Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
MỘT NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG LIÊN KẾT<br />
CỦA CẶP NODE CHUYỂN ĐỘNG NGẪU NHIÊN<br />
TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY<br />
Nguyễn Thi1, Hoàng Trọng Minh2*, Nguyễn Thanh Trà2<br />
Tóm tắt: Mạng cảm biến không dây (Wireless Senssor Network: WSN) đóng vai<br />
trò quan trọng trong thời đại Internet vạn vật khi cung cấp hàng loạt ứng dụng hữu<br />
ích trong các môi trường mạng khác nhau. Trong các môi trường có độ động cao<br />
như chất lỏng hoặc mạng cảm biến phân tử, đặc trưng di động của node mạng là<br />
một trong yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng liên kết hay hiệu năng mạng.<br />
Trong các nghiên cứu trước, một số phương pháp xấp xỉ chuyển động đã được đề<br />
xuất nhằm đánh giá sự ảnh hưởng chuyển động node đối với hiệu năng mạng cảm<br />
biến không dây. Tuy nhiên, các phương pháp xấp xỉ thường bị trả giá bởi các sai số<br />
và một tiếp cận tính toán đầy đủ về ảnh hưởng của chuyển động hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên chưa được đề cập một cách đúng mức. Vì vậy, bài báo này đề xuất một mô<br />
hình giải tích để tính toán chất lượng liên kết không dây của một cặp node chuyển<br />
động Brown và kiểm chứng bởi mô phỏng số. Hơn nữa, mối quan hệ của thông<br />
lượng liên kết trong đặc trưng chuyển động và kích thước gói tin tối ưu sẽ được chỉ<br />
ra cùng với sự đối sánh với các mô hình khác.<br />
Từ khóa: Mạng cảm biến không dây WSN; Mô hình chuyển động; Chuyển động Brown; Chất lượng liên kết;<br />
Tối ưu hóa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, mạng cảm biến không dây WSN (Wireless Sensor<br />
Network) đã được sử dụng rộng rãi như một hạ tầng then chốt của Internet vạn vật. Mạng<br />
cảm biến không dây sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực để giám sát, điều khiển hoặc thu<br />
thập thông tin môi trường cả vi mô và vĩ mô. Trong đó, một loạt các ứng dụng mạng cảm<br />
biến trong môi trường chất lỏng, người dùng đám đông hay cảm biến phân tử cho thấy các<br />
node cảm biến có chuyển động hoàn toàn ngẫu nhiên [1] [2] [3] [4]. Hành vi chuyển động<br />
của node là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng liên kết và xa hơn là hiệu<br />
năng mạng.<br />
Để phân tích hiệu năng và hoạt động của mạng cảm biến không dây, một số mô hình<br />
di động như bước ngẫu nhiên, điểm ngẫu nhiên hoặc mô hình di chuyển hướng ngẫu nhiên<br />
thường được sử dụng để mô tả hành vi chuyển động nút [5]. Trong đó, mô hình bước ngẫu<br />
nhiên được coi là gần đúng nhất với hành vi của nút chuyển động tự nhiên khi phản ánh<br />
đặc trưng bởi các biến rời rạc. Khi biểu diễn toán học, mô hình bước ngẫu nhiên có thể<br />
được coi là phiên bản rời rạc của một chuyển động Brown, xác định các biến ngẫu nhiên<br />
liên tục và theo một bước ngẫu nhiên với các gia số được phân bổ và độc lập. Tuy nhiên,<br />
việc sử dụng phương pháp xấp xỉ có thể làm giảm thiểu tính phức tạp trong tính toán<br />
nhưng tăng độ sai lệch của các thông số được đánh giá khi tham số động đóng vai trò chủ<br />
đạo trong truyền thông. Vì vậy, hướng nghiên cứu chuyển động Brown đã và đang thu hút<br />
nhiều nhà nghiên cứu theo nhiều mục tiêu khác nhau.<br />
Nhằm tính toán sự cân bằng giữa tham số trễ và dung lượng khả dụng của mạng tùy<br />
biến không dây, các tác giả trong [6] đã đề xuất mô hình tính toán và biểu diễn mối quan<br />
hệ trong môi trường mạng có các node chuyển động ngẫu nhiên. Sử dụng mô hình chuyển<br />
động Brown thời gian rời rạc, các tác giả trong [7] đã đề xuất tính toán độ trễ của quá trình<br />
phân phối thông tin trong mạng tùy biến không dây. Mô hình chuyển động Brown một<br />
chiều được các tác giả trong [8] sử dụng để tính toán thời gian dự kiến chuyển tiếp bản tin<br />
và hàm mật độ xác suất của các vị trí chuyển tiếp cho các node mạng tùy biến di động.<br />
<br />
<br />
70 N. Thi, H. T. Minh, N. T. Trà, “Một nghiên cứu về chất lượng … cảm biến không dây.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Tốc độ đường lên trung bình và tỷ lệ lỗi bit của truyền thông mạng phân tử [3] được tính<br />
toán lý thuyết dựa trên tốc độ khuếch tán của các node mạng chuyển động ngẫu nhiên.<br />
Trong [4], các tác giả sử dụng mô hình Brown để xây dựng một khung làm việc cho phép<br />
phát hiện các sự kiện dị thường trong mạng truyền thông phân tử.<br />
Chất lượng liên kết được biểu diễn thông qua tham số thời gian sống của liên kết được<br />
nghiên cứu trong [9], một ma trận xác suất chuyển tiếp được xây dựng nhằm mô hình hóa<br />
khoảng cách giữa cặp node chuyển động Brown. Đề xuất này cho phép ước lượng thời<br />
gian sống của liên kết theo tốc độ trung bình của chuyển động liên tục trơn. Trong [10],<br />
các tác giả dựa vào thời gian sống của liên kết giữa hai node chuyển động Brown để xác<br />
định thông lượng tối đa của liên kết không dây. Tuy nhiên, đề xuất này được xây dựng trên<br />
mô hình chuyển động hướng ngẫu nhiên nên chưa thực sự phản ánh đúng điều kiện động<br />
của môi trường thực.<br />
Qua các khảo sát trên đây, một phân tích chi tiết về chất lượng liên kết của một cặp<br />
node chuyển động Brown là chưa được đề cập tới. Vì vậy, bài báo này sẽ đề xuất một mô<br />
hình giải tích để mô hình hóa thông lượng liên kết của một cặp node chuyển động Brown<br />
với chuẩn truyền dẫn phổ biến trong mạng cảm biến không dây. Các kết quả minh chứng<br />
được biểu diễn thông qua mô phỏng số, chỉ ra điều kiện tới hạn của thông lượng liên kết<br />
và mối quan hệ với kích thước gói tin. Các đánh giá này góp phần nâng cao chất lượng<br />
truyền dẫn và hiệu năng mạng cảm biến không dây có các node chuyển động ngẫu nhiên<br />
hoàn toàn.<br />
Nội dung bài báo sẽ được bố cục như sau. Mục 2 sẽ trình bày về các vấn đề lý thuyết<br />
liên quan tới đề xuất. Mục 3 sẽ trình bày các kết quả mô phỏng số cùng với các phân tích.<br />
Kết luận của nghiên cứu sẽ được rút ra trong mục 4 và thêm vào đó là định hướng về nội<br />
dung công việc kế tiếp trên nền của nghiên cứu này.<br />
2. MÔ HÌNH GIẢI TÍCH ĐỀ XUẤT<br />
2.1. Giả thiết cơ sở<br />
Ta xem xét một mạng cảm biến không dây WSN phẳng gồm N node cảm biến chuyển<br />
động Brown. Tọa độ của một node i được xác định qua biểu diễn chuyển động Brown ở thời<br />
điểm t với phương trình dxi (t ) i dw i (t ) , dyi (t ) i dui (t ) i 1, 2,..., N 1 . Trong<br />
đó, w i (t ) , u i (t ) là các quá trình Wiener độc lập và i là hệ số khuếch tán tương ứng.<br />
Đặt t0 là thời gian đầu tiên của phần truyền dẫn giữa nút i và nút j . Vị trí ban đầu của<br />
nút i và nút j lần lượt là ( xi (t0 ), yi (t0 )) và ( x j (t0 ), y j (t0 )) . Ta có<br />
xi (t ) xi (t0 ) i wi (t ), yi (t ) yi (t0 ) iui (t )<br />
(1)<br />
x j (t ) x j (t0 ) j w j (t ), y j (t ) y j (t0 ) j u j (t )<br />
Khoảng cách Euclid giữa nút i và nút j được xác định bởi công thức<br />
<br />
dij (t ) xij2 (t ) yij2 (t ). (2)<br />
<br />
Trong đó, xij (t ) và yij (t ) có các quá trình phân bố ngẫu nhiên Gauss độc lập. Liên kết<br />
giữa hai node bị phá vỡ khi khoảng cách dij (t ) vượt quá bán kính phạm vi truyền Rt . Để<br />
đơn giản, ta biểu diễn d ij (t ) dt là khoảng cách cặp node chuyển động Brown đang xem<br />
xét tại thời điểm t.<br />
2.2. Thời gian sống của liên kết<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 71<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Thời gian sống của liên kết ở đây được định nghĩa tương tự như trong [10] [11], đó là<br />
khoảng thời gian khi cặp node ở thời điểm có khoảng cách khởi tạo ban đầu tại thời điểm<br />
t0 là d 0 chuyển động tới khi khoảng cách vượt quá bán kính truyền và gây gián đoạn kết<br />
nối. Như vậy, thời gian sống trung bình của một liên kết giữa hai chuyển động Brown<br />
được xác định theo công thức sau:<br />
Rt2 d 02<br />
tTL . (3)<br />
2 2<br />
Thời gian sống của liên kết là một yếu tố quan trọng phản ánh hiệu năng mạng do phản<br />
ánh trực tiếp khả năng truyền dẫn thành công. Thời gian sống của liên kết phụ thuộc vào<br />
các yếu tố thời điển khoảng cách ban đầu và mức độ di chuyển của cặp node. Một truyền<br />
dẫn được thực hiện thành công khi và chỉ khi cặp node nằm trong vùng truyền dẫn của<br />
nhau. Định nghĩa tốc độ truyền giữa hai node là Br , độ dài gói tin là L p , ta có thời gian<br />
truyền một gói tin là tp. Đặt thời điểm xảy ra sự kiện node i và node j di chuyển khỏi vùng<br />
truyền dẫn của nhau là ti và t j . Ta có,<br />
<br />
Lp<br />
t p tTL ; tTL min{ti , t j }. (4)<br />
Br<br />
Mặt khác, thời gian truyền dẫn trung bình giữa hai chuyển động Brown được giới hạn<br />
theo công thức dưới đây<br />
E[tTL (i, j )] ; t LT (i, j ) inf{t 0 : dt (i, j ) Rt } . (5)<br />
Trong đó, khoảng cách giữa cặp node được xác định bởi một hàm phân bố. Vị trí của<br />
một node tại một khoảng thời gian t là một cặp biến thể ngẫu nhiên độc lập theo phân bố<br />
Gauss. Như vậy, hàm khoảng cách sẽ được biểu diễn dưới dạng một chuỗi ngẫu nhiên với<br />
phân phối Rayleigh.<br />
Mặt khác, chuyển động Brown rời rạc có thể được coi là một quá trình Markov (xác<br />
suất chuyển trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái phía trước). Do đó, hàm mật độ xác<br />
suất có thể được sử dụng để đo sự phân bố khoảng cách di chuyển ban đầu. Xác suất phân<br />
phối của biến thể khoảng cách là:<br />
a a2 x2<br />
P(dt a) f ( x, y )dxdy. (6)<br />
a a2 x2<br />
<br />
<br />
1 x2 y2<br />
Trong đó, f ( x, y ) exp( ) là hàm biểu diễn khoảng cách phụ thuộc tốc<br />
2 2 2 2<br />
độ khuếch tán. Công thức (6) có thể biểu diễn thông qua tọa độ cực với,<br />
x r cos , y r sin như dưới đây:<br />
2 a<br />
a2<br />
P(dt a) f (r , ) rdrd 1 exp(( 2 )). (7)<br />
0 0<br />
2<br />
Từ công thức (7) trên đây, ta xác định hàm mật độ xác suất của khoảng cách theo thời<br />
gian d t như:<br />
t2<br />
t (<br />
2 2<br />
)<br />
(8)<br />
f dt (t ) e .<br />
2<br />
<br />
<br />
72 N. Thi, H. T. Minh, N. T. Trà, “Một nghiên cứu về chất lượng … cảm biến không dây.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Và ta có khoảng cách ban đầu d 0 là một biến ngẫu nhiên trong phân phối Rayleigh. Từ<br />
đó, hàm mật độ xác suất được sử dụng để tính phân bố khoảng cách di chuyển.<br />
x2<br />
x 2 2 (9)<br />
f d0 ( x ) e .<br />
2<br />
Khoảng cách trung bình ban đầu tại thời điểm t0 là<br />
Rt<br />
<br />
d 0 x fd 0 ( x)d ( x). (10)<br />
0<br />
<br />
2.3. Tính toán tối ưu độ dài gói tin<br />
Đặc trưng truyền dẫn trong mạng cảm biến như trên đã phân tích là nhằm đảm bảo<br />
không có gián đoạn trong khoảng thời gian truyền tin. Thông thường, thông tin thu thập<br />
được phân đoạn thành các gói tin phù hợp với đặc trưng mạng nhằm tăng thông lượng<br />
mạng. Các gói tin quá dài hoặc quá ngắn so với thực trạng mạng sẽ gây tắc nghẽn hoặc suy<br />
giảm hiệu quả truyền dẫn khi tiêu đề gói tin thường cố định do đặc thù kết nối mạng. Do<br />
đó, ta cần tính toán tối ưu độ dài của gói tin để nhận được thông lượng tối đa thông qua<br />
chất lượng liên kết.<br />
Ta định nghĩa một hàm chi phí để đánh giá thông lượng liên kết theo tham số độ dài gói<br />
tin và xác suất một node ra khỏi vùng truyền dẫn của cặp node, C ( L p , Pout ) . Thông lượng<br />
của một liên kết biểu diễn qua công thức sau:<br />
Th( L p ) (1 Pout ) Lp C Pout Lp . (11)<br />
Ta lựa chọn giá trị hàm chi phí là giá trị hàm phạt, xác suất node ra khỏi vùng truyền<br />
dẫn gây ngắt liên kết là:<br />
Pout P t LT tb . (12)<br />
Từ công thức (4) ta có mối quan hệ giữa tp và tốc độ bit truyền dẫn, ta có<br />
2<br />
R2 d 2 2 2<br />
t p t 2 0 d 0 Rt2 . (13)<br />
2 Br<br />
Theo công thức trên đây, tốc độ khuếch tán đóng vai trò quan trọng với khoảng cách<br />
cặp node chuyển động Brown. Theo nguyên tắc, ta có thể xác định tốc độ khuếch tán bằng<br />
vận tốc trung bình ( v ) theo mô hình bước ngẫu nhiên tại khoảng thời gian (t).<br />
xt xt 1 v cos t<br />
. (14)<br />
yt yt 1 v sin t<br />
t<br />
Hoặc: xt x0 v cos t<br />
k 1<br />
n<br />
. (15)<br />
yt y0 v sin t<br />
k 1<br />
<br />
Theo đó, chuyển động của nút có hai biến thể (a) bước ngẫu nhiên kiểu 1 (Random<br />
Walk Model 1: RWM1) và (b) bước ngẫu nhiên kiểu 2 (Random Walk Model 2: RWM2).<br />
Trong (a), biến t là ngẫu nhiên và có phân bố đều. Trong (b), t t 1 randn(t ) là<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 73<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
biến ngẫu nhiên độc lập với phân bố Gauss, t 0;2 , randn là một hàm ngẫu nhiên<br />
của các số ngẫu nhiên có phân bố chuẩn tắc.<br />
Để tính toán mức độ khuếch tán, ta đánh giá thay đổi khoảng cách trung bình bình<br />
phương Da của cặp node được tính sau mỗi khoảng thời gian như sau:<br />
<br />
E ( xt x0 ) 2 ( yt y0 ) 2 <br />
Da lim . (16)<br />
t t<br />
2<br />
Mặt khác, ta có dt ( xt x0 ) 2 ( yt y0 ) 2 . Từ phương trình (15) ta có:<br />
2 2<br />
2<br />
t t <br />
dt v 2 cos t sin t <br />
k 1 k 1 <br />
. (17)<br />
t 1 t<br />
2 <br />
dt v 2 t 2 cos( k l ) <br />
k 1 l k 1 <br />
Như vậy, trong trường hợp (a), hướng chuyển động là ngẫu nhiên và sự khác biệt giữa<br />
chúng cũng là ngẫu nhiên hoàn toàn. Giá trị kỳ vọng của phân bố khoảng cách bằng zero,<br />
2<br />
nên suy ra E dt t.v 2 , coi bước chuyển thời gian là đơn vị ta có:<br />
<br />
Da v 2 . (18)<br />
Đối với trường hợp (b), từ công thức (17) ta viết lại như sau:<br />
t 1 t l<br />
2 <br />
dt v 2 t 2 cos randn(m) ; (19)<br />
k 1 l k 1 m k 1 <br />
t 1 t l<br />
2 <br />
E dt v 2 t 2 E cos rand (m) . (20)<br />
k 1 l k 1 m k 1 <br />
Từ đó khoảng cách trung bình bình phương Db theo giá trị kỳ vọng phân bố khoảng<br />
cách (20) được xác định như sau:<br />
<br />
2 2 <br />
Db v 1 (21)<br />
1 <br />
1 exp( ) <br />
2 <br />
Với điều kiện từ công thức (13) ta xác định được khoảng cách ban đầu giữa cặp node<br />
chuyển động Brown là:<br />
2 2<br />
d 0 Rt2 . (22)<br />
Br<br />
Từ đó tính toán được xác suất gián đoạn liên kết của cặp node theo phương trình dưới<br />
đây:<br />
Rt<br />
1 2<br />
/2 2<br />
Poutage P t LT t p 2 x.e x dx.<br />
2<br />
(23)<br />
2<br />
Rt2 <br />
Br<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
74 N. Thi, H. T. Minh, N. T. Trà, “Một nghiên cứu về chất lượng … cảm biến không dây.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Rt2 Rt2 Rt2<br />
tp <br />
Poutage e 2 2<br />
e 2 2<br />
t p ln( Pout .e 2 2<br />
1). (24)<br />
<br />
Để tối ưu hóa thông lượng của một liên kết, ta có thể ước tính độ dài gói tin tối đa có<br />
thể thông qua xác suất outage liên kết dưới dạng:<br />
Lmax max L p Pout . (25)<br />
Trong đó, là một hằng số để xác định yêu cầu xác suất liên kết bị gián đoạn.<br />
Xem xét một cấu hình mạng cảm biến không dây dạng phẳng. Trong đó, node thu thập<br />
dữ liệu (sink) cố định và N nodes cảm biến chuyển động Brown xung quanh. Xác suất một<br />
node di chuyển lần đầu tiên ra ngoài vùng truyền dẫn Rt của node thu thập dữ liệu được<br />
biểu diễn bằng Pout : poutage ( x0 , Rt , t ) , với x0 là khoảng cách khởi tạo đầu tiên từ một<br />
node cảm biến tới sink. Sử dụng phương trình nhiệt trong [12], ta biểu diễn xác suất đó<br />
như sau:<br />
poutage ( x0 , Rt , t ) 1<br />
2 poutage ( x0 , Rt , t ) . (26)<br />
t 2<br />
2 1 <br />
Trong đó, 2<br />
là toán tử Laplace. Để giải phương trình vi phân (26) ta<br />
x0 x0 x0<br />
cần một số điều kiện biên gồm:<br />
- poutage ( x0 , Rt , t ) là một hàm liên tục và 0 poutage ( x0 , Rt , t ) 1 , x0 , Rt ;<br />
- lim pr ( x0 , Rt , t ) 0 và lim pr ( x0 , Rt , 0) 1 .<br />
Rt x0 Rt<br />
<br />
Từ đó, sử dụng kết quả của phương trình mô tả chuyển động nhiệt trong [14] ta có:<br />
2<br />
2 ( as ) t J 0 (as x0 ) <br />
poutage ( x0 , Rt , t ) 1 <br />
Rt<br />
e 2<br />
<br />
s 1 <br />
.<br />
as J 0 '(as Rt ) <br />
(27)<br />
<br />
Với, J 0 (.) là hàm Bessel và tập as là căn dương của hàm J 0 (aRt ) 0 .<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG KIỂM CHỨNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Xác suất gián đoạn theo độ dài gói tin và tốc độ khuếch tán.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 75<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bài báo này sử dụng phương pháp mô phỏng số trên bộ công cụ Matlab để kiểm chứng<br />
mô hình giải tích đã đề xuất. Các giải thiết đầu vào được xác lập như sau: giả thiết một<br />
mạng cảm biến không dây phẳng với tiêu chuẩn truyền dẫn IEEE 802.15.4. Tốc độ truyền<br />
dẫn theo tiêu chuẩn là 250 kb/s với vùng phủ truyền dẫn thay đổi. Cặp node chuyển động<br />
ngẫu nhiên hoàn toàn với tham số vị trí ban đầu ngẫu nhiên. Các ngưỡng yêu cầu xác suất<br />
gián đoạn được thiết lập phù hợp với tính chất truyền dẫn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Xác suất gián đoạn thời gian và khoảng cách ban đầu.<br />
Trước hết ta kiểm chứng qua mô phỏng số để xác minh vùng giá trị xác suất gây gián<br />
đoạn liên kết trong mối quan hệ với độ dài gói/tốc độ bít với miền truyền dẫn và tốc độ<br />
khuếch tán. Trên hình 1 biểu diễn các mối quan hệ của một cặp node chuyển động Brown<br />
cho thấy, khi các gói tin yêu cầu truyền dẫn tăng kích thước thì xác suất gián đoạn liên kết<br />
tăng lên. Đặc biệt, sự thay đổi hướng liên tục và tốc độ khuếch tán cao sẽ dễ dàng gây gián<br />
đoạn liên kết. Vùng giá trị này là hợp lý khi tham số xác suất gián đoạn bị tác động chủ<br />
yếu bởi bán kính miền truyền dẫn và tốc độ khuếch tán của cặp node chuyển động. Hình 2<br />
biểu diễn xác suất gây gián đoạn liên kết do một node di chuyển khỏi một vùng truyền dẫn<br />
của một node cố định. Xác suất gây ngắt liên kết phụ thuộc chủ yếu vào giá trị khoảng<br />
cách ban đầu và tăng lên cùng với thời gian di chuyển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Thông lượng hiệu dụng với độ dài gói tin thay đổi.<br />
<br />
<br />
76 N. Thi, H. T. Minh, N. T. Trà, “Một nghiên cứu về chất lượng … cảm biến không dây.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Để so sánh các giá trị hiệu năng và chất lượng liên kết với các mô hình chuyển động<br />
ngẫu nhiên 1 (RWM1) và chuyển động ngẫu nhiên 2 (RWM2), thông lượng tối đa của liên<br />
kết được khảo sát với sự thay đổi độ dài gói tin tương ứng với các bán kính truyền dẫn<br />
khác nhau. Trên Hình 3 cho thấy, thông lượng hiệu dụng tối đa có thể đạt được khi có<br />
tham số độ dài gói tin tối ưu. Mặt khác, bán kính truyền dẫn tăng sẽ làm tăng thông lượng<br />
tối đa của liên kết. Điều này có thể lý giải bởi do sự tác động tăng lên của thời gian sống<br />
liên kết. Thêm vào đó, với kích thước gói tin tối ưu, thông lượng tối đa của liên kết đạt xấp<br />
xỉ một nửa tốc độ danh định của liên kết không dây. Trên hình vẽ cũng chỉ ra thông lượng<br />
tối đa của hai mô hình chuyển động RW1 và RW2 với mục đích so sánh.<br />
Tốc độ khuếch tán ảnh hưởng tới thông lượng liên kết được tính toán qua khoảng cách<br />
trung bình bình phương tại công thức (18) và (21). Các mô hình chuyển động bước ngẫu<br />
nhiên RWM1 và RWM2 cho các giá trị D khác nhau. Hình 4 và hình 5 dưới đây sẽ biểu<br />
diễn sự phụ thuộc của thông lượng liên kết với tốc với độ dài gói tin khác nhau và tốc dộ<br />
khuếch tán khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Thông lượng liên kết của mô hình ngẫu nhiên và mô hình RWM1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Thông lượng liên kết của mô hình ngẫu nhiên và mô hình RWM2.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 77<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Kết quả mô phỏng số trên hình 4 và hình 5 cho thấy, đường cong thông lượng liên kết<br />
có hình dạng và xu hướng biến đổi theo độ dài gói tin tương tự nhau. Tuy nhiên, đặc trưng<br />
ngẫu nhiên của mô hình chuyển động bước ngẫu nhiên 2 (RW2) cho kết quả xấp xỉ với mô<br />
hình chuyển động ngẫu nhiên hoàn toàn. Vì vậy, mô hình chuyển động bước ngẫu nhiên<br />
có thể sử dụng để tính toán cho mô hình chuyển động ngẫu nhiên khi tốc độ khuếch tán<br />
nhỏ nhằm giảm bớt độ phức tạp tính toán mà vẫn duy trì được mức tin cậy hợp lý. Do độ<br />
khuếch tán nhỏ làm thu hẹp phương sai của hàm vận tốc và không tạo ra sự thay đổi đáng<br />
kể về giá trị kỳ vọng của vận tốc di chuyển. Vì thế, trong trường hợp này, ta có thể sử<br />
dụng khoảng cách trung bình bình phương phụ thuộc chủ yếu vào vận tốc di chuyển.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong môi trường chất lỏng hay mạng cảm biến phân tử, các node cảm biến di chuyển<br />
hoàn toàn ngẫu nhiên theo tính chất môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kết<br />
nối. Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất một tiếp cận tính toán chất lượng liên kết<br />
không dây giữa hai chuyển động Brown thông qua phương pháp giải tích. Kết quả tính<br />
toán lý thuyết và mô phỏng cho thấy, tốc độ khuếch tán và độ dài gói tin yêu cầu là hai<br />
tham số then chốt ảnh hưởng tới thông lượng liên kết. Với độ biến thiên nhỏ của hệ số<br />
khuếch tán, mô hình chuyển động Brown có thể được xấp xỉ bằng mô hình chuyển động<br />
ngẫu nhiên theo từng bước với hệ số hướng góc tùy ý. Các kết quả đã được kiểm chứng<br />
bằng phương pháp mô phỏng số. Việc kết hợp mô hình chuyển động với chiến lược định<br />
tuyến tiết kiệm năng lượng là hướng nghiên cứu mở tiếp theo nhằm phát triển giải pháp tối<br />
ưu hóa mạng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ali Benzerbadj et all, “Energy Efficient Approach for Surveillance Applications<br />
Based on Self Organized Wireless Sensor Networks,” Procedia Computer Science,<br />
Vol.63 (2015), pp. 165-170.<br />
[2]. P.S.Tissera, S. Choe, "Brownian-motion-based molecular communication network<br />
using quorum sensing mechanism," International Conference on Information and<br />
Communication Technology Convergence (ICTC), Jeju (2017) pp. 38-42.<br />
[3]. Rodolfo W. L. Coutinho et al, “Underwater Wireless Sensor Networks: A New<br />
Challenge for Topology Control–Based Systems,” ACM Comput. Surv. Vol.1,<br />
No51, Article 19 (2018), pp. 1-36.<br />
[4]. T. Mai, M. Egan, T. Duong, M. D. Renzo, “Event Detection in Molecular<br />
Communication Networks with Anomalous Diffusion,”IEEE Communications<br />
Letters, Institute of Electrical and Electronics Engineers, Vol 21, No.6 (2017), pp.<br />
1249 – 1252.<br />
[5]. V. Vasanthi, M. Romen Kumar, N. Ajith Singh, M. Hemalatha, “ A detailed study of<br />
mobility models in wireless sensor network,” Journal of Theoretical and Applied<br />
Information Technology, Vol. 33, No1 (2011), pp. 7-14.<br />
[6]. X. Lin et al, “Degenerate delaycapacity tradeoffs in ad-hoc networks with brownian<br />
mobility,” IEEE Trans. on Information Theory, Vol.52 (2006), pp. 2777-2784.<br />
[7]. Z. Kong and E. Yeh, “On the latency for information dissemination in Mobile<br />
Wireless Networks,” In Proceedings of the 9th ACM international symposium on<br />
Mobile ad hoc networking and computing (MobiHoc '08), New York, USA (2008),<br />
pp. 139-148.<br />
[8]. R. Groenevelt, E. Altman, and P. Nain, ”Relaying in mobile ad hoc networks: the<br />
brownian motion mobility model,” Journal of Wireless Networks, Vol.12, No.5<br />
(2006), pp. 561-571.<br />
<br />
<br />
<br />
78 N. Thi, H. T. Minh, N. T. Trà, “Một nghiên cứu về chất lượng … cảm biến không dây.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[9]. M. Zhao, Y. Li, and W. Wang, “Modeling and analytical study of link properties in<br />
multihop wireless networks,” IEEE Trans. on Communications, Vol. 60, No. 2<br />
(2012), pp. 445-455.<br />
[10]. X. Wu, H.R.Sadjadpour, and J.J.Garcia-Luna-Aceves, “Link lifetime as a function of<br />
node mobility in manets with restricted mobility: Modeling and applications,” 2007<br />
5th International Symposium on Modeling and Optimization in Mobile, Ad Hoc and<br />
Wireless Networks and Workshops, Limasso, 2007, pp. 1-10.<br />
[11]. T. Nguyen, T. Hoang and T. Lang, "A study on link quality in single hop sensor<br />
networks with Brownian motion," 2017 International Conference on Recent<br />
Advances in Signal Processing, Telecommunications & Computing (SigTelCom),<br />
Da Nang, 2017, pp. 235-239.<br />
[12]. H. S. Carslaw and J. C. Jaeger, “Some two-dimensional problems in conduction of<br />
heat with circular symmetry,” In Proc. London Math. Soc., Vol. 15, No 23 (1940),<br />
pp. 361–388.<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY OF THE LINK QUALITY OF A NODE PAIR WITH A COMPLETELY<br />
RANDOM MOTION IN WIRELESS SENSOR NETWORKS<br />
Wireless Sensor Network (WSN) plays an important role in the Internet of things<br />
era when it offers a wide range of interesting applications in different network<br />
environments. In highly dynamical environments such as liquid environmnent or<br />
molecular sensor networks, the mobility characteristics of a node in the network are<br />
one of the factors that directly affect the quality of the link or its network<br />
performance. In previous studies, a number of motion approximation methods have<br />
been used to evaluate the effect of node motion on wireless sensor network<br />
performance. Howerver, These approximation methods are often traded off by<br />
deviations and a fully computational approach to the effects of completely random<br />
motion has not been adequately addressed. Hence, this paper proposes an<br />
analytical model to compute the quality of wireless link for a Brown motion node’s<br />
pair, and it is verified by numerical simulations. Furthermore, the relationship of<br />
link throughput in varied motion characteristics and optimal packet size will be<br />
studied in comparing with other random walk motion models.<br />
Keywords: Wireless Sensor Networks; Mobility; Brownian motion; Link connectivity; Optimization.<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 11 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 01 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 02 năm 2019<br />
1<br />
Địa chỉ: Đài tiếng nói Việt Nam, VoV;<br />
2<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông.<br />
* Email: hoangtrongminh@ptit.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 79<br />