intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Thị Yến

Chia sẻ: Truong Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu; hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa; phân tích "cảnh bình minh trên biển" để hiểu hơn về nội dung và những nghệ thuật độc đáo trong truyện của Nguyễn Minh Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Thị Yến

  1. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn MS786 - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Author : Viết Văn Categories : Bài viết của cộng tác viên, Văn mẫu lớp 12 MS786 - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tài hoa của nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm để đời cùng với nhiều thông điệp sâu sắc. Tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa mang đến một bài học quý giá đối với những người làm nghệ thuật: nghệ thuật phải gắn liền với đời sống. Người làm nghệ thuật phải có cái nhìn đa chiều đối với một sự vật sự việc trong cả nghệ thuật lẫn trong đời sống. 2. Thân bài: Truyện ngắn được lấy bối cảnh trong thời bình, giai đoạn phát triển đất nước. Nhiếp ảnh Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh đẹp làm chủ đề cho bộ lịch năm mới. Nhờ vậy mà anh đã gặp được những khoảnh khắc quý giá của đời mình. Cảnh bình minh trên biển: một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ như một bức họa bằng mực tàu với sự hài hòa từ bố cục đến màu sắc. => Nhiếp ảnh Phùng cho rằng: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Bức tranh cuộc sống trái ngược hoàn toàn với cảnh đẹp: Những người bước ra từ chiếc thuyền đều mang một nét kham khổ, nghèo đói và xấu xí. Một cảnh bạo lực gia đình khiến Phùng ngỡ ngàng không biết mình phải làm gì tiếp theo: chồng đánh vợ, con đánh cha => Nhiếp ảnh Phùng lại rút ra một bài học mới: Không nên chỉ đánh giá một sự vật sự việc ở bên ngoài mà phải có cái nhìn đa chiều. Bên cạnh đó tác giả muốn nói về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Câu chuyện về tình cảm gia đình của người đàn bà hàng chài đã khiến cho chánh án
  2. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn Đẩu và cả Phùng học được rất nhiều điều quý giá: Sự tàn bạo nhiều khi được sinh ra trong nghèo đói. Nhiều khi chân lý và lẽ phải thì chưa đủ để con người ta hạnh phúc. Sự cam chịu, nhẫn nhục chưa chắc đã là ngu dốt độc lập tự do vẫn chưa đủ để khiến toàn dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Muốn mang đến hạnh phúc ấm no cho nhân dân thì đất nước ta vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Muốn thấu hiểu người khác, trước tiên phải có điểm nhìn từ vị trí của chính họ. 3. Kết bài: Cốt truyện giản dị nhưng tình huống truyện lại vô cùng độc đáo khiến người đọc không khỏi tò mò. Lấy điểm nhìn từ nhân vật Phùng giúp điểm nhìn được khách quan và chân thực hơn. Sự nhạy cảm và sâu sắc của Nguyễn Minh Châu khiến cho người đọc rút ra được rất nhiều bài học từ trong sâu thẳm từng con chữ. Nguyễn Minh Châu được Nguyên Ngọc ca ngợi rằng ông là một trong những “người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” Bài văn tham khảo Đối với những nhà nghiên cứu văn học không ai lại không biết đến nhà văn Nguyễn Minh Châu. Họ biết đến ông với những tác phẩm để đời và trong mỗi tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu lại để một bài học vô cùng giá trị và mang tính nhân văn trong từng câu chữ của mình. Các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua các truyện ngắn như: Phiên chợ Giát, Dấu chân người Lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,... Những tác phẩm nhẹ nhàng hơn, mang tính triết lý cuộc sống với hơi hướng nhẹ nhàng dễ hiểu hơn cũng được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông như Bến Quê hay tác phẩm “Chiếc Thuyền Ngoài Xa”. Nếu như “Bến quê” giáo dục con người ta về tình yêu quê hương đất nước, về những hoài bão và hy vọng tuổi trẻ thì “Chiếc Thuyền Ngoài xa dạy cho chúng ta biết về tình cảm gia đình, dạy cho chúng ta biết cảm nhận cái đẹp bên trong lẫn bên ngoài của một vấn đề nào đó. Tình huống truyện được lấy từ điểm nhìn của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên đi tìm cái đẹp nghệ thuật trong từng khoảnh khắc của đời sống. Chính nhờ đặc thù công việc là đi tìm cái đẹp trong khoảnh khắc ấy mới có thể tôn vinh được cái đẹp ngàn năm có một, khó ai có thể bắt gặp lần thứ hai trong đời giống như khoảnh khắc nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy hình ảnh con tàu đánh cá trong sương sớm. TàiCái liệuđẹp chiađẽ sẻ của nghệ thuật được nhà văn miêu tả một cách sắc sảo và sinh động. Cách nhiếp tại https://vietvanhoctro.vn ảnh Phùng đón nhận kỳ quan của tạo hóa cũng khiến người ta cảm thấy vô cùng trân trọng.
  3. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn Nhiếp ảnh Phùng hạnh phúc đến nỗi trái tim như bị bóp chặt lại và anh cảm nhận được cái đẹp toàn vẹn của Chân - Thiện - Mỹ chỉ qua một vài giây nhìn thấy hình ảnh con thuyền đánh cá vào lúc bình minh. Bản thân nhiếp ảnh Phùng còn cho rằng bản thân cái đẹp đã chính là đạo đức. Nhưng chưa đầy vài phút sau những nhận định và chân lý anh tìm ra đã hầu như chẳng còn giá trị sử dụng. Bởi thứ bước ra từ bức tranh hoàn hảo “chân - thiện - mỹ” kia không phải là một nàng tiên, không phải là một tướng quân mà là một người đàn bà miền biển mặt rỗ và tướng thô kệch, gầy gò. Theo sau người đàn bà là một lão chồng trông dữ tợn và tướng gù như một con gấu lớn. Hành động hung tàn tiếp theo từ người đàn ông, lão đánh vợ bằng chiếc dây thắt lưng, giáng tới tấp vào lưng người đàn bà mà không một chút chần chừ, miệng lão không ngớt nguyền rủa người đàn bà: “ Mày chết đi cho ông nhờ! chúng mày chết hết đi ông nhờ!” Cảm xúc lúc này của nhiếp ảnh Phùng có lẽ như cảm giác khát nước đi giữa sa mạc và rồi tìm thấy được một cái chai đựng nước vô cùng xinh đẹp, nhưng thứ nước trong đó lại vô cùng hôi thối và độc hại không thể nào uống được. Anh ta đã chết lặng đi, vật bất ly thân và quý giá nhất của một người nhiếp ảnh cũng đã bị anh vứt xuống đất từ khi nào. Nhiếp ảnh Phùng định lao đến để ra tay nghĩa hiệp che chở cho người đàn bà nhưng hình như chúng ta thấy được sự chần chừ trong nhịp bước của anh. Có lẽ anh vẫn đang nghĩ mình nằm mơ hoặc đang hoa mắt do hiệu ứng của cảnh đẹp trời cho ban nãy. Cho đến khi thằng bé Phác - bạn đồng hành của anh, lao nhanh về phía trước và giành lấy dây thắt lưng từ người đàn ông thì anh mới dám tin mọi chuyện trước mắt là sự thật. Nhà nhiếp ảnh có lẽ đã nhận được một bài học quý báu từ những sự việc vừa xảy ra trong vòng vài phút đồng hồ ấy. Nhìn chung các nhà làm nghệ thuật luôn tìm cách đưa đến cho khán giả của mình những thứ hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất. Nhưng cái đẹp nổi trên bề mặt thì không giá trị bằng cái đẹp được người ta rung động bằng cả trái tim. Muốn để cho người khác cảm nhận được vẻ đẹp toàn vẹn từ trong trái tim thì mỗi câu chuyện nghệ thuật nhất định phải có những góc nhìn đa chiều, phải có chiều sâu đối với đối tượng mà mình tìm hiểu. Có lẽ sau khi chứng kiến bức tranh nghịch cảnh của gia đình làng chài: vợ đánh chồng, con đánh cha, thậm chí thằng bé Phác còn luôn thủ sẵn dao để giết cha nó thì bức tranh về con thuyền đánh cá trong sương đã không còn là bức ảnh tuyệt sắc đối với Phùng nữa rồi. Vì can ngăn bạo lực gia đình mà nhiếp ảnh Phùng bị thương, chính vì thế câu chuyện mới trở nên nghiêm trọng hơn và được chánh án Đẩu - bạn cũ của Phùng trực tiếp xử lý. Đối với cả Phùng và Đẩu, hai con người này luôn đứng về chính nghĩa, cũng như cảm xúc của bao nhiêu người khi nhìn thấy việc đối xử tệ bạc giữa người và người sẽ cùng nảy sinh một cảm xúc căm ghét đối với người đàn ông và thương hại cho sự ngu muội của người đàn bà làng chài. Chánh án Đẩu cho triệu tập chị vợ, với ý tốt là sẽ giúp chị được giải thoát khỏi nạn bạo hành gia đình. Cả Đẩu và Phùng đều chung một ánh nhìn rằng chị vợ giống như một con thú yếu ớt đang bị nhốt trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Và việc tốt của họ chính là dùng pháp luật để có thể cứu chị ra khỏi cái lồng đó, mang lại cho chị sự tự do. Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Nhưng phản ứng của chị vợ trước lời đề nghị khiến cho cả Phùng và Đẩu đều sốc không hiểu
  4. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn nổi. Chính người đàn bà yếu đuối, chỉ biết chìa lưng ra cho chồng mình đánh ấy lại đang lạy lục van xin được tha tội cho người chồng. Việc nhất quyết chị ấy không làm chính là ly hôn và xa rời gia đình ấy. Ban đầu chị vợ xuất hiện trong tòa án huyện với vẻ tội nghiệp, quê mùa, khúm núm sợ sệt. Chị còn không dám ngồi lên ghế cho đến khi chánh án Đẩu cho phép chị được ngồi. Chị cũng chỉ dám ngồi mớm ở một mép ghế. Chính cách ứng xử đó khiến cho tất cả chúng ta hiểu nhầm rằng chị vợ đang là người bị động trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Chúng ta ai cũng nhầm tưởng rằng chị vợ bị ép buộc và bị trói lại trong gia đình bạo hành đó. Chị không đủ mạnh mẽ để quyết tâm ra đi và từ bỏ người chồng vũ phu. Nhưng sau khi nói chuyện với chánh án Đẩu, chị bắt đầu mở lời một cách thoải mái hơn, cách xưng hô từ ông - con chuyển sang chị - chú một sự thay đổi vô cùng nhanh chóng và khác thường. Sau khi chị kể chuyện đời mình và phân tích cái lý do mà chị không thể ly hôn với chồng thì Phùng và Đẩu mới nhận ra rằng thực ra người đàn bà ấy biết hết tất cả, người đàn bà ấy thừa sức tự giải cứu cuộc hôn nhân của mình nhưng bà ấy chấp nhận sống trong cuộc hôn nhân đó. Người đàn bà vốn dĩ vẫn đang tự làm chủ cuộc sống hôn nhân của mình. Chánh án và nhà nhiếp ảnh không phải là một người non nớt kém từng trải, họ đều là những quân nhân xuất ngũ và hòa nhập với cuộc sống thường nhật với nhiệt huyết đem đến hạnh phúc, đem đến cái đẹp và công lý cho nhân dân. Nhưng khi đứng trước người đàn bà quê mùa, thô kệch ấy họ dường như còn kém xa về sự trải đời của người đàn bà này. Thứ họ học được ở người đàn bà chính là sự nhẫn nhịn và hy sinh. Chúng ta không nên chỉ nghĩ cho bản thân mà phải nghĩ cho những người xung quanh chúng ta nữa. Thứ tốt đẹp chúng ta thấy chưa chắc nó đã thật sự tốt đẹp hoàn toàn. Thứ kinh khủng chúng ta nhìn thấy chưa chắc nó đã kinh khủng hoàn toàn. Như lời người đàn bà hàng chài đã nói về hạnh phúc của bà ấy khi ở trên thuyền đó chính là nhìn những đứa con của mình được ăn no. Hạnh phúc của bà chỉ có thế thôi. Một niềm hạnh phúc quá đỗi nhỏ bé khiến cho cả Đẩu và Phùng đều không thể ngờ được. Sau cách mạng, nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách đổi mới và hỗ trợ hết mình cho nhân dận vực dậy kinh tế sau chiến tranh. Nhưng những nỗ lực đó chỉ mới nửa vời và nhiều chính sách chỉ mang tính máy móc và không phù hợp đối với từng vùng miền và với những vùng kinh tế khác nhau. Giống như hoàn cảnh của người đàn bà làng chài, có rất nhiều gia đình miền biển khác vẫn nghèo đói, vẫn cùng khổ dù chiến tranh đã qua đi và hòa bình đã về trên khắp mọi miền. Nhưng phần đất nhà nước chia cho họ dựng nhà là không cần thiết. Những người dân biển không sống bám vào đất liền mà là bám biển, bởi vậy thứ họ cần có thể là lưới, là tàu, là vốn liếng đi xa bờ chứ không phải là một mảnh đất để dựng nhà rồi bỏ hoang. Sau câu chuyện của người đàn bà làng chài, sau khi bà ấy dùng mọi lý lẽ để bao biện cho sự vũ phu của người chồng, hóa ra sự vũ phu tàn bạo đó không phải là bản chất của ông ta, không phải ông ta muốn thế mà là phải như thế. Có lẽ vì quá nghèo, quá khổ. Gánh nặng cơm áo đè nặng lên đôi vai của người đàn ông cục mịch. Và ông ta không đủ sáng suốt, không đủ lòng vị tha nên ông ta hận đời, hận cuộc sống khốn khó rồi tìm cơ hội trút lên người bạn đời của mình. Dưới góc độ là một người văn minh, có học thức thì chúng ta biết cách hành xử đó Tàilà saichia liệu trái.sẻNhưng đối với một người ít học, nghèo khổ và lâm vào hoàn cảnh khốn cùng thì bất tại https://vietvanhoctro.vn cứ điều gì có thể trút ra mọi tủi cực trong lòng thì họ sẽ làm. Khi con người ta lâm vào hoàn
  5. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn cảnh quá khổ thì họ sẽ chẳng còn lòng dạ nào để biết quan tâm và thấu hiểu cho người khác nữa. Nhiếp ảnh Phùng cuối cùng cũng nộp chiến lợi phẩm của mình là khoảnh khắc con thuyền lưới vó trước bình minh. Nhưng cái đẹp mà anh nhìn thấy không chỉ là vẻ đẹp hài hòa từ màu sắc, bố cục lẫn ánh sáng nữa mà là một bài học ý nghĩa hơn từ cuộc sống gia đình, học được sự nhẫn nhịn để có được hạnh phúc của một người phụ nữ làng chài. Có quá nhiều bài học được rút ra trong một tình huống truyện vừa đơn giản nhưng cũng lắm tréo ngoe này. Chính nhờ sự nhạy bén trong cảm xúc cùng với tài năng văn chương vốn có của mình Nguyễn Minh Châu thực sự xứng với câu ca ngợi của nhà văn Nguyên Ngọc dành cho ông: “là người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Thứ đọng lại trong lòng người đọc mỗi khi đọc xong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu là một chút gì đó thật lắng đọng. Chất văn của Nguyễn Minh Châu không tìm đến vẻ đẹp lồng lộn, nhìn vào là sẽ thấy ngay, mà cái đẹp trong văn của ông người ta cứ phải nhìn khắp mọi khía cạnh, khắp mọi ngôn từ rồi từ vị trí của từng người cảm nhận để hiểu được vẻ đẹp ấy. Cảm xúc của người đọc khi đọc xong “Bến Quê” chính là nỗi trăn trở: “ Liệu thằng bé con có kịp lên chuyến đò cuối cùng sang bên kia sông hay không?” Còn nỗi trăn trở của người đọc khi đọc hết tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là: “Cuối cùng người đàn bà ấy có còn để chồng mình đánh đập mình nữa hay không, liệu cậu bé Phác có vô tình giết chết cha nó hay không?”. Nguyễn Thị Yến Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0