Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa<br />
<br />
Bài làm 1<br />
<br />
Chiếc thuyền ngoài xa là sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới sau <br />
1975. Truyện ngắn này cũng rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự <br />
của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Có thể nói,đây là một trong những tác phẩm <br />
chứa đựng nội dung nhân đạo và toát lên tính triết lý sâu sắc về cuộc sống, về con người <br />
Việt Nam thời hậu chiến.<br />
<br />
Giá trị nhân đạo" : Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được <br />
tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, <br />
những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, <br />
trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con <br />
người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.<br />
<br />
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo <br />
nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những <br />
cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân <br />
trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù <br />
trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.<br />
<br />
Trước hết, đó là sự quan tâm tha thiết của nhà văn đối với hạnh phúc của những người <br />
lao động nghèo bằng cách : lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình, phê phán, lên án <br />
hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con. Không những vậy, <br />
nhà văn còn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con <br />
người ,cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống ...là nguyên <br />
nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng, đồng thời, Nguyễn Minh Châu <br />
cũng bày tỏ niềm trắc trở trước cuộc sống của thế hệ tương lai .<br />
<br />
Giá trị nhân đạo của Chiếc thuyền ngoài xa"còn thể hiện ở sự khẳng định, ngợi ca vẻ <br />
đẹp của con người nghèo khổ, bất hạnh và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: <br />
Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử (những đau khổ, tủi nhục đến cùng cực, những niềm vui <br />
nhỏ nhoi tội nghiệp của người mẹ đều xuất phát từ con. Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo <br />
khó, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng<br />
<br />
Ngoài ra có thể nói, tư tưởng nhân đạo mang tính triết lí của tác phẩm,còn được thể hiện <br />
ở việc nhà văn đặt ra vấn đề đó làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch <br />
gia đình, bi kịch cuộc sống con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần <br />
những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ <br />
nhưng xa rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống<br />
<br />
Tinh thần nhân đạo đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến <br />
tranh. Nhà văn đã nhìn thấu và miêu tả chân thực cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực, khốn khổ <br />
của những con người lao động thông qua hình tượng người đàn bà hàng chài. Nguyễn <br />
Minh Châu đã giành biết bao yêu thương cho số phận bất hạnh của chị<br />
<br />
Nhà văn còn lý giải những nguyên nhân gây nên đau khổ cho con người. Từ đó, ông phê <br />
phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con. Đồng <br />
thời, thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người (cảnh <br />
đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống ...là nguyên nhân sâu xa của <br />
sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng); bày tỏ niềm trắc trở trước cuộc sống của thế hệ <br />
tương lai.<br />
<br />
Tác giả đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mà tiêu biểu là người đàn <br />
bà hàng chài và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: Đó là vẻ đẹp của lòng vị tha, <br />
sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng (các em phân tích câu chuyện của người đàn <br />
bà ở tòa án huyện). Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của <br />
tình yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng.<br />
<br />
Tư tưởng nhân đạo mang tính triết lí của tác phẩm, còn được thể hiện ở việc nhà văn đặt <br />
ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch cuộc <br />
sống con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần những giải pháp thiết thực <br />
chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn, cần rút <br />
ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống.<br />
<br />
Tinh thần nhân đạo trong "Chiếc thuyền ngoài xa" chính là tấm lòng yêu thương, thông <br />
cảm, băn khoăn, trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát hiện đời sống và con <br />
người ở bình diện đạo đức thế sự.<br />
<br />
Tóm lại, tinh thần nhân đạo trong Chiếc thuyền ngoài xa" chính là tấm lòng yêu thương, <br />
thông cảm, băn khoăn ,trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát hiện đời sống và <br />
con người ở bình diện đạo đức thế sự.Qua đó tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật <br />
của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, <br />
phải vì con người...Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn <br />
này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con <br />
người và tràn đầy khát vọng làm người cao đẹp.Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện <br />
ngắn<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiên phong, là người mở đường cho nền văn <br />
học hiện thực trong thời kỳ đổi mới. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh châu đều để lại <br />
những bài học sâu sắc, một triết lý sống được đúc kết từ kinh nghiệm sống của bản thân <br />
như tác phẩm "Bến quê" "Mảnh trăng cuối rừng" hay "Chiếc thuyền ngoài xa"<br />
<br />
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một sáng tác tiêu biểu của tác giả Nguyễn Minh <br />
Châu viết về thời kỳ đất nước thống nhất sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ. Ông đã dùng <br />
con mắt nhà nghề, thể hiện tinh thần nhân đạo của mình khi đồng cảm với số phận <br />
người phụ nữ khi đổi mới.<br />
<br />
Nội dung tác phẩm nói về nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong giai đoạn mới, khi đất <br />
nước đã thay đổi nhân quyền nâng cao, nam nữ bình đẳng, những người phụ nữ vẫn giữ <br />
tư tưởng cam chịu, nhẫn nhục của chế độ cũ còn tồn tại, người đàn ông vẫn giữ thói gia <br />
trưởng vũ phu, như thời phong kiến làm khổ người đàn bà của đời mình.<br />
<br />
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" nói về một anh nghệ sĩ phóng viên ảnh khi anh đi tìm <br />
kiếm nguồn cảm hứng từ thực tế đã đến với một bãi biển vùng duyên hải miền Trung <br />
nước ta. Buổi sáng tinh sương anh nhìn thấy một hình ảnh vô cùng đẹp, là một khoảnh <br />
khắc chưa từng thấy trong cuộc đời nghệ sĩ của anh. Đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài <br />
xa, nó đẹp và long lanh kỳ diệu.<br />
<br />
Nhưng khi chiếc thuyền càng được kéo gần tới bờ, thì nhân vật Phùng lại nhận ra những <br />
điều vô cùng trái ngược, thể hiện sự đau đớn của mình khi chứng kiến số phận của <br />
người phụ nữ làng chài nghèo khổ bất hạnh.<br />
<br />
Hình ảnh người chồng nghèo đói ít học xã việc hành hạ, vũ phu với vợ mình là một <br />
phương pháp giải tỏa buồn bực, giải trí cho những nghèo khổ của mình. Trong buổi hầu <br />
tòa chứng kiến chuyện đầy bi kịch, những dòng tâm sự nhiều nước mắt của người phụ <br />
nữ làng chài, khiến cho người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.<br />
<br />
Tất cả những điều đó được tái hiện lại qua những dòng chữ đầy nhân đạo của nhà văn <br />
Nguyễn Minh Châu, thể hiện quan niệm sống, cái nhìn nhân văn của tác giả với những số <br />
phận xung quanh mình.<br />
<br />
Trong bất kỳ một tác phẩm nào giá trị nhân đạo là một giá trị không thể thiếu. Nó được <br />
xây dựng bởi chính nỗi niềm cảm thông cả tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, <br />
trước nỗi đau của những con người nghèo khổ ít học trong cuộc sống.<br />
<br />
Thông qua đó, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn thể hiện sự trân trọng, tình cảm nâng niu <br />
của mình dành cho vẻ đẹp nội tâm, tâm hồn của người phụ nữ làng chàng đó.<br />
<br />
Biểu hiện cao quý nhất nói lên giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" <br />
chính là sự đồng cảm của nhà văn với những người phụ nữ lao động nghèo khổ trong thời <br />
kỳ thống nhất đất nước. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn muốn tố cáo tội bạo hành <br />
của đàn ông với phụ nữ trong chế độ mới.<br />
<br />
Tác giả Nguyễn Minh Châu đã miêu tả cuộc sống người lao động với nỗi đau khổ nhọc <br />
nhằn, thông qua hình ảnh người đàn bà làng chài. Hình ảnh người đàn bà lam lũ, thân dưới <br />
của chiếc áo thường xuyên bị ướt cho ngâm nước, đôi mắt u buồn, khóe mắt hằn lên <br />
những nếp nhăn, thiếu ngủ... thường xuyên nhận những lời đánh chửi, sỉ nhục của chồng.<br />
<br />
Thông qua đó giá trị nhân đạo của tác phẩm chính là sự phê phán hiện thực xã hội cuộc <br />
sống, những người đàn ông vũ phu, gia trưởng thường xuyên bạo hành phụ nữ.<br />
<br />
Không chỉ dừng lại ở đó nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện sự cảm thông của mình với <br />
sự nhẫn nhịn, cam chịu của người phụ nữ nghèo khổ cơ cực. Sự hy sinh của một người <br />
mẹ thương con trong gia đình.<br />
<br />
Thông qua hình ảnh người phụ nữ tác giả muốn khẳng định tình cảm mẫu tử thiêng liêng, <br />
ca ngợi sự hy sinh, vẻ đẹp nội tâm cao quý của người phụ nữ lao động nghèo khổ. Đó <br />
chính là hình ảnh người đàn bà làng chàng.<br />
<br />
Hình ảnh người đàn bà làng chài chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ Việt <br />
Nam thương chồng thương con hy sinh nhẫn nhịn cho cuộc s ống c ủa con cái hạnh phúc <br />
hơn.<br />
<br />
Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện sự đồng cảm <br />
của mình với nhân vật người phụ nữ. Đồng thời khẳng định chân lý văn học phải gắn bó <br />
và sống cuộc sống của con người. Quan niệm tư tưởng này của Nguyễn Minh Châu thể <br />
hiện cái nhìn vô cùng tích cực của nhà văn với thời cuộc và cuộc sống con người.<br />
<br />
<br />