intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 bài kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

344
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo 5 bài kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn lớp 12 thời gian mỗi bài là 90 phút và 2 câu hỏi tự luận về những tác phẩm nổi tiếng trong chương trình Văn học như: Việt Bắc - Tố Hữu, Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Sóng - Xuân Quỳnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 bài kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 12

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2012 - 2013 (Thời gian làm bài: 90 phút) Chủ đề Mức độ nhận thức Cộng Nhận Thông Vận Vận dụng ở mức biết hiểu dụng cao hơn 1.Văn học: 1 câu 1câu 1.1Văn bản văn 2đ 2đ học: Tây Tiến, (20%) Việt Bắc, Đất nước, Sóng. 3. Làm văn Làm một bài nghị 1 câu Nghị luận văn luận văn học 8đ học về 1 đoạn 8đ (80%) thơ: Đất nước, Sóng. Tổng số câu 1 câu 1 câu 2câu Tổng số điểm 2đ 8đ 10 đ (20%) (80%) (100%)
  2. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2012 - 2013 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1: ( 2 đ) Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu) Câu 2: (8 đ) Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái. Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương. Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”… (trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Đáp án Điểm Câu 1 - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1,0 được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. ( 1 đ) - Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ 1,0 rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” ( 1 đ) Câu 2 8,0 a. Yêu cầu chung về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn thơ trong tác phẩm thơ. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 1,0 - Những phát hiện mới mẻ về không gian – lãnh thổ - địa lí của đất 2 nước: thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của nhân dân, - Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của 2 đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh. - Khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật.: Bằng sự vận dụng đầy 2 sáng tạo hình thức thơ tự do và vốn văn hóa dân gian tác giả của đoạn trich “Đất Nước” quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, vốn tri thức cũng như những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên một tuyên ngôn về tư tưởng, về nhận thức của một thế hệ nghệ sĩ, ấy là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. - Kết bài 1,0 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám
  4. khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
  5. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2012– 2013 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU MÔN : VĂN TRƯỜNG THPT L. HẢI – P.TỈNH Thời gian làm bài: 90 phút Đề: 3 Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng cảm nhận mấy câu thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người đời sau trồng cây hái trái… Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
  6. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2012– 2013 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU MÔN : VĂN TRƯỜNG THPT L. HẢI – P.TỈNH Thời gian làm bài: 90 phút Đề: 4 Câu 1 (2đ): Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Câu 2 (8đ): Phân tích đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ... Đất Nước có từ ngày đó (trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
  7. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2012– 2013 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU MÔN : VĂN TRƯỜNG THPT L. HẢI – P.TỈNH Thời gian làm bài: 90 phút Đề: 5 Câu 1: (2 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Câu 2: (8 điểm) Phân tích chân dung người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau đây: “Tây tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” (trích Tây Tiến – Quang Dũng)
  8. TRUNG TÂM GDTX ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn kiểm tra: Văn (Khối sáng) Ngày kiểm tra: 19/ 12/ 2011 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm). Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Câu 2 (7 điểm). Trong thiên tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, nhà văn gọi sông Đà là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình và cuộc sống của người lái đò sông Đà là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống. Anh (chị) hãy phân tích tùy bút “Người lái đò sông Đà” để làm rõ ý trên và nêu cảm nhận về thiên nhiên và con người trong tác phẩm. Hết - Giám thị không giải thích đề thi. - Họ tên thí sinh: ……………………………….Số báo danh:…… - Họ tên giám thị số 1: …………………………….Chữ ký:…..…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0