Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao<br />
Bài làm<br />
Nam Cao là một nhà văn lớn của dân tộc. Ông chuyên viết về người nông dân nghèo khổ <br />
trong xã hội cũ. Họ không những nghèo mà thậm chí còn bị đẩy vào bước đường cùng, bị <br />
tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Điển hình trong đó là tác phẩm Chí Phèo. Qua những <br />
biến cố nghiệt ngã trong cuộc đời Chí từ một chàng thanh niên hiền lành chịu khó trở <br />
thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Nam Cao không những nói lên sự thật cay đắng <br />
về số phận của những người nông dân bất hạnh và bất lực dưới ách thống trị tàn ác của <br />
thực dân phong kiến, mà còn thể hiện giá trị nhân đạo rất sâu sắc. Ông cảm thương và xót <br />
xa cho những mảnh đời cơ cực.<br />
Trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo – đại diện cho những người nông dân bị bần cùng <br />
hóa tới mức đánh mất chính bản thân mình, lao vào con đường tội lỗi và tối tăm. Chí dù <br />
không cha không mẹ nhưng Chí vẫn trở thành một con người tốt. Chí làm thuê làm mướn, <br />
chịu thương chịu khó kiếm sống nuôi thân. Nhưng đường đời vốn dĩ lắm truân chuyên, <br />
Chí bị gia đình Bá Kiến đẩy vào tù. Năm tháng tù đày và lòng hận thù biến Chí trở thành <br />
một con người hoàn toàn khác từ ngoại hình cho đến tính cách. Chí xăm trổ những hình <br />
thù quái dị, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… trông gớm chết. Trước đây Chí tốt <br />
đẹp bao nhiêu thì giờ đây lại xấu xa, tồi tệ bấy nhiêu. Con đường tha hóa của Chí tỉ lệ <br />
thuận với sự tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến. Trong xã hội ấy còn rất nhiều <br />
người giống như Chí. Chí chỉ là một nhân vật điển hình trong phần người đông đảo ấy. <br />
Họ bị như vậy không phải vì bản thân quá yếu hèn, không có nghị lực vươn lên, mà vì sự <br />
tàn ác của chế độ quá lớn. Trong khi đó họ lại chỉ là những người nông dân thấp cổ bé <br />
họng, không tiền, không địa vị, không học thức. Làm sao có thể chống lại được với giai <br />
cấp đầy quyền lực và tàn nhẫn? Nam Cao bày tỏ sự xót thương và đồng cảm sâu sắc với <br />
Chí và những con người bất hạnh như Chí.<br />
Trong chuỗi ngày dài dằng dặc với những niềm cay đắng chồng chất giống như những <br />
vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt trong những lần vạch mặt ăn vạ, nhà văn đã đưa thị <br />
Nở đến với Chí. Sự kiện này đã làm Chí tỉnh thức và tìm lại được chính mình. Sau đêm <br />
gặp thị, Chí tỉnh táo và nhận thức được mọi thứ xung quanh mình. Cuộc sống thật giản <br />
đơn mà lại hạnh phúc đến vậy. Tiếng mái chèo gõ cá, tiếng chim hót, tiếng người nói lao <br />
xao đi chợ, và dáng dấp của một người đàn bà ngay cạnh bên, tất cả đã mang đến cho Chí <br />
sự quyết tâm trở lại làm người lương thiện. Đằng sau những tiếng chửi chua ngoa, sau <br />
những trận rượu say xỉn triền miên, ta lại thấy một Chí Phèo đầy lòng nhân ái và giàu tình <br />
yêu thương. Có thể thị dở hơi nên thị không ý thức được điều mình đang làm là sống cùng <br />
với một thằng không cha không mẹ, chuyên đi rạch mặt ăn vạ nhưng Chí đang hoàn toàn <br />
tỉnh táo. Trước mặt Chí là người đàn bà ế chồng, xấu xí và ngờ nghệch nhưng điều đó có <br />
là gì khi Chí cảm nhận được tình cảm rất chân thật và trong sáng của thị. Thị chẳng hề <br />
đắn đo suy nghĩ hay có bất kì một thành kiến nào đối với một kẻ đi ở tù về như Chí. Thị <br />
dở nhưng tấm lòng của thị rất thánh thiện. Bát cháo hành thị nấu được nêm gia vị bằng sự <br />
đồng cảm, bằng tình yêu thương rất chân thật. Bát cháo ấy đã đánh thức phần người <br />
trong Chí trỗi dậy. Chí muốn cùng thị thực hiện ước mơ ngày nào của mình: có một gia <br />
đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải thêu thùa. Ước mơ ấy không chỉ của <br />
riêng Chí mà của rất nhiều người. Chí không chê thị dở, lại càng không chê thị xấu. Có <br />
thể do tình yêu mù quáng, nhưng ước mơ kia của Chí là điều rất đúng đắn và nghiêm túc. <br />
Sau bao nhiêu biến cố xảy ra, sau những vết sẹo kéo dài trên mặt, Chí lại trở về là một <br />
con người rất hiền lành, rất tốt tính. Mối tình của Chí với thị như một ân huệ mà Nam <br />
Cao muốn dành cho đứa con đẻ của mình, để Chí được một lần trong đời sống hạnh phúc <br />
dù chỉ là ít ỏi. Bởi ngay sau đó, thị đã nghe lời bà cô cự tuyệt Chí.<br />
Thêm lần nữa Chí chìm vào cơn say. Nhưng cơn say này khác với những cơn say trước. <br />
Bởi nó có lẫn men rượu với hơi cháo hành thoang thoảng. Sự tuyệt vọng và lòng hận thù <br />
lại trào dâng trong Chí, dẫn bước chân Chí tới thẳng nhà Bá Kiến dù trong đầu xác định <br />
đến nhà thị Nở để giết chết con khọm già nhà nó. Nhưng họ đâu có tội tình gì. Chí ra <br />
nông nỗi này đều do Bá Kiến gây nên. Chí giết chết hắn rồi tự tử. Chí không muốn sống <br />
tiếp cuộc đời đằng đẵng những khổ đau này nữa. Ngay cả một ước mơ giản đơn nhất <br />
Chí cũng không được quyền thực hiện. Chí được sinh là làm người nhưng lại sống như <br />
một con quỷ dữ, chẳng ai dám lại gần Chí. Cho tới khi thị đến nhưng cuối cùng thị cũng <br />
quay lưng lại với Chí. Chí cảm thấy cô đơn và lạc lõng giữa biển người mênh mông. Chí <br />
sợ rằng tuổi già của mình sẽ trở nên cô độc và đau khổ… Chí chết, Chí sẽ không còn <br />
phải tiếp tục chìm trong men say nữa, cũng chẳng phải xuất hiện trước mặt mọi người <br />
với dáng dấp trông gớm chết.<br />
Dù Chí chết, nhưng còn có một Chí Phèo con trong bụng thị Nở. Thị cúi xuống và nghĩ tới <br />
cái lò gạch xa xa. Bá Kiến chết còn có Lý Cường. Hắn cũng gian ác và xảo trá như cha <br />
hắn.<br />
Chí chết, câu chuyện kết thúc nhưng những bất công và những số phận bất hạnh như Chí <br />
Phèo vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội. Không biết rằng có bao nhiêu thị Nở để mang <br />
đến niềm hạnh phúc dù là ít ỏi cho những cuộc đời ấy. Qua đó, nhà văn Nam Cao muốn <br />
gửi gắm và bày tỏ niềm xót thương, sự đồng cảm của mình đối với người nông dân cùng <br />
khổ. Đồng thời ông cũng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, những tấm lòng lương thiện <br />
còn sót lại sau những xô bồ, bon chen của cuộc sống lao đao, lận đận.<br />
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Nam Cao đã dựng lên một Chí Phèo mang <br />
giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.<br />
<br />