gói tin bị xung đột. Đặt w , s , f là các xác suất<br />
trạng thái dừng của mô hình trạng thái node. Khi ấy, tồn tại các mối quan hệ.<br />
w s f 1; Pww Pws Pwf 1. (16)<br />
Suy ra:<br />
1<br />
s ; s Pws w ; f Pwf w (17)<br />
2 Pww<br />
Từ phương trình (8) và (15) ta có thể xác định được mối quan hệ giữa p theo .<br />
3.3. Mở rộng cho cơ chế phân khe<br />
Cơ chế phân khe sử dụng cấu trúc siêu khung gồm hai khoảng thời gian chu kỳ truy<br />
nhập tranh chấp CAP (Contention Access Period) và chu kỳ tư do tranh chấp CFP<br />
(Contention Free Period). Tuy nhiên, CFP là phần tùy chọn của tiêu chuẩn nên chúng tôi<br />
tính toán riêng cho phần CAP. Xác suất một node phát trong một khe thời gian p được<br />
tính theo xác suất chạy dài kênh rỗi trong 2 khe thời gian liên tiếp (do hoạt động thực hiện<br />
2 lần CCA liên tiếp sau khi backoff của cơ chế). Vì vậy:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 79<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
p Pr kenhidletrong 2 khe cua phanCAP<br />
2<br />
Ti (18)<br />
p <br />
Ti Pis .Ts Pif .T f <br />
Các xác suất còn lại được xác định tương tự như trong trường hợp không phân khe.<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN<br />
Thông lượng bão hòa của mạng được tính theo xác suất dài hạn của mô hình trạng thái<br />
node như sau:<br />
Ep s Ep Pws<br />
Th <br />
Tw w Ts s T f f Tw Ts Pws T f Pwf (19)<br />
<br />
<br />
Trong đó, Ep là kích thước tải trọng của gói tin dữ liệu data. Như đã giả thiết từ trước,<br />
Ep được chuẩn hóa theo khoảng thời gian back-off đơn vị.<br />
Năng lượng tiêu tốn trung bình cho một bit truyền thành công được tính toán theo [11]<br />
đảm bảo tính hợp lý. Vì vậy, chúng tôi kế thừa và áp dụng cho mô hình đề xuất.<br />
Ew * Pww Es * Pws E f * Pwf<br />
E avg (20)<br />
Pws * 250*103<br />
Với Es , Ew , E f là năng lượng tiêu tốn cần để node thực hiện truyền thành công một gói<br />
tin, thực hiện back-off, đánh giá kênh và truyền thất bại một gói tin tương ứng. Các giá trị<br />
này là khác nhau đối với 2 cơ chế khác nhau.<br />
Với cơ chế không phân khe. Ta có,<br />
Ew Ecca Eidle<br />
Es 2* Etx Erx Eidle (21)<br />
E f Etx Erx Eidle<br />
Với cơ chế phân khe. Ta có,<br />
Ew 2* Ecca Eidle<br />
Es 2* Etx Erx Eidle (22)<br />
E f Etx Erx Eidle<br />
Trong đó, Erx , Etx , Ecca , Eidle là năng lượng tiêu tốn khi node thực hiện nhận gói tin,<br />
phát gói tin, thực hiện đánh giá kênh và khi node ở trạng thái nhàn rỗi hoặc back-off tương<br />
ứng. Theo [11], ta có Erx 40, Etx 30, Ecca 40, Eidle 0.8 mW . Từ các công thức<br />
tính thông lượng và năng lượng tiêu tốn, ta nhận thấy các thông số hiệu năng trong môi<br />
trường đa bước sẽ phụ thuộc vào xác suất node phát trong một khe thời gian và số node<br />
trung bình trong vùng cảm nhận của node.<br />
Hình 5 biểu diễn sự phụ thuộc của thông lượng với xác suất một node phát trong một<br />
khe thời gian (xác suất persistent phụ thuộc vào đặc tả của giao thức CSMA) cùng với số<br />
lượng node trung bình có trong vùng cảm nhận của node. Kết quả về thông lượng bão hòa<br />
đạt được phù hợp với tính toán trong [6], thông lượng sẽ đạt đỉnh trước khi giảm xuống và<br />
đi vào vùng bão hòa. Và chúng ta có thể quan sát thấy thông lượng đạt đỉnh khi xác suất<br />
<br />
<br />
<br />
80 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
phát rất thấp (dưới 0.1). Điều này chứng tỏ, khi mạng bão hòa, tất cả các node cùng tham<br />
gia tranh chấp truy nhập vào kênh thì thông lượng mạng sẽ cao khi mà xác suất này còn<br />
thấp. Điều này hoàn toàn hợp lí.<br />
<br />
0.045<br />
N=6<br />
0.04 N=9<br />
N=12<br />
0.035 N=15<br />
<br />
0.03<br />
throughput<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.025<br />
<br />
0.02<br />
<br />
0.015<br />
<br />
0.01<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1<br />
p-persistent<br />
<br />
<br />
Hình 5. Thông lượng mạng thay đổi theo xác suất persistent và số lượng node<br />
trong vùng cảm nhận.<br />
Khi số lượng node trung bình trong vùng cảm nhận thay đổi sẽ làm cho thông lượng<br />
mạng thay đổi theo đáng kể. Khi số lượng node càng cao, thông thượng mạng càng xấp xỉ<br />
nhau (đi vào vùng bão hòa), xu hướng thay đổi được biểu diễn như trên hình 6.<br />
<br />
unslotted<br />
<br />
<br />
<br />
0.14<br />
<br />
0.12<br />
<br />
0.1<br />
throughput<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.08<br />
<br />
0.06<br />
<br />
0.04<br />
<br />
0.02<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
10 0.2<br />
0.4<br />
20 0.6<br />
0.8<br />
30 1<br />
p-persistent<br />
numbers of node<br />
<br />
Hình 6. Biểu diễn 3D mỗi quan hệ thông lượng và đặc tính phát gói tin<br />
và số lượng node.<br />
Xác suất phát của một node phụ thuộc vào đặc tính của cơ chế được quyền phát gói tin<br />
trong IEEE 802.15.4 được mô tả trên hình 7.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 81<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
0.14<br />
N=6<br />
N=9<br />
0.12<br />
N=12<br />
N=15<br />
0.1<br />
<br />
<br />
transmission probabilities 0.08<br />
<br />
<br />
0.06<br />
<br />
<br />
0.04<br />
<br />
<br />
0.02<br />
<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1<br />
p-persistent<br />
<br />
<br />
Hình 7. Mối quan hệ giữa xác suất phát và xác suất persistent.<br />
Để tính toán năng lượng tiêu tốn, ta có thể nhận thấy năng lượng cần để truyền một bit<br />
sẽ tăng khi mà xác suất phát của một node tăng (tranh chấp tăng cao). Năng lượng dành<br />
cho việc back-off, đánh giá kênh có xu hướng tăng cao trước khi thực hiện phát gói tin.<br />
Năng lượng này cũng gia tăng rõ rệt khi số lượng node trong vùng cảm nhận của node<br />
(tham gia tranh chấp) tăng. Các kết quả trên được thể hiện trong hình 8.<br />
0.18<br />
N=6<br />
0.16 N=9<br />
N=12<br />
0.14 N=15<br />
<br />
0.12<br />
average energy (mW)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.1<br />
<br />
0.08<br />
<br />
0.06<br />
<br />
0.04<br />
<br />
0.02<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1<br />
p-persistent<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sự biến động của năng lượng tiêu tốn.<br />
0.045<br />
unslotted<br />
0.04 slotted<br />
<br />
0.035<br />
<br />
0.03<br />
throughput<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.025<br />
<br />
0.02<br />
<br />
0.015<br />
<br />
0.01<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1<br />
p-persistent (N=6)<br />
<br />
<br />
Hình 9. Sự biến động của năng lượng tiêu tốn.<br />
<br />
<br />
82 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các kết quả về hiệu năng mạng về mặt định lượng giữa hai cơ chế thể hiện sự khác biệt<br />
đáng kể được thể hiện trong hình 9. Về thông lượng, ta có thể nhận thấy, cùng số lượng<br />
node trong vùng cảm nhận, thông lượng cực đại xảy ra tại các giá trị xác suất phát khác<br />
nhau không đáng kể, và giá trị thông lượng đạt cực đại là xấp xỉ nhau. Nhưng sau khi đạt<br />
cực đại, thông lượng mạng trong cơ chế phân khe có sự tách biệt với thông lượng mạng<br />
trong cơ chế không phân khe. Cơ chế phân khe có thể cho một dải làm việc rộng lớn.<br />
Đối với năng lượng tiêu tốn trung bình cho việc gửi một bit thành công lại càng có sự<br />
cải thiện đáng kể khi sử dụng cơ chế phân khe. Ta có thể nhận thấy năng lượng tiêu tốn<br />
thấp hơn hẳn so với cơ chế không phân khe. Kết quả này rất có ý nghĩa đối với các mạng<br />
sử dụng các thiết bị có kích thước nhỏ và hoạt động dựa trên năng lượng nguồn hạn chế.<br />
0.045<br />
S.Sen and S.De model<br />
0.04 Our model<br />
<br />
0.035<br />
<br />
0.03<br />
throughput<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.025<br />
<br />
0.02<br />
<br />
0.015<br />
<br />
0.01<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1<br />
p-persistent (N=6)<br />
<br />
<br />
Hình 10. Mô phỏng đối sánh với nghiên cứu trước.<br />
Nhằm xác minh tính đúng đắn của mô hình đề xuất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp<br />
đối sánh với nghiên cứu trước [11]. Mặc dù khác biệt về hướng tiếp cận, nhưng các kết<br />
quả mô phỏng về thông lượng cho thấy sự phù hợp nhất định và hình dạng đường cong và<br />
tham số đặc trưng như trên hình 10.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này, một mô hình giải tích mới được đề xuất để mô hình hóa lớp điều<br />
khiển truy nhập môi trường của tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 ứng dụng trong mạng cảm biến<br />
không dây đa bước. Mô hình đề xuất được xây dựng trên hai mô hình phân hoạch là mô hình<br />
node và mô hình kênh nhằm giảm độ phức tạp tính toán và có khả năng mở rộng với các<br />
ràng buộc khác. Tính chính xác của mô hình được xác minh và đối sánh thông qua mô<br />
phỏng số. Mô hình đề xuất có khả năng tính toán đồng thời cả hai cơ chế truy nhập không<br />
phân khe và phân khe. Các kết quả mô phỏng số chỉ ra các mối quan hệ quan trọng trong<br />
mạng cảm biến không dây là các tham số thông lượng và năng lượng tiêu tốn. Các nội dung<br />
phát triển tiếp theo sẽ hướng vào mục tiêu mô phỏng sự kiện rời rạc với các đặc tính lưu<br />
lượng khác nhau của mạng cảm biến không dây đa bước dựa trên chuẩn IEEE 802.15.4.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. IEEE Standard 802.15.4, “Wireless Medium Access Control (MAC) and Physical<br />
Layer (PHY) specifications for Low Rate Wireless Personal Area Networks<br />
(LRWPANs),” WG802.15 - Wireless Personal Area Network Working Group, (2003).<br />
[2]. Park TR, Kim TH, Choi JY, Kwon WH, “Throughput and energy consumption<br />
analysis of IEEE 802.15.4 slotted CSMA/CA,” Elect Letter, vol. 41, no. 18, (2005).<br />
[3]. J. Misic, V. Misic, S. Shafi, “Performance of IEEE 802.15.4 beacon enabled PAN<br />
with uplink transmissions in non-saturation mode-access delay for finite buffers,”<br />
First International conference on Broadband Networks, (2004), pp. 416-425.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 83<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[4]. Zhijia Chen, Chuang Lin, Hao Wen, Hao Yin, “An analytical model for evaluating<br />
IEEE 802.15.4 CSMA/CA protocol in Low-rate wireless application,” 21st<br />
International conference on advanced information networking and applications<br />
workshops (AINAW’07) IEEE, Vol. 2, (2007) pp. 899 - 904.<br />
[5]. Zhong Chu, Wei Sun, Jianping Wang, “Research on MAC layer communication<br />
performance model of wireless sensor networks for intelligent transportation,” 22nd<br />
International Conference on Automation and Computing (ICAC), 2016.<br />
[6]. M. Goyal, W. Xie, H. Hosseini, “IEEE 802.15.4 modifications and their impact,”<br />
Mobile Information Systems 7, (2011), pp. 69 – 92.<br />
[7]. P. D. Marco, P. Park, C. Fischione, K. H. Johansson, “Analytical modeling of multi-<br />
hop IEEE 802.15.4 networks,”, IEEE Transactions on vehicular technology, vol. 61,<br />
no. 7, (2012), pp. 3191 – 3208.<br />
[8]. Keith Brigss, Allwright, David, Dellar and Paul, “Sensitivity of Markov chain for<br />
wireless protocols,” European Study Group with Industry report, (2009).<br />
[9]. I. Mustapha, J. D. Jiya, B. U. Musa, “Modeling and analysis of collision avoidance<br />
MAC protocol in multihop wireless ad hoc network,” International Journal of<br />
Communication Networks and Information Security, vol. 3, no.1, (2011), pp. 48-56.<br />
[10]. Trong-Minh Hoang, Minh Hoang, “A Novel Analytical Model to Identify Link<br />
Quality in 802.11 Mesh Networks,” IEEE Conference Publications,<br />
Computational intelligence, Communication Systems and Networks, (2012), pp. 129.<br />
[11]. S. Sen and S. De, “IEEE 802.15.4 multihop forwarding throughput analysis in<br />
presence of hidden/exposed terminals,” Proceeding International Symposium on<br />
Wireless Personal Multimedia Communications, Recife, Brazil, (2010), pp. 4 – 8.<br />
ABSTRACT<br />
A NOVEL ANALYTICAL MODEL TO VALIDATE PERFORMANCE OF IEEE<br />
801.15.4 MAC BASED ON MULTI-HOP WIRELESS SENSOR NETWORKS<br />
Wireless Sensor Networks based on the IEEE 802.15.4 standard play a key role<br />
in the communications infrastructure of the Internet of Things architecture. Task of<br />
analysis and performance evaluation have been attracted a lot of theoretical and<br />
experiment researchers because it is considered as the initial step to enhance the<br />
network performance in varied application environment. In which, the analytical<br />
model approach can provide a clarity solution with the concreted inputs. Most of<br />
the previous model of the IEEE 802.15.4 is proposed for single-hop communication<br />
network to ensure the reasonable complexity of the analytic models. In this paper,<br />
we propose a novel analytical model to analyze and evaluate performance the IEEE<br />
802.15.4 standard through two Markov chain models for node and channel around<br />
node to reduce computational complexity is proposed. The proposed model can be<br />
applied to two modes of unslotted and slotted operation. The numerical simulation<br />
results are given to verify the correctness of the proposed model and demonstrate<br />
the trade-off relationship between throughput and energy consumption in Wireless<br />
Sensor Networks.<br />
Keywords: Wireless Sensor Network; Multi-hop communication; Analytical model; Network performance.<br />
<br />
Nhận bài ngày 06 tháng 3 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông;<br />
*<br />
Email: hoangtrongminh@ptit.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
84 H. Tr. Minh, “Một mô hình giải tích mới… mạng cảm biến không dây đa bước.”<br />