TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 212-219<br />
<br />
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA CÁC PROTEIN BỀN NHIỆT<br />
TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2<br />
CÓ BIẾN CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP<br />
Nguyễn Thị Minh Phương1, Trần Thái Thượng1, Nguyễn Bích Nhi1,<br />
Đặng Minh Hải2, Đỗ Doãn Lợi2, Phan Văn Chi1*<br />
1<br />
<br />
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *pvchi@ibt.ac.vn<br />
2<br />
Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai<br />
<br />
TÓM TẮT: Bệnh mạch vành cấp (MVC) là một biến chứng chủ yếu, hay gặp và thường dẫn đến tử vong<br />
ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐT2). Nguyên nhân là do bệnh nhân ĐTĐT2 có những yếu tố<br />
làm tăng nguy cơ bị MVC như: mỡ máu cao; huyết áp cao; béo phì và thói quen ít vận động. Bệnh<br />
ĐTĐT2 với biến chứng MVC có thể làm sai hỏng cấu trúc và chức năng của tim dẫn tới loạn nhịp tim và<br />
suy tim. Vì vậy, việc nghiên cứu để hạn chế các biến chứng MVC ở các bệnh nhân ĐTĐT2 sẽ làm giảm<br />
nguy cơ tử vong và kéo dài cuộc sống cho họ. Trong nghiên cứu này, phương pháp biến tính nhiệt đã được<br />
sử dụng để loại bỏ các protein hàm lượng lớn trong huyết thanh bệnh nhân ĐTĐT2_MVC. Hỗn hợp<br />
protein sau khi phân đoạn nhiệt được phân tách bằng điện di hai chiều và hình ảnh điện di được xử lý bằng<br />
phần mềm PDQuest v7.1. Những protein có mức độ biểu sai khác có ý nghĩa giữa mẫu thường và mẫu<br />
bệnh sẽ được nhận dạng bằng sắc ký lỏng kết nối khối phổ (nanoLC-MS/MS). Kết quả, 13 protein có mức<br />
độ biểu hiện tăng/giảm trong huyết thanh của bệnh nhân ĐTĐT2_MVC đã được xác định. Trong đó, 5<br />
protein (chuỗi fibrinogen alpha, chuỗi fibrinogen gama, chuỗi haptoglobin beta, chuỗi haptoglobin alpha 1<br />
và zinc alpha 2 glycoprotein) có mức độ biểu hiện tăng và 6 protein (alpha 1 antitrypsin, angiotensinogen,<br />
antithrombin III, apolipoprotein A-I, apolipoprotein E và transthyretin) có mức độ biểu hiện giảm trong<br />
huyết thanh bệnh nhân ĐTĐT2_MVC. Trong khi đó chuỗi haptoglobin alpha 2 và apolipoprotein A-IV<br />
lúc biểu hiện tăng, lúc biểu hiện giảm trong huyết thanh mẫu bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy các protein này đều liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh ĐTĐT2 và bệnh MVC.<br />
Từ khóa: Bệnh mạch vành cấp, đái tháo đường type 2, điện di hai chiều, huyết thanh, protein bền nhiệt,<br />
sắc ký lỏng kết nối khối phổ.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Ở Việt Nam, bệnh đái tháo đường type 2<br />
(ĐTĐT2) đang ngày càng gia tăng cả về tỷ lệ,<br />
biến chứng và đối tượng mắc bệnh. Theo thống<br />
kê mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương,<br />
Việt Nam có khoảng gần 5,7 triệu người mắc<br />
căn bệnh này, trên 64% người bị mắc bệnh<br />
ĐTĐT2 chưa được phát hiện và độ tuổi mắc<br />
bệnh ngày càng trẻ hóa. Người bị đái tháo<br />
đường (ĐTĐ) có nguy cơ bị tim mạch cao gấp 4<br />
đến 10 lần so với người bình thường [29].<br />
Bệnh mạch vành cấp (MVC) là một biến<br />
chứng chủ yếu của bệnh ĐTĐT2. Nhiều thống<br />
kê cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ bị xơ<br />
vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% nếu<br />
bệnh nhân không có ĐTĐ [6]. Tùy theo vị trí<br />
các mạch máu bị tổn thương, mà các bệnh nhân<br />
ĐTĐ thường xuất hiện một số biến chứng tim<br />
mạch khác nhau. Phổ biến nhất là các bệnh<br />
<br />
212<br />
<br />
nhân ĐTĐT2 bị hẹp hoặc tắc động mạch vành<br />
gấp 3 lần người bình thường. Tổn thương động<br />
mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu<br />
cơ tim, suy tim, chết đột ngột. Bệnh ở dạng cấp<br />
tính là những cơn đau thắt ngực không ổn định<br />
hoặc có thể là nhồi máu cơ tim cấp, hạ huyết áp,<br />
tử vong do loạn nhịp tim, rất nguy hiểm với<br />
người bệnh. Với biến chứng mãn tính do ĐTĐ<br />
gây ra là bệnh nhân bị tổn thương hẹp động<br />
mạch vành diễn biến âm thầm dẫn đến thiếu<br />
máu hay nhồi máu cơ tim yên lặng, gây hậu quả<br />
suy tim trên bệnh nhân ĐTĐ [16].<br />
Một số nghiên cứu cho thấy có một mối liên<br />
quan chặt chẽ giữa bệnh ĐTĐT2 và bệnh MVC<br />
[1, 6]. Nguyên nhân là do mức độ đường máu<br />
tăng cao kéo dài ở những bệnh nhân ĐTĐT2 sẽ<br />
ảnh hưởng lên lớp bao quanh thành động mạch,<br />
có thể làm dày thành mạch máu dẫn đến hẹp<br />
lòng động mạch (chứng xơ vữa động mạch).<br />
Ngoài ra, ở bệnh ĐTĐT2 còn có một số yếu tố<br />
<br />
Nguyen Thi Minh Phuong et al.<br />
<br />
nguy cơ cao dẫn đến bệnh MVC như: nồng độ<br />
HDL (high densitylipoprotein) cholesterol thấp<br />
và triglyceride tăng cao trong huyết thanh [26];<br />
tăng huyết áp [21]; béo phì; thói quen hút thuốc<br />
lá và ít vận động [20]. Bên cạnh đó, bệnh MVC<br />
ở những bệnh nhân ĐTĐT2 thường làm tăng<br />
nguy cơ mắc các hội chứng vi mạch chủ yếu là<br />
bệnh thận ở giai đoạn cuối hoặc bệnh thần kinh<br />
liên quan đến ĐTĐ [2]. Vì vậy, việc nghiên cứu<br />
gì để hạn chế các biến chứng MVC ở các bệnh<br />
nhân ĐTĐT2 sẽ làm giảm nguy cơ tử vong cho<br />
họ [23].<br />
Hiện nay, ở Việt Nam, những nghiên cứu<br />
trên bệnh ĐTĐT2 và các biến chứng đã thu<br />
được những kết quả nhất định [14, 18, 24]. Tuy<br />
nhiên, những nghiên cứu cơ bản trên bệnh<br />
ĐTĐT2_MVC nhằm tìm kiếm các chỉ thị sinh<br />
học hỗ trợ cho việc phát hiện sớm biến chứng<br />
MVC của bệnh ĐTĐT2 còn hạn chế. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi trình bày về kết quả<br />
phân tích mức độ biểu hiện của hệ protein bền<br />
nhiệt trong huyết thanh của bệnh nhân<br />
ĐTĐT2_MVC bằng cách sử dụng các kỹ thuật<br />
proteomics.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Mẫu huyết thanh của người bình thường, 10<br />
mẫu (là những người không mắc bệnh ĐTĐ,<br />
bệnh thận, bệnh tim mạch) và bệnh nhân<br />
ĐTĐT2_MVC, 10 mẫu (bệnh nhân ĐTĐT2 có<br />
hội chứng mạch vành cấp gồm đau thắt ngực<br />
không ổn định và nhồi máu cơ tim cấp) được<br />
cung cấp bởi Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch<br />
Mai thông qua các xét nghiệm: các chỉ tiêu hóa<br />
sinh huyết thanh (Glucose huyết, Cholesterol<br />
toàn phần, Triglyceride, HDL-cholesterol, LDLcholesterol, SGOT, SGPT, Creatinine máu,<br />
Troponin, CK-MB, BNP); các chỉ tiêu huyết áp,<br />
điện tim, siêu âm tim, chụp X quang tim phổi và<br />
chụp mạch vành.<br />
Các hóa chất được sử dụng gồm: Methanol,<br />
acetonitrile (ACN), formic acid (FA), trifluor<br />
acetic acid (TFA) của Fluka (Fluka Chemie<br />
GmbH, Buchs, Thụy sỹ); enzyme trypsin của<br />
Sigma Aldrick (Sigma Aldrich, St. Louis, MO,<br />
Hoa Kỳ), Coomassie Brilliant Blue G 250 được<br />
mua<br />
từ<br />
MP<br />
Biomedicals<br />
(MP<br />
<br />
Biomedicals, Eschwege, Đức) và các hóa chất<br />
dùng cho điện di một chiều, hai chiều của BioRad (Bio-Rad, Hercules, CA, Hoa Kỳ).<br />
Hệ thống máy điện di 1 chiều và 2 chiều<br />
được cung cấp bởi hãng Bio-Rad (Bio-Rad,<br />
Hercules, CA, Hoa Kỳ). Hệ thống máy khối phổ<br />
QSTAR®XL<br />
của<br />
AppliedBiosystem<br />
(AppliedBiosystem/MDS<br />
Sciex,<br />
Toronto,<br />
Canada), hệ thống máy sắc ký lỏng nano được<br />
cung cấp bởi LC Packings/Dionex (Amsterdam,<br />
Nertherland) và một số thiết bị khác của Phòng<br />
Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Gen, Viện<br />
Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và<br />
Công nghệ Việt Nam.<br />
Phương pháp<br />
Phân đoạn protein trong huyết thanh bằng<br />
phương pháp biến tính nhiệt<br />
Huyết thanh được trộn với đệm cân bằng<br />
(EDTA 20 mM, Tris HCl pH 8,9 0,2 M,<br />
polyethylene glycol (PEG) 6.000 7%) theo tỷ lệ<br />
1:1. Hỗn hợp huyết thanh và đệm được ủ và lắc<br />
15 phút ở 98oC và để ở nhiệt độ phòng trong 15<br />
phút. Sau đó, mẫu được ly tâm 15 phút với tốc<br />
độ 12.000 vòng/phút để thu giữ phần dịch nổi.<br />
Hỗn hợp protein sau khi phân đoạn nhiệt được<br />
tủa bằng acetone lạnh và nồng độ protein trong<br />
mẫu được xác định bằng phương pháp Bradford<br />
(1976) trước khi tiến hành điện di hai chiều [5].<br />
Phân tách protein bằng điện di hai chiều<br />
Hỗn hợp protein bền nhiệt được hòa lại<br />
trong 125 l dung dịch đệm rehydration (Urea 8<br />
M; 2% CHAPS; đệm 0,8% IPG pH 4,7-5,9; 13<br />
mM DTT). Hỗn hợp mẫu được rehydrate hóa<br />
trên thanh gel cố định (7 cm, pH 4,7-5,9; BioRad, Hercules, CA, Hoa Kỳ) trong 12h. Quá<br />
trình điện di đẳng điện được tiến hành trên hệ<br />
thống PROTEAN IEF cell (Bio-Rad, Hercules,<br />
CA, Hoa Kỳ) theo quy trình: 250 V trong 20<br />
phút; 250 V đến 4.000 V trong 1 giờ và 4.000 V<br />
cho đến khi đạt được 12.000 Vhr. Sau đó, thanh<br />
gel được khử bằng đệm cân bằng 1 (50 mM<br />
Tris-HCl pH 8,8; 6 M Urea; 30% Glycerol; 2%<br />
SDS; 1% DTT) và alkyl hóa bằng đệm cân bằng<br />
2 (Urea 6 M; SDS 2%; 0,375 M Tris-HCl pH<br />
8,8; Glycerol 20% và IAA 40 mM). Các protein<br />
được phân tách chiều hai trên gel SDS-PAGE<br />
12.6% sử dụng hệ thống điện di Mini<br />
<br />
213<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 212-219<br />
<br />
PROTEAN 3 Cell (Bio-Rad, Hercules, CA, Hoa<br />
Kỳ). Gel được nhuộm bằng dung dịch<br />
Coommassie Brilliant Blue G-250. Bản gel<br />
được quét và phân tích hình ảnh bằng phần<br />
mềm PDQuest v7.1 (Bio-Rad, Hercules, CA,<br />
Hoa Kỳ).<br />
Nhận dạng và xác định protein bằng sắc ký<br />
lỏng kết nối khối phổ (nanoLC-ESI-MS/MS)<br />
Các điểm protein có sự biểu hiện sai khác<br />
giữa mẫu đối chứng và mẫu bệnh được thủy<br />
phân bằng enzyme trypsin theo quy trình đã<br />
được mô tả bởi Nguyễn Thị Minh Phương và<br />
nnk. (2008) [25]. Hỗn hợp peptide sau khi thủy<br />
phân được phân tách trên hệ thống sắc ký lỏng<br />
nanoLC (Packing, Dionex, Netherland). Peptide<br />
được loại muối và cô đặc trên cột TRAP C18<br />
(PepMap100, LC Packing, Dionex, Netherland)<br />
và phân tách trên cột sắc ký ngược pha C18<br />
(GraceVydac, Hesperia, CA, Hoa Kỳ). Mẫu<br />
được đưa lên cột với tốc độ dòng 0,2 l/phút<br />
bằng dung dịch FA 0,1% và thôi ra khỏi cột<br />
C18 bằng gradient từ 0 đến 100% đệm B trong<br />
60 phút. Quá trình thực hiện khối phổ liên tiếp<br />
được tiến hành trên hệ thống khối phổ<br />
QSTAR®XL. Các protein được nhận dạng thông<br />
qua phần mềm Mascot v.1.8 (MatrixScience<br />
<br />
Ltd., London, UK) trên cơ sở dữ liệu NCBInr.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Phân đoạn protein trong huyết thanh bằng<br />
phương pháp biến tính nhiệt<br />
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác<br />
nhau để có thể giảm bớt các thành phần protein<br />
hàm lượng cao trong huyết thanh như: phương<br />
pháp sắc ký, cut-off, sử dụng kít để loại bỏ các<br />
protein có hàm lượng lớn, biến tính nhiệt...<br />
Trong đó, biến tính nhiệt là phương pháp đơn<br />
giản, dễ thực hiện và hiệu quả trong việc loại bỏ<br />
bớt các protein có hàm lượng cao trong huyết<br />
thanh (gây ảnh hưởng cho việc phân tích và<br />
nhận dạng các protein có hàm lượng thấp). Quy<br />
trình phân đoạn nhiệt protein trong huyết thanh<br />
được tiến hành như đã trình bày trong phần vật<br />
liệu và phương pháp nghiên cứu. Hỗn hợp<br />
protein bền nhiệt trong huyết thanh người (bệnh<br />
ĐTĐT2_MVC, bình thường) sau khi tủa được<br />
xác định nồng độ trước khi phân tách bằng điện<br />
di hai chiều [5].<br />
Phân tích và xác định các protein bền nhiệt<br />
có mức độ biểu hiện thay đổi trong huyết<br />
thanh bệnh nhân ĐTĐT2_MVC<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh minh họa kết quả 2DE của protein bền nhiệt trong huyết thanh người bình thường<br />
và bệnh nhân ĐTĐT2_MVC (bộ 1). Các vùng điểm protein có sự biểu hiện khác biệt được khoanh<br />
tròn đánh số. (A): Mẫu người bình thường, (B) Mẫu bệnh nhân ĐTĐT2_MVC. (1)<br />
Angiotensinogen; (2) Chuỗi fibrinogen alpha; (3) Chuỗi fibrinogen gama; (4) Chuỗi haptoglobin<br />
beta; (5) Zinc alpha 2 glycoprotein; (6) Apolipoprotein E; (7) Apolipoprotein A-I; (8) Chuỗi<br />
haptoglobin alpha 2; (9) Transthyretin; (10) Apolipoprotein A-IV; (11) Chuỗi haptoglobin alpha 1.<br />
<br />
214<br />
<br />
Nguyen Thi Minh Phuong et al.<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh minh họa kết quả 2DE của protein bền nhiệt trong huyết thanh người bình thường<br />
và bệnh nhân ĐTĐT2_MVC (bộ 2). Các vùng điểm protein có sự biểu hiện khác biệt được khoanh<br />
tròn đánh số. (A): Mẫu người bình thường, (B) Mẫu bệnh nhân ĐTĐT2_MVC. (1) Antithrombin<br />
III; (2) Alpha 1 antitrypsin; (3) Chuỗi haptoglobin alpha 2; (4) Transthyretin; (5) Apolipoprotein A-I<br />
& Apolipoprotein A-IV.<br />
Để phân tích mức độ biểu hiện của hệ<br />
protein bền nhiệt trong mẫu huyết thanh người<br />
bình thường và bệnh nhân ĐTĐT2_MVC,<br />
phương pháp điện di hai chiều (2DE) trên các<br />
thanh gel 7cm với dải pH 4,7-5,9 đã được sử<br />
dụng. Sau đó các bản gel 2DE được nhuộm<br />
bằng Commasive blue R 250. Hình ảnh 2DE<br />
của protein bền nhiệt trong huyết thanh người<br />
bình thường và bệnh nhân ĐTĐT2_MVC được<br />
minh họa như trên hình 1 và hình 2. Các mẫu thí<br />
nghiệm đều được thực hiện cùng lúc (tủa, đo<br />
nồng độ, 2DE và nhuộm) để tránh tối đa những<br />
sai khác do thực hiện mẫu bằng tay. Trên bản<br />
gel 2DE, các protein được phân tách thành từng<br />
spot hoặc hình thành những dải spot của một<br />
loại protein. Đây là kết quả của việc cải biến sau<br />
dịch mã của các protein (quá trình glycosyl hóa<br />
và phosphoryl hóa) có thể tạo ra các đồng phân<br />
với khối lượng phân tử tương tự nhau và điểm<br />
đẳng điện gần nhau.<br />
Hình ảnh điện di được phân tích bằng phần<br />
mềm PDQuest v7.1. Những protein có mức độ<br />
biểu hiện thay đổi có ý nghĩa ở mẫu bệnh so với<br />
mẫu đối chứng đều được cắt ra, thủy phân bằng<br />
enzyme trypsin, phân tích và nhận dạng bằng<br />
sắc ký lỏng kết nối khối phổ. Protein được tìm<br />
kiếm bằng phần mềm Mascot v.1.8<br />
(MatrixScience Ltd., London, UK) trên cơ sở dữ<br />
liệu NCBInr với hơn 8 triệu trình tự protein. Kết<br />
quả đã xác định 13 protein bền nhiệt có mức độ<br />
<br />
biểu hiện tăng/giảm trong huyết thanh bệnh<br />
nhân ĐTĐT2_MVC (bảng 1). Trong đó, 5<br />
protein là chuỗi haptoglobin beta, chuỗi<br />
haptoglobin alpha 1, chuỗi fibrinogen alpha,<br />
chuỗi fibrinogen gama, zinc alpha 2<br />
glycoprotein có mức độ biểu hiện tăng và 6<br />
protein là alpha 1 antitrypsin, angiotensinogen,<br />
antithrombin<br />
III,<br />
apolipoprotein<br />
A-I,<br />
apolipoprotein E, transthyretin có mức độ biểu<br />
hiện giảm trong huyết thanh bệnh nhân<br />
ĐTĐT2_MVC so với người bình thường. Trong<br />
khi đó, 2 protein là chuỗi haptoglobin alpha 2<br />
và apolipoprotein A-IV có mức độ biểu hiện lúc<br />
tăng, lúc giảm trong huyết thanh bệnh nhân<br />
ĐTĐT2_MVC.<br />
Bên cạnh đó, mức độ biểu hiện của 13<br />
protein bền nhiệt trong huyết thanh bệnh nhân<br />
ĐTĐT2_MVC và người bình thường được định<br />
lượng tương đối bằng phần mềm PDQuest v7.1<br />
(bảng 1). Kết quả cho thấy mức độ tăng/giảm<br />
của các protein bền nhiệt không đều, một số<br />
protein có mức độ biểu hiện tăng nhẹ ở mẫu<br />
ĐTĐT2_MVC như: chuỗi fibrinogen alpha<br />
(1,37 ± 0,13 lần), chuỗi haptoglobin beta (1,29<br />
± 0,25 lần), zinc alpha 2 glycoprotein (1,71 ±<br />
0,27 lần) hoặc chỉ thấy xuất hiện ở mẫu bệnh<br />
như chuỗi fibrinogen gama, chuỗi haptoglobin<br />
alpha 1. Ngược lại, có protein lại giảm nhẹ mức<br />
độ biểu hiện như alpha 1 antitrypsin (1,36 ±<br />
0,23 lần), angiotensinogen (2,36 ± 0,12 lần),<br />
215<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 212-219<br />
<br />
antithrombin III (1,29 ± 0,15 lần),<br />
apolipoprotein A-I (1,84 ± 0,34 lần),<br />
transthyretin (giảm 2,5 ± 0,45 lần) hoặc không<br />
<br />
phát hiện được bằng 2DE ở mẫu bệnh<br />
ĐTĐT2_MVC như apolipoprotein E.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả nhận dạng và xác định protein có mức độ biểu hiện thay đổi trong huyết thanh<br />
bệnh nhân ĐTĐT2_MVC<br />
Số đăng ký trên<br />
Mức độ biểu hiện ở mẫu bệnh<br />
STT<br />
Tên protein<br />
NCBInr<br />
ĐTĐT2_MVC<br />
1<br />
Alpha 1 antitrypsin<br />
gi|225768<br />
Giảm 1,36 ± 0,23 lần<br />
2<br />
Angiotensinogen<br />
gi|19705570<br />
Giảm 2,36 ± 0,12 lần<br />
3<br />
Antithrombin III<br />
gi|179161<br />
Giảm 1,29 ± 0,15 lần<br />
4<br />
Apolipoprotein A-I<br />
gi|178777<br />
Giảm 1,84 ± 0,34 lần<br />
5<br />
Apolipoprotein A-IV<br />
gi|114008<br />
Cả tăng và giảm ở mẫu bệnh<br />
6<br />
Apolipoprotein E<br />
gi|37805241<br />
Giảm hoặc không phát hiện được<br />
bằng 2DE ở mẫu bệnh<br />
7<br />
Chuỗi fibrinogen alpha<br />
gi|790486<br />
Tăng 1,37 ± 0,13 lần<br />
8<br />
Chuỗi fibrinogen gama<br />
gi|182430<br />
Chỉ xác định được ở mẫu bệnh<br />
8<br />
Chuỗi haptoglobin beta<br />
gi|1212947<br />
Tăng 1,29 ± 0,25 lần<br />
10 Chuỗi haptoglobin alpha 2<br />
gi|4826762<br />
Cả tăng và giảm ở mẫu bệnh<br />
11 Chuỗi haptoglobin alpha 1<br />
gi|229323<br />
Chỉ xác định được ở mẫu bệnh<br />
12 Transthyretin<br />
gi|126030594<br />
Giảm 2,5 ± 0,45 lần<br />
13 Zinc alpha 2 glycoprotein<br />
gi|141596<br />
Tăng 1,71 ± 0,27 lần<br />
Thảo luận<br />
Ở bệnh nhân ĐTĐT2_MVC, nồng độ đường<br />
máu và mỡ máu tăng cao có thể gây nên những<br />
biến đổi bất thường trong hệ protein huyết thanh<br />
do đó có khả năng dẫn đến thay đổi về mức độ<br />
biểu hiện của những protein này.<br />
Trong nghiên cứu này, 13 protein có mức độ<br />
biểu hiện thay đổi trong huyết thanh của bệnh<br />
nhân ĐTĐT2_MVC đã được xác định.Trong<br />
đó, apolipoprotein A-I (ApoAI) là protein gắn<br />
với lipid, vận chuyển các phân tử lipid từ ruột<br />
đến gan. ApoA-I là thành phần chính của các<br />
lipoprotein có tỷ trọng lớn trong hệ tuần hoàn,<br />
đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển<br />
hóa và loại cholesterol ra khỏi tế bào [7, 28].<br />
Apo A-IV thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trong<br />
việc hấp thụ lipid của ruột [17]. Apo E điều<br />
khiển việc vận chuyển, hấp thụ cholesterol và<br />
lipid bằng cách tương tác ái lực cao với các thụ<br />
thể khác nhau trong tế bào [8]. Vì vậy, nồng độ<br />
ApoA-I, Apo A-IV và Apo E thay đổi trong<br />
huyết thanh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến<br />
tình trạng mỡ máu cao-là một trong những yếu<br />
tố dẫn đến bệnh tim mạch. Haptoglobin (Hp) là<br />
một protein có cấu trúc tetramer gồm hai chuỗi<br />
216<br />
<br />
alpha và hai chuỗi beta được biểu hiện trong<br />
gan và tiết vào máu. Hp là một chất chống oxy<br />
hóa dựa vào khả năng liên kết với hemoglobin<br />
để cản trở sự phá hủy các mô bị oxy hóa (được<br />
tạo ra do các hemoglobin tự do) [19]. Trong khi<br />
đó, bệnh ĐTĐ thường đi kèm với sự tăng lên<br />
của gốc tự do hoặc sai hỏng khả chống oxy hóa<br />
và các biến chứng chính của bệnh ĐTĐ như<br />
bệnh giác mạc hay chứng xơ vữa động mạch<br />
thường liên quan đến stress oxy hóa [3].<br />
Ở bệnh ĐTĐ, stress oxy hóa cùng tồn tại với<br />
việc giảm khả năng chống oxy hóa, tăng quá<br />
trình glycosyl hóa của protein, khử hoạt tính của<br />
các enzyme và oxy hóa lipid [27]. Vì vậy, sự<br />
thay đổi mức độ biểu hiện của haptoglobin<br />
trong huyết thanh có thể liên quan đến bệnh<br />
ĐTĐ. Fibrinogen là một glycoprotein được tổng<br />
hợp ở gan và đóng vai trò quan trọng trong quá<br />
trình đông máu. Fibrinogen bị phân cắt bởi<br />
thrombin thành các peptide fibrin trong quá<br />
trình đông máu bình thường. Từ lâu, fibrinogen<br />
đã được quan tâm nghiên cứu như là chỉ thị cho<br />
bệnh tim mạch bởi vì nó phản ánh sự hình thành<br />
thrombin tăng và do đó tăng khả năng bị tắc<br />
nghẽn mạch máu.Các nhà nghiên cứu nghi ngờ<br />
<br />