intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

166
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, ta bắt gặp hình ảnh Mị - một người phụ nữ dân tộc Mèo bất hạnh với sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân, ta cảm thấy xót xa cho cô vợ với niềm khao khát được sống, được tồn tại đến cháy bỏng.Rồi ta lại khóc thương cho số phận của người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu - một người phụ nữ cam chịu và giàu đức hi sinh. Để cảm nhận rõ nét Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội, mời bạn đọc tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội

VĂN MẪU LỚP 12 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ, VỢ NHẶT, CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA, MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Văn học Việt Nam có biết bao nhiêu đề tài hay và được nhiều nhà văn nhà thơ xây dựng trong tác phẩm của mình. Chủ đề người phụ nữ cũng là một trong những đề tài tốn biết bao nhiêu giấy mực của những nhà văn. Tiêu biểu những nhà văn viết về người phụ nữ đạt được thành công như Tô Hoài khi viết về Mị, Kim Lân khi viết về Thị và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt, Nguyễn Khải với nhân vật Cô Hiền và Nguyễn Minh Châu với người đàn bà hàng chài. Tất cả những nhà văn ấy đã nói thật chính xác và ấn tượng về số phận và cuộc đời của nhân vật của mình. Những người phụ nư ấy có những mảnh đời và số phận khác nhau song khi được khám phá vẫn toát lên một nét đẹp chung cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt những số phận cuộc đời ấy đã tác động mạnh đến suy nghĩ của bạn đọc. Trước hết là hình tượng người phụ nữ Tây Bắc qua nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ. Đó là một cô gái xinh đẹp thùy mị nét na, có tài năng thổi sáo rất hay, hiếu thảo với bố mẹ, có lòng tự trọng và chăm chỉ. Tưởng rằng cuộc đời cô phải được hưởng những tháng ngày hạnh phúc cùng với người yêu của mình nào ngơ hoàn toàn ngược lại. Cô trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pa tra trong Hồng Ngài. Kiếp làm dâu gạt nợ ấy đã mang đến những ngày tháng đau khổ lầm lùi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ban đầu cô còn có tinh thần phản kháng đó là chạy về nhà hai mắt đỏ hoe cầm lá ngón trong tay định tử tự nhưng vì cha cô lại quay về nhà thống lí. ở đây cô sống đã quen và đến khi cha chết cô cũng không có ý định tự tử nữa. Cô làm đi làm lại những công việc thường ngày, cuộc sống đói với cô chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Cô bị trà đạp về thể xác cũng như tinh thần bị trói buộc bởi hủ tục thần quyền và cường quyền bạo lực. thế nhưng những đêm tình mùa xuân đến đã đánh thúc trái tim ngủ quên của cô bấy lâu nay. Tiếng sao gọi bạn tình của anh chàng nào đó làm cô nhớ lại những ngày cô còn trẻ và tự dưng cô thấy bòi hồi thiết tha, co uống rượu và thấy tâm hồn phơi phới trở lại. cô còn trẻ và cô muốn đi chơi. Thế nhưng ước muốn ấy lại bị chính tay A Sử vùi dập. Cô quay trở về những ngày tháng lầm lũi, nhưng sức sống trong cô vẫn luôn tiềm tàng như thế và đến đêm đông trên Rẻo Cao cô quyết định cắt dây trói cho A Phủ và cùng anh chạy trốn. hành động đó không chỉ cứu A Phủ và còn cứu chính cuộc đời cô. Cuộc đời Mị là vậy còn cuộc đời của Thị và bà cụ Tứ trong vợ nhặt cũng chẳng vui vẻ là bao. Nếu Mị là kiếp con dâu gạt nợ, nhục nhằn và lầm lũi nhưng chí ít vẫn có cái ăn còn Thị và bà cụ Tứ thì lại xuất hiện trong nạn đói năm 1945. Mỗi người một số phận khác nhau có cái khổ khác nhau. Thị xuất hiện với bộ dạng rách rưới, không xinh đẹp đã thế lại còn ăn nói chỏng lọn chanh chua thế nhưng cô vẫn hiện lên với nét đẹp của bản thân mình. Đó là một vẻ đẹp khi cùng Tràng về nhà nhìn thấy cảnh nhà Tràng không như mình mơ tưởng nhưng cô vẫn chấp nhận ở lại cùng anh, cái đói lam cho cô không giữ ý tứ và chỏng lỏn như thế nhưng khi về nhà Tràng thì cô lại tỏ ra là một người vợ hiền đảm đang với việc nhà việc cửa. Còn bà cụ Tứ một người mẹ già cả nhưng trước hoàn cảnh của nạn đói bà vẫn phải bươm chải kiếm tiền, bà già yếu ho khù khụ. Khi nhìn thấy con trai mang về một người đàn bạ là cụ tứ đã thấy lo lắng và ngạc nhiên. Cụ không hẹp hòi vì thêm một miệng ăn mà cụ thấy thương cho con trai thương cho người đàn bà kia. Cụ hiểu ra sự tình thì cụ ngoảnh đi che đi những giọt nước mắt của mình. Có thể nói giọt nước mắt ấy đã biết bao nhiêu lần rơi vì gia đình vì con cái, đó là những giọt nước mắt lặng thầm và cũng không biết rằng những giọt nước mắt ấy đã rơi bao nhiêu lần rồi. và lần này nó lại rơi, rơi vì trong tình cảnh khốn khó ấy. thế rồi cụ vẫn chấp nhận và hướng các con mình đến một tương thương lại hạnh phúc hơn thực tại. có thể nói ngay khi thực tại phũ phàng ấy con người ta vẫn cưu mang lấy nhau. Vẻ đẹp của bà cụ Tứ là vẻ đẹp của mộ người mẹ hiện từ nhân hậu giàu đức hi sinh và luôn khuyên con niềm tin về cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Khải cũng xây dựng một nhân vật khá điển hình cho đề tài người phụ nữ. Đó là nhân vật cô Hiền, cô đại diện cho phẩm chất và đẹp của những người phụ nữ thức thời mà vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống. Hoàn cảnh sống của cô là khi miền bắc đang đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thì trường phát triển. bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống thì cũng có những mặt tiêu cực. vẻ đẹp của cô Hiền được tác giả ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội. cô Hiền trong thời buổi khó khăn vẫn vươn lên kiếm lấy một cái nghề để nuôi sống gia đình. Đó là một vẻ đẹp đảm đang của người Việt Nam nói chung và của người Hà Nội nói riêng. Không chỉ thế cô lo toan mọi việc trong gia đình kiếm sống nuôi gia đình còn thể hiện sự giỏi giang, cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ. không chỉ vậy cô Hiền còn biết dạy con mình thành một người có trách nhiệm với tổ quốc và một người trưởng thành. Cô khuyên con của cô đi tòng quân vào miền Nam đánh giặc, có người thân ai mà chẳng sợ mất đi họ nhưng vì tổ quốc cần vì miền Nam ruột thịt cô khích lệ con mình nên đi. Như vậy không phải cô đẩy con mình vào chỗ chết mà cô đang dạy con mình yêu nước thương dân, dạy con mình biết vì người khác. Đó chẳng phải là một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam hay sao, một người mẹ hay sao?. Cô còn là một người chuẩn Hà Nội không pha trộn, có những cái mới du nhập vào nhưng cô thì vẫn vậy vẫn giừ y nguyên cái phẩm chất và tính cách của người Hà Nội. đó là vẻ đẹp của truyền thống giống câu: “ chẳng thơn cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Đến với nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy có một ngoại hình xấu xí, thô kệch và dỗ mặt. ngày xưa bà ấy cũng sống trong một gia đình khá giả nhưng khổ nỗi với di chứng của trận đậu mùa năm ấy thành ra chẳng ai lấy. chồng bà hiện giờ là người làm trước kia của nhà bà. Cuộc sông đưa đẩy họ sống bằng nghề chài lưới. Chính cuộc sống mới bắt đầu khi chiến tranh kết thúc mà di chứng của nó để lại còn quá nặng nề khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Cũng chính bởi những khó khăn ấy người đàn ông trở nên vũ phu và đánh đập vợ mình. Người phụ nữ trong tác phẩm này hiện lên với vẻ đẹp cam chịu sống vì chồng vì con và không muốn ai biết chuyện bà bị đánh. Bà không những không trách chồng mình mà bà còn thương ông bởi vì chính vì bà đẻ quá nhiều cho nên mới khổ, theo bà chính bà là nguyên nhân khiến cho ông trở nên như vậy, với lại trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái vui vẻ với nhau. Thật ra cam chịu không tốt nhưng sự cam chịu ấy thể hiện vẻ đẹp hi sinh vì con của người phụ nữ Việt Nam. Đối với chúng ta hay cả nghệ sĩ Phùng cũng vậy nên có cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống nay chứ không nên chỉ nhìn bề ngoài hay nhìn một phía. Người phụ nữ ấy không hề ngu muội, không hề chịu đựng một cách không biết gì mà chính là vì con vì chồng mình. Qua đây ta thấy mỗi một số phận, mỗi một người phụ nữ trong truyện đều khác nhau nhưng họ có một cái chung nhất đó là thể hiện đầy đủ những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt họ để lại cho ta nhiều suy nghĩ về triết lý của cuộc sống này. Đó là người phụ nữ Tây Bắc đã phải sống như thế nào trong thần quyền và cường quyền, là mặc cho đói nhưng Thị và bà cụ Tứ những người phụ nữ ấy vẫn có một tình thương yêu con người, đùm bọc lấy nhau và chia sẻ cho nhau những ngọt bùi tình yêu cuộc sống, họ không thôi nuôi dưỡng một niềm tin vào cuộc sống tương lai. Hay cô Hiền một người Hà Nội có phẩm chất đáng quý, hay người đnà bà hàng chài khiến ta phải suy nghĩ về những mảng của cuộc đời và nhìn chúng theo nhiều góc độ chứ không thể nhìn qua cái vẻ bề ngoài. Tóm lại những nhân vật ấy điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong bất kì thời kì hoàn cảnh nào vẫn sáng lấp lánh như những hạt ngọc quý giá. Đó là vẻ đẹp nhan sắc, yêu đời, người vợ hiền đảm đang, người mẹ nhân hậu, chịu thương chịu khó… Như vậy có thể nói những nhà văn trên thật sự phải có lòng yêu thương phụ nữ lắm mới hiểu được hết những tâm tư tình cảm của họ đến như vậy. những nhân vật ấy như một minh chứng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông hoàn toàn khác so với những vẻ đẹp của người phụ nữ nước khác. Phải chăng họ đã góp phần làm cho xã hội việt Nam nhìn nhận và trân trọng những người mẹ, người vợ, người chị của mình?

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2