intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích mô hình 6C trong hoạt động tín dụng

Chia sẻ: Đào Quang Tân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

795
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình 6C bao gồm: Character, Capacity, Cashflow, Collateral, Conditions, Control. Vậy chúng là gì trong hoạt động tín dụng, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Phân tích mô hình 6C trong hoạt động tín dụng" để hiểu hơn về mô hình này, với các bạn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích mô hình 6C trong hoạt động tín dụng

  1. Phân tích mô hình 6C trong hoạt động tín dụng Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế hàng hóa, tiền là phương tiện thanh toán chủ yếu, nền  kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì tốc độ quay vòng của đồng tiền càng nhanh bấy nhiêu.  Bản thân mỗi chủ thể kinh tế không phải lúc nào cũng tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của  mình, và cũng có những chủ thể có đồng vồn nhàn rỗi chưa sử dụng tại cùng thời điểm. Từ  đó hình thành quan hệ tín dụng. Khái niệm: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức  tiền tệ và hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả  một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Bản chất: Về bản chất tín dụng, với người đi vay nó là khoảng chi phí mà anh ta phải bỏ ra  để có được quyền sử dụng lượng vốn mà anh ta không sở hữu. Xét về góc độ người cho vay,  lợi tức tín dụng là thu nhập mà anh ta có được từ việc trì hoãn chi tiêu. Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất và góp phần điều tiết  nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và thực hiện các chính sách xã hội. Tín dụng Ngân hàng: Trong đó, ngân hàng là một tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất trong  các tổ chức tín dụng, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như VN. NH là  nơi luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn giống như mạch máu của cơ  thể vì yếu tố vốn là yếu tố đầu tiên giúp cho sự phát triển của một quốc gia. Hoạt động tín  dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường nhưng  cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Khi thực hiện một hoạt động tín dụng cụ thể, ngân  hàng luôn cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất, hạn chế  thấp nhất các rủi ro.. để phân tích tốt các yếu tố của người đi vay, CBTD cần phải nắm rõ  quy tắc 6C để hoạt động tín dụng trở nên tốt hơn. Hãy cùng nhóm 3 tìm hiểu về QUY TẮC  6C trong hoạt động tín dụng các bạn nhé. Mô hình 6C bao gồm: Character, Capacity, Cashflow, Collateral, Conditions, Control Vậy chúng là gì? Thứ nhất: Character­ là tư  cách người đi vay, đó là ý thức, trách nhiệm hoàn trả  lại khoản   vay của người đi vay. Đối với tiêu chí này, CBTD cần phải làm rõ mục đích xin vay của KH là gì, xem xét về lịch sử  đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều  nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại  chúng… bên cạnh đó, Character còn thể hiện sự phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh  của chủ doanh nghiệp. từ đó, NH xem xét tính hợp pháp, nghiêm túc và rõ ràng mục đích có  phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất  kinh doanh của khách hàng hay không và kế hoạch trả nợ của khách hàng.. Nếu khách hàng 
  2. thể hiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tư cách vay vốn được xác  lập. Thứ hai: Capacity: năng lực người đi vay: là khả năng của công ty có thể thanh toán các  khoản vay hay không Capacity tùy thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc gia. Người vay phải có năng lực  pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. • Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn • Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở  hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, người cung cấp chính của DN  Cán bộ tín dụng phải chắc chắn là khách hàng có đủ  năng lực vay vốn và đủ  tư  cách   pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn. Thứ ba: Cashflow: Thu nhập của người đi vay: là nguồn tiền của các nhân khi đầu tư vào  công ty CBTD của NH phải  xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ  doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành  chứng khoán, sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua  các tỷ số tài chính. • Cashflow hiện tại và dự kiến. • Tính thanh khoản của tài sản lưu động. • Vòng quay nợ phải thu, phải trả và tồn kho. • Cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ. • Kiểm soát chi phí. • Các tỷ lệ về khả năng trả lãi. • Khả năng và chất lượng quản lý. =>  Thể hiện thu nhập, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và   hoàn trả  khoản vay của khách hàng. Đây là nội dung quan trọng đối với một yêu  cầu xin vay vốn nhằm xác định khả  năng tạo đủ  tiền để  đáp  ứng yêu cầu hoàn trả  khoản vay cho ngân hàng. Thứ tư: Collateral: Tài sản đảm bảo: hình thức đảm bảo tiền vốn của ngân hàng nếu lượng  tiền của khách hàng không đủ trả nợ thì ngân hàng vẫn được đảm bảo từ các nguồn thanh  toán khác. • Khách hàng có những tài sản gì. • Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản. • Giá trị tài sản.
  3. • Mức độ chuyên biệt của tài sản. • Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác. • Tình trạng bảo hiểm. • Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác. • Vị thế của Ngân hàng đối với việc đòi cầm cố, thế chấp đối với tài sản. • Nhu cầu vay vốn trong tương lai.  Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho ngân  hàng đối với các khoản vay. Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách  nhiệm của người vay đối với ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay không có  khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc sử lý tài sản đảm bảo để ngân hàng thu hồi  nợ vay Thứ năm: Conditions: điều kiện môi trường • Địa vị  cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành công nghiệp và thị  phần dự  kiến. • Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. • Tình hình cạnh tranh của sản phẩm. • Mức độ  nhạy cảm của khách hàng đổi với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về  công nghệ. • Điều kiện/tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà  khách hàng đang hoạt động. •  Ảnh hưởng của lạm phát đối với bảng cân đối kế  toán và với CF của khách hàng.•  Tương lai của ngành. • Các yếu tố  chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường  ảnh hưởng đến hoạt  động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.  Cán bộ  tín dụng phải nắm rõ xu hướng tiến triển gần đây của khách hàng cũng như  của ngành mà khách hàng đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh  hưởng đến khoản vay. Thông thường môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt   động sản xuất của khách hàng sẽ là cơ sở đánh giá. Thứ sáu: Control: kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy  chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. • Các luật, qui định, qui chế  hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem   xét. • Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát. • Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên. • Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của Ngân hàng.
  4. • Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm,  về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.  Ngân hàng tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và  quy chế  hoạt động mới có  ảnh hưởng xấu đến khách hàng hay không, nhu cầu tín   dụng của khách hàng có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng hay không. Mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình 6C Các yếu tố trong mô hình 6C được chia làm 2 nhóm: nhóm điều kiện cần và nhóm điều kiện  đủ. ­ Nhóm điều kiện cần: là khách hàng cũng như phương án vay đã được ngân hàng cho vay  thẩm định và đánh giá là đáp ứng được các điều kiện về: tư cách người vay (Character);   năng lực người đi vay (Capacity); thu nhập người đi vay (Cash Flow); điều kiện môi   trường (Conditions). ­  Nhóm điều kiện đủ  gồm tài sản thế  chấp món vay (Collateral) và sự  kiểm soát đối với  người đi vay (Control). Các điều kiện cần là điều kiện tiên quyết để  xét duyệt món vay. Nhóm điều kiện đủ  là các  điều kiện bổ sung, đảm bảo quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, là bảo đảm   bằng tài sản để thu hồi nợ vay khi có rủi ro bất khả kháng mà không còn nguồn trả nợ. Khi thẩm định xem xét cho vay, về nguyên tắc, các cán bộ tín dụng đều phải thẩm định, đánh  giá đầy đủ  các yếu tố  chủ  quan, nội tại của khách hàng như: năng lực pháp luật, năng lực   hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sinh lời, các hệ số đòn  bẩy, tài chính, đánh giá tính  ổn định cũng như dự lường các rủi ro từ  thị trường đầu vào ­ ra   của phương án vay, thẩm định và kiểm soát được dòng tiền, thẩm định tính hiện thực của   nguồn trả nợ, dòng tiền thu hồi để trả nợ… Khi xác định và yên tâm rằng khách hàng vay đáp   ứng đủ  các điều kiện cần trên thì đã có thể  xem xét cấp tín dụng. Còn biện pháp kiểm soát,   tài sản đảm bảo là điều kiện bổ sung. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế  nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về  chế  độ  kế  toán,   kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo  cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui   chế cho vay. Do vậy các điều kiện cần rất khó xác định đúng. Trong bối cảnh hiện nay điều kiện tài sản thế chấp lại chuyển sang nhóm điều kiện cần để  bảo đảm an toàn. Đặc biệt từ  đầu năm 2012 sau khi Ngân hàng Nhà nước phân loại 4 nhóm   Ngân hàng với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng là 17%, 15%, 8%, 0% thì đương nhiên  sẽ dần dần có sự dịch chuyển khách hàng từ các NHTM nhóm 3, 4 về các NHTM nhóm 1, 2.  Và như vậy, hơn lúc nào hết NHCV càng phải đề cao vai trò của TSBĐ từ việc tuân thủ tỷ lệ  xác định cho vay tối đa do Trụ sở chính (TSC) qui định, chẳng hạn như: thẩm định vị trí, tính   thanh khoản của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, hạn chế hoặc từ chối TSBĐ   là hàng hóa, máy móc thiết bị khó quản lý, thanh khoản thấp.
  5. Trong 6C, yếu tố kém quan trọng nhất  là yếu tố Collateral – TS đảm bảo. Vì trong một số  trường hợp, khách hàng có thể vay tiền tại NH mà không cần đảm bảo. Mà chỉ cần uy tín, do  khách hàng đã là khách hàng thân thiết với ngân hàng; hoặc khách hàng là 1 cơ quan nhà nước  có sự đảm bảo từ chính phủ. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là yếu tố Capacity – Năng lực tài chính (Hay dòng tiền,  thu nhập của khách hàng). Đây là yếu tố then chốt để khách hàng có thể trả nợ được hay  không đối với 1 khoản vay. Trong thực tế, NVTD sẽ xem xét kỹ chữ C này và phương án,  mục đích vay vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2