Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua “Sóng”
lượt xem 22
download
"Sóng" là một bài thơ viết về tình yêu trong sáng, sôi nổi, đằm thắm, chân thành và hồn hậu. Tình yêu ấy được phát biểu thẳng thắn từ phía người phụ nữ. Chính điều này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh, khiến cho người đọc thêm yêu cuộc đời và tin ở con người hơn bao giờ hết. Sau đây mời các ban cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua “Sóng”
- XUÂN QUỲNH - MỘT TIẾNG NÓI RIÊNG VỀ TÌNH YÊU QUA "SÓNG" "Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại..." (Xuân Diệu) Cất tiếng chào đời trên quê lụa Hà Tây nhưng lại lớn lên trên mảnh đất Thăng Long văn vật, cô bé Xuân Quỳnh sớm trở thành một diễn viên múa ở tuổi 13. Nhưng, gần như một định mệnh có tính nghiệp dĩ: Cô bé ấy cứ nặng lòng với văn chương! Thế rồi sau đó giã từ ánh đèn màu rực rỡ nơi sân khấu, Xuân Quỳnh bước hẳn sang lãnh địa thi ca và gắn bó với mảnh đất ấy cho đến lúc một tai nạn giao thông thảm khốc đã buộc cô phải từ giã cõi đời khi tài năng đang vào độ chín. Trên mảnh đất thi ca mầu mỡ này, Xuân Quỳnh đã gieo ngót chục tập thơ. Và chính trên những trang thơ ấy ta cảm nhận một nét rất chung, đó là tiếng thơ luôn da diết, cháy bỏng, trĩu nặng và khắc khoải với mọi nỗi buồn vui lớn lao của dân tộc, với số phận mỗi con người trong những năm đánh Mỹ cũng như trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Và chính vì điều đó, ta có thể khẳng định ngay rằng: Xuân Quỳnh chính là thi sỹ của tình yêu! Quả vậy! Nếu Xuân Diệu được tuổi trẻ xưng tụng là "Ông Hoàng" của thơ tình thì Xuân Quỳnh được coi là nữ sỹ của thơ tình yêu và khát vọng. Những vần thơ tình nóng bỏng mà dịu dàng, mãnh liệt mà hồn hậu của Xuân Quỳnh vẫn luôn là những sợi dây tình cảm giăng mắc chốn trần gian và ở mãi nơi "vườn trần" (Xuân Diệu). Có thể nói trong bước đi của mình, khi đến Xuân Quỳnh, thơ tình đã có tiếng nói mới: Trực tiếp bày tỏ khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên mà hồn hậu đến lạ kỳ! Cùng với "Thuyền và Biển", "Sóng" được in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968), là những bài thơ tình được xem là hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình Việt Nam đương đại nói chung. Ở đây, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, đằm thắm, hồn hậu và trĩu nặng yêu thương; dám bày tỏ những khát vọng mãnh liệt của mình trong tình yêu và diễn tả được trọn vẹn tình yêu ấy. Hơn một lần, Thi sỹ đã từng mượn hình tượng sóng để giãi bày cảm xúc. Gần như toàn bộ bài thơ được trùm lên bởi hình tượng Sóng. Gắn với Sóng là hình tượng Em. Sóng và Em tựa hồ như hai nhân vật trữ tình luôn hỗ trợ nhau để khắc họa những trạng thái cảm xúc khao khát mãnh liệt nơi tác giả. Với thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh đã tạo ra được một âm hưởng nhịp nhàng, dào dạt với những dòng thơ như không ngắt nhịp và hình tượng sóng cứ trở đi trở lại, góp phần vừa mô phỏng nhịp điệu dịu dàng của sóng vừa
- diễn tả được những trạng thái tinh tế của tình yêu: vừa "dữ dội " vừa "dịu êm" vừa "ồn ào" vừa "lặng lẽ"... Tình yêu cháy bỏng mãnh liệt và đầy khát khao dâng hiến đã không chịu nổi không gian chật hẹp, nên cũng như con sóng, nó tìm ra "tận bể" để được giãi bày. Tình yêu của nhân loại từ xưa vốn vẫn vậy và mãi trường tồn. Nó không hề xưa cũ mà ngược lại, cứ thế, luôn luôn như thế,như sóng nước vĩnh hằng: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Tình yêu, tự nó vốn hàm chứa biết bao điều bất ngờ, mới mẻ và đầy bí ẩn. Đến với tình yêu, trái tim không hề tuân theo một quy tắc rạch ròi nào cả. Bởi vậy, không thể giải thích tình yêu bằng thứ lí lẽ thông thường. Tuy vậy, những người yêu nhau vẫn cứ muốn tìm cách lý giải nó: Vì sao ta yêu nhau, yêu nhau tự bao giờ... ? Nhưng cũng như sóng biển, mây trời, làm sao cắt nghĩa được : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau... Điều này, trong văn học quá khứ, Xuân Diệu cũng đã từng khẳng định: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?". Ở đây, bằng cách tự vấn lòng mình và đối thoại cùng vũ trụ, Xuân Quỳnh cố tìm lời giải đáp cho câu hỏi về ngọn nguồn tình yêu bằng sự thành thật rất mực hồn nhiên. Điều lý thú là nhà thơ luôn xoay trở để tìm câu trả lời trên đầu ngọn sóng ấy mà vẫn không có lời giải đáp và không cắt nghĩa được. Chúng ta đều biết rằng, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, trong sự vận động của mình đều có quy luật riêng. Tình yêu cũng không nằm ngoài biểu hiện ấy. Bởi tình yêu là nỗi nhớ. Mà nỗi nhớ ấy cứ thường trực, da diết, cháy bỏng, khắc khoải và đầy âu lo nhất lại là từ phía người phụ nữ. Ai đã từng yêu, sẽ thấu hiểu hơn cho tâm sự của Xuân Quỳnh. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được diễn tả một cách chân thành, đằm thắm, gây ấn tượng khôn nguôi: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được...
- Con "sóng tình yêu" cuộn lên dạt dào, mãnh liệt, triền miên trong mọi thời khắc, nó hiện hữu trên cả bề rộng lẫn chiều sâu và bao trùm lên không gian rộng lớn. Chúng ta đều biết, quy luật của cuộc sống sinh hoạt của con người luôn được giới hạn bởi thời gian, bởi hành vi thức, ngủ, làm vịêc... nhưng ở đây, thời gian của tình yêu lại vượt lên phá vỡ mọi giới hạn và thống trị cả tiềm thức con người đến nỗi: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức... Và: Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương Tình yêu quả là vô thường và kỳ diệu. Bởi "nhớ đến anh" nên tình yêu tựa hồ như con sóng cứ triền miên, dạt dào không bao giờ chịu yên một chỗ. Có một điều cần được khẳng định là trong thơ đương đại, trước Xuân Quỳnh đã có không ít các tác giả nữ viết về tình yêu nhưng trong số đó chưa ai dám bày tỏ trực tiếp tình yêu một cách mạnh bạo đến như vậy. Điều đó chứng minh: "Sóng" có một giá trị hoàn toàn mới mẻ. Bởi dám nói thật lòng mình, dám vượt lên mọi định kiến khắt khe của lễ giáo... ngự trị hàng ngàn năm nay nên thi sỹ không chỉ vững tin vào cuộc sống mà còn có cả một niềm tự tin sâu sắc ở chính mình. Đó chính là sự tự khẳng định BẢN NGÃ của Xuân Quỳnh. Với khát vọng: "Làm sao được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ, giữa biển lớn tình yêu, để ngàn năm còn vỗ" ấy, thi sỹ đã hoá thân vào sóng. Nhưng nếu con sóng "đàn ông" của Xuân Diệu mang mãnh lực hưởng thụ và chiếm đoạt "có khi ào ạt , muốn nghiến nát bờ em" thì con sóng nữ tính ở Xuân Quỳnh đâu chỉ tìm hạnh phúc ở chỗ hưởng thụ mà hạnh phúc lớn hơn là sự dâng hiến đầy tính vị tha. Như vậy, tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện qua "Sóng" là thứ tình yêu thủy chung, dâng hiến trọn vẹn . Nó bắt nguồn từ gốc rễ của những quan niệm truyền thống của dân tộc mà Tố Hữu từng đúc kết như một chân lý: "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Chính điều đó đã cắt nghĩa cho sức hấp dẫn của bài thơ.
- Có thể thấy rằng: hầu như trong suốt "lộ trình"của bài thơ, đặc biệt là ở đoạn giữa, ta nghe nhịp sóng như luôn tuôn vỗ dạt dào, mãnh liệt và đạt tới cao trào khi nỗi nhớ của tình yêu dâng tới đỉnh điểm. Lối điệp từ, điệp câu, điệp kết cấu... khiến cho lời thơ có âm hưởng thiết tha, náo nức, biểu hiện tình cảm hăm hở, vồ vập, đắm say. Bài "Sóng" được nữ sỹ viết khi còn trẻ, khi cuộc đời chưa chịu nhiều bất hạnh như sau này. Bởi vậy trong bài thơ, tình yêu được biểu hiện một cách chân thật, thẳng thắn, vị tha, trong sáng và phơi phới niềm tin. Và mặc dù rất tinh tế, nhạy cảm trước dòng chảy vô tình của thời gian nhưng nhà thơ vẫn không hề biểu hiện sự lo âu, mà ngược lại càng thêm tin tưởng: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa... Từ niềm tin vào tình yêu, coi tình yêu là lẽ sống, là cứu cánh của cuộc đời, thi sỹ mong muốn tình yêu trở nên vĩnh hằng và khát khao sống hết mình cho khát vọng ấy: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.... Có thể kết kuận: "Sóng" là một bài thơ viết về tình yêu trong sáng, sôi nổi, đằm thắm, chân thành và hồn hậu. Tình yêu ấy được phát biểu thẳng thắn từ phía người phụ nữ. Chính điều này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh, khiến cho người đọc thêm yêu cuộc đời và tin ở con người hơn bao giờ hết. Cùng với "Thuyền và Biển" và "Chỉ có sóng và em", bài thơ "Sóng" là một trong những "truyền thuyết tình yêu" tuyệt đẹp, khiến nó còn nhịp vỗ dài lâu trong tâm hồn độc giả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề 3: Phân tích bài “Sóng” của Xuân Quỳnh
6 p | 407 | 62
-
Sóng - Xuân Quỳnh nhẹ nhàng và sâu lắng
14 p | 375 | 56
-
Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
4 p | 413 | 42
-
Giáo án bài Chuyện cổ tích về loài người - Tiếng việt 4 - GV.Bùi Văn Nam
5 p | 703 | 27
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần7
10 p | 90 | 15
-
Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ qua việc phân tích hình tượng "sóng" trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh
3 p | 133 | 14
-
Bàn tay em
4 p | 140 | 14
-
5 bài kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 12
8 p | 343 | 9
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần21
14 p | 84 | 8
-
Bài giảng Tiếng việt 4 tuần 19 bài: Chuyện cổ tích về loài người
26 p | 138 | 4
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Tiếng gà trưa
11 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn